Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Nguyễn Du » Truyện Kiều
Bài thơ có 5 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:
1 Bản quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu đính
2 Bản Liễu Văn đường (1866), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm (thiếu đến câu 1056)
3 Bản Liễu Văn đường (1871), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm
4 Bản Lâm Noạ Phu (1870), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm
5 Bản Kiều Oánh Mậu (1902), do Nguyễn Thế và Phan Anh Dũng phiên âm
Lầm tưởng thư hương, mắc mưu bợm Sở;
Thương thay phận bạc, trúng kế con buôn.
[...]Trước lầusau Ngưng Bích khoá xuân,
VẻVết non xa, tấm trăng gần ở chung.
1035. Bốn bề bát ngát xavời trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh, như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
1040. Tin sương luống hãy rày trôngmong mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửađến bao giờ cho phai?
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấpđắp lạnh những ai đó giờ?
1045. SânĐìnhBồng Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể gần hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
1050. Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏngọn cỏcỏ nội dàu dàu,
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầmÂm thầmẦm thùngOm thòm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
1055. Chung quanh những nước non người,
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.
Ngậm ngùi rủ bứcTần ngần đứng rủ rèm châu,
Cách tườnglầu nghe có tiếng đâu hoạ vần.
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
1060. Hình dungthù chải chuốt, áo khăn dịu dànggọn gàng.
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàngchàng, nàng cũng ra tình đeo đaichơi vơi.
1065. “Than ôi! Sắc nước hương trời!
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trong nguyệt trên mây,
Hoa sao, hoa khéo đoạ đàydã dày bấy hoa?
NổiTứcNhớ gan riêng giận trời già,
1070. Lòng này ai tỏ cho taai, hỡi lòng?
Thuyền quyên ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi!”
Song thu đãnửa khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.
1075. Nghĩ người thôi, lại nghĩ mình,
Cám lòng chua xót, lạt tình chơ vơnhư vi.
Những là lần lữa nắng mưa,
Kiếp phong trần biết bao giờ là thôi?
Đánh liều nhắn một hai lời,
1080. Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.
Mảnh tiên kể hết xa gần,
Nỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loài.
Tan sương vừa rạng ngày mai,
Tiện hồng nàng mới nhắn lời gửi sang.
1085. Trời tây lãng đãng bóng vàng,
PhúcPhục thư đã thấy tin chàng đến nơi.
Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành “tích việt” có hai chữ đề.
Lấy trong ý tứ mà suy:
1090. “Ngày hai mươi mốt, Tuất thì phải chăng?”
Chim hôm thoi thót về rừng,
ĐoáGiá trà myđộ đã ngậm trănggương nửa vànhmành.
Tường đông lay động bóng cành,
RẽĐẩy song đã thấy Sở Khanh lẻnbước vào.
1095. Sượng sùng đánh dạn ra chào,
Lạy thôi, nàng mới rỉ trao ân cần.
Rằng: “Tôi bèo bọt chút thân,
Lạc đànđàng mang lấy nợ nần yến anh.
Dám nhờ cốt nhục tử sinh,
1100. Còn nhiều kết cỏ ngậm vànhđà về sau!”
Lặng ngồi lẩm nhẩmngồi thấm thíanghe tẩm ngẩmngồi tủm tỉmngồi xẩm tiếng gật đầu:
“Ta đây phải mượn ai đâu mà rằng!
Nàng đà biết đến ta chăng,
BểNỗi trầm luân lấp cho bằng mới thôi!”
1105. Nàng rằng: “Muôn sự ơn người,
Thế nào xin quyết một bài cho xong.”
Rằng: “Ta có ngựa truy phong,
Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi.
Thừa cơ lẻn bước ra đi,
1110. Ba mươi sáu chước, chước gì làlại hơn?
Dù khi gió kép, mưa đơn,
Có ta đây cũng chẳng can cớ gì!”
Nghe lời, nàng đã sinh nghi,
Song đà quá đỗiđấtđến, quản gì được thân.
1115. Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu!
Cùng nhau lẻn bước xuốngdưới lầu,
Song song ngựa trước, ngựa sau một đoàn.
Đêm thu khắc lậuvợi canh tàn,
1120. Gió câyrừng trút lá, trăng ngàn ngậm gương.
Lối mòn cỏ lợt mùilướt mướt hơi sương,
Lòng quê đi một bước đường một đau.
Tiếng gà xao xác gáy mau,
Tiếng người đâu đã máimé sau dậy dàng.
1125. Nàng càng thổn thức gan vàng,
Sở Khanh đã rẽtrẽ dây cương lối nào!
Một mình khôn biết làm sao,
Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Thiềng Đức ngày 02/11/2012 17:25
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thiềng Đức ngày 02/11/2012 17:28
-TRƯỚC LẦU NGƯNG BÍCH
Buồn trông cửa bể buổi chiều hôm
Thấp thoáng xa xa một cánh buồm
Ngọn nước mới sa kề nội cỏ
Cánh hoa trôi dạt cạnh bờ mom
Mây bay mặt đất lòng man mác
Gió cuốn cuối ghềnh dạ sắt son
Tiếng sóng ầm ầm nào có biết?
Trước lầu Ngưng Bích lệ sầu tuôn...
Thiềng Đức - 17/12/2006
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:27
Có 1 người thích
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tâm trạng buồn tủi, đau đớn và tủi nhục của Thuý Kiều, đồng thời thể hiện tâm trạng chung thuỷ son sắc và sự nhân hâu, hiếu thảo của Thuý Kiều.
Bị Mã Giám Sinh làm nhục, Tú bà bắt ép làm gái lầu xanh, Kiều vô cùng tủi nhục và đã tự vẫn để dứt nợ hồng nhan, nhưng lại không chết. Sợ mất vốn, Tú bà liền đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích nhằm che giấu sự qua lại dòm ngó của mọi người và cũng để thực hiện âm mưu mới. Tại đây Kiều bị giam lỏng, chỉ có một mình tại lầu Ngưng Bích hiu quạnh. Khủng cảnh bốn bề bát ngát, mênh mông càng làm cho Kiều buồn não. Để diễn tã nỗi buồn của Kiều Nguyễn Du không trực tiếp tả Kiều mà ông tả cảnh, từ đấy lại thấy được nỗi buồn của Kiều được nhân lên bội phần.
Ngay từ câu đầu ta đã thấy được hoàn cảnh tội nghiệp của Kiều. Lầu Ngưng Bích đã chôn chặt một cô gái đang tuổi thanh xuân như Kiều. Lẽ ra thời điểm này Kiều phải được hạnh phúc, đi đó đây, tận hưởng tuổi tuổi thanh xuân, lứa tuổi đẹp nhất của một cô gái. Đã bao đêm Kiều trằn trọc, cô đơn với nỗi trống trải, buồn tủi và sợ hãi. Nguyễn Du đã chọn thời gian một đêm trăng để miêu tả tâm trạng Kiều. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa bốn bề bát ngát, Kiều thấy dãy núi mảnh trăng như ở cùng bức tranh, cảnh rất đẹp nhưng Kiều thì càng buồn tủi. Núi và trăng được ở chung một bức tranh còn Kiều và Kim Trọng lại phải cách xa nghìn trùng. Kiều lại càng buồn não hơn. Lại những cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia, tất cả như mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm sự cô đơn của Kiều. Cảnh ấy tình ấy làm cho lòng Thuý Kiều như tan nát, càng thấm thía cãi bẽ bàng của thân phận.
Trong khung cảnh vắng lặng không một bóng người, không một tâm hồn thân thuộc bầu bạn, cái đau khổ tủi nhục vẫn cận đó thì Kiều nghĩ đến Kim Trọng, và sau đó nghĩ đến mẹ cha. Có người bảo rằng lẽ ra Kiều phải nghĩ về mẹ cha trước thì mới đúng là đứa con hiếu thảo. Thế nhưng có phải Nguyễn Du vô tình quên mất điều này và sự sắp xếp đó là vô tình hay có ý khác? Nguyễn Du lại có một ý khác. Kiều đã bán thân mình để cứu mẹ cha, đó là một sự hi sinh quả to lớn của Kiều cho cha mẹ, do đó có thể nói Kiều đã phần lớn làm được bổn phận người con khi hi sinh hạnh phúc cả đời mình. Kiều đã vô cùng đau khổ khi cân nhắc bên tình bên hiếu để rồi cuối cùng Kiều quyết định làm tròn chữ hiếu:
Đệ lời thề hải minh sơnKiều luôn ám ảnh, mặc cảm phụ tình Kim Trọng, cho dù nếu thời gian có trở lại Kiều sẽ vẫn làm như thế. Đó là lí do tại sao Kiều lại nhớ đến Kim Trọng đầu tiên. Từ khi bị Mã Giám Sinh làm nhục và giờ lại bị ép làm gái lầu xanh, nỗi đau đớn lớn nhất là Thuý Kiều không còn xứng đáng với Kim Trọng nữa. Do đó việc để Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước tiên là hợp logic tình cảm. Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ đến lời thề của tình yêu: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, rồi Kiều lại đau đớn nghĩ đến cảnh Kim Trọng đang khổ sở, buồn đau chờ mong bóng dáng mình:
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Tin sương luống những rày trông mai chờ.Trong khi đó mình lại đang bên trời góc bể bơ vơ. Câu thơ tấm son gột rửa bao giờ cho phai còn diễn tả tấm lòng son sắt của Kiều dù bị vùi dập nhưng vẫn mãi không phai mờ cũng như tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng là khôn nguôi và luôn còn mãi.
Buồn trông cửa bể chiều hômBốn cặp câu thơ lục bát, mỗi cặp gợi lên một nỗi buồn man mác, một cảnh bi ai. Điệp khúc buồn trông cất lên như một bản nhạc nhẹ đầy xúc cảm mãnh liệt của một tâm hồn và trái tim tan vỡ. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa ngóng trông một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm thay đổi thực tại, Hình như Kiều mong một cánh buồm nơi cửa bể, cánh buồm đưa Kiều trở lại quê hương, xứ sở của mình, thế nhưng cánh buồm lại thấp thoáng, xa xa không thể rõ được và mỗi lúc một xa như ước vọng mơ hồ và dần tụt khỏi tầm tay của Kiều. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, một cánh hoa đang lênh đênh trên sóng nước bị xô đẩy không biết sẽ đi theo hướng nào. Phải chăng cuộc đời Kiều sẽ như bông hoa giữa dòng ấy?
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông hội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.