Đăng bởi Vanachi vào 30/09/2007 19:25
慶曆四年春,滕子京謫守巴陵郡。越明年,政通人和,百廢具興,乃重修岳陽樓,增其舊制,刻唐賢今人詩賦於其上;屬予作文以記之。
予觀夫巴陵勝狀,在洞庭一湖。銜遠山,吞長江,浩浩湯湯,橫無際涯;朝暉夕陰,氣象萬千;此則岳陽樓之大觀也,前人之述備矣。然則北通巫峽,南極瀟湘,遷客騷人,多會於此,覽物之情,得無異乎?
若夫霪雨霏霏,連月不開;陰風怒號,濁浪排空;日星隱耀,山岳潛形;商旅不行,檣傾楫摧;薄暮冥冥,虎嘯猿啼;登斯樓也,則有去國懷鄉,憂讒畏譏,滿目蕭然,感極而悲者矣!
至若春和景明,波瀾不驚,上下天光,一碧萬頃;沙鷗翔集,錦鱗游泳,岸芷汀蘭,郁郁青青。而或長煙一空,皓月千里,浮光躍金,靜影沈璧,漁歌互答,此樂何極!登斯樓也,則有心曠神怡,寵辱偕忘、把酒臨風,其喜洋洋者矣!
嗟夫!予嘗求古仁人之心,或異二者之為,何哉?不以物喜,不以己悲,居廟堂之高,則憂其民;處江湖之遠,則憂其君。是進亦憂,退亦憂;然則何時而樂耶?其必曰:「先天下之憂而憂,後天下之樂而樂歟!」噫!微斯人,吾誰與歸!時六年九月十五日。
Khánh Lịch tứ niên xuân, Đằng Tử Kinh trích thủ Ba Lăng quận. Việt minh niên, chính thông nhân hoà, bách phế cụ hưng, nãi trùng tu Nhạc Dương lâu, tăng kỳ cựu chế, khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kỳ thượng; thuộc dư tác văn dĩ ký chi.
Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ. Hàm viễn sơn, thôn Trường Giang, hạo hạo thang thang, hoành vô tế nhai; triêu huy tịch âm, khí tượng vạn thiên; thử tắc Nhạc Dương lâu chi đại quan dã, tiền nhân chi thuật bị hĩ. Nhiên tắc bắc thông Vu Giáp, nam cực Tiêu Tương, thiên khách tao nhân, đa hội ư thử, lãm vật chi tình, đắc vô dị hồ?
Nhược phù dâm vũ phi phi, liên nguyệt bất khai; âm phong nộ hiệu, trọc lãng bài không; nhật tinh ẩn diệu, sơn nhạc tiềm hình; thương lữ bất hành, tường khuynh tiếp toả; bạc mộ minh minh, hổ khiếu viên đề; đăng tư lâu dã, tắc hữu khứ quốc hoài hương, ưu sàm uý cơ, mãn mục tiêu nhiên, cảm cực nhi bi giả hĩ!
Chí nhược xuân hoà cảnh minh, ba lan bất kinh, thượng hạ thiên quang, nhất bích vạn khoảnh; sa âu tường tập, cẩm lân du vịnh, ngạn chỉ đinh lan, uất uất thanh thanh. Nhi hoặc trường yên nhất không, hạo nguyệt thiên lý, phù quang dược kim, tĩnh ảnh trầm bích, ngư ca hỗ đáp, thử lạc hà cực! Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỉ dương dương giả hĩ!
Ta phù! Dư thường cầu cổ nhân nhân chi tâm, hoặc dị nhị giả chi vi, hà tai? Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi, cư miếu đường chi cao, tắc ưu kỳ dân; xứ giang hồ chi viễn, tắc ưu kỳ quân. Thị tiến diệc ưu, thoái diệc ưu; nhiên tắc hà thì nhi lạc gia? Kỳ tất viết: “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dư”! Y! Vi tư nhân, ngô thuỳ dữ quy! Thì lục niên cửu nguyệt thập ngũ nhật.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ tư, Đằng Tử Kinh bị biếm đi giữ quận Ba Lăng. Qua năm sau, chính sự thông suốt, dân tình hoà hảo, mọi vật chỉnh trang, bèn trùng tu Nhạc Dương lâu, gia bổ vào công trình cũ, trạm khắc thơ phú hiền nhân đời Đường và đương thời lên đó; vì thế tôi làm bài ký này.
Tôi xem cảnh vật Ba Lăng, có một hồ Động Đình. Ngậm núi xa, nuốt Trường Giang, to lớn hùng vĩ, rộng không bờ bến; sáng trong chiều tối, muôn vàn khí tượng; những thứ đó làm nên quang cảnh Nhạc Dương lâu, tiền nhân đã đặt ra như vậy. Cảnh trí phía bắc liền với Vu Giáp, nam chạm tới Tiêu Tương, tao nhân mặc khách, về đây rất nhiều, ngắm tình cảnh vật, còn có gì hơn?
Nếu ngày mưa dầm lã chã, suốt tháng không thôi; gió cuồng gào thét, sóng đục xô trời; sao trời thôi chiếu, núi cao mờ dạng; khách lái không đi, buồm nghiêng chèo gãy; chiều bến âm u, hổ kêu vượn hót; lên trên lầu này, tất thấy hoài hương cảm quốc, lo phạt sợ gièm, thê lương đầy mắt, đau buồn u uất làm sao!
Nếu mùa xuân tươi trời rạng, sóng lặng nước yên, đất trời quang đãng, vạn dặm một màu; chim bãi bay liệng, cá gấm bơi đùa, chỉ bờ lan bãi, sắc thắm hương thơm. Hay như một dải khói dài, trăng trải vạn dặm, sắc trong ánh vàng, ngọc chìm cảnh tĩnh, cá hát đối nhau, vui vẻ khôn cùng! Lên trên lầu này, tất thấy tinh thần nhẹ nhõm, u cảm tiêu tan, nâng rượu trước gió, vui vẻ dương dương làm sao!
Than ôi! Ta từng hỏi những cao nhân đời xưa, nếu không phải hai điều trên, thì do đâu? Không vui vì cảnh, không buồn vì mình, ở miếu đường trên cao, tất lo cho dân; ở sông nước ngoài xa, tất lo cho vua. Dù tiến cũng lo, lui cũng lo; vậy thì vui được khi nào đây? Tất nói là: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy”! Ôi! Con người nhỏ bé sao, ta thuở nào về! Đã sáu năm chín tháng mười lăm ngày.
Mùa xuân, năm thứ tư niên hiệu Khánh Lịch, ông Đằng Tử Kinh phải trích ra làm thái thú quận Ba Lăng. Đến năm sau, chính sự thông đạt, lòng người vui vẻ, phàm việc gì từ trước phế thì đều sửa lại cả. Bèn sửa sang lại lầu Nhạc Dương, khắc những thơ phú của các nhà hiền sĩ từ đời Đường đến đời nay ở trên lầu, cậy ta làm bài ký.
Ta ngắm xem: Cảnh đẹp nhất của Ba Lăng là hồ Động Đình, ngậm bóng núi, nuốt nước sông, mông mênh man mác, không biết đâu là bờ; ánh sáng buổi sớm, bóng râm ban chiều, khí tượng muôn nghìn thay đổi, đấy thật là cái đại quan của lầu Nhạc Dương, mà người xưa đã trước thuật nhiều rồi. Song Động Đình mặt bắt thông đến núi Vu Giáp, mặt nam thông đến suối Tiêu Tương, là những chỗ hay tụ hội của những người trích giáng, và những bọn tao ngâm; không biết đối với phong cảnh chốn này, nỗi cảm xúc của những bậc người ấy có khác nhau hay không?
Khi mưa dầm gió bấc, trăng sao mù mịt, sông núi lờ mờ, thuyền buôn đóng bến, lái gãy mui lật, chiều hôm tối đen, hổ gào vượn hét, ai lên lầu này, xa nước nhớ làng, lo sợ sàm báng, mà lại trong thấy cảnh tiêu điều ở trước mắt, tất phải cảm mà thương khóc vậy.
Khi mùa xuân êm ái, sóng gió im lặng, chân trời mặt nước xanh biếc một màu, đàn sa âu lặn lội tự do, cỏ quanh bờ xanh tươi mơn mởn. Hay là khi một trời khói trắng, muôn dặm trăng trong, sáng nổi lớp vàng, bóng chìm hạt ngọc, tiếng hát của bọn thuyền chài xướng hoạ theo chiều gió, ai lên lầu này, tâm khoáng thần di, quên cả vinh nhục, uống rượu hóng gió mát, vui biết là chừng nào!
Than ôi! Đến như ta, sao ta muốn tìm xem lòng của các bậc nhân nhân đời xưa, lại thấy khác hẳn với sự buồn và sự vui vừa nói ở trên này: không vì cảnh vật mà mừng, cũng không vì thân thế của mình mà buồn, ở chỗ cao như trên lang miếu thì lo dân, ở chỗ xa như ngoài giang hồ thì lo vua, thế là iến cũng phải lo mà thoái cũng phải lo vậy. Song thế thì lúc nào được vui? Tất phải trả lời rằng: “Khi lo là lo trước cái lo của thiên hạ, khi vui là vui sau cái vui của thiên hạ.” Than ôi! Nếu không phải được người như thế, thì ta cùng với ai?
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 01/09/2020 10:12
Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ tư, Đằng Tử Kinh bị trích ra làm chức Thái thú quận Ba Lăng. Qua năm thứ hai, chính sự thông đạt, dân tâm hoà thuận. Phàm việc phế hoại bấy lâu, hết thảy chấn hưng lại cả. Mới trùng tu lầu Nhạc Dương, tăng ích chế độ cũ, khắc thơ phú người nhà Đường và thơ phú người hiện thời trên lầu, uỷ cho ta làm văn để ký lấy.
Ta xem ra, thắng cảnh quận Ba Lăng toàn ở về hồ Đỗng Đình. Hồ này ngậm núi xa, nuốt sông dài, mênh mông bát ngát, không bến không bờ, bóng chiều cảnh sớm, khí tượng muôn nghìn, ấy là cái quang cảnh đại quan của lầu Nhạc Dương lâu. Người xưa thuật ra đã đủ cả rồi.
Thế thì, hồ này phía bắc thông lên núi Vu núi Giáp, phía nam cùng đến sông Tiêu sông Tương; thiếu gì người du hoạn khách tao nhân hội tụ ở đây, trong khi lãm thắng, xúc cảnh sinh tình, há chẳng khác nhau dư!
Những khi gặp đến cảnh: mưa dầm sùi sụt, hàng tháng chẳng thôi, gió âm gào thét, sóng đục rẫy trời, mâu sao náu bóng, núi non ẩn hình, buôn bán vắng tanh, buồm đổ bè trôi, ngày chiều mù mịt, vượn hót beo gầm; kẻ lên lầu này, há chẳng có cái tình xa nước nhớ làng, lo gièm sợ tội. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Đến khi gặp những cảnh: xuân hoà khí thanh, mặt nước như tờ, bóng nước bóng trời, cùng một sắc biếc, cò bay phất phới, cá lượn tung tăng, bờ huệ bến lan, thơm tho xanh tốt, mà hoặc lại những cảnh: trời dài một bầu, trăng tỏ nghìn dặm, vẻ sang nổi vàng, nét tĩnh chìm ngọc, thuyền chài bơi hát, vui thú khôn cùng; kẻ lên lầu này, há chẳng tâm thần vui vẻ biết bao, vinh nhục quên đi hết thảy, gió gác thảnh thơi, bầu tiên chuốc rượu, mừng nào lại quá mừng này nữa chăng!
Than ôi! Ta thường cầu lấy cái tâm của kẻ nhân giả đời xưa, hoặc cũng có khác với hai hạng người ấy sở hành vi, là cớ sao đó thay! Này kẻ nhân giả đời xưa chẳng vì cái cảnh ngoài mà sinh ra hỉ, cũng chẳng vì cái sự mình mà sinh ra bi. Khi ở ngôi cao trên chốn miếu đường, thì lo cho dân; khi ở cõi xa ngoài chốn giang hồ, thì lo cho vua. Ấy lúc tiến cũng lo, lúc thoái cũng lo, thế thì lúc nào làm vui đó thau? Chắc rằng thiên hạ chửa lo, mà ta vì thiên hạ lo trước, thiên hạ đã vui, mà ta nhường thiên hạ vai sau vậy. Ôi! Chẳng phải bậc người ấy, la bắt chước ai?