☆☆☆☆☆ 934.30
Nước:
Việt Nam (
Hiện đại)
67 bài thơ
17 người thích: xehi, xuxuxinhxinh, Nguyễn Long Tuấn, link_cheese, beebebog, pepabjbjlove, Trang C, 1235, Vương Phong, Jean Phoenix, Nguoicuatudo, Lliz, Thanh Khương, Aainhthm, _thh.dan, 4hnTh_w, NgocAnhLe
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 28/01/2006 01:39 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 06/07/2023 21:46 bởi
Admin Lâm Thị Mỹ Dạ (18/9/1949 - 6/7/2023) sinh tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, cha là người gốc Hoa, mẹ người Huế. Cha bà là Lâm Thanh, từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là “theo địch vào Nam”. Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do “địch cài lại” và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch.
Bà làm việc tại Ty văn hoá Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá V. Thời gian cuối đời, bà sống tại TP Hồ Chí Minh và mất sau thời gian dài mang bệnh Alzheimer. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
- Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
- Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
- Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
- Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
- Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
- Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)
- Mẹ và con (thơ, 1994)
- Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
- Cốm non (thơ, 2005)
- Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)
- Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
Giải thưởng:
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973
- Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với các tập thơ: Đề tặng một giấc mơ (1988), Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983)
Lâm Thị Mỹ Dạ (18/9/1949 - 6/7/2023) sinh tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, cha là người gốc Hoa, mẹ người Huế. Cha bà là Lâm Thanh, từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là “theo địch vào Nam”. Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do “địch cài lại” và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong…