Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 19/10/2008 06:36 bởi
Vanachi Nguyễn Như Mây tên khai sinh là Nguyễn Dục, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại Phan Thiết, nhưng nguyên quán của ông ở làng Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại nhà thơ Xuân Diệu) còn mẹ quê ở Hội An. Ông là một trong những nhà thơ kỳ cựu của đất Phan Thiết, Bình Thuận, cây bút quen thuộc của các tạp chí Bách khoa, Khởi hành, Đối diện... trước 1975. Thơ ông bàng bạc chút mây, chút gió nhưng ăm ắp sự suy tưởng và tràn đầy thân phận, tình cảm.
Cả tuổi thơ ông và đến lúc học hết tú tài 1 ở trường Phan Bội Châu, Nguyễn Như Mây gắn bó với Phan Thiết. Đến cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ông vô Sài Gòn học và lấy bằng tú tài 2. Cũng từ đây, Nguyễn Như Mây bắt đầu thời kỳ thanh niên sôi nổi của mình khi tham gia sinh hoạt ở Tổng hội Sinh viên Học sinh Sài Gòn, nơi dấy lên các phong trào lớn chống Mỹ - nguỵ như Xuống đường, Hát cho đồng bào tôi nghe của các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Nguyễn Phú Yên (vốn đã quen biết từ trước ở Phan Thiết), Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh... Ở đây, ông đã có những bài thơ đầu tiên in trên các báo, tạp chí Sinh viên, Trình bày, Đối diện, Ý thức. Bút danh Nguyễn Như Mây được ông lấy ngay khi in bài thơ thứ hai, xuất phát từ một câu hát của nhạc sĩ Tôn Thất Lập trong Hát cho dân tôi nghe: “Hát vang danh Lam Sơn, Người cũng như mây lên non”. Nằm trong Đoàn văn nghệ Tổng hội và Ban báo chí của phong trào sinh viên học sinh nên Nguyễn Như Mây đi nhiều, lúc ở Sài Gòn, khi đi Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế; có lúc về lại Phan Thiết, Phan Rí cùng với anh em dự định thành lập Tổng đoàn học sinh Bình Thuận và đấu tranh chống Quân sự học đường... Sau giải phóng, Nguyễn Như Mây tham gia trong Ban ổn định đời sống nhân dân, sau đó làm phó ban văn hoá thông tin phường Phú Trinh rồi đi học tại Trường nghiệp vụ Văn hoá Thông tin tỉnh và về công tác tại Sở Văn hoá Thông tin đến năm 1985 thì nghỉ việc, ở nhà buôn bán cùng gia đình và... làm thơ.
Nguyễn Như Mây viết nhiều (và đi cũng nhiều), những mảng đọc thấy trong Nguyễn Như Mây là thơ tình, thơ về Phan Thiết và thơ... phiêu bồng. Mạch thơ tình chảy trong ông từ những bài thơ đầu tiên cho đến tận bây giờ, ở đó có cái đằm thắm của tình vợ chồng: Anh vẫn yêu em như ngày ấy/ Hai đứa mình vừa mới quen nhau/ Anh vẫn thương em, dù mái đầu/ Sợi tóc bạc hiện ra báo động... và lại có một chút trăng gió vu vơ: Em ghét anh! Rồi em thương anh/ Ghét dễ sợ! Thương cũng dễ sợ!/ Ghét ghê lắm! Ghét mà lại nhớ/ Thương vô cùng, thương đến phải yêu... (Ghét – 13/11/2006).
Với Phan Thiết, Nguyễn Như Mây có rất nhiều bài. Chất Phan Thiết đã thấm đẫm vào thơ Nguyễn Như Mây và ông mang tấm tình quê của mình đến với độc giả các báo, tạp chí: Thanh niên, Tuổi trẻ, Kiến thức ngày nay, Mực tím, Thời văn, Áo trắng...
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã từng nói về ông: “Có những người mà cái tên như đã biểu hiện hết cả con người. Nguyễn Như Mây là một trường hợp như vậy. Anh sống nhẹ nhàng, phiêu dạt như mây. Đi khắp nơi, bạn bè khắp chốn, và ở nơi nào gần như cũng có một ánh mắt, một nụ cười khiến anh bật thành tiếng thơ”. Quả thật vậy, lâu lâu không gặp, đến khi giáp mặt, ông hồ hởi “khoe” là mới từ ở đâu đó về. Có điều Nguyễn Như Mây cũng như Tạ Văn Sĩ ở Kon Tum là thường rong ruổi bằng xe máy, có lần còn hơn thế, ông từ Phan Thiết ra Hội An, Huế bằng xe đạp, vậy nên, chất thơ của Nguyễn Như Mây bao giờ cũng phong phiêu như lời tự bạch: Quen đi nên ít ở nhà/ Nước sông gạo chợ thành ra Giang hồ/ Thành ra một kẻ mộng mơ/ Quen đi nên chẳng bao giờ dừng chân... (Giang hồ – 25/9/2006).
Nguyễn Như Mây thích làm thơ vào mùa trăng, cứ có trăng là ông lại viết được nhiều. Đất Phan Thiết lại biển mùa lắm gió. Có gió, có trăng, mây lại cất bước phiêu du - thầm nghĩ – ông thật sướng bởi như ông nói “Tôi có một người vợ làm từ A đến Z còn tôi thì chơi từ Z đến A”. Quả thật, như lời của nhà thơ Tần Hoài Dã Vũ, có một Nguyễn Như Mây tên gọi như người.
Nguyễn Như Mây tên khai sinh là Nguyễn Dục, sinh năm Kỷ Sửu (1949) tại Phan Thiết, nhưng nguyên quán của ông ở làng Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại nhà thơ Xuân Diệu) còn mẹ quê ở Hội An. Ông là một trong những nhà thơ kỳ cựu của đất Phan Thiết, Bình Thuận, cây bút quen thuộc của các tạp chí Bách khoa, Khởi hành, Đối diện... trước 1975. Thơ ông bàng bạc chút mây, chút gió nhưng ăm ắp sự suy tưởng và tràn đầy thân phận, tình cảm.
Cả tuổi thơ ông và đến lúc học hết tú tài 1 ở trường Phan Bội Châu, Nguyễn Như Mây gắn bó với Phan Thiết. Đến cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước, ông vô Sài Gòn học và lấy bằng tú tài 2. Cũng từ đây, Nguyễn Như Mây bắt đầu thời kỳ thanh niên sôi nổi của mình khi tham gia sinh hoạt ở Tổng hội Sinh viên Học sinh Sài Gòn,…