Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Vua Minh Mệnh 明命 (1791-1840) tức Nguyễn Thánh Tổ 阮聖祖, là vị hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1840 khi ông qua đời. Ông được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mệnh còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi hội, thi đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mệnh có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,... ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mệnh còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mệnh đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mệnh không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.
Vua Minh Mệnh 明命 (1791-1840) tức Nguyễn Thánh Tổ 阮聖祖, là vị hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1840 khi ông qua đời. Ông được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mệnh còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi hội, thi đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.…