☆☆☆☆☆ 704.37
Nước:
Việt Nam (
Hiện đại)
50 bài thơ,
2 bài dịch
31 người thích: Hoa Phong Lan, hoangvt, thai_tram1011, parkshinyang, TríchMinh, Phong Tran Khach, cô độc khách, peihoh, congdan9x, nh0cs0ck_kh0ngkh0c_vigirl, hang1012, loveinu4ever, Hạ đỏ, Long Khâu Sầu, C.Earnshaw, jungboo, vanha, Nguyễn Thị Phuc An, anhlng, Kaa Nguyễn, Noble, Nguyên Panda, NTD243, Duy Phi, nguyenlthm, hoangthibachlinh, vothicamgiang222, Lười Boiz, Lanh, bupmac, duyưu_
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 02/12/2005 03:35 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 07/04/2007 21:43 bởi
Vanachi Thế Lữ (10/6/1907 – 3/6/1989) tên khai sinh ban đầu là Nguyễn Đình Lễ, do là con thứ nên đổi thành Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hoá và Ngày nay. Thời kỳ đầu ông dùng bút danh Nguyễn Thế Lữ, sau viết gọn thành Thế Lữ. Đôi khi ông ký bút danh hài hước Lê Ta, xuất phát từ tên Lễ biến thành “Lê Ngã”, “ta” cũng tức là “ngã”.
Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957-1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hoá nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
Tác phẩm chính:
- Mấy vần thơ (thơ, 1935)
- Vàng và máu (truyện, 1934)
- Bên đường thiên lôi (tập truyện ngắn, 1936)
- Gói thuốc lá (1940)
- Gió trăng ngàn (truyện, 1941)
- Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941)
- Thoa (truyện, 1943)
- Tuyển tập thơ Thế Lữ (1983)
Thế Lữ (10/6/1907 – 3/6/1989) tên khai sinh ban đầu là Nguyễn Đình Lễ, do là con thứ nên đổi thành Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hoá và Ngày nay. Thời kỳ đầu ông dùng bút danh Nguyễn Thế Lữ, sau viết gọn thành Thế Lữ. Đôi khi ông ký bút danh hài hước Lê Ta, xuất phát từ tên Lễ biến thành “Lê Ngã”,…