Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 08/10/2006 20:05 bởi
demmuadong, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 10/04/2009 10:35 bởi
Vanachi Đây là tập thơ đầu tay của tác giả, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946). Tập thơ được chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: (1) Máu lửa gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ, tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến, đòi hoà bình, cơm áo, vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc; (2) Xiềng xích gồm 30 bài, viết trong tù, thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù; và (3) Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.
Trong Từ ấy không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống.
Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu không phải là nhà thơ của riêng tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai (K và T trên báo Mới, 1/5/1939).
Những bài thơ tiêu biểu: Mồ côi, Hai đứa bé, Ði đi em, Vú em, Dửng dưng, Tiếng hát sông Hương, Từ ấy, Tâm tư trong tù, Trăng trối, Dậy mà đi, Hồ Chí Minh, Vui bất tuyệt,...
Đây là tập thơ đầu tay của tác giả, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946). Tập thơ được chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: (1) Máu lửa gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ, tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến, đòi hoà bình, cơm áo, vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc; (2) Xiềng xích gồm 30 bài, viết trong tù, thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù; và (3) Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.
Trong Từ ấy không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương…