Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 06/09/2008 12:28 bởi
Vanachi Dữu Tín 庾信 (513-581) tự Tử Sơn 子山, người Tân Dã, Nam Dương đời Nam Bắc Triều (nay thuộc Tân Dã, Hà Nam), là con của văn nhân cung đình nhà Lương là Dữu Khiên Ngô 庾肩吾. Sử chép ông là người giỏi văn từ rất sớm, 15 tuổi đã soạn "Đông cung giảng độc" cho Chiêu Dương thái tử Tiêu Thống 蕭統, 19 tuổi soạn "Đông cung sao tuyển học sĩ" cho Lương Giản Văn Đế Tiêu Võng 蕭綱. Cha con ông ra vào cung đình, rất được sủng tín. Khi xảy ra loạn Hầu Cảnh 侯景, ông làm Kiến Khang lệnh, không đánh mà chạy đi Giang Lăng. Thời Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch 蕭繹, ông phụng mệnh xuất sứ Tây Nguỵ. Trong thời gian này, Tây Nguỵ xuất binh xâm lược phía nam, uy hiếp Giang Lăng, giết Tiêu Dịch và chiếm nhà Lương. Dữu Tín do đó lưu lại Trường An, không thể về nam, sau đó trải qua đời Tây Nguỵ, Bắc Chu đều có từng làm quan, đến chức Phiêu kỵ đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam ty.
Dữu Tín khi còn ở nước Lương là một văn nhân trong cung đình, thơ ông thời kỳ này đa phần tư tưởng nghèo kém, nội dung hư không, ít bài thanh tân, ít được ưa thích. Những tác phẩm giá trị nhất của ông đều là khi vãn niên ở Trường An. Ông thân dòng dõi quan Nam triều, nên dù ở Bắc triều lại có ân lễ nồng hậu nhưng vẫn không quên cố quốc cựu gia. Ông có rất nhiều bài than cảnh quốc phá gia vong, cảm thương cho thân thế, trong đó có "Hương quan chi tứ" 鄉關之思, "Ai Giang Nam phú" 哀江南賦.
Dữu Tín 庾信 (513-581) tự Tử Sơn 子山, người Tân Dã, Nam Dương đời Nam Bắc Triều (nay thuộc Tân Dã, Hà Nam), là con của văn nhân cung đình nhà Lương là Dữu Khiên Ngô 庾肩吾. Sử chép ông là người giỏi văn từ rất sớm, 15 tuổi đã soạn "Đông cung giảng độc" cho Chiêu Dương thái tử Tiêu Thống 蕭統, 19 tuổi soạn "Đông cung sao tuyển học sĩ" cho Lương Giản Văn Đế Tiêu Võng 蕭綱. Cha con ông ra vào cung đình, rất được sủng tín. Khi xảy ra loạn Hầu Cảnh 侯景, ông làm Kiến Khang lệnh, không đánh mà chạy đi Giang Lăng. Thời Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch 蕭繹, ông phụng mệnh xuất sứ Tây Nguỵ. Trong thời gian này, Tây Nguỵ xuất binh xâm lược phía nam, uy hiếp Giang Lăng, giết Tiêu Dịch và chiếm nhà Lương. Dữu Tín do đó lưu lại Trường An, không thể về nam, sau đó trải qua đời Tây Nguỵ, Bắc Chu đều có từng làm quan, đến chức…