Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Nguyễn Hữu Cương (1855-1912) tự Tử Thăng, hiệu Mai Hồ, là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quê ở làng Động Trung huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ông là con cả của văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Trước khi Pháp xâm lược các tỉnh Bắc kỳ lần thứ nhất, ông cùng cha và các em ruột tổ chức khai hoang lấn biển các xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải, giúp cho Doanh điền sứ Doãn Khuê. Khi Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất, ông cùng cha mình và cha con Doãn Khuê tổ chức lãnh đạo kháng chiến tại quê hương. Lúc Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai em trai của ông là Nguyễn Hữu Bản chiến đấu giữ thành Nam Định và đã hy sinh cùng với án sát Hồ Bá Ôn. Khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, ông lại đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, liên minh chặt chẽ với nghĩa quân của Tạ Hiện. Nhờ gương hy sinh của Nguyễn Hữu Bản, ông được vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết mời gặp mặt, sau đó vua phê chiếu cho ông mộ nghĩa quân để bảo vệ kinh thành Huế. Cuối năm 1908 Nguyễn Hữu Cương bị giặc Pháp bắt và bị kết án lưu đày vô thời hạn ở nhà ngục Cần Thơ và đã mất tại đây, thọ 58 tuổi. Nguyễn Hữu Cương là đồng chí của Phan Bội Châu, Đặng Đoàn Bằng; là đồng chí và thông gia với Lương Văn Can, Trần Bích San. Về trước tác, Nguyễn Hữu Cương còn để lại một tập thơ chữ Hán là "Mai Hồ thi thảo", một tập hoạ cảo mang tên "Mặc hý" và một tập thư pháp. Tập hoạ cảo "Mặc hý" đã được chụp lại, hiện đang lưu giữ ở Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1976.
Nguyễn Hữu Cương (1855-1912) tự Tử Thăng, hiệu Mai Hồ, là một nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tích cực chống Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quê ở làng Động Trung huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ông là con cả của văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Trước khi Pháp xâm lược các tỉnh Bắc kỳ lần thứ nhất, ông cùng cha và các em ruột tổ chức khai hoang lấn biển các xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải, giúp cho Doanh điền sứ Doãn Khuê. Khi Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất, ông cùng cha mình và cha con Doãn Khuê tổ chức lãnh đạo kháng chiến tại quê hương. Lúc Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai em trai của ông là Nguyễn Hữu Bản chiến đấu giữ thành Nam Định và đã hy sinh cùng với án sát Hồ Bá Ôn. Khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, ông lại đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, liên minh chặt chẽ với nghĩa…