15.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Trung Đường
16 bài trả lời: 11 bản dịch, 5 thảo luận
1 người thích

Đăng bởi Vanachi vào 06/06/2005 19:56, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 19/02/2006 06:45

秋蟲

切切暗窗下,
喓喓深草裏。
秋天思婦心,
雨夜愁人耳。

 

Thu trùng

Thiết thiết ám song hạ,
Yêu yêu thâm thảo lý.
Thu thiên tư phụ tâm,
Vũ dạ sầu nhân nhĩ.

 

Dịch nghĩa

Cứ ri rỉ ngoài cửa sổ tối tăm
Rền rền trong đám cỏ rậm rì.
Gợi niềm nhớ vợ giữa trời thu,
Đêm mưa rầu rĩ cả tai người.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu

Rỉ rỉ ngoài song tối
Ran ran trong cỏ rối.
Trời thu nhớ vợ nhà
Buồn bã mưa đêm dội.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tản Đà

Tiếng đâu dưới vách kêu ran?
Lại trong đám cỏ nghe càng nỉ non.
Trời thu, gái nhớ chồng son,
Mưa dầm đêm vắng, ai buồn lắng tai.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ngô Văn Phú

Rỉ rả dưới ô cửa
Rền rền trong cỏ dầy
Nhớ chồng, thu quạnh quẽ
Mưa tối, nẫu bên tai


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Bán đi những thứ dãi dầu
Mua về những thứ rặt mầu nhà quê
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Ai nhớ ai?

Rốt cuộc lại thì vợ nhớ chồng, hay là chồng nhớ vợ?

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

"tư phụ tâm"

Theo thiển ý thì "tư phụ tâm" là nỗi lòng của người "tư-phụ" (người vợ đang thương nhớ). Xưa nay, các bậc nho gia, cho đến đời sau này như các cụ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... ở nước ta cũng chỉ có thơ khóc vợ hoặc thương vợ chứ hiếm có vị nào làm thơ bày tỏ nỗi niềm... nhớ vợ; có lẽ do quan niệm đó là chuyện "nhi nữ thường tình" không phải của đấng trượng phu (?!)

Bán đi những thứ dãi dầu
Mua về những thứ rặt mầu nhà quê
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nhớ vợ

Nhưng Đỗ Phủ đã viết "Nguyệt dạ" (www.thivien.net/viewpoem.php?UID=T7ykhmCIqNvTZ_L2JmhFFw) để tỏ nỗi thương nhớ vợ con phải không ạ?
Có thể hiểu "tư phụ tâm" là "tư-phụ tâm" (nỗi nhớ của người vợ) hoặc "tư phụ-tâm" (nỗi nhớ vợ). Nhưng cháu nghĩ nhớ chồng thì đúng hơn, bởi người vợ nhớ chồng thì tâm trạng mới rối bời như thế.

Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

ai nhớ ai?

Bạn DYN nói đúng, "tư phụ tâm" có thể hiểu theo 2 cách.

Ta thử phân tích cấu trúc bài thơ bằng cách dùng dấu ngắt (/)

Thiết thiết / ảm song / hạ (Rỉ rỉ dưới song tối)
Yêu yêu / thâm thảo / lý (Rền rền trong cỏ sâu) (thâm cũng còn có nghĩa là tối nữa).
Hai câu đầu vậy là ổn rồi.

1.
Thu thiên / tư phụ / tâm (Trời thu khiến người-vợ-nhớ-chồng chạnh lòng)
Vũ dạ / sầu nhân / nhĩ (Đêm mưa khiến người-buồn nghe tiếng mưa)

Ở đây, "tư phụ" đối với "sầu nhân", "sầu" là tính từ bổ nghĩa cho danh từ "nhân", tương tự "tư" là là tính từ bổ nghĩa cho danh từ "phụ".

2.
Thu thiên / tư / phụ tâm (Trời thu khiến nhớ nỗi lòng vợ?!)
Vũ dạ / sầu / nhân nhĩ (Đêm mưa làm buồn tai người)

Ở đây tư / phụ tâm nghe ra không logic, người ta nhớ "vợ" cứ không ai nhớ "nỗi lòng của vợ".



Ta có thể mở rộng ý nghĩa bài thơ về mặt không gian: câu 1, câu 2, câu 4 là ở "bên ni" - tiếng côn trùng rỉ rả trong đám cỏ tối, tiếng mưa đêm khiến người trằn trọc không ngủ được, nẫu hết cả dạ, vì sao, vì đâu, thì tác giả không nói rõ mà độc giả hãy tự hiểu; câu 3 là ở "bên nớ" - không biết có mưa hoặc tiếng côn trùng rả rích hay chăng, chỉ biết là cũng vào tiết thu và có người thiếu phụ đang khắc khoải nhớ chồng.

Bán đi những thứ dãi dầu
Mua về những thứ rặt mầu nhà quê
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

tư phụ tâm

Theo cháu thì 3 chữ này có tới 3 cách hiểu.
1. tư-phụ tâm: nỗi lòng của người vợ nhớ chồng. Ở đây tư có vai trò như tính từ bổ nghĩa cho phụ, tư phụ = người vợ đang nhớ nhung, giống như tên 1 bài khác của BCD: Tư phụ my = My sầu của người vợ đang nhớ nhung. Còn tâm = lòng của người vợ.
2. tư-phụ tâm: nỗi lòng của người chồng nhớ vợ. Ở đây tư có vai trò như động từ, tư phụ = nhớ vợ, tâm = lòng của người chồng.
3. tư phụ-tâm: nhớ nỗi lòng của người vợ. Cũng là chồng nhớ vợ. Cháu thấy cách hiểu này có gì đó hơi vô nghĩa, hoặc hơi hiện đại quá, nhưng cũng thật khó vì 2 câu 3/4 là 1 cặp đối, mà câu 4 dễ được hiểu là "sầu nhân-nhĩ".

Cháu đoán thì trong các bản dịch ở trên, Lê Nguyễn Lưu hiểu theo cách 2, còn các bản dịch của Tản Đà và Ngô Văn Phú hiểu theo cách 1.
Cháu cũng nghiêng về cách hiểu thứ nhất, nhưng quả thực chỉ dựa vào nội dung bài thì khó thể biết được cách hiểu nào chính xác. Cháu sẽ cố gắng tìm 1 cuốn sách chú giải nào có bài thơ này để tìm hiểu thêm.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Da diết bên song sổ,
Nỉ non trong rậm cỏ.
Trời thu nhớ vợ nhà,
Mưa tối rầu tai mỗ.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Hà

Song mờ, cứ rả rích,
Cỏ rậm, mải râm ran.
Trời thu gợi nhớ chàng,
Mưa đêm rầu tai thiếp.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối