thêm tác giả như thế nào ? xin chỉ giúp. Cám ơn admin !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Trần Quang Diệm (1848-1907), hiệu là Bút Khê Tử, người làng Bút Trận (Tân Đức, nay là xã Diễn Thái) huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cha mẹ mất sớm, nhà nghèo, ông ở với hai chị nên việc học bị gián đoạn. Năm 28 tuổi, ông đậu cử nhân đồng khoa với Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ và được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Thanh Chương. Sau đó, ông được thăng tri huyện huyện Tùng Thiện (Sơn Tây). Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn, ông cáo quan về làng cùng với Nguyễn Xuân Ôn mộ quân chống Pháp. Ông được phong chức tán lý quân vụ quân thứ An Tĩnh (tức Nghệ An và Hà Tĩnh). Sau khi Nguyễn Xuân Ôn bị bắt, ông tiếp tục chiến đấu và đến mùa xuân xuân năm Tân Mão (1891) thì cũng bị bắt. Ông mất năm 1207.
Nguồn: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900), NXB Văn học, 1976.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tác giả Trần Quang Diệm:
http://www.thivien.net/vi...ID=qCYaGsSVMFu1_4nBnN-kWQKhi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Phan Tòng (? - 1870) là nghĩa sĩ chống Pháp cuối thế kỉ 19. Ông quê ở Bình Đông, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tham gia nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) và chiến đấu liên tục suốt hai năm 1867-1868. Khi Tôn, Liêm ra Huế, ông vẫn tiếp tục chiến đấu ở Ba Tri. Phan Tong hi sinh tại trận Giồng Rạch cuối 1870.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hồ Huân Nghiệp (胡勳業, Kỷ Sửu 1829 – Giáp Tý 1864), tên chữ là Thiệu Tiên, là nhà giáo, một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên trên đất Gia Định xưa.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thái Duy Thanh, chưa rõ năm sinh năm mất và quê quán. Ông đậu Phó bảng kỳ thi hội thường lệ năm Tân Hợi. Đến khoa Hoành Từ tiếp theo thi đậu Bảng Nhãn. Vì triều Nguyễn không lấy Trạng Nguyên, nên mới gọi Bảng Nhãn thị Trạng Nguyên. Là nhà thơ sở trường về quốc âm.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Lê Tô 黎蘇 (?-?) tên tự là Minh Phục, hiệu Dung Khê, người xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội). Đậu khoa Bác học Hoành từ, làm quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, sau bỏ làm Tri phủ Tân Hưng. Ông sống dưới triều Lê sơ. Thơ được chép trong cuốn Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選 của Bùi Huy Bích 裴輝璧.
Nguyên tác:
書堂即事
月影穿窗淡
燈花照鬢明
蒔懷吟未穩
何處曉鐘聲
Phiên âm:
Thư đường tức sự
Nguyệt ảnh xuyên song đạm
Đăng hoa chiếu tấn minh
Thì hoài ngâm vị ổn
Hà xứ hiểu chung thanh
Dịch nghĩa:
Bóng trăng mờ lọt vào cửa sổ
Hoa đèn sáng rọi lên mái tóc
Lẩn thẩn vần thơ nghĩ chưa ổn
Chốn nào đã vang tiếng chuông mai
Dịch thơ:
Tả cảnh ở phòng đọc sách
Then song xuyên bóng nguyệt
Mái tóc ánh hoa đèn
Thơ nghĩ vần chưa ổn
Chuông mai đâu đã rền
(Không rõ người dịch)
Nguồn:
1. Hoàng Việt thi văn tuyển, NXB Văn hoá, 1957.
2. Hoàng Việt thi tuyển, NXB Văn học, 2007.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Vũ Phạm Khải 武范啟 (1807 – 1872), tên chữ là Đông Dương, Hựu Phú, tên hiệu là Nam Minh, Ngu Sơn, Dưỡng Trai. Quê của ông là làng Thiên Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay là thôn Phượng Trì, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan dưới 3 triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và trải qua các chức vụ chính: Tri huyện, Ngự sử, Lang trung Bộ Hình, Tham biện nội các (nên người ta thường gọi ông là Quan các Phượng Trì), Toản tu sử quán, Trưởng hàn lâm viện, Bố chính Thái Nguyên[1]. Ông là quan lại tiến bộ của triều đình nhà Nguyễn, một trong những vị quan tích cực nhất trong phái chủ chiến chống Pháp. Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng đương thời.
Tác phẩm:
- Ngu Sơn toàn tập 愚山全集
Nguyên tác:
晴堤
湾湾曲曲帶長河
楊柳垂垂緲望賒
含霧穠花開遠岸
櫳煙征鳥渡平沙
Phiên âm
Tình đê
Loan loan khúc khúc đới trường hà
Dương liễu thùy thùy diểu vọng xa
Hàm vụ nùng hoa khai viễn ngạn
Lung yên chinh điểu độ bình sa
Dịch nghĩa:
Con đê lúc trời tạnh
Khúc khúc quanh co đánh đai lấy con sông dài
Bóng dương liễu rủ la đà, xa xa có thể nhìn thấy
Những bông hoa thắm ngậm sương, nở nơi bờ xa
Trong lồng sương khói, chim đang bay sà xuống bãi cát
Dịch thơ:
Vành đai quanh suốt hai bờ sông
Dương liễu la đà ngút mắt trông
Hoa thắm bờ xa, sương ngậm nở
Chim sà ven bãi khói mây lồng
(Nguyễn Văn Huyền)
Nguồn: Vũ Phạm Khải - danh nhân văn hoá, văn thân yêu nước chủ chiến thế kỷ XIX, NXB Văn hoá thông tin, 1998.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook