Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Bà huyện Thanh Quan
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Mộng Thi Lang ngày 11/03/2015 23:07
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử ngày 12/03/2015 00:23
Trời chiều lãng đãng ánh hoàng hôn
Ốc hụ xa vang với trống đồn
Đánh cá mái đưa về phố thị
Chăn trâu sừng gõ lại cô thôn.
Rừng mai gió bạt chim bay mỏi
Rặng liễu sương buông khách bước dồn.
Kẻ ở cung đài ta lữ khách
Ai người tâm sự nỗi hàn ôn?
Nguồn: Tình tự thi tập 2
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 10/12/2018 23:55
Thơ hay mỗi bài hay một vẻ. Xem thơ mỗi người thích mỗi cách. Cho nên bảo “thích bài nầy hơn bài kia” không phải bảo rằng bài mình thích hay hơn những bài mình không thích hay ít thích. Không phải bảo rằng bài nầy hơn bài kia.
Thơ bà Huyện Thanh Quan hầu hết đều trang nhã đài các, bài nào cũng có cốt cách Thịnh Đường, như trên đã nói: giàu âm nhạc, giàu hình ảnh và sức truyền cảm, sức hấp dẫn vừa mạnh vừa bền. Đọc rồi vẫn còn dư vị, đọc nữa vẫn thấy thích thú.
Cũng như các bài khác, bài Chiều Hôm có “Nội vị chi vị, ngoại huyền chi thanh”. Nhưng lấy chỗ hồn thành mà luận thì phải để bài Chiều Hôm ở hàng đầu.
Bài nầy là một bài thơ cảnh, nhưng cảnh đả biến thành tình, tình đã hợp nhất cùng cảnh. Ngoại cảnh chỉ là hình ảnh của nội tâm, mỗi nét ở bên ngoài là một dáng dấp ở bên trong. Nói một cách khác là bức cảnh chiều hôm nhuốm đậm sắc thái tâm hồn của tác giả. Đó là nỗi lòng của người lữ thứ trước cảnh chiều hôm. Bà soạn ra bài nầy lúc vào Phú Xuân làm Cung Trung giáo tập theo lệnh vua Tự Đức. Xa gia đình, xa quê hương, sống lẻ loi trong nơi không người quen thuộc, bà bị niềm viễn biệt nỗi cô đơn làm ảm đạm tâm hồn, làm cho tâm hồn ít khi được yên tịnh, ít khi được thảnh thơi. Lòng buồn un đúc ấp ủ lâu ngày, một khi gặp cảnh thích nghi, liền tuôn trào theo cảnh và hoà đồng với cảnh.
Trong bài chữ dùng tài tình nhất là VIỄN PHỐ và CÔ THÔN, vì vừa biểu lộ được nỗi niềm tâm sự (viễn biệt cô đơn), vừa cho người đọc thấy rõ rằng tác giả là người ở trong nơi đất khách lạ lùng: thấy thuyền câu không biết thuyền về đậu nơi bến nào, thấy kẻ lùa trâu không biết lùa về nghỉ ở thôn nào, không biết vì là người xứ khác, không biết nên đành nói trổng: bến nọ thôn kia. Nhưng vì sẵn mối thương tâm vì lẻ loi, vì xa cách, nên kia nọ liền được thay bằng viễn cô:
Gác mái ngư ông về viễn phốVà chút dư tình dư ý của VIỄN của CÔ chuyền xuống cặp luận để nổi lên lượn sóng lòng thứ hai nơi chữ BAY MỎI và BƯỚC DỒN:
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiBAY MỎI cho chúng ta thấy lòng mong trở về đã năm dồn tháng chứa.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.