Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Bà huyện Thanh Quan
Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Tạo hoá gây ‡ ra cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
‡ Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn ‡ thi gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
‡ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Thiềng Đức ngày 04/11/2012 17:30
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Thiềng Đức ngày 16/11/2012 17:50
Chuyện bà huyện Thanh Quan
Thanh Quan nữ sĩ gốc Nghi Tàm (1)
Mê thú văn chương rạng Hán Nôm
Tự Đức quý tài… luôn xướng họa
Dạt dào hoài cổ trước chiều hôm
“Qua đèo Ngang” bước đường vào Huế
"Giáo tập" vua phong thật xứng tầm
Dạy chữ cung nhân cùng tứ đức
“Sơn hà đất Bắc sáng trời Nam”… (2)
Thiềng Đức – 4/11/2012
Gửi bởi Vũ Giang ngày 13/11/2012 17:14
Có 1 người thích
CHIẾN TRANH
Vũ giang
Hoạ bài THĂNG LONG HOÀI CỔ thơ Bà Huyện Thanh Quan
Tôi mới về thăm lại chiến trường
Mưa dầm nắng trải mấy mùa sương
Bạn về chốn ấy đầy u tịch
Tôi ở nơi này chói ánh dương
Binh nghiệp một thời tràn máu đổ
Giao tranh cái thuở ngập đau thương
Cầu mong đất nước thanh bình mãi
Không phải binh đao giữa đấu trường...!
(xướng cổ hoạ kim)
VG 11/2012
Gửi bởi Vũ Giang ngày 13/11/2012 17:17
HỌA :
THỜI CHIẾN
Nguyệt Anh.
Vì đâu chinh chiến mãi kì trường
Đã mấy thập niên vẫn gió sương
Xác chết cùng nơi khi sớm buổi
Hồn ma khắp chốn lúc tà dương
Muôn người xơ xác bao hao tổn
Vạn vật điêu tàn quá xót thương
Máu đỏ thành sông đời thống khổ
Cầu mong hết cảnh quyết chay trường.
N A.
Gửi bởi Mộng Thi Lang ngày 11/03/2015 23:19
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử ngày 12/03/2015 00:23
Thượng đế bày nên một kịch trường*
Xưa giờ đã trải lắm phong sương
Dấu xe, lối cũ, hồn cây cỏ
Nền đá, thành vàng, ánh tịch dương
Đất vẫn thản nhiên cùng biến đổi
Hồ thường nhăn mặt với đau thương
Bao năm cổ tích Thăng Long giữ
Xúc cảnh tình sinh khiến đoạn trường.*
* Trùng từ dị nghĩa (sân khấu và ruột gan) thể theo bài gốc của nguyên tác.
Nguồn: Tình tự thi tập 2
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 10/12/2018 23:52
Hãy đọc nhanh qua. Chắc ít ra cũng có mười người cùng nhận với tôi rằng: bốn câu đầu đẹp hơn bốn câu sau. Trong bốn câu đầu thì hai câu sau thì lại đẹp hơn hai câu trước. Trong bốn câu sau, hai câu trên lại lấn hơn hai câu dưới. Trong hai câu dưới, câu sau chót lại trội hơn câu trên nó.
Bây giờ chúng ta hãy xoay qua đọc chậm. Đọc chung cả bài thì mỗi câu đến chữ thứ tư, chúng ta bắt đầu rung động nhanh vô cùng. Đến chữ thứ năm, thì rung động siêu tuyệt, và đến đây hình như ta chờ đợi một cái gì…, sắp xảy ra một cái gì…, một sự thoả mản để kết thúc hồi rung động của ta… hồi trống đánh nhanh lên…, và sau cùng ba tiếng… con sông chảy gấp…, và đây là bể cả dâng xanh… Năm chữ đổ dồn…, và đó là hai chữ sau…, hai chữ Nho chọn lọc như điệp khúc trở đi trở lại như tiếng trống, như mặt bể, để thoả mãn tâm hồn. Ta sung sướng và cảm thấy rằng có cái gì quen quen. Đó là hai chữ Nho sau mấy chữ Nôm, nhưng ta bỡ ngỡ vì hai chữ Nho lần sau lại là hai chữ Nho khác lần trước… vân vân…
Đó là chúng ta đọc nhanh rồi chậm để thưởng thức. Cũng như là gặp một giai nhân ngoài đời hay trong sách, việc tìm biết tên tuổi, quê quán, đức hạnh… là việc sau, việc của sở căn cước, của nhà điều tra, gọi theo văn chương là các nhà khảo cứu, phê bình. Việc trước hết, việc của nghệ sỹ, là ngắm xem có đẹp không đã. Thưởng thức rồi mới tri thức. Thưởng thức bao giờ cũng đứng trước mà ngắm, khen, chê, gật gù gật gưỡng, có vẻ oai hơn. Tri thức bao giờ cũng chạy theo sau, và bao giờ cũng phải thong thả đĩnh đạc…
Thưởng thức đã vừa lòng, bây giờ chúng ta hãy đọc chậm từng câu để tri thức:
Tạo hoá gây chi cuộc hí trườngHai câu phá thừa mở ra bằng một lời oán trách Tạo hoá, than vãn tháng ngày, ngậm ngùi cảnh vật. Nhưng ông Tạo hoá đã làm những gì, hí trường kia ra làm sao, ảnh hưởng thời gian mau chóng thế nào, thì phải chờ cặp trạng:
Đến nay thấm thoát mấy tình sương.
………………………
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảoHai câu đầu như lối cây xanh mở ra một tầm mắt, và cặp trạng là chân trời bật nổi giữa hai con đường kia.
Nền cũ lâu dài bóng tịch dương.
Đất Nam Sở đỉnh chung người đội gạoCho rằng thơ không dùng qua một động từ, một hình dung từ nào, chỉ toàn danh từ thôi. Thế mà vô cùng cảm động!
Bến Tầm Dương mây nước chiếc thuyền nan.
Đá vẫn bền gan cùng tuế nguyệtLá gan trung thành cùng chúa cũ tuy trải qua bao năm tháng vẫn bền vẫn vững, nhưng tấm lòng tích cổ thương kim thì dù tang thương xa cách mà vẫn còn khiến người ủ mặt chau mày…
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ.Câu nầy vừa gói cảnh Thăng Long trước mắt, vừa gợi cảnh Thăng Long ngay xưa, vừa thoát ra khỏi Thăng Long để trùng trùng bao ảnh tượng khác…
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.Nếu ví cảnh đấy là con dao, người đây là tác giả, thì luống đoạn trường là máu chảy. Nếu ví cảnh đấy là bầu tâm sự chan chứa, người đây là dây đàn, thì luống đoạn trường là khúc tiêu tao…