Dưới đây là các bài dịch của Nguyễn Đôn. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Bản dịch của Nguyễn Đôn Phục

Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút,
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ!


Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục trên Nam phong tạp chí năm 1923.
Ảnh đại diện

“Khi người ta xa nhau...” (Heinrich Heine): Bản dịch của Nguyên Đồng

Khi người ta xa nhau,
Cầm tay nhau trìu mến,
Giọt lệ buồn rơi mau,
Nhớ thương vô bờ bến.

Chúng mình không khóc đâu,
Chẳng để lòng đốt lửa
Buồn thương và lệ ứa
Dành cho ngày gặp nhau.

Ảnh đại diện

Trường tương tư (Lương Ý Nương): Bản dịch của Nguyễn Đôn

Hoa hoa lá lá rụng bời bời
Không thấy chàng ngày nhớ chẳng nguôi.
Gan ruột xót xa dường muối xát
Lệ rưng chưa đọng đã tuôn ơi.

Mình ta một tấc lòng
Không ai cùng để ngỏ
Gió cuốn mấy tầng không
Với trăng ta bày tỏ.

Ôm dàn lên lầu cao
Lầu cao tràn ánh nguyệt
Chưa dứt khúc tương tư
Lệ nhỏ đàn dây đứt.

Người ta bảo Tương sâu
Chưa bằng tương tư đâu
Sông sâu còn có đáy
Tương tư lại không bờ

Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không thấy
Cùng uống nước sông Tương.

Mộng buồn bay chẳng đến
Chỉ chết mới gặp nhau
Tương tư ta khổ đau
Có tương tư mới biết.

Tương tư, tương tư, ôi tương tư!
Tương tư dằng dặc, ôi vô tận!
Sớm biết yêu thương lòng mang hận
Thà buổi ban sơ cứ hững hờ.


Trong cuốn sách trên, bài thơ này được ghi là của Đỗ Phủ, nhưng đó là một nhầm lẫn đáng tiếc.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]