Đăng bởi Vanachi vào 31/05/2004 21:09, đã sửa 9 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 27/02/2021 09:22

黃鶴樓送孟浩然之廣陵

故人西辭黃鶴樓,
煙花三月下揚州。
孤帆遠影碧空盡,
惟見長江天際流。

 

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

 

Dịch nghĩa

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm lẻ phía xa dần khuất vào trong nền trời xanh,
Chỉ còn thấy dòng Trường Giang vẫn chảy bên trời.


(Năm 726)

Hoàng Hạc lâu ở tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng nay thuộc huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 6 trang (60 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

về cách hiểu câu thơ thứ nhất "Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu 故人西辭黃鶴樓"

Lâu nay, trong nhiều bản dịch vẫn hiểu câu "Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu" là "Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây". Ngay cả "Tuyển tập Thơ Đường" dày dặn mới xuất bản gồm 1200 bài do tác giả Trần Văn Nhĩ biên dịch thì câu thơ ấy vẫn được hiểu là "Bạn cũ rời khỏi lầu Hoàng Hạc đi về miền Tây" (Tập 1, trang 414). Đây cũng chính là cách hiểu của Lê Nguyễn Lưu trong sách "Đường thi tuyển dịch". Nhưng nếu chúng ta tra cứu sách "Đường thi nhất bách thủ" của Trung Quốc thì thấy họ giải nghĩa là: Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc ở phía Tây ra đi. Vậy phía Tây cụ thể là thế nào? Họ chú giải tiếp: Lầu Hoàng Hạc, hiện nay ở trong thành Vũ Xương thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng: nay ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, thành phố Vũ Hán ở phía Tây thành phố Dương Châu. Ngoài ra họ còn chua thêm: "Tây từ" tức là ra đi từ phía Tây. Như vậy là đã rõ!
  Ở đây tôi muốn dẫn chứng thêm một tài liệu nữa về cách hiểu câu thơ này: Trong sách "Thơ Đường" do TS. Hồ Sĩ Hiệp biên soạn có bài: "Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" do tác giả Trần Phò giảng. Trong bài giảng của mình, Trần Phò đã trích dẫn chú giải trong sách "Đường thi tam bách thủ" do Lưu Đại Trường biên soạn (Nhà Văn hoá Đồ thư Công ty xuất bản) như sau: "Bạn cũ đi về hướng Đông, từ biệt tại bên lầu Hoàng Hạc này". Lưu Đại Trường chua thêm: Cố nhân Đông khứ, cố viết Tây từ 故人東去,故曰西辭。Nghĩa là: Bạn cũ đi về phía Đông, cho nên Lý Bạch mới viết là "Tây từ" (từ biệt phía Tây). Ở đây, câu thơ đã gợi lên biết bao ý nghĩa. Chẳng những là nhân vật mà còn là không gian, phương hướng, vị trí, hành trình của người ra đi. Hiểu như vậy thì ta mới không thấy thừa ra chữ "Tây" trong câu thứ nhất. Bởi vì, muốn nhấn mạnh "Lầu Hoàng Hạc ở phía Tây" thì đó là điều không cần thiết, làm như vậy chẳng khác nào nói: "Mặt trời lại ở hướng Tây"!


Nguồn tham khảo:
1. Đường thi nhất bách thủ 唐詩一百首, Trung Hoa thư cục xuất bản, 1984.
2. Hồ Sĩ Hiệp (biên soạn), Thơ Đường, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1997.
3. Lê Nguyễn Lưu, Đường thi tuyển dịch (2 tập), NXB Thuận Hoá, 2007.
4. Trần Văn Nhĩ, Tuyển tập thơ Đường, Tập 1, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 2009.
Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Tây từ trong Tống Mạnh Hoạ Nhiên..

Tiêu Đồng Vĩnh Học viết:
Lầu Hoàng Hạc, hiện nay ở trong thành Vũ Xương thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng: nay ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, thành phố Vũ Hán ở phía Tây thành phố Dương Châu. Ngoài ra họ còn chua thêm: "Tây từ" tức là ra đi từ phía Tây. Như vậy là đã rõ!

Tôi đồng ý với lý giải này.
Tây từ là Từ biệt miền Tây.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đinh Tú Anh

Lầu Hoàng Hạc, chia tay bạn nói
Xuống Dương Châu, hoa khói tháng ba
Phía tây, xanh hút buồm xa
Trường Giang một dải chảy ra bên trời.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của MC

Người đi từ phía Tây lầu
Tháng ba hoa khói  Dương châu tìm về
Cánh buồm khuất bóng sơn khê
Ngàn năm sóng vẫn vỗ về Trường giang.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Tại Hoàng Hạc Lâu, tiễn bạn
Rời phía tây đến mạn Dương châu
Tháng ba hoa khói về đâu
Trường giang, buồm lẻ, khuất màu cuối mây!

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản

Bạn tự phương tây biệt Hạc lâu,
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu.
Cánh buồm xa tít vào xanh thẳm,
Trời nước Trường Giang vẫn một màu.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Chi Điền

Hoàng Hạc từ đây vắng cố nhân,
Bạn về hoa khói đất Châu Dương.
Cánh buồm theo hút trong mây biếc,
Chỉ thấy Trường Giang chảy ngút ngàn!

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Giã lầu Hoàng Hạc bạn lìa ta,
Hoa khói Dương thành tiết tháng ba.
Thăm thẳm không gian buồm một cánh,
Trường Giang nước chảy tới trời xa...


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Anh Nguyên

Bạn, lầu Hoàng Hạc chìa tay,
Dương Châu hoa, khói, lúc này tháng ba.
Trời xanh, buồm lẻ tít xa,
Trường Giang, chỉ thấy bao la chân trời...

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Đông Phong

Mé tây giã bạn lầu Hoàng Hạc
Hoa khói Dương Châu tiết tháng ba
Trời khuất buồm đơn xa ảnh biếc
Trường Giang chỉ thấy chảy ngang trời.


Có ý kiến khác nhau về hiểu chữ "cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu" ở câu 1. Quan điểm 1 cho là cố nhân đi về phía tây lầu Hoàng Hạc, tức là đi về phia thượng nguồn sông Trường Giang. Quan điểm 2 cho là cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc ở phía tây và đi về phía đông lầu Hoàng Hạc, tức là đi về Dương Châu, Giang Tô như ý ở câu 2 "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu". Xét về vị trí địa lý thì Hồ Bắc ở phía tây, còn Giang Tô ở phía đông. Do vậy hiểu đúng là cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc ở phía tây và đi về phía đông (quan điểm 2).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 6 trang (60 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối