Đăng bởi Vanachi vào 08/06/2004 21:41, đã sửa 13 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 03/06/2009 10:53

琵琶行

潯陽江頭夜送客,
楓葉荻花秋瑟瑟。
主人下馬客在船,
舉酒欲飲無管弦。
醉不成歡慘將別,
別時茫茫江浸月。
忽聞水上琵琶聲,
主人忘歸客不發。
尋聲暗問彈者誰,
琵琶聲停欲語遲。
移船相近邀相見,
添酒回燈重開宴。
千呼萬喚始出來,
猶抱琵琶半遮面。
轉軸撥弦三兩聲,
未成曲調先有情。
弦弦掩抑聲聲思,
似訴生平不得志。
低眉信手續續彈,
說盡心中無限事。
輕攏慢撚抹復挑,
初為霓裳後六么。
大弦嘈嘈如急雨,
小弦切切如私語。
嘈嘈切切錯雜彈,
大珠小珠落玉盤。
閒關鶯語花底滑,
幽咽流景水下灘。
水泉冷澀弦凝絕,
凝絕不通聲漸歇。
別有幽愁暗恨生,
此時無聲勝有聲。
銀瓶乍破水漿迸,
鐵騎突出刀鎗鳴。
曲終收撥當心畫,
四弦一聲如裂帛。
東船西舫悄無言,
惟見江心秋月白。
沈吟放撥插弦中,
整頓衣裳起斂容。
自言本是京城女,
家在蝦蟆陵下住。
十三學得琵琶成,
名屬教坊第一部。
曲罷曾教善才服,
妝成每被秋娘妒。
五陵年少爭纏頭,
一曲紅綃不知數。
鈿頭銀篦擊節碎,
血色羅裙翻酒污。
今年歡笑復明年,
秋月春風等閒度。
弟走從軍阿姨死,
暮去朝來顏色故。
門前冷落車馬稀,
老大嫁作商人婦。
商人重利輕別離,
前月浮梁買茶去。
去來江口守空船,
繞船月明江水寒。
夜深忽夢少年事,
夢啼妝淚紅闌干。
我聞琵琶已歎息,
又聞此語重唧唧。
同是天涯淪落人,
相逢何必曾相識。
我從去年辭帝京,
謫居臥病潯陽城。
潯陽地僻無音樂,
終歲不聞絲竹聲。
住近湓江地低濕,
黃蘆苦竹繞宅生。
其間旦暮聞何物,
杜鵑啼血猿哀鳴。
春江花朝秋月夜,
往往取酒還獨傾。
豈無山歌與村笛,
嘔啞嘲哳難為聽。
今夜聞君琵琶語,
如聽仙樂耳暫明。
莫辭更坐彈一曲,
為君翻作琵琶行。
感我此言良久立,
卻坐促弦弦轉急。
淒淒不似向前聲,
滿座重聞皆掩泣。
座中泣下誰最多,
江州司馬青衫濕。

 

Tỳ bà hành

Tầm Dương giang đầu dạ tống khách,
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.
Chủ nhân há mã khách tại thuyền,
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền.
Tuý bất thành hoan thảm tương biệt,
Biệt thời mang mang giang tẩm nguyệt.
Hốt văn thuỷ thượng tỳ bà thanh,
Chủ nhân vong quy khách bất phát.
Tầm thanh âm vấn đàn giả thuỳ,
Tỳ bà thanh đình dục ngữ trì.
Di thuyền tương cận yêu tương kiến,
Thiêm tửu hồi đăng trùng khai yến.
Thiên hô vạn hoán thuỷ xuất lai,
Do bão tỳ bà bán già diện.
Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh,
Vị thành khúc điệu tiên hữu tình.
Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ,
Tự tố sinh bình bất đắc chí.
Đê mi tín thủ tục tục đàn,
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự.
Khinh lung mạn nhiên mạt phục khiêu,
Sơ vi Nghê thường hậu Lục yêu.
Đại huyền tào tào như cấp vũ,
Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ.
Tào tào thiết thiết thác tạp đàn,
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn.
Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt,
U yết lưu cảnh thuỷ hạ than.
Thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt,
Ngưng tuyệt bất thông thanh tiệm yết.
Biệt hữu u sầu ám hận sinh,
Thử thời vô thanh thắng hữu thanh.
Ngân bình sạ phá thuỷ tương bính,
Thiết kỵ đột xuất đao thương minh.
Khúc chung thu bát đương tâm hoạch,
Tứ huyền nhất thanh như liệt bạch.
Đông thuyền tây phảng tiễu vô ngôn,
Duy kiến giang tâm thu nguyệt bạch.
Trầm ngâm phóng bát sáp huyền trung,
Chỉnh đốn y thường khởi liễm dung.
Tự ngôn bản thị kinh thành nữ,
Gia tại Hà Mô lăng hạ trú.
Thập tam học đắc tỳ bà thành,
Danh thuộc giáo phường đệ nhất bộ.
Khúc bãi tằng giao thiện tài phục,
Trang thành mỗi bị Thu Nương đố.
Ngũ Lăng niên thiếu tranh triền đầu,
Nhất khúc hồng tiêu bất tri số.
Điền đầu ngân tị kích tiết toái,
Huyết sắc la quần phiên tửu ố.
Kim niên hoan tiếu phục minh niên,
Thu nguyệt xuân phong đẳng nhàn độ.
Đệ tẩu tòng quân a di tử,
Mộ khứ triêu lai nhan sắc cố.
Môn tiền lãnh lạc xa mã hy,
Lão đại giá tác thương nhân phụ.
Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly,
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ.
Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền,
Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn.
Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự,
Mộng đề trang lệ hồng lan can.
Ngã văn tỳ bà dĩ thán tức,
Hựu văn thử ngữ trùng tức tức.
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân,
Tương phùng hà tất tằng tương thức.
Ngã tòng khứ niên từ đế kinh,
Trích cư ngoạ bệnh Tầm Dương thành.
Tầm Dương địa tích vô âm nhạc,
Chung tuế bất văn ty trúc thanh.
Trú cận Bồn giang địa đê thấp,
Hoàng lô khổ trúc nhiễu trạch sinh.
Kỳ gian đán mộ văn hà vật,
Đỗ quyên đề huyết viên ai minh.
Xuân giang hoa triêu thu nguyệt dạ,
Vãng vãng thủ tửu hoàn độc khuynh.
Khởi vô sơn ca dữ thôn địch,
Âu á trào triết nan vi thính.
Kim dạ văn quân tỳ bà ngữ,
Như thính tiên nhạc nhĩ tạm minh.
Mạc từ cánh toạ đàn nhất khúc,
Vị quân phiên tác Tỳ bà hành.
Cảm ngã thử ngôn lương cửu lập,
Khước toạ xúc huyền huyền chuyển cấp.
Thê thê bất tự hướng tiền thanh,
Mãn toạ trùng văn giai yểm khấp.
Toạ trung khấp hạ thuỳ tối đa,
Giang Châu tư mã thanh sam thấp.

 

Dịch nghĩa

Ban đêm đưa tiễn khách ở đầu sông Tầm Dương
Gió thu thổi vào lá phong, hoa lau hiu hắt
Chủ nhân xuống ngựa, khách trong thuyền
Nâng chén rượu muốn uông (mà) không có đàn sáo
Say mà không vui vẻ gì (vì) biệt ly sầu thảm
Lúc chia tay lòng mang mang, sông đượm bóng trăng
Chợt nghe có tiếng tỳ bà trên mặt nước
Chủ nhân quyên về, khách cũng không khởi hành
Tìm theo tiếng để hỏi người đàn là ai
Tiếng tỳ bà im bặt, muốn nói mà còn (ngại ngùng) trì hoãn
Bèn dời thuyền lại xin được gặp mặt
Rót thêm rượu, khêu đèn lên, trùng tân tiệc rượu
Gọi đến ngàn lần vạn lần mới bước ra
Tay ôm tỳ bà che khuất nửa gương mặt
Vặn trục gảy dây hai ba tiếng (để thử)
Chưa có khúc điệu gì mà nghe đã hữu tình
Dây nào cũng nghẹn ngào, tiếng nào cũng có ý
Bày tỏ nỗi bất đắc chí trong cuộc đời
Hạ thấp lông mày cứ gảy cứ gảy mãi
Giãi bày hết tâm sự vô cùng hạn
Nhẹ nắn, chậm vuốt, rồi lại gảy tiếp
Thoạt đầu là khúc Nghê thường, sau đó là khúc Lục yêu
Dây lớn ào ào như mưa rào
Dây nhỏ nỉ non như tỉ tê chuyện riêng
(Rồi tiếp đến) tiếng rào rào lẫn tiếng nỉ non
(Nghe như) hạt châu lớn hạt châu nhỏ rắc vào trong mân ngọc
(Nghe như) tiếng chim oanh giọng (líu lo) qua lại trong hoa
Nhịp suối ngập ngừng, nước chảy xuống bãi
Suối nước bỗng lạnh đông, dây đàn ngưng bặt
Tiếng đàn ngưng bặt, không thuận, bấy giờ bỗng yên lặng
Tự có mối sầu u uất riêng, nỗi hận âm thầm phát sinh
Lúc này không có âm thanh mà nghe con hay hơn có
(Bỗng dưng nghe như) tiếng nước bắn tung ra khỏi thành bình bạc vị phá vỡ
(Nghe như) đoàn quân thiết kỵ ào ào đến, đao thương sáng ngời
Nàng dạo tay vào giữa bốn dây (và) chấm dứt ca khúc
Bốn dây vang lên một âm thanh như lụa xé
Thuyền mảng đông tây lặng im, không một tiếng nói
Chỉ thấy vầng trăng thu rọi sáng giữa sông
Nàng trầm ngâm gỡ phím, cài vào giữa các dây đàn
Sửa gọn xiêm áo lại, đứng dậy chỉnh vẻ mặt
Tâm sự rằng, nàng nguyên là con gái chốn kinh thành
Nhà ở lăng Hà Mô
Mười ba tuổi học được ngón đàn tỳ bà
Tên thuộc bộ thứ nhất của giáo phường
Mỗi gảy hết khúc đàn, từng khiến các nhà dạy đàn phục
Mỗi trang điểm xong là đến nàng Thu Nương cũng đố kỵ
Những chàng trai trẻ ở Ngũ Lăng tranh nhau tặng biếu
Một bài ca, thưởng không biết bao là tấm lụa đào
Vành lược bạc, cành trâm vàng đánh nhịp vỡ tan
Quần lụa màu huyết dụ để rượu đổ ra hoen ố
Năm này vui cười, năm sau cũng như vậy
Trăng thu gió xuân, trải một đời nhàn hạ
Em trai đi lính, rồi dì chết
Chiều qua, sớm lại, nhan sắc cũng lão đi
Trước cổng dần vắng tanh, thưa thớt đi ngựa xe
Cũng có tuổi rồi mới làm vợ người lái buôn
Người lái buôn chỉ tham lợi, coi thường biệt ly
Tháng trước đi Phù Lương mua trà
Từ đó đến giờ ở đầu sông một mình với con thuyền không
Quanh thuyền trăng sáng, nước sông lạnh lẽo
Đến khuya bỗng mộng thấy lại thời trẻ trung
Trong mộng thấy khóc nhoè má hồng phấn son
Tôi nghe tiếng tỳ bà đã thán tức
Giờ nghe thêm những lời tâm sự lại càng bùi ngùi
Cùng là kẻ luân lạc ở chốn chân trời
Gặp gỡ nhau đây hà tất đã từng quen biết
Năm ngoái tôi từ biệt kinh vua
Bị biếm đến thành Tầm Dương cho đến nay nằm bệnh
Tầm Dương xứ hẻo lánh không có âm nhạc
Cả năm chưa nghe được tiếng đàn sáo
Tôi ở gần sông Bồn, chỗ thấp và ẩm ướt
Lau vàng, trúc võ mọc quanh nhà
Ở nơi đây sáng chiều nghe được những gì
Có tiếng quốc khóc ra máu và tiếng vượn hú bi ai
Mùa xuân sáng hoa nở, mùa thu ban đêm có ánh trăng
Tôi thường thường đem rượu ra uống một mình
Có phải không có sơn ca thôn địch đâu
Khốn nỗi líu lo, líu liết, thật khó nghe
Đêm nay nghe được tiếng tỳ bà của nàng
Như nghe được tiếng nhạc tiên, tai tạm nghe rõ ràng
Xin ngồi lại đàn một khúc
Tôi sẽ vì nàng làm bài Tỳ Bà hành
Cảm động vì lời tôi nói, nàng đứng một lúc lâu
Rồi ngồi xuống gảy đàn, tiếng bỗng chuyển thành cấp xúc
Buồn thảm không giống như tiếng đàn vừa rồi
Hết những người trong tiệc nghe lại đều che mặt khóc
Trong những người ấy ai là người khóc nhiều nhất
Tư mã Giang Châu ướt đẫm vạt áo xanh


Lời tự:
Nguyên Hoà thập niên, dư tả thiên Cửu Giang quận tư mã. Minh niên thu, tống khách Bồn phố khẩu, văn thuyền trung dạ đàn tỳ bà giả, thính kỳ âm, tranh tranh nhiên hữu kinh đô thanh; vấn kỳ nhân, bản Trường An xướng nữ, thường học tỳ bà ư Mục, Tào nhị thiện tài. Niên trưởng sắc suy, uỷ thân vi cổ nhân phụ. Toại mệnh tửu, sử khoái đàn sổ khúc, khúc bãi mẫn nhiên. Tự tự thiếu tiểu thời hoan lạc sự, kim phiêu luân tiều tuỵ, chuyển tỷ ư giang hồ gian. Dư xuất quan nhị niên điềm nhiên tự an, cảm tư nhân ngôn, thị tịch, thuỷ giác hữu thiên trích ý, nhân vi trường cú ca dĩ tặng chi, phàm lục bách nhất thập lục ngôn, mệnh viết Tỳ bà hành.

元和十年,予左遷九江郡司馬。明年秋,送客湓浦口,聞船中夜彈琵琶者,聽其音,錚錚然有京都聲;問其人,本長安倡女,嘗學琵琶於穆曹二善才。年長色衰,委身為賈人婦。遂命酒,使快彈數曲,曲罷憫然。自敘少小時歡樂事,今漂淪憔悴,轉徙於江湖間。予出官二年 恬然自安,感斯人言,是夕,始覺有遷謫意,因為長句歌以贈之,凡六百一十六言,命曰琵琶行。

(Năm Nguyên Hoà thứ 10, ta về giữ chức tư mã ở quận Cửu Giang. Qua mùa thu năm sau, đêm ra tiễn khách bên bến sông Bồn, chợt nghe thuyền ai có tiếng đàn tỳ bà vọng lại. Nghe trong tiến đàn thánh thót, âm vang điệu nhạc ở kinh đô. Bèn hỏi gốc gác. Người đàn bà trả lời rằng “Tôi vốn là con hát, quê ở Trường An, học đàn tỳ bà với hai danh sư Mục và Tào. Nay tuổi đã cao, nhan sắc tàn tạ, lấy chồng làm con buôn (thường theo thuyền buôn đi đây đi đó)”. Nghe vậy, cho dọn rượu ra đãi, xin nàng đàn lại cho nghe. Đàn xong cảm xúc vô vàn, nàng bèn kể lại cuộc đời mình từ lúc còn trẻ, vui sướng, cho tới lúc lưu lạc giang hồ khổ nhọc. Ta về đây làm quan đã được hai năm thanh thản yên ổn. Hôm nay nghe nàng nầy nói chuyện, cảm thương cho số phận lưu đầy! Bèn làm một bài thơ dài tặng nàng ta, gồm 616 chữ, gọi là Tỳ bà hành.)
Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Phan Huy Thực

Bài dịch có 2 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:

1 Bản quốc ngữ trong Việt Nam thi văn hợp tuyển (1968)

2 Bản Nôm khắc in năm 1881, do Hoàng Thị Ngọ phiên âm

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty.
Say nhữngcũng luống ngại khi chia rẽhầu bẽ,
Nước mênh mông đượmtriêm vẻ gương trong,
Đàn aiTỳ bà nghe vẳng bêntrên sông,
Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi.
Tìm tiếng sẽ hỏi ai đàn tá?
DừngDắng dây tơ, nấn ná làm thinh.
Dời thuyền ghéchèo lại thăm tình,
Chong đèn, thêmchuốc rượu, còn dành tiệc vui.
Mời mọc mãi, thấy người bỡ ngỡ,
TayHãy ôm đàn che nửa mặt hoa.
Vặn đàn mấyba tiếng dạo qua,
Dẫu chưa nênTuy chưa trọn khúc, tình đà thoảng hay.
Nghe não nuột mấy dây buồn bựcliệt bực,
Dường thanca niềm tấm tức bấy lâu.
Mày chauChau mày tay gảylảy khúc sầurầu,
GiãiTả bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt,
Trước Nghê thường, sau thoắt Lục yêuvân vân.
Dây to nhường đổ mưanổi trận rào,
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyệnthan chiều chuộng riêng.
Tiếng cao thấp lựa chentinh lần gảy,
MâmBàn ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa oanh ríu rít nhau,
Nước tuôn róc rách, chảy mau xuốngthâu dưới ghềnh.
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứtdứt,
Ngừng đứtdứt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mangÂm thầm đau giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt, bấyVẻ người lặng lẽ thì giờ càng hay.
Bình bạc vỡ tuôn đầy dòngmạch nước,
Ngựa sắt giong, xô xátsàn sạt tiếng đao.
Cung đàn trọn khúchạnh thanh tao,
Tiếng buông xé lụa, lựađâm xé cắt, khảm vào bốn dây.
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vầngbóng trăng trong vắt lòng sông.
Ngậm ngùi đàn bátđã xếp xong,
Áo xiêm khép nép hầusửa dáng dậy mong giãigiả lời.
Rằng: “Xưa vốn là người kẻ chợ,
Cồn Hà Mô trú ở lân la.
Học đàn từnguyệt thuở mười ba,
Giáo phường đệ nhất chỉchỉn đà chép tên.
Gã thiện tài sợ phen dừngdắng khúc,
Ả Thu Nương ghen lúc điểm tô.
Ngũ Lăng, chàng trẻ ganhthưởng đua,
Biết bao the thắm chuốc mua tiếngngón đàn.
Vành lược bạc gãy tan dịp gõ,
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi.
Năm năm lần lữa vui cười,
Mãi trăng hoagió chẳng đoái hoài xuân thu.
Buồn em chảytrẩy lại lo dì thác,
SầuLần hôm mai đổi khác hình dong.
Cửa ngoài xe ngựa vắng khôngthưa dấu ngựa quạnh ngô,
Thân già mới kết duyênbạn cùng khách thươngViêm Cao.
KháchViêm trọng lời khinh đường ly cách,
Mải buônbán chè sớm tếch nguồn khơi.
Thuyền không đậungô giữ bến mặc ai,
Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng.
ĐêmCanh khuya, sựcluống nhớ vòng tuổi trẻ,
Chợt mơ màng dòng lệ đỏ hoenLệ trong mơ hoen vẻ phấn son.
Nghe đàn ta đã chạnh buồn,
Lại rầu nghe nỗi nỉ non mấy lời.
“Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau.
Từ xa kinh khuyết bấy lâu,
Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai.
Chốn cùng tịch lấy ai vui thíchvới,
Tai chẳng nghe đàn địchthổi cả năm.
Sông Bồn gần chốn cát lầm,
Lau vàng, trúc võ, âm thầmgià, trúc chót trang mầm quanh hiên.
Tiếng chi đó nghe liền sớm tối,
CuốcChim kêu sầuthan, vượn hótnói véo von.
Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn,
Lần lầnchi tay chuốc chén son ngậpriêng ngừng.
Há chẳng có ca rừng, địch nội,
Giọng líu lo, buồn nỗi khó nghe.
Tỳ bà nghe dạo canh khuyaNghe đàn đàn vẳng canh mai,
Dường như tiên nhạc gầnNhạc tiên dường đã bừng kề bên tai.
Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài calời ưa.
Đứng lâu dường cảm lời ta,
LạiTới ngồi lựa phímbát ngón đàn đà kíp dây.
NgheBậc não nuột khác tay đàn trước,
KhắpTrong tiệc hoanghe tuôn nước lệ rơi,
Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu tư mã đượmđẫm mùi áo xanh.


Một số tài liệu (trong đó có các cuốn sách được tham khảo nhiều là Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm, Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên, Tổng tập văn học Việt Nam, Tinh tuyển văn học Việt Nam) chép người dịch là Phan Huy Vịnh (tức con của Phan Huy Thực) là không chính xác. Nhưng qua một số các tư liệu đáng tin cậy như di cảo thơ văn của Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh còn lưu giữ trong họ tộc và một số sách gia phả thì sự thật Phan Huy Thực mới chính là tác giả của bài dịch. Các bản phả có ghi rõ Phan Huy Thực có:
- Phan gia công phả, bản gốc được lưu giữ tại thôn Gia Thiện, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
- Phan tộc công phả do Phan Huy Dũng (1842-1912) biên soạn, văn bản được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2963.
- Phan gia thế tự lục do Phan Huy Quýnh biên soạn tại Sài Sơn năm Bính Tuất, Minh Mệnh thời Nguyễn (1826). Văn bản hiện được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.2691.

Bản dịch của Phan Huy Thực không chỉ được nhuận sắc, chau chuốt cho hay thêm bởi những người sử dụng cho việc hát ca trù qua các bản Nôm chép tay mà còn được nhuận sắc, sửa chữa khi phiên âm, giới thiệu ra quốc ngữ. Lâu nay, người đọc thường biết đến bản dịch hiện hành nổi tiếng qua các bản phiên âm
trong Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên và Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, bản do nhà thơ Xuân Diệu hiệu đính, bản trong các Tổng tập Văn học Việt Nam, Tinh tuyển văn học Việt Nam... Ở đây, chúng tôi giới thiệu hai bản gồm bản quốc ngữ trong Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm, và bản do Hoàng Thị Ngọ phiên khảo từ bản Nôm ký hiệu AB.206 được khắc in năm 1881, được xác định là gần nhất với nguyên tác của Phan Huy Thực để góp phần làm rõ thêm những đóng góp của dịch giả nổi tiếng này.

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
264.69
Trả lời
Ảnh đại diện

Nội dung

Thi nhân ký gởi vào bài thơ nỗi lòng của kẻ luân lạc, không nói đến chữ oán, mà nặng về chữ nghiệp, khóc thương cho hoàn cảnh, mà không trách móc đến gì, đến ai. Người đọc thấy mình cũng như kẻ trên tiệc, nước mắt đầm đìa, thương cho thân phận con người, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh như một chiếc thuyền lao đao ngoài biển cho cuộc đời, khi vinh hoa thì vậy, khi luân lạc thì vậy, nếu dứt hết mọi trần duyên, thì không biết kiếp con người sinh ra để làm gì? Để tu chăng? Đối với một kiếp người nghệ sĩ, có lẽ để tận hưởng cái ngọt ngào đắng cay,... thì phải hơn. Nhất là một người nghệ sĩ, dạt dào tình cảm, tinh tế, nhạy cảm như Bạch Cư Dị, thương xót cho đời mà cũng thiết tha vì đời... Bài thơ có nhiều chỗ diễn tả âm nhạc rất hay, có chỗ nói đến lúc tiếng đàn ngừng mà nghe “biệt hữu sầu ám hận sinh”, Bạch Cư Dị là người thưởng thức âm nhạc thật cao diệu.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
134.69
Trả lời
Ảnh đại diện

Tiếng đàn trên sông (Tỳ bà hành)

Bạch Cư Dị, tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn Cư Sĩ, người Thiểm Tây, có bản chất thông minh từ nhỏ, năm 6 tuổi đã bắt đầu học làm thơ. Ông đã lớn lên trong một bối cảnh lịch sử triền miên khói lửa binh đao, nên ông gần gũi và thông cảm với nỗi khốn khổ, nghèo khó và cảnh cơ hàn cay đắng của tầng lớp lao động do vương triều phong kiến gây ra, cũng như ông đã đồng tình với niềm ước vọng và phẫn uất của người dân lao động. Những sự cảm thụ đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp thi ca của ông. Bạch Cư Dị đỗ tiến sĩ năm 20 tuổi, được bổ làm quan trong triều đình giữ chức Tả thập di. Ông đã sống trong một thời kỳ đen tối, lúc mà xã hội Trung Quốc đang trên con đường suy thoái, những mâu thuẫn của các phe cánh thống trị trong triều đình khó hàn gắn được. Với bản tính trung thực dám nói thẳng (dù với tinh thần tôn quân), ông đã dám phê phán gay gắt và can đảm đấu tranh cho chính nghĩa, nên ông đã làm mất lòng vua và các quan đại thần. Nhiều kẻ nịnh thần căm ghét, dèm pha, và hạch tội ông. Ông bị giáng chức làm tư mã Giang Châu (815-818), là một chức vị nhàn rỗi, không có công việc gì làm, mang một tâm sự buồn bã chán ngán thế thái nhân tình. Trong thời gian nầy ông sống trong một mái nhà tranh bên ngôi chùa, và dành nhiều thì giờ để tu tiên học đạo. Bài thơ nổi tiếng Tỳ bà hành của ông đã được sáng tác trong giai đoạn nầy, được phổ biến rộng rãi trong quần chúng bình dân và được xã hội đón tiếp thưởng thức quí trọng. Đó là bài thơ mang khía cạnh nhân sinh, xã hội, hiện thực đã được truyền tụng trong nhân gian, gắn liền với tên tuổi của nhà thơ. Trên bước đường phiêu bạt, ông đã thấy nhiều khách thập phương yêu thơ ông đã ghi chép lại những bài thơ trên bờ tường của trường làng, chùa chiền, quán trọ, quán rượu, cũng như dán trên mui thuyền và những hội quán thi phú, tập văn của các nho sinh. Ông rất vui sướng, lạc quan tin rằng thơ ông gần gũi với dân chúng và được nhiều người quí trọng và ưa thích. Bạch Cư Dị đại diện cho dòng thơ hiện thực phê phán vì khi ông đã phải sống qua một giai đoạn lịch sử đen tối của chế độ quan liêu phong kiến đồi truỵ, Bạch Cư Dị đã dùng thi ca với những lời lẽ giản dị thành thực để mạnh dạn đấu tranh và tố cáo những hành vi áp bức, những bất công trong xã hội, cũng như sự bóc lột của bọn quan lại quý tộc. Thơ của ông phản ảnh được nỗi lòng uất nghẹn và nỗi trầm luân thống khổ của dân chúng trước thế sự thời cuộc ba chìm bảy nổi..

Bạch Cư Dị chủ trương đổi mới thi ca, ông muốn thi ca phải gắn bó với đời sống, phản ảnh hiện thực xã hội, tràn đầy tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Bạch Cư Dị đã nói “Làm văn phải vì thời thế mà làm, làm thơ phải vì thực tại mà viết” (Văn chương hợp vi thời nhi trước, thi ca hợp vi sự nhi tác). Thơ Bạch Cư Dị phù hợp chủ nghĩa hiện thực theo con đường “phục cổ để cách tân”, muốn nói lên những thảm cảnh đen tối, xấu xa ngăn cản bước tiến của xã hội và đất nước. Bài Trường hận ca của ông diễn tả mối tình đẹp của Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi, nhưng cũng có những ý tưởng sâu sắc thầm kín mỉa mai.

Bài Tỳ bà hành của ông có tình tiết mạch lạc, khúc chiết và sinh động, theo lối “thuật hoài” (miêu tả), cảm ngộ, để gửi gắm tâm sự, nỗi buồn riêng tư thầm kín của tác giả như một người mang số phận hẩm hiu, để mà thông cảm xót thương như người ca nữ trong câu truyện, gặp nhiều cảnh éo le, không may mắn trên đường đời. Bài thơ ngân vang một cảm xúc ngậm ngùi, một nỗi buồn thắm thía… Ông đã nói “sự việc dẫn dắt ở ngoài, tình lý rung động bên trong, theo cảm xúc mà diễn đạt ra lời ngâm vịnh”. Đó là những lời bộc bạch chân tình, nói lên cái tâm huyết của một người trí thức muốn bày tỏ tấm lòng ưu thời mẫn thế, cũng như nỗi bi phẫn của tác giả bị chèn ép, bạc đãi trong một xã hội phong kiến đầy dẫy bất công. Bài thơ giàu chất trí tuệ, sâu sắc cảm động đã gióng lên tiếng chuông cảnh cáo một chế độ phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm, tình cảm, hạnh phúc, và quyền sống của người phụ nữ. Nhà thơ đã tìm thấy một tâm hồn đồng điệu, một tương thức tri âm qua người kỹ nữ gặp trên sông Tầm Dương. Bài thơ có những giao động của nhịp điệu, cái trữ tình của ngữ điệu, và cái xao xuyến của nhạc điệu, tạo nên một phong cách đặc biệt, thể hiện cái phong cốt và thần thái của người nghệ sĩ tài hoa, cũng như quan niệm và thái độ của tác giả về đời sống. Bạch Cư Dị trong một lá thư gửi người bạn đã nói lên những suy nghĩ sâu sắc về thi ca: “Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa” (Nguyễn Khắc Phi dịch). Bài thơ Tỳ bà hành đã tạo nên một phong cách mỹ thuật, tư duy thâm thuý bằng cách kết hợp đầy đủ các yếu tố: tình cảm, ngôn ngữ, âm thanh và ý nghĩa.

Năm Nguyên Hoà thứ 10 (815) Bạch Cư Dị bị giáng chức và đổi đi làm Tư mã Giang Châu, và ông cũng đã trút niềm tâm sự u uẩn nầy qua bài thơ:

Chu trung dạ vũ
Giang vân ám du du
Giang phong lãnh tu tu
Dạ vũ trích thuyền bối
Dạ lãng đả thuyền đầu
Thuyền trung hữu bệnh khách
Tả giáng hướng Giang Châu

Trong thuyền đêm mưa (Hải Đà dịch)
Mây đen nghịt, nước sông trôi
Gió sông lạnh ngắt bồi hồi khách thơ
Mui thuyền thánh thót hạt mưa
Bập bềnh sóng vỗ đong đưa mái thuyền
Trong khoang khách bệnh nằm yên
Chẳng may giáng chức về miền Giang Châu
Bài Tỳ bà hành được viết vào thời gian nầy (lúc Bạch Cư Dị bị giáng chức làm Tư mã Giang Châu), bài thơ gồm 616 chữ được sáng tác ngay trên thuyền. Giang Châu có núi Khuông Lư, bến Tầm Dương đều là nơi danh lam thắng cảnh. Một bữa xuống thuyền thong dong dạo chơi, trong một đêm trăng thu vằng vặc, sóng nước bập bềnh, ông nghe một tiếng đàn thánh thót văng vẳng, lúc biến hoá lâm ly, lúc dạt dào xúc động xao xuyến, lúc ngưng bặt luyến tiếc từ một chiếc thuyền lơ lửng trôi gần đó. Ông ghé thuyền, và gặp người kỹ nữ đang gảy đàn tỳ bà. Bạch Cư Dị đã cảm thấy mình đồng cảnh ngộ với người kỹ nữ lưu lạc trên bến sông đêm thanh vắng. Cô đào đã gảy cho Bạch Cư Dị nghe những khúc đàn tuyệt hảo, trầm bổng xao động người nghe.Sau đó người kỹ nữ sụt sùi thương tiếc số phận hồng nhan đa truân và đã bộc bạch thổ lộ tâm tình riêng tư của mình cho ông nghe. Cảnh và tình hoà hợp. Âm đàn và tâm trạng chan hoà cảm xúc, cảnh ngộ. Mỗi tiếng đàn ngân lên như nỗi niềm nuối tiếc xốn xang của người ca nữ hoà mình với nhịp đập bồi hồi thổn thức của con tim người thơ. Chợt có mối đồng cảm, đồng tình giữa người thơ long đong trên bước đường sự nghiệp công danh với cuộc đời trôi dạt, bị bỏ rơi quên lãng của người ca nữ đáng thương. Giữa nguồn cảm xúc lai láng tuôn tràn, Bạch Cư Dị đã tài hoa sáng tác một mạch bài Tỳ bà hành đầy những hình ảnh tâm trạng thực và sinh động, và ông ngâm bài thơ luôn cho cô nghe. Xúc động trước chân tình tha thiết của nhà thơ, người nghệ sĩ lại đưa những ngón tay mềm mại lên phím đàn để tạ ơn người viễn khách trên sông. Trăng vẫn sáng trên sao, sóng nước vẫn bập bềnh, sương khói lãng đãng che phủ khoan thuyền. Trời không lất phất những hạt mưa.. nhưng sao mưa vẫn rơi thánh thót gieo vang những âm điệu buồn vời vợi trong lòng ai?
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh
Bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh được nhiều người công nhận là bản dịch xuất sắc nhất. Bài thơ nguyên tác chữ Hán gồm 88 câu 7 chữ hay 616 chữ. Phan Huy Vịnh dịch Nôm theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), thành 22 đoạn, giữ nguyên số lượng (616) chữ. Theo tác giả Trần Thị Băng Thanh (Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội): “cho đến nay, những người yêu thích văn chương biết đến Phan Huy Vịnh là nhờ bản dịch của bài Tỳ bà hành - nguyên tác là của Bạch Cư Dị. Tỳ bà hành miêu tả tâm trạng quan Tư mã Giang Châu họ Bạch trong đêm nghe người ca nữ đã luống tuổi ở bến Tầm Dương, đánh đàn tỳ bà và kể chuyện cuộc đời chìm nổi của mình. Bản dịch gồm 22 khổ thơ song thất lục bát. Đóng góp lớn nhất của Phan Huy Vịnh là sử dụng tiếng Việt. Cũng là những từ ngữ thông thường, những thủ pháp tu từ quen thuộc, nhưng sự chọn lọc tinh tế và sắp đặt sáng tạo, đã làm cho tác phẩm có sức truyền cảm đặc biệt và đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật dịch. Từ lâu bản dịch Tỳ bà hành đã được phổ cập rộng rãi và coi là một tác phẩm văn học xuất sắc, có đời sống độc lập với nguyên tác. Nó đã chứng minh khả năng diễn đạt và nhạc tính phong phú của ngôn ngữ Việt Nam” (TTB)

Cũng theo tác giả Ngô Văn Phú: “Riêng bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, sau này là một bài rất thịnh hành để hát ca trù, được các nhà nho, các quan viên hát ả đào (kể cả thời Tây học) rất yêu thích. Năm 1986, trong một cuộc tuyển chọn những điệu hát đặc sắc của các quốc gia của UNESCO thuộc Liên hợp quốc, bài Tỳ bà hành (bản dịch), được nghệ sĩ Quách thị Hồ thể hiện bằng thể hát nói, đã được tặng giải thưởng cao. Đó cũng là sự phát triễn, kết hợp tài tình giữa bản dịch thơ (lời) và âm nhạc”.

Tỳ bà hành là một bài thơ cổ kính, súc tích, lồng vào một câu chuyện thi vị, tạo ra một âm hưởng nhạc thơ nhẹ nhàng, tha thiết làm xao động lòng người. Cái thân phận bèo bọt của người thiếu phụ đã dùng tiếng đàn để bộc lộ nỗi than oán và uất hận của mình. Bạch Cư Dị là nhà thơ đã mạnh dạn đề cập đến giá trị của người phụ nữ, cái bất công của xã hội phong kiến đối với vai trò của người phụ nữ. Những âm thanh của tiếng đàn được diễn tả rất tài hoa, những uẩn khúc thầm kín riêng tư của nỗi lòng, những ưu tư dằn vặt thăm thẳm đáy lòng như đã tuôn trào ra để hoà nhịp cùng với những âm thanh của tiếng mưa rào rạt, tiếng oanh ríu rít, tiếng nước tuôn róc rách, tiếng dao xô xát, tiếng lụa xé kêu vang.. lúc trầm lúc bổng, những giây phút ngừng lại im bật, thì lại bỗng rung lên những tiếng tơ lạnh ngắt run rẫy, lối diễn tả thật tuyệt vời. Những đợt sóng cảm xúc cứ dạt dào tuôn trào ra, tạo nên những chấn động dư ba, làm nao lòng, ủ rũ người nghe. Những tiếng rung luyến láy chuyển nhịp theo từng ngón tay mềm mại nõn nà của người thiếu nữ, như muốn níu kéo lại âm vang của một thời niên thiếu ngây thơ, như muốn thở ra những tiếng não nuột của một tâm trạng chán chường, như buồn thương nuối tiếc một dĩ vãng vàng son đã mất hút tự hôm nào. Bỗng tiếng đàn tắt lịm, hụt hẫng như tiếng khóc khô không lệ, buồn tủi tiếc thương cho một thiên đàn ước vọng đã xụp đổ tan tành. Người thơ đã dùng những ước lệ, ẩn dụ, những cái đẹp trữ tình lãng mạn của thi ảnh qua những ngôn từ chắt lọc tinh tế tạo thành những hình tượng tinh tuý khơi động cảm xúc lòng người, làm trái tim rung động bần thần, làm tâm hồn xao xuyến, man mác bâng khuâng. Đó là thanh âm rung vang của tiếng đàn tỳ bà.
Em bước xuống từ trong tranh
Cây tỳ bà nức nở
Ngón đàn em trăn trở
Vần thơ em buông lửng lơ
Bỏ lại vầng trăng quạnh hiu
Bỏ lại sau lưng khoảng không nham nhở
Em bước xuống vẫn ôm cây tỳ bà nức nở
Lang thang cuối đất cùng trời
Tiếng tỳ bà gõ cửa
Tiếng tỳ bà đòi nợ cho nàng Kiều
Kiếp đoạn trường muôn thuở
Đàn trăn trở thơ buông lửng lơ
(Hồn tỳ bà, nhạc sĩ Ngọc Khuê)
Câu chuyện trong bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã thầm nói lên một triết lý nhân sinh, cái chua xót ngậm ngùi của cảnh đời dâu bể, ba chìm bảy nổi, cảnh đoạn trường hưng phế của tạo hoá, mà con người chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi, bất lực trước cuộc đời hư ảo như bóng câu bên cửa sổ, như thoáng mây bay cuối trời. Chung cái tâm sự hận sầu ray rức được diễn đạt qua cung điệu đàn, lời ca, tiếng hát đó là bài Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du. Nguyễn Du trong một bài ca về người gãy đàn đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca), có kể rằng vào tuổi thiếu niên, ông đến kinh đô để thăm người anh, và có dịp được dự một hội nữ nhạc, trong đó có một thiếu nữ đất Long Thành, gảy đàn Nguyễn (tức là đàn Nguyệt, do Nguyễn Hàm, một trong thất hiền vườn Trúc đời Tấn sáng chế), rất điêu luyện, đã gảy những khúc đàn hay nhất trời đất (tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh) tài danh lừng lẫy, lại hát hay và ăn nói duyên dáng quyến rũ vô cùng. Sau đó Nguyễn Du trở vào Nam, mãi một thời gian sau ông phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, tạt ngang Long Thành, bạn bè mở tiệc, khoản đãi ông và có gọi đoàn nữ nhạc đến giúp vui, mà ông không quen mặt biết tên, và bất chợt gặp lại người kỹ nữ đó. Sau đây trích một đoạn trong lời tiểu dẫn của Nguyễn Du (Quách Tấn dịch): “Tiệc khởi múa hát. Kế tiếng đàn trổi lên, nghe trong trẻo khác thường không chút giống thời khúc. Lòng tôi kinh dị. Nhìn người gảy đàn, thì thấy thân gầy, thần khô, mặt đen, sắc trong như quỷ, áo quần toàn vải thô, bạc màu lại vá nhiều mảnh trắng, ngồi lầm lì ở cuối chiếu, không nói cũng không cười, hình trạng thật khó coi. Tôi không biết là ai, nhưng nghe tiếng đàn thì dường như có quen, nên động lòng trắc ẩn. Tiệc tan, hỏi thăm thì ra là người trước kia đã gặp. Than ôi! Người ấy sao đến nỗi thế nầy! Cuối ngửa bồi hồi, nghĩ đến cảnh cổ kim, lòng tôi cảm kích vô hạn. Đời người trăm năm, những cảnh vinh nhục buồn vui thật không sao lường được! Sau khi từ biệt, trên đường đi, cảm thương khôn nén, nên soạn bài ca để gởi hứng: Người đẹp đất Long Thành – Long Thành giai nhân” (Nguyễn Du)

Xin trích dịch một đoạn cuối của bài ca lúc Nguyễn Du gặp lại người ca kỹ này trong bữa tiệc do bạn bè đãi ông ở dinh Tuyên Phủ):
Trong yến tiệc các nàng đều son trẻ
Duy một người ca kỹ tóc hoa râm
Sắc thần khô gầy guộc đứng âm thầm
Chẳng điểm phấn tô son nhìn hốc hác
Ai biết nàng một thời danh tiếng nhất
Khúc đàn ngân, ta mắt lệ tuôn tràn
Lắng tai nghe mà đau đớn vô vàn
Hai mươi năm vẫn hoài thương nhớ tiếc
Hồ Gươm xưa tưng bừng đêm yến tiệc
Đời phế hưng thành quách đã thay dời
Bãi nương dâu hoá biển sóng trùng khơi
Cả cơ nghiệp Tây Sơn đều suy thoái
Làng ca múa một người còn sót lại
Đời trăm năm một nháy mắt trôi qua
Nhớ chuyện xưa mà áo thấm lệ nhoà
Từ Nam về đầu ta đầy tóc bạc
Trách chi nàng đã tàn phai nhan sắc
Kể chuyện xưa hai mắt xót thương sầu
Giáp mặt nhau mà chẳng nhận ra nhau.
(Trích Long Thành cầm giải ca của Nguyễn Du - Hải Đà phỏng dịch)
Đời Đường âm nhạc đã được phát triển rõ rệt, nhờ hấp thu nhiều giai điệu của ngoại quốc nhập vào. Ngoài những dụng cụ nhạc cũ tạo âm thanh bằng cách thổi như tiêu, sáo, kèn, còi v.v... hoặc gãy như huyền cầm, thập lục, thất huyền.. hoặc bằng cách gõ như chiêng, trống, phách, ngọc thạch, mã não. Để làm phong phú cho dàn nhạc cũ này thì có những nhạc cụ khác Tì bà, Hồ già, Giốc lật, Khương địch. Bát âm của âm nhạc thời Đường là dựa trên chất liệu của nhạc khí làm tiêu biểu như: Ti (đàn), Thạch (khánh), Kim (chuông), Trúc (sáo), Mộc (mõ gỗ), Thô (trống đất), Bào (vỏ bầu), Cách (trống da).. Ngũ âm của họ là Cung (như vua), Thương, Giốc, Chuỷ (như việc), Vũ (như vật)… Trong những loại đàn cổ xưa của Trung Quốc phải kể đến đàn sắt và đàn cầm gồm 50 dây (ngũ thập huyền).

Theo truyền thuyết, theo lệnh vua Phục Hy, Tố Nữ gẩy đàn sắt (gồm 50 dây) tế trời. Nhưng Phục Hy không bằng lòng và ngăn cấm xử dụng vì nghe tiếng đàn quá tê tái, não nuột bi ai thảm thiết. Vì thấy dân chúng vẫn lén lút xử dụng nên Phục Hy đành phải ra lệnh sửa đổi đàn sắt chỉ còn lại 25 dây. Đàn tranh của âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhiều người cho rằng xuất xứ từ cây đàn sắt của Trung Quốc nhưng chỉ gồm có 16 dây thôi (còn gọi là đàn Thập Lục), giống như 16 tiếng chim nhạn, âm nhạc Việt Nam là ngũ cung (mỗi âm giai có tên Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ, so sánh với Hò, Xự, Xàng, Xê, Cống. 15 nốt chính tạo từ 3 âm giai (mỗi 5 giai là 5 tiếng đàn Hò Xự xàng Xê Cống), cọng thêm một nốt chúa đàn, nên có tất cả là 16 dây.

Đàn tỳ bà (pipa) là loại đàn “luýt” (lute), nhạc cụ dây, thân có hình trái lê, chơi bằng cách gảy ngón tay, và gồm có 4 dây (four-stringed lute), được gảy bằng 2 ngón tay. Đời nhà Hán (206-220), đàn tỳ bà có 4 dây và 12 phím đàn. Tuyên Phủ (đời Tấn) đã viết “Đàn tỳ bà xuất hiện, được dùng nhiều vào cuối đời Tần (222-207), khi dân chúng bị triều đại phong kiến bắt đi lao động khổ sai để xây dựng Vạn Lý Trường Thành và họ đã gảy đàn tỳ bà để dùng tiếng đàn thê lương ảo não nói lên sự than oán uất nghẹn trong lòng mà họ không được quyền nói ra bằng lời”.

Cái kỹ thuật của đàn tỳ bà được diễn tả đòi hỏi khéo léo bằng những ngón tay và trình độ điêu luyện của người nghệ sĩ. Những âm thanh rung lên kéo dài tạo tiếng vang rền, hoà lẫn với các đoạn nhạc bật (pizzicato), tiếng vỗ nhịp bằng tay, thêm vào phần hoà âm rung động, với những tiếng động hoặc âm thanh chát chúa của vũ khí thêm vào âm điệu của bài thơ diễn tả những cảnh chiến trường như những trận đánh nổi tiếng trong thế kỷ thứ hai BC giữa Sở (Hạng Võ) và Hán (Lưu Bang) như bài Thập diện mai phục.

Tiếng đàn tỳ bà đó cũng thấy trong những bài thơ tả cảnh biên tái, chiến trường thê lương, diễn tả những cảm xúc hùng tráng hiên ngang của người chiến binh lên đường, cũng như những tư duy ngậm ngùi thầm kín chấp nhận cho số phận an bài trước cảnh chia ly não nùng:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Lương Châu từ - Vương Hàn)

Rượu ngon thơm ngát chén ngà
Ly chưa cạn, tiếng tỳ bà giục đi
Sa trường say, mỉa làm chi
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về
(Hải Đà phỏng dịch)
Hãn hải lan can bách trượng băng
Sầu vân thảm đạm vạn lý ngưng
Trung quân trí tửu ấm quy khách
Hồ cầm tì bà dữ Khương địch
(Trích Bạch tuyết – Sầm Tham)

Biển cát làn băng trắng vạn phương
Mây sầu muôn hướng phủ thê lương
Trại quân bày rượu nâng ly tiễn
Tiếng nhạc Hồ, Tì quyện sáo Khương
(Hải Đà phỏng dịch)
Tỳ bà cũng là một nhạc cụ được dùng trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, thuộc loại “họ dây” (chordophone). Những loại đàn cùng họ này như: đàn nguyệt, đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, đàn đáy, đàn hồ v.v..

http://www.vnst..._Dan_TyBa.html:
Tỳ bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, tỳ bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa. Người ta chế tác tỳ bà bằng gỗ ngô đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol - Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa. Ở Việt Nam đàn tỳ bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc, Thi nhạc của cung đình, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Mặc dù đàn tỳ bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hoá và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.


Hải Đà
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
84.25
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lam Nguyên

Lá thu động bông lau xào xạc
Đêm tiễn người hiu hắt Tầm Dương.
Thuyền neo bến, ngựa dừng cương
Rượu mời muốn uống sáo đàn vắng tanh.
Cùng nâng chén rồi đành ly biệt,
Sông nước in bóng nguyệt u sầu.
Tỳ bà chợt vẳng đêm thâu,
Chủ quên trở gót, khách đâu muốn về.
Theo tiếng nhạc hỏi kìa ai đó?
Đàn vụt im muốn tỏ còn e.
Cập thuyền đến hỏi mọi bề,
Đèn khêu rượu chuốc đề huề tiệc vui.
Cạn lời mời gót hài lưỡng lự,
Đàn nâng cao che nửa mặt hoa.
So dây vặn trục thử qua,
Chưa thành khúc điệu thiết tha tâm tình.
Lựa cung bậc âm thanh diễn tả,
Nỗi bất bình lã chã nhặt thưa.
Lặng thinh cúi mặt đón đưa,
Đắn đo nắn nót đường tơ gợi sầu.
Tiếng dìu dặt cung cao cung thấp,
Dứt Nghê Thường tiếp gấp Lục Yêu.
Đại huyền tựa tiếng mưa rào,
Tiểu huyền như tiếng thì thào mông lung.
Khi thánh thót rơi trong dạ yến,
Lúc dập dồn dường quyện không gian.
Giữa hoa oanh hót rộn ràng,
Bên ghềnh suối vắng nước mang mang buồn!
Tiếng đàn vọng suối nguồn lạnh ngắt,
Nước ngừng trôi u uất lời than.
Lắng nghe lòng những bàng hoàng,
Phút giây yên lặng lại càng tuyệt hay.
Tựa nguồn đổ bình bay lọ vỡ,
Tựa gươm va pháo nổ chiến trường.
Thôi dài dứt cuối một chương,
Bốn dây âm hưởng tựa đương xé là.
Đông Tây ngạn thuyền đà yên lặng.
Giữa dòng sông nguyệt rạng trời thu.
Trầm ngâm ngón tựa đường tơ,
Dung y chỉnh đốn bước ra ngỏ lời.
Rằng thơ ấu sống nơi thành thị,
Lăng Hà Mô vốn dĩ quê nhà,
Rành đàn từ thuở mười ba,
Giáo phường đệ nhất tiếng đà dội vang.
Thiện Tài phục tay đàn độ ấy,
Thu Nương ghen lúc thấy điểm trang.
Tranh đua lớp trẻ Ngũ Lăng,
Khăn điều tặng thưởng khi ngưng mỗi bài.
Lược theo nhịp chiếc rơi chiếc gãy,
Vết rượu hoen đầy dẫy quần là.
Cuộc vui suốt những năm qua,
Xuân thu trăng gió la cà ăn chơi.
Dì quá vãng em nơi biên thú,
Sắc phai theo tháng cũ năm tàn.
Ngựa xe vắng vẻ trước sân,
Về già chọn một thương nhân bạn đường.
Người ham lợi tháng trường đi biệt,
Buôn bán trà ở miệt Phù Lương.
Thuyền nan sóng nước bẽ bàng,
Dòng sông lạnh lẽo trăng vàng ngẩn ngơ!
Đêm qua mộng chuyện xưa ngày cũ,
Lệ đầm đìa mặt ủ mày chau.
Tiếng tỳ giục khách nao nao,
Giờ nghe nàng kể dạt dào thương tâm.
Cùng cảnh ngộ, cảm thân lưu lạc,
Lọ phải là quen trước hay sao?
Đế kinh từ biệt năm nào,
Tầm Dương đất trích yếu đau tháng ngày.
Ca hát vắng cõi ngoài hoang dã,
Tiếng trúc tơ im đã một năm.
Bồn Trì bến thấp kề gần,
Lau già trúc cỗi mấy tầng bao quanh.
Sớm chiều những âm thanh gì nhỉ?
Chỉ chuốc sầu vượn nỉ non than.
Xuân thu hoa nguyệt quen dần,
Một mình say tít đâu cần thế nhân.
Chẳng nghe cả trùng than, sáo trổi,
Tiếng chim ca gió thổi ngàn cây.
Tỳ bà chợt vẳng đêm nay,
Nghe như tiên nhạc khoan thai rõ ràng.
Xin tiếp nối cung đàn dang dở,
Tỳ bà hành tác tự vì ai?
Một hồi đứng lặng câm lời,
Lại ngồi nắn nót chơi vơi tiếng đàn.
Giờ khác trước, cung than dây oán,
Khiến người nghe tâm trạng ngẩn ngơ.
Khóc nhiều hơn cả bấy giờ,
Giang Châu Tư Mã đậm tà áo xanh!

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
64.83
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Đêm đưa khách bến Tầm Dương,
Gió thu sàn sạt lá vàng bông lau.
Người xuống ngựa, khách đón chào,
Rượu kèo mời uống, có đâu sáo đàn.
Chén suông ngán nỗi hợp tan,
Trăng sông man mác, chứa chan nỗi lòng.
Tiếng tì chợt vẳng trên sông,
Chủ quên trở lại, khách không vội về.
Lần tìm sẽ hỏi ai kia,
Tiếng đàn nín bặt, người e ngỏ lời.
Ghé thuyền đến cạnh chào mời,
Khêu đèn thêm rượu, lại bày tiệc hoa.
Nằn nì mời mãi mới ra,
Ôm đàn che nửa, mặt hoa thẫn thờ.
Ướm dây vặn trục dạo qua,
Chưa thành khúc điệu, thiết tha hữu tình.
Đắn đo, nắn nót, rõ rành
Dường như tố cáo bình sinh nỗi buồn.
Dang tay cúi mặt gảy luôn,
Xiết bao tâm sự như tuôn mạch sầu.
Tiếng đàn đi tựa thấp cao,
Nghê Thường vừa dứt, lại vào Lục yêu.
Dây to sầm sập mưa dào,
Nỉ non dây nhỏ, thì thào nỗi tây.
Nhặt thưa réo rắt mấy dây,
Hạt châu to nhỏ rơi đầy trên mâm.
Trong hoa ríu rít oanh ngâm,
Cuối ghềnh nước suối réo ngầm bãi khơi.
Tiếng đàn, suối lạnh không trôi,
Không trôi ngập ngừng, tạm thôi nhịp nhàng.
Lắng nghe sầu oán ngổn ngang,
Bấy giờ lặng lẽ, lại càng hay hơn.
Nước tuôn bình bạc vỡ tan,
Giáo gươm thiết kỵ tiếng ran rợn người.
Khúc xong gảy một tiếng dài,
Bốn dây một tiếng như ai xé là.
Đông tây thuyền lặng như tờ,
Giữa sông bóng sáng thẫn thờ gương nga.
Trên dây cày móng ngẩn ngơ,
Dung y chỉnh đốn, đứng xa phân trình.
Kể rằng xưa ở kinh thành,
Hà Mô lăng ấy gần quanh là nhà.
Học đàn từ thửa mười ba,
Giáo phường đệ nhất, tiếng đà đồn xa.
Thiện tài phục ngón tỳ bà,
Thu nương tấm tức, khi đà giồi trau.
Ngũ lăng tuổi trẻ đua nhau,
Đàn xong một khúc biết bao khăn điều.
Lược trăm gõ nhịp gãy nhiều,
Chén mời, giọt rượu quần điều ố hoen.
Năm qua năm lại bao phen,
Xuân thu trăng gió đã quen vui vầy.
Nỗi buồn dì chết em đày,
Sớm chiều thấm thoắt, mặt mày kém xuân.
Ngựa xe lẻ tẻ trước sân,
Về già lấy một thương nhân bạn bè.
Trọng tài lợi, nhẹ biệt ly,
Phu lương tháng trước chồng đi buôn chè.
Một mình nấp bóng chiếc ghe,
Quanh thuyền nước lạnh trăng kề vẩn vơ.
Đêm qua mộng thấy chuyện xưa,
Lệ rơi tầm tã, mắt mờ đỏ hoen.
Tiếng tì đã gợi nỗi phiền,
Lại nghe mụ nói, chẳng yên nỗi lòng.
Cùng nhau góc bể long đong,
Gặp nhau lọ phải đã cùng quen nhau
Đế kinh từ biệt bấy lâu,
Tầm Dương bị chích lại đau bấy chầy.
Có đâu âm nhạc chốn này,
Suốt năm tơ trúc chẳng ngày nào nghe.
Bến Bồn đất thấp ở kề,
Lau vàng trúc cỗi bao vi bốn bề.
Sớm chiều nghe tiếng vật gì,
Cuốc kêu vượn hú, ùa bi đêm ngày.
Xuân thu hoa nguyệt khoả khuây,
Thường thường chuốc chén lại say một mình.
Ca rừng sáo nội đã đành,
Liu lo ríu rít nào mình có hay.
Tì bà giọng ấy đêm nay,
Nghe như tiên nhạc bên tai rach ròi.
Gảy thêm khúc nữa hãy ngồi,
Tì bà hành sẽ vì ai đặt thành.
Cảm lời, đứng lúc lặng thinh,
Lại ngồi lựa ngón, lanh lanh gảy bài.
Véo von khác trước một hồi,
Những người ngồi đó lệ rơi ngắn dài.
Khóc nhiều hơn cả là ai,
Giang Châu tư mã đẫm mùi áo xanh.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
24.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Nhất Lang @www.hoasontrang.us

Tầm Dương bến đêm khuya tiễn khách
Lá phong bay, hiu hắt bờ lau
Xuống yên, thuyền khách đón chào
Chén hoa mong cạn, tìm đâu sáo đàn.
Say ngán nỗi hợp tan chia cách
Trăng soi dòng man mác, mênh mông
Tỳ Bà tiếng vẳng trên sông
Chủ vui vẻ lại, khách không nỡ rời.
Lần theo tiếng, hỏi ai đàn đó
Bặt dây tơ, chẳng ngỏ lời qua
Ghé thuyền hỏi chuyện lân la
Đèn khêu, rượu rót tiệc hoa lại bầy.
Mời mấy lượt, đàn tay ôm đến
Khuôn mặt nàng tơ phím nửa che
Lên dây, đàn dạo thoảng nghe
Chưa thành khúc điệu, có bề thiết tha.
Những ngao ngán cùng là buồn bực
Như than niềm uẩn ức từ lâu
Khúc buồn tay gẩy, mày chau
Nỗi lòng u ẩn trước sau giãi bầy.
Nắn nhẹ gẩy, đường dây buông bắt
Trước Nghê Thường, bỗng thoắt Lục Yêu
Dây to như đổ mưa rào
Véo von dây nhỏ thì thào niềm tây.
Cung cao thấp, lựa dây nhấn phím
Mâm ngọc đâu như tiếng châu rơi
Dưới hoa oanh ríu rít cười
Rì rào suối chẩy về xuôi cuối bờ.
Đàn ngừng, đứt dây tơ suối lạnh
Ngưng cung đàn, im hẳn tiếng ngân
U tình, nỗi hận chan chan
Bây giờ lặng ngắt lại càng hay hơn.
Như bình bạc vỡ tuôn nước chẩy
Quân kỵ xông, tiếng gẫy thương đao
Phím đàn dứt khúc thanh tao
Tiếng ngân xé lụa phổ vào bốn dây.
Thuyền thấp thoáng đông tây yên lặng
Vầng trăng thu chiếu sáng trên sông
Ngậm ngùi đàn phím xếp xong
Áo xiêm chỉnh đốn những mong tỏ lời.
"Ngày xưa vốn là người kinh khuyết
Nhà bên cồn ở miệt Hà Mô
Tỳ Bà học tuổi còn thơ
Giáo phường đệ nhất bấy giờ có tên.
Thiện tài cũng nhiều phen thán phục
Ả Thu Nương ghen tức điểm trang
Ganh đua chàng trẻ Ngũ Lăng
Biết bao gấm lụa, tiếng đàn đuổi đeo.
Thoa vàng, lược gẫy theo nhịp gõ
Quần lụa hồng rượu ố giọt rơi
Bao năm đàn hát, vui cười
Xuân thu trăng gió qua trôi đã nhiều.
Em lính thú, lo điều dì thác
Tháng ngày qua nhan sắc tàn phai
Trước sân xe, ngựa đâu ai?
Đến khi luống tuổi duyên hài khách thương.
Khách tham lợi, nhẹ đường ly biệt
Đi buôn trà mải miết Phù Lương
Bên sông đậu chiếc thuyền suông
Dưới bầu trăng dãi, nước tuôn lạnh lùng.
Canh khuya chợt nhớ nhung thời trẻ
Phai phấn son, dòng lệ mơ tràn"
Đã buồn vì nỗi nghe đàn
Lại rầu thêm nỗi thở than đôi lời.
"Cũng là kẻ chân trời tang hải
Gặp gỡ nhau lọ phải từng quen
Đế kinh từ giã mấy niên
Giáng ra, nằm bệnh ở miền Tầm Dương.
Chốn hẻo lánh chẳng thường tiếng nhạc
Suốt năm không nghe được trúc tơ
Sông Bồn gần bãi cát nhơ
Trúc gầy, lau úa phất phơ quanh nhà.
Sáng lại tối tiếng đà như hú
Vượn khóc than, cuốc rũ kêu sầu
Xuân hoa nở, đêm trăng thâu
Riêng mình nâng chén, ai đâu bạn cùng.
Há chẳng có sáo đồng, ca núi
Tiếng khó nghe, giọng nói líu lo
Tỳ Bà nàng lướt trên tơ
Nghe như tiên nhạc, thẫn thờ lòng ai!
Gượm ngồi lại, đàn vài ba khúc
Ta vì nàng sáng tác bài ca"
Ngập ngừng, nàng cảm lời ta
Lựa dây, nắn phím tay ngà gẩy mau.
Sao ai oán, giống đâu khúc trước?
Khách tiệc hoa lệ rớt từng hàng
Ai người nước mắt chứa chan?
Giang Châu Tư Mã lệ tràn áo xanh.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
24.50
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu

Tầm Dương tiễn khách lúc canh tàn
Xào xạc lau thu động lá vàng.
Khách xuống thuyền rồi người xuống ngựa
Chén đưa không sáo cũng không đàn.
Từ biệt cùng say, chẳng cuộc vui
Trăng dầm sông nước lững lờ trôi
Chợt nghe văng vẳng tỳ bà vọng
Chủ khách bâng khuâng chẳng muốn rời.
Đến nơi sẽ hỏi: "ai đàn tá?"
Ngừng bặt muốn thưa, ngại chẳng ra.
Thuyền đến gần bên xin gặp mặt
Giong đèn thêm rượu tiệc vui mà.
Hết lời mời mọc thuận tình ra
Ôm chiếc tỳ bà khuất mặt hoa
Vặn trục dạo dây đôi ba tiếng
Dẫu chưa thành điệu, ý tình xa.
Dây ngân ấm ức bấy nhiêu tình
Dường kể cho vơi nỗi bất bình
Khẻ nhíu đôi mày tay gãy nhẹ
Nỗi niềm tâm sự cả đời mình.
Nắn nhẹ bắt khoan rồi lại dạo
Lục Yêu nối tiếp khúc Nghê thường
Dây to rào rạt mưa sầm sập
Dây nhỏ tỉ tê nỗi khổ riêng.
Rào rạt tỉ tê xen lẫn nhịp
Như bao châu ngọc đỗ mâm vàng
Dưới hoa oanh líu lo trơn giọng
Nhịp suối ngập ngừng thác nước tuôn
Dây đàn ngưng bặt suối ngừng reo
Cả một trời thu vắng lặng theo
Thầm kín hiện ra niềm hận tủi
Lặng nghe tình tứ hơn đàn nhiều.
Bỗng như bình vỡ, nước rơi tung
Đao kiếm gầm gừ, thiết kỵ xung.
Ngưng khóc, mặt đàn tay phất mạnh
Bốn dây xé lụa tiếng tưng bừng.
Thuyền mảng đông tây lặng gió đùa
Trăng thu trắng xóa nước sông đưa
Gài que gẫy giữa dây cầm sắt
Xốc áo dịu dàng đứng dậy thưa:
"Em vốn là người chốn đế đô
"Nhà xa làng tận ở Hà Mô
"Mười ba tuổi học tỳ bà thạo
"Hạng nhất trong bao đám hát trò.
"Thiện tài phải phục tiếng đàn em
"Trang điểm Thu nương lại ghét ghen
"Bao lụa đào trao không đếm xuể
"Ngủ Lăng bọn trẻ kháo nhau khen.
"Lược bạc, hoa vàng gãy nhịp xong
"Rượu rơi hoen ố đốm quần hồng
"Gió xuân trăng tỏ thờ ơ ngắm
"Năm lại sang năm cuộc lạc hoan.
"Mất dì, em lại phải tòng quân
"Sớm lại chiều qua kém mỹ quan
"Trước cửa lặng tanh xe ngựa vắng
"Về già gá nghĩa với người buôn.
"Lái buôn tham lợi biệt ly thường
"Tháng trước buôn trà tận phủ Lương
"Từ đấy một mình trên thuyền vắng
"Trăng dọi quanh thuyền, nước lạnh băng.
"Đêm sâu mơ lại tuổi xuân xưa
"Mơ mộng ngổn ngang rớt lệ thừa"...
Nghe tiếng tỳ bà ta cảm động
Lại nghe câu chuyện mắt đầy mưa.
Chân trời lưu lạc khách tha hương
Biết trước hay không, gặp chuyện thường
Năm ngoái giả từ Kinh tráng lệ
Giáng quan nằm ốm ở Tầm Dương.
Tầm Dương hẻo lánh đâu âm nhạc
Năm tháng không nghe tiếng sáo đàn
Nhà lại gần sông Bồn ẩm ướt
Quanh nhà lau trúc gió mênh mang.
Sớm tối ở đây thấy được gì ?
Quyên kêu khắc khoải vượn sầu bi
Cảnh sông, hoa sớm, trăng thu tỏ
Ta rót chén về nốc chen đi.
Há phải sáo đồng câu hát núi
Líu lo đến nổi khó nghe thêm
Đêm nay nàng gãy tỳ bà khúc
Khoan khoái dường như bản nhạc tiên.
Vui lòng ngồi lại đàn thêm nữa
Ta sẽ vì nàng chuyển khúc hành
Cả nể bồi hồi nàng đứng lựa
Rồi ngồi nắn nót nhộn âm thanh.
Rầu rầu khác hẳn tiếng đàn qua
Cả tiệc đều bưng mặt khóc òa.
Trong đó khóc nhiều hơn hết thảy:
Tư mã áo xanh đẫm lệ nhoà.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
34.67
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn @www.hoasontrang.us

Tiễn người đêm bến Tầm Dương
Lau, phong xào xạc, thu vương dịu hiền
Chủ xuống ngựa, khách lên thuyền
Không đàn chẳng sáo chén buồn vân vê
Say nào vui lúc phân ly
Trăng chìm đáy nước, sông chia đôi tình
Chợt nghe tiếng nhạc lênh đênh
Khách ngơ, chủ ngẩn chẳng đành bước đi
Rằng sao âm quá não nề ?
Đàn ngưng ngỡ đáp, nào dè kín môi
Ghé thuyền gạn hỏi đôi lời
Chong đèn, rượu tiếp, tiệc vui đậm đà
Cạn lời nàng mới bước ra
Nửa phần má phấn tì bà khuất che
Chỉnh đàn tay ngọc vân vê
Dạo qua vài tiếng đã nghe tài tình
Đàn rung nghèn nghẹn, bồng bềnh
Xót xa như tả nỗi mình đắng cay
Tay đàn, cúi nhẹ, chau mày
Âm nghe kể lể dãi bày tâm tư
Bắt khoan, nắn nhẹ, dạo, vê
Hết Nghê Thường lại tiếp về Lục Yêu
Dây to rào rạt mưa gào
Dây con ngỡ tiếng lời nào oán than
Tiếng trầm tiếng bổng tràn lan
Tựa trên mâm ngọc rớt ngàn hạt châu
Lời oanh trơn giọng nhuốm sầu
Ngập ngừng tiếng suối, thác sâu nước gầm
Suối đông lạnh, đàn lặng câm
Nét sầu phảng phất, vẻ trầm bi ai
Bâng khuâng lòng khách ngậm ngùi
Bỗng âm oà vỡ tả tơi ngọc bình
Vó câu dồn dập đao binh
Giữa đàn tay ngọc thình lình phất lên
Âm như xé lụa giữa đêm
Đông, tây tĩnh lặng... khắp thuyền ngẩn ngơ
Trên sông trăng bạc dật dờ
Nhẹ cài que gẩy vào khe dây đàn
Đứng lên khép nép dịu dàng
Nguồn cơn nàng kể rõ ràng đầu đuôi:
"Chốn thành đô thiếp ra đời
"Chính quê xưa vốn là người Hà-Mô
"Thạo tỳ bà thuở mười ba
"Nhất danh đào hát chẳng là thua ai
"Ngón đàn át cả Thiện tài
"Thu còn ghen nét trang đài thắm xinh
"Ngũ Lăng tài tử nặng tình
"Lụa đào trao tặng quanh mình biết bao
"Hoa vàng, vành lược cài đầu
"Gẫy theo nhịp gõ, rượu mầu vương y
"Vui triền miên tuổi xuân thì
"Thu trong, xuân mát qua đi chẳng cần
"Bỗng người em phải tòng quân
"Người dì vắn số, muôn phần xót xa
"Xuân tàn, sớm lại, chiều qua
"Ngựa xe thưa thớt, cửa nhà vắng tanh
"Về chiều kết nghĩa tơ mành
"Chồng người buôn bán, nhẹ tình biệt ly
"Phù Lương tháng trước chàng đi
"Thuyền không lẻ bóng sầu bi não nùng
"Nhìn trăng lạnh lẽo trên sông
"Tơ vương lại thuở má hồng xa xưa
"Xót thương thân phận đong đưa
"Nhạt nhòa má phấn hoen mờ lệ sa"
Đã buồn theo tiếng tỳ bà
Càng thêm se sắt nghe qua chuyện nàng
Cùng thân lưu lạc trên đường
Chả cần quen biết cũng vương nặng tình
"Tròn năm ta đã rời kinh
"Tủi buồn nằm bệnh nơi thành Tầm Dương
"Chốn này hẻo lánh nhiễu nhương
"Quanh năm đàn nhạc chả thường được nghe
"Cạnh sông Bồn ẩm, trũng kia
"Trúc gầy, lau úm còn gì nữa đâu
"Sớm khuya nghe mãi thêm rầu
"Quyên kêu, vượn hú nỗi sầu khó vơi
"Sông xuân, hoa sớm, trăng ngời
"Một thân quạnh quẽ đầy vơi chén nồng
"Giá đừng hát núi, sáo đồng
"Líu lo thì hẳn bớt không bực mình
"Đêm nay nghe khúc nhạc tình
"Tưởng như từ chốn thiên đình vọng ra
"Xin nàng hãy niệm tình ta
"Đàn thêm khúc nữa gọi là tri âm
"Bài Tỳ Bà tạ tình thâm"
Cảm lời nàng đứng lặng câm tần ngần
Trầm ngâm tay vuốt dây đàn
Âm nghe ray rứt chứa chan giọt sầu
Khách nghe mắt lệ rầu rầu
Áo xanh Tư Mã Giang Châu ướt dầm.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Lại thêm một tư liệu về người dịch “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị

Gần đây do một sự tình cờ chúng tôi phát hiện được một bài viết có nhan đề Tỳ bà hành bạt chép chung trong cuốn Nam phong giải trào ở Thư viện Quốc gia (R1674). Bài dài khoảng 450 chữ. Sau lời bạt là nguyên văn chữ Hán bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và lời dịch ra quốc âm. Đáng chú ý là bài viết có ghi cụ thể dòng lạc khoản “Minh Mệnh thập nhị niên ngô nguyệt trung hoán. (Hà ái) Nhâm Ngọ Hội nguyên Tiến sĩ Hình bộ Thị lang sung biện Nội các sự vụ Phương Trạch Hà Tốn Phủ cẩn bạt”. Hà Tốn Phủ chính là Hà Tông Quyền bạn đồng liêu với dịch giả bài Tỳ bà hành mà ở đoạn đầu lời bạt ông đã giới thiệu dịch giả là “Cựu Bộ trưởng Xuân Khanh” (Tên hiệu Phan Huy Thực).

Hà Tông Quyền (1789-1893) quê huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, đỗ Hội nguyên năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), lúc nhỏ đi học nổi tiếng thông minh, làm quan đến chức Lại bộ Tham tri, Sung đại thần Viện cơ luật, khi mất được truy tặng Thượng thư bộ Lại. Ông là một nhà khoa bảng nổi tiếng văn chương, được các sĩ phu đương thời ca ngợi. Ngoài thơ chữ Hán ông còn để lại 30 bài vịnh Kiều bằng chữ Nôm hưởng ứng cuộc thi vịnh Kiều do Minh Mệnh đề xướng năm 1830. Ông được Minh Mệnh tin dùng và thường xuyên được vào bái kiến nhà vua.

Trong lời bạt ông ca ngợi và đánh giá cao bài dịch Tỳ bà hành của họ Phan, đồng thời ông cũng nêu lên quan điểm về dịch thuật của mình là không nên quá chú trọng về mặt kỹ xảo mà làm sai lạc nội dung của nguyên tác. Qua lời bạt chúng ta còn được biết thêm về thời điểm ra đời của bản dịch (trước năm 1831).

Thực ra từ trước tới nay đã có nhiều người đề cập đến dịch giả bài Tỳ bà hành nổi tiếng của Bạch Cư Dị. Ngay từ năm 1926, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cũng đã thông báo trên tạp chí Nam Phong dịch giả Tỳ bà hành là Phan Huy Thực. Tiếp đó Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Ly, Trương Linh Tử và sau này Phạm Văn Diêu, Tạ Ngọc Diễn, Hoàng Thị Ngọ cũng khẳng định như vậy. Khi viết về dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn, GS. Phan Huy Lê cho biết gia phả họ Phan ở Thạch Châu và Sài Sơn đều chép thống nhất người dịch Tỳ bà hành là Phan Huy Thực. Chúng tôi cũng đã được đọc cuốn Phan tộc công phả hiện đang lưu giữ ở Thư viện Quốc gia (A2963) do Phan Huy Dũng - cháu nội Phan Huy Thực biên tập, trong đó có ghi tóm tắt tiểu sử 6 người con của Phan Huy ích. Trong đoạn nói về Phan Huy Thực, gia phả có ghi rõ các trước tác của ông như: Hoa thiều tạp vịnh, Tỳ bà hành diễn âm khúc, Nhân ảnh vấn đáp... Riêng đối với Phan Huy Vịnh thì gia phả không hề nói đến việc ông dịch Tỳ bà hành.

Như vậy gia phả họ Phan Huy là nguồn tư liệu duy nhất đáng tin cậy để xác định người dịch Tỳ bà hành và đồng thời cũng để đính chính những ngộ nhận lâu nay được gán ghép cho Phan Huy Vịnh. Sở dĩ có sự nhầm lẫn kéo dài có lẽ là do nguồn tư liệu của Trần Trung Viên trong cuốn Văn đàn bảo giám (soạn năm 1926) và nhất là cuốn Thi văn hợp tuyển dùng trong các trường trung học trước năm 1945 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học sinh lúc bấy giờ. Hai cuốn sách này gần đây đã được in lại vài ba lần nhưng vẫn không được đính chính, ngay cả bộ Từ điển văn học 2 tập in năm 1983-1984 cũng ghi Phan Huy Vịnh là người dịch Tỳ bà hành và Phan Huy Thực không có tên trong bộ Từ điển này (Cuốn Từ điển văn học bộ mới in năm 2004 đã có đính chính và bổ sung). Vì đã thành thói quen nên những cuốn sách mới gần đây như Thơ Đường trong nhà trường dùng cho học sinh Trung học, sinh viên và người yêu thích thơ Đường hoặc cuốn Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành của Hồ Sỹ Hiệp tập hợp những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu và cuốn Thơ Bạch Cư Dị của NXB Hội Nhà văn vừa mới in xong trong quí IV-2006, vẫn để tên người dịch là Phan Huy Vịnh.

Để góp thêm một minh chứng cho vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn lời bạt của Hà Tông Quyền cho bài dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực.

*

Lời bạt cho bài dịch Tỳ bà hành

Tỳ bà hành là tác phẩm của Bạch Lạc Thiên, các sĩ phu nước ta rất hâm mộ và đã diễn ra quốc âm, nhưng vì lời văn dài mà ngôn ngữ lại có phần mới nên đôi khi vẫn gặp những chỗ khó dịch và người dịch thường giữ lấy ý chính mà lại bỏ qua nhiều chi tiết trong nguyên bản. Khi dịch một bài văn nếu chỉ chú ý về mặt kỹ xảo (cầu công) mà không bám sát nội dung của nguyên tác thì có khác gì “gãi không đúng chỗ ngứa” và thử hỏi như vậy đã phải là người hiểu được thi sĩ họ Bạch chưa?

Khi tôi tiếp xúc với bài diễn âm của cựu Bộ trưởng Xuân Khanh họ Phan, tiên sinh bảo: Đó là bài tôi dịch ra đấy. Khi xem tôi thấy lời dịch bám sát nội dung, từng chữ từng câu răm rắp không sai mà âm vận thì lại vừa khoan thai vừa hùng tráng. Tôi đã ngâm nga, đọc đi đọc lại nhiều lần và rất lấy làm tâm đắc tưởng như đang được tiếp xúc với thi nhân cự phách đời Đường - người đang bị biếm trích ở đất Giang Châu trước cảnh thê lương của hơi thu và lau lách đìu hiu để tạo nên một thiên tuyệt bút, như đang được chứng kiến cảnh:

Bình bạc vỡ tuôn đầy mặt nước
Ngựa sắt dong sàn sạt tiếng đao (1)
Tiên sinh đã diễn ra quốc âm trong lúc chưa gặp vận còn đang phải ẩn náu nơi sơn dã, chẳng khác cảnh sông Bồn và đã mượn chén rượu của người khác để giải nỗi sầu riêng, nếu không phải là người có thiên tư và chịu ảnh hưởng truyền thống học vấn của gia đình thì làm sao mà có được? Tiên sinh vốn sở trường về văn chương, thanh luật, nên âm vận trong câu dịch hài hoà toát lên cảnh phong lưu tao nhã, xứng đáng cùng với Lạc Thiên là những bậc hào hoa một thủa. Có những chỗ Lạc Thiên chưa diễn đạt hết thì tiên sinh lại dùng thanh âm mà giãi bày một cách tường tận.

Tôi thô vụng và quê mùa, không biết được nhiều, nhưng bề trên đã bảo, tôi không dám từ nan, bèn mạo muội viết ra lời bạt này và nếu như tác phẩm của tiên sinh nổi tiếng thì tôi cũng được thơm lây và cũng coi như được dự buổi tiễn đưa trong đêm trăng trên bến Tầm Dương để được cùng chia sẻ nỗi niềm u hoài của kẻ cô thần khoáng phụ, như thế còn gì sung sướng cho hơn, chắc tiên sinh cũng không cười tôi là kẻ ngông cuồng và Bạch Lạc Thiên cũng sẽ thông cảm cho tôi.

Trung tuần tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 12 (Hà ái) Nhâm Ngọ Hội nguyên Tiến sĩ Hình bộ Thị lang sung biện Nội các sự vụ Phương Trạch Hà Tốn Phủ cẩn bạt.

*

Qua lời bạt ta thấy Hà Tông Quyền đánh giá rất cao bài dịch của Phan Huy Thực. Trước Phan Huy Thực cũng đã có người dịch Tỳ bà hành. Trên tạp chí Văn học số 4/1975, Trần Thị Băng Thanh cho biết đã tìm được một bản dịch chép trong cuốn Thạch Động tiên sinh thi tập. Sau Phan Huy Thực, Phan Văn Ái cũng dịch Tỳ bà hành thành hai bài: một bài theo thể thất ngôn trường thiên, một bài theo thể thất ngôn bát cú. Trên tạp chí Nam Phong thỉnh thoảng cũng có sưu tầm được một vài bài dịch không đề tên người dịch. Tuy nhiên những bài xuất hiện trước và sau bản dịch của Phan Huy Thực đều không có mấy tiếng vang và đã nhanh chóng bị quên lãng. Tỳ bà hành được phổ biến rộng rãi và xem như một di sản văn học quí giá của Việt Nam chủ yếu là thông qua bản dịch của Phan Huy Thực. Nghệ thuật hát ca trù tồn tại đã lâu đời và từ khi có bài dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực thì nó đã lan nhanh và đã trở thành một điệu hát trữ tình, giàu chất thơ, nhạc điệu, làm phong phú và bổ sung thêm cho hàng chục làn điệu ca trù khác trong các ca quán thời xưa. Những người mê ca trù trước đây thường thuê thuyền đón ả đào hát Tỳ bà hành trong những đêm trăng huyền ảo để thưởng thức và làm sống lại nguồn cảm xúc của nhà thơ với người ca nữ trên bến nước Tầm Dương.

Tỳ bà hành không những là nguồn cảm hứng cho những nhà Nho tài tử và các bậc tao nhân mặc khách trước đây như Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh… mà cả những thi nhân hiện đại cũng mượn trăng nước Tầm Dương đưa vào tác phẩm của mình. Nhà thơ tình Xuân Diệu thì “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người” hoặc “Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi”, Vũ Hoàng Chương cũng than “Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu”, nữ sĩ Ngân Giang thì “Bến Tầm Dương trăng nước một con thuyền, ngán tình ca nữ” và nhà thơ chân quê Nguyễn Bính thì dành Cây đàn tỳ bà cho một chuyện thơ dài.

Bài dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực là một kiệt tác đã có những câu thần bút làm say đắm bao thế hệ các nhà thơ. Xuân Diệu cũng đã phải thốt lên: “Ai đã đọc bản dịch Tỳ bà hành quên những đoạn nào thì quên, thậm chí nếu quên cả bài, thì bốn câu mở đầu cũng không quên được”.

Bốn câu mở đầu đó là:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti
Nguyễn Hiến Lê cũng có nhận xét như sau khi ông so sánh mấy câu trên đây với câu thơ của Bạch Cư Dị:
Mới đầu chúng ta thấy có cái gì khác nhau, mặc dù cũng bảy chữ và bản dịch rất sát nguyên bản: “Tầm Dương giang đầu dạ tống khách” không buồn, không vắng vẻ, không mông lung bằng “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách”. Tôi có cảm tưởng như vậy, có lẽ do chữ “dạ” dịch ra là “canh khuya”. “Dạ” (đêm) không gợi ý nhiều bằng “canh khuya”. Tài năng của họ Phan, tinh thần của tiếng Việt ở chỗ đó.

Đọc câu thơ thứ hai: “Phong diệp địch hoa thu sắt sắt” và câu dịch “Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” thì câu của họ Phan làm tôi rung động hơn nhiều nhờ những chữ “lau lách đìu hiu”, cả chữ “quạnh”, chữ “hơi” nữa, vì tôi thấy “lau lách” buồn hơn “địch hoa”; “hơi thu, đìu hiu” gợi cảm hơn là “thu sắt sắt”.

Bài dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực là một tác phẩm toàn bích, và có lẽ cũng vì thế mà Tản Đà tài hoa cũng không dịch lại bài này và nhà thơ đã chọn một bài trường thiên nổi tiếng khác của Bạch Cư Dị là bài Trường hận ca và ông cũng đã thành công.


(1) Lấy hai câu dịch của Phan Huy Thực để diễn đạt ý “ngân bình thiết kỵ”.

Thế Anh - Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài.
34.67
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Dị bản

Xin cảm ơn tiên sinh đã xem xét.

Về 2 câu đầu, tại hạ cũng tìm thấy có các dị bản và đính chính cho phù hợp. Tuy nhiên ở câu thứ 3, tại hạ không tìm được nguồn nào đủ tin cậy chép bằng chữ "tiệm", nếu tiên sinh có xin chỉ giúp, tại hạ sẽ đính chính.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 5 trang (41 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối