Thơ » Trung Quốc » Chu » Khổng Tử » Thi kinh (Kinh thi) » Quốc phong » Trịnh phong
Đăng bởi Vanachi vào 02/10/2005 21:04
挑兮達兮,
在城闕兮。
一日不見,
如三月兮。
Khiêu hề thuyết (thát) hề.
Tại thành khuyết hề.
Nhất nhật bất kiến,
Như tam nguyệt hề.
Em nhẹ nhàng và phóng túng nhảy lên.
Lầu trên thành (để trông về phía chàng).
Một ngày mà không thấy chàng.
Đằng đẵng như ba tháng vậy.
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 02/10/2005 21:04
Nhẹ nhành em nhảy lên nhanh,
Đứng trông trên cửa lầu thành vót cao.
Một ngày mà chẳng thấy nhau,
Lâu như ba tháng, khác nào chàng ôi!
Nhẹ nhàng em nhảy vẩn vơ
Trên thành cửa khuyết ngẩn ngơ ngóng người
Một ngày chẳng gặp nhau thôi
Lâu như ba tháng, chàng ơi hỡi chàng!
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 20/07/2009 00:06
Lầu cao lên thoăn thoắt
Cửa khuyết đứng trông chàng
Một ngày không gặp mặt
Dài tựa ba trăng tròn.
Gửi bởi Mãn Giang Hồng ngày 06/12/2014 20:39
Trước hết, 2 chữ 挑達 đọc là gì? Nên đọc là "thao thát". Đây là từ láy trong tiếng Hán cổ đại. Đường Vận cũng chú âm chữ 挑 là "thổ đao thiết" 土刀切, Tập Hội, Vận Hội, Chính Hội ghi âm "tha đao thiết" 他刀切, nên đọc là "thao" cũng hợp với sách vận thư, mà còn thể hiện đúng tính chất láy. Bài thơ này chẳng qua thêm trợ từ ngữ khí "hề" vào thành "Thao hề thát hề", nghĩa không đổi.
"Thao thát" nghĩa là gì?
Mao truyện chú: 挑達,往來相見貌 (Thao thát, vãng lai tương kiến mạo: thao thát là bộ dạng đi qua lại gặp nhau). Ngày nay học giả đa phần thống nhất 2 từ "thao thát" trong bài này chỉ "đi đi lại lại một mình" - hợp với ý nghĩa bài thơ hơn.
Gửi bởi Vanachi ngày 12/12/2015 13:54
Nhớ khi nhảy múa nhởn nhơ,
Cùng nhau nhảy múa phởn phơ bên thành.
Một này vắng bóng người tình,
Dài bằng ba tháng, dài kinh là dài.
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 17/03/2021 19:57
Nhẹ nhàng em nhảy phóng lên,
Để trông về phía lầu trên thấy chàng.
Ngóng chàng không thấy ngày sang.
Dài như ba tháng trông vàng vỏ thêm.