Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Văn Minh. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 6 trang (54 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ký ức về người đồng chí (Boris Slutsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Trước chiến tranh ngồi dưới tầng hầm
Tôi viết về cuốn sách nhà thơ Leningrad
Nói thật rằng, nếu như nhận xét
Ca sĩ thực ra giọng hát rất buồn

Tôi gửi bài, và chuyện đó, quên ngay
Thoải mái hơn, khi nhận bài báo mới
Sau một ngày, bom dội thành Leningrad
Và tác giả quyển sách đã trở thành nhà thơ
Tất cả mọi điều trong các bài thơ đã hứa
Trong dòng thơ nhoà nhạt của mình
“Cuộc chiến đấu kia đã được hoàn thành
Đã giảm đi cái chết những người dũng cảm...”

May khi đó biên tập viên giận dữ
Và tầng ngầm của tôi địch xoá sổ không còn
Và đồng chí của tôi hy sinh
Trước khi chết
Nghiến răng
Không đọc!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Người ta chẳng muốn nghe gì về cuộc chiến tranh (Boris Slutsky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Người ta chẳng muốn nghe về cuộc chiến đã qua
Quan điểm thế nào mặc kệ
Từ bục sân khấu đến gian phòng
Chán chường mệt mỏi
Im lặng chờ điều gì mới mẻ hơn

Họ còn sợ nghe về cuộc chiến tương lai
Về màu xanh da trời
Về hình nấm mang màu huỷ diệt
Cuộc chiến đó, những nhà thơ chưa được sinh ra

Cuộc chiến chưa chạm đến hàm thiếc, dây cương
Lúc nào đến, quả chưa ai được biết
Nhà văn thì chưa được sinh ra
Còn nhà tiên tri đến giờ chưa xuất hiện


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tưởng nhớ bạn (Anna Akhmatova): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Ngày chiến thắng dìu dịu sương mai
Bình minh lên ánh hồng rực đỏ
Bên ngôi mộ không tên, người quả phụ
Bàn tay xuân muộn màng đặt nhẹ lên vai
Nàng quỳ gối, chẳng vội vàng đứng dậy
Tay vuốt ve những ngọn cỏ mềm
Đặt con bướm từ vai lên mặt đất
Bông bồ công anh nở những đoá đầu tiên


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Trận đánh đầu tiên ở ngoại ô Leningrad (Anna Akhmatova): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Mọi người đều ngơ ngác
Khang khác, bỗng dội về
Không phải tiếng thành thị
Chẳng phải tiếng thôn quê

Giống trời xa sấm dội
Không sấm báo mưa, mây
Mà đanh khô nóng bỏng
Đã vọng về nơi đây

Sấm mang theo hơi ẩm
Mây tươi mát trời cao
Bao cỏ cây trông ngóng
Dào dạt đợt mưa rào

Còn đây khô như cát
Cứ như dội vào tai
Phải tin, vì một lẽ
Nó lan mãi, lan hoài

Phải tin, vì bởi lẽ
Nó cứ toả lan hoài
Đem lạnh lùng chết chóc
Mang đến với con tôi


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Dành cho người chiến thắng (Anna Akhmatova): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Sau lưng, cổng thành Narv
Phía trước là cái chết
Cánh bộ binh Xô Viết
Xông thẳng tới hiên ngang
Trước khẩu Bert màu vàng
Những con em cháu chắt
Trong sách đã từng viết:
“Đời mình trao bạn bè”
- Vankin, Vaxki, Alioski, Griski ấy
Họ giản đơn lạ kỳ!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Con búp bê (Veronika Tushnova): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Biết bao chuyện trôi qua trong ký ức
Điều vụn vặt thôi vẫn đọng mãi trong đầu
Một cháu gái con búp bê mới mất
Trên tuyến đường tàu hoả giao nhau

Hơi nước bay mờ mịt sân ga
Qua đồng nội là là bay rất thấp
Trên bạch dương làn mưa rơi phơ phất
Có ai nào nhận thấy có cơn mưa

Từng đoàn quân về phía đông thẳng tiến
Lầm lũi đi thiếu ánh sáng, nước nôi
Mang trong mình niềm âm thầm khốc liệt
Bao đắng cay và đau khổ loài người

Một cháu gái kêu lên và giằng quẫy
Muốn rời tay người mẹ đang ôm
Chắc cháu thấy con búp bê quá đẹp
Mong lấy về đồ chơi ấy, bỗng nhiên

Chẳng một ai trao cháu đồ chơi ấy
Vội xô nhau lên dồn ép cửa toa tàu
Bên lối cửa, giờ búp bê giẫm xéo
Chảy thành dòng vũng nước bẩn màu nâu

Cháu bé chẳng tin gì cái chết
Và biệt ly sao hiểu nổi trên đời
Chỉ có điều, niềm nhỏ nhoi mất mát
Thì chiến tranh đã đến với cháu rồi

Chẳng biết từ đâu một suy nghĩ lạ lùng
Đâu phải đồ chơi, hay một điều nhảm nhí
Đó là mảnh vỡ tuổi thơ... có thể
Trên những con đường tàu hoả giao nhau


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bài hát ru (Yuri Kuznetsov): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Mẹ ơi hãy hát ru con
Như xưa cái thuở con còn thơ ngây
Giờ con quên hết những ngày
Không gian hiền dịu đong đầy tình thương
Quạ kêu inh ỏi tứ phương
Cả trong giấc ngủ ngày thường chiến tranh

Mẹ ơi yên giấc mộng lành
Lời ru trên nấm mồ xanh dịu dàng
Dù trong sâu thẳm tối tăm
Nhưng con nghe hết thanh âm thuở nào
Bên nôi tiếng vọng trời cao
Và ru cả chiến công đầu của con

Chẳng cần tên lửa kinh hồn
Lời ru giọng hát ngọn nguồn xa xôi
Mà quân thù khiếp rụng rời
Mà như chốc bỗng xanh tươi cõi lòng
Chiến tranh bỗng chậm bước chân
Một thời chết chóc cứ dần dần xa


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đêm cuối cùng (Yuri Kuznetsov): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Tôi tử trận nhưng đã chết đâu
Mơ thấy giấc mơ của kẻ thù tôi đấy
Tôi thấy chúng và tôi sôi máu
Trong đêm cuối kết thúc thế kỷ này

Có thể Chúa đã cho tôi nhìn thấy
Người ta phản đồng đội ra sao
Kẻ ngoại tộc thù hận thế nào
Đêm trước lúc tình yêu thiêu cháy

Cuộc sống đã qua, nhưng tôi không chết được
Vinh quang là khói thôi, hay ảo ảnh trên đường
Nhìn thấy khói và tôi điên dại
Chẳng thể nào giữ nó ở trong tay

Tôi nhìn thấy giấc mơ kẻ thù của tự nhiên
Và không chỉ giấc mơ kẻ thù mình tôi thấy
Tôi mơ thấy lòng dạ căm thù của tự do
Vào đêm trước khi thế kỷ này kết thúc

Tôi nghe những kẻ lạ ồn ào ra sao
Và không chỉ người mình nói
Tôi nghe thấy nước Nga im lặng thế nào
Vào đêm trước lúc tình yêu thiêu đốt

Đã bốc lửa ngôi nhà bên cạnh
Đã nháo nhào lũ chuôt trên đời
Tôi tử trận dù níu ôm bờ cõi
Lạy Chúa tôi, Tổ quốc ở đâu rồi?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Mùa thu (Veronika Tushnova): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Lúc này đàn sếu đã bay đi
Vào buổi bình minh sương mù ướt sũng
Rất lâu, rất lâu, đường xa im lặng
Câu chuyện nào trong cổ họng buồn thương

Rừng bạch dương ướt sũng toàn thân
Mờ nhỏ những giọt vàng đẫm nước
Đường chân trời phẳng hơn, bàng bạc
Như có ai xoá hết mọi sắc màu

Mưa lất phất nhưng dầm dề chẳng ngớt
Từ không gian thoáng đãng, hư vô
Tôi nhớ lại câu chuyện xưa cha kể
Về cánh rừng tháng Tám năm xưa

Một dòng thư của anh chẳng có
Có thể chăng, thư thất lạc trên đường
Cũng có thể, không có quyền nghĩ khác
Về những điều ghê gớm, đớn đau hơn

Đàn sếu giờ đã bay đi
Rất đớn đau đưa tiễn
Lại mùa thu thứ ba tiếp đến
Em che cho con gái ấm hơn

Cái lạnh như thấu tận xương
Qua khe cửa luồn vào giá buốt
Anh sẽ đến, tất nhiên, anh sẽ đến
Con chúng ta đang lớn ở nhà này

Về bao điều trong cuộc chiến tranh
Câu chuyện lính xảy ra như thế
Anh sẽ kể như ngày xưa bố kể
Cho em nghe như một thuở nào


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Gửi con gái (Robert Rozhdestvensky): Bản dịch của Nguyễn Văn Minh

Katka, Katưsok, Kachiukha
Những ngón tay mềm mại
Hãy nghe bằng cả hai tai
Những lời ba tâm sự

Ba muốn rằng con
Đừng nghĩ có điều chi bí mật
Bởi vì ba trở nên chân thật tận đáy lòng
Để con hiểu mọi điều, nếu mai sau
Con chúi mũi vào công việc
Với giấc ngủ và xe trượt tuyết

Nơi con ở, đất nước trẻ thơ
Mạnh mẽ và ấn tượng
Có lắm trò vui
Dân ở đó mỗi người mỗi kiểu

Có những người như vậy
Con hãy sang đứng hẳn bên lề
Chỗ các con có người đứng đầu và chỉ bảo
Không như người lớn
Chỉ biết đau khổ xót thương
Vô số bến xe
Xếp hàng thành chuỗi

Chỗ con có các nhóm
Luận bàn quan trọng
Bữa tối nay sẽ được ăn gì?
Kem hay nước quả
Người bên cạnh vẽ gì lạ quá?
Và cây thông sẽ đặt đâu?
Thật tốt biết bao
Người ta không đọc cho các con báo chí

Hãy xem và xếp vào hàng
Thành vòng cung, vô cùng thích thú
Chẳng dành cho các con, quá tốt
Giọng trên đài căng thẳng, lo âu
Đợi chờ tin đáng sợ biết nhường nào
Chỗ các con, đất nước trẻ thơ, vẫn bình yên cuộc sống
Chẳng ai nói về cuộc chiến tranh này
Thế giới trẻ thơ, ba muốn đến
Nơi con người được nghe bằng cả hai tai


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 6 trang (54 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối