Trang trong tổng số 13 trang (124 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tị dịch nhàn cư cảm tác kỳ 5 (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Chậu cá lồng chim rằng nhã thú;
Đến nay mới hiểu cá chim cùng.
Ông xanh ba tháng giam nhân loại,
Rừng cũ ngày nao được xổ lồng?

Ảnh đại diện

Tị dịch nhàn cư cảm tác kỳ 4 (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Cỏn con vi-rút mắt không nhìn;
Thiên hạ làm sao chịu bại tàn?
“Tự đại” ai ơi xin hãy chớ;
Dở - hay, đại - tiểu, chẳng liên quan.

Ảnh đại diện

Tị dịch nhàn cư cảm tác kỳ 3 (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Xấu đẹp bề ngoài đã khó phân,
Huống chi trang điểm biết bao lần.
Quan Ôn chán mặt người ta hẳn,
Nên bắt che đi khỏi tổn thần.

Ảnh đại diện

Thính đàn cầm - Hoạ Tiểu Long Nữ thi (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Ve réo hơi mưa lạnh tịch dương;
Đàn rung, lữ khách mối sầu dăng.
Bảy dây này buổi vang rừng núi;
Một khúc nào khi động đế vương.
Nước chảy mây trôi còn oán hận;
Non cao trăng sáng những bi thương.
Ngang trời nhạn lẻ kêu chiều vắng;
Than thở dừng tay nhớ cố hương.

Ảnh đại diện

Hoạ Việt Thạch “Hiểu vọng” ký thi, kiêm trình Tượng Sơn (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Tàn đêm vừa tạnh mưa thu;
Mở song đã nhận lờ mờ hơi may.
Cúc vàng mới nở một hai;
Sen hồng lá đã tàn phai ít nhiều.
Vách xanh còn chửa lên trèo;
Tựa lan can đỏ ra chiều ngẩn ngơ.
Buổi trăng tròn hãy gắng chờ;
Núi Voi cùng ngắm bầu thu cao vời!

Ảnh đại diện

Vịnh cúc (Châu Hải Đường): Bản dịch của Châu Hải Đường

Thu nguyệt một vừng bạc;
Rào đông mấy đốm vàng.
Hương bay xưa Bành Trạch;
Gấm dệt nay Dư Hàng.
Sương lạnh riêng cùng nở;
Năm tàn hằng vẫn thương.
Muộn bông ai hiểu ý;
Nhàn tĩnh khác hoa thường.

Ảnh đại diện

Độc Thư sơn tuyết trung (Nguyên Hiếu Vấn): Bản dịch của Châu Hải Đường

Năm xưa muốn về về chẳng được,
Năm ngoái giữa đường phải dừng bước.
Cuối đời đâu ngỡ có hôm nay,
Bất chợt núi quê trước mắt bày.
Hàng xóm đông tây rượu trăm hũ,
Chủ nâng chén chúc khách trường thọ.
Say vung tay áo kéo xuân về,
Liễu biếc, hoa hồng muôn xóm ngõ.
Sơn thần vì lão cũng mặc lòng,
Thế gian phủ khắp một màu bông.
Phải hiềm áo mặc còn đơn bạc,
Nên đem phấn ngọc điểm non sông.
Người bảo, quê ta Thái Vi ánh,
Sắp có mây vàng ba vạn khoảnh.
Sắm vai Trần Quán biết ai người,
Lại đến cùng ta ngồi nướng bánh?

Ảnh đại diện

Sơ phát Gia Châu (Tô Thức): Bản dịch của Châu Hải Đường

Sáng đi trống giục thùng thùng,
Gió tây man mác phập phồng cờ bay.
Quê hương xa cách đã rày,
Bồi hồi lòng khách buổi ngày ra đi.
Mịt mờ dòng Cẩm thấy chi,
Sông Man trong vắt yêu vì vẻ xanh.
Lướt bay Chân Phật qua nhanh,
Bình xuyên thẳng tới mông mênh đất trời.
Chợ quê thiền khách có người,
Chiều hôm tìm khói Điếu đài ngẩn ngơ
Hẹn cùng, đến trước bao giờ,
Đứng lâu để mặc lững lờ nước trôi.

Ảnh đại diện

Khuất Nguyên tháp (Tô Thức): Bản dịch của Châu Hải Đường

Dân Sở thương Khuất Nguyên,
Ngàn năm tình chẳng hết.
Hồn phách bay nơi nào,
Nghẹn ngào hoài thương tiếc.
Sông xanh mãi đến giờ,
Ném bánh cứu đói khát.
Nay còn tục đua thuyền,
Núi Sở rung hò hét.
Khuất Nguyên tráng sĩ xưa,
Đến chết lòng lẫm liệt.
Người đời có biết đâu,
Quyến luyến không đành quyết.
Nam Tân xưa thuộc Sở,
Trên núi còn ngọn tháp.
Thờ Phật vốn là nơi,
Thờ ngài khỏi mai một.
Chuyện này tuy vô bằng,
Tình này nghe thống thiết.
Thọ yểu đắn đo gì,
Người xưa ai chẳng chết.
Danh tiếng thật vô cùng,
Giàu sang chỉ tạm biết.
Đại phu hiểu lẽ này,
Thà chết ôm khí tiết.

Ảnh đại diện

Phù Châu đắc sơn hồ thứ Tử Do vận (Tô Thức): Bản dịch của Châu Hải Đường

Trọn buổi nhốt trong lồng,
Ngoảnh đầu tiếc cánh nhung.
Ai hay lời réo rắt,
Tự bởi ý trùng trùng.
Tối ngủ bến khói toả,
Ngày kêu núi nắng hồng.
Tổ xưa đừng quyến luyến,
Diều cắt há còn dung?

Trang trong tổng số 13 trang (124 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: