蝶戀花-春情

花褪殘紅青杏小,
燕子飛時,
綠水人家繞。
枝上柳棉吹又少,
天涯何處無芳草!

牆裡鞦韆牆外道,
牆外行人,
牆裡佳人笑。
笑漸不聞聲漸悄,
多情卻被無情惱。

 

Điệp luyến hoa - Xuân tình

Hoa thoái tàn hồng thanh hạnh tiểu,
Yến tử phi thì,
Lục thuỷ nhân gia nhiễu.
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.

Tường lý thu thiên, tường ngoại đạo,
Tường ngoại hành nhân,
Tường lý giai nhân tiếu.
Tiếu tiệm bất văn thanh tiệm tiễu,
Đa tình khước bị vô tình não.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Chí Viễn

Hoa rụng tàn hồng, thanh hạnh nhỏ,
Chim yến bay về,
Nước biếc vòng quanh ngõ.
Tơ liễu trên cành bay lỗ chỗ,
Ven trời trông hút xanh liền cỏ.

Trong luỹ giá đu, ngoài luỹ lộ,
Ngoài lộ người đi,
Trong mỹ nhân cười rộ.
Tiếng cười bỗng bặt nghe không rõ,
Vô tình khiến khách đa tình khổ.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
63.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Xuân Tảo

Hoa lạt cánh hồng, hạnh xanh nở,
Mùa én bay ra,
Nước biếc ở quanh nhà.
Tơ liễu trên cành phơ phất gió,
Chân trời đâu chẳng non rờn cỏ.

Trong tường chơi đu ngoài lối ngõ,
Ngoài: khách lại qua,
Trong: mỹ nhân cười rộ.
Cười dần lắng đi, tiếng dần nhỏ,
Vô tình khiến khách đa tình khổ.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
55.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Về nguồn gốc điệu từ Điệp luyến hoa

Để hiểu từ, chúng ta không chỉ đọc tác phẩm nghĩa là xem nội dung của nó mà còn phải hiểu được cấu trúc và tên gọi của từ. Có lẽ không ít người khi đọc từ đều băn khoăn về tên gọi của nó, âu cũng là điều dễ hiểu mà trong Từ phổ có đến hàng trăm điệu. Theo sách Khâm định từ phổ thì từ có 826 điệu 2300 thể. Đó là sự phát triển lớn về hình thức cách luật thơ Trung Quốc. Sau đây là xuất xứ của tên gọi Điệp luyến hoa và cấu trúc của nó

Điệp luyến hoa: theo Từ phổ thì đó là một khúc hát của giáo phường đời Đường vốn có tên là Thước đạp chi. Đến đời Tống thì Yến Thù (nhà làm từ nổi tiếng) mới đổi tên là Điệp luyến hoa. Ngoài ra nó còn mang nhiều tên như Phướng thệ ngô, Quyển chiêu liêm, Ngư thuỷ đông hoan, v.v... Và theo Vương Quốc Duy trong Nhân gian từ thoại thì nói rằng Điệp luyến hoa là tác phẩm của Phùng Diên Kỷ, nhưng Lý Thanh Chiếu lại nói rằng của Âu Dương Tu. Ý của Điệp luyến hoa ẩn tàng trong hai câu thơ:

Tận nhật vấn hoa hoa bất ngữ
Vị thuỳ linh lạc vị thuỳ khai

(Dịch nghĩa:
Ngày đã hết rồi, hỏi hoa hoa không đáp lại một lời
Nên cũng chẳng biết vì ai mà hoa kia rơi rụng)
Nói chung là biểu hiện nỗi lòng bồi hồi luyến tiếc của con người khi về già.

Cấu trúc:

Toàn bài có 60 chữ, gieo vần trắc. Câu đầu 7 chữ, nhịp 4 -3 như thể thơ. câu thứ 2 có 9 chữ, cắt thành nhịp 4 - 5, chữ cuối câu hiệp vận trắc. Câu thứ 3 giống câu 1, câu kết Bằng khởi và hiệp Trắc vận (B-T-B). Đoạn 2 giống như đoạn 1

Tất nhiên đây mới chỉ là vài nét sơ lược nhưng cũng cung cấp cho chúng ta kiến thức tối thiểu nhất về điệu từ này.

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
84.62
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm trung Phú

Hoa nhạt, hồng tàn, cây hạnh nhỏ
Mùa én tung bay
Suối quyện nhà ai đó
Bông liễu trên cành theo gió đổ
Khắp trời đâu chốn không hương cỏ!

Tường nội giá đu, tường ngoại lộ
Ngoài lộ người đi
Người đẹp cười xao xuyến
Cười nhỏ.. dần im, dần tắt tiếng
Đa tình đã bị ai làm khổ!

53.20
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyên Từ cư sĩ

Hoa phai nụ tàn, hạnh lại thanh.
Đàn yến bay qua, Nước biếc lượn quanh nhà.
Ngọn liễu thưa thớt đưa trong gió.
Chân trời đâu chẳng đầy cỏ xanh?

Vách trong giá đu, ngoài đường lộ.
Ngoài: Khách đến đi,
Trong: Giai nhân cười.
Tiếng cười chợt dứt, âm dần nhỏ.
Vô duyên lại khổ kẻ đa tình.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời