Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] [101] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

renzo

mọi người cho mình hỏi 1 chút được ko???
_renzo_
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Tạo thêm trang tác giả Sapardi Djoko Damono (Indonesia)

+ Tiểu sử tác giả:

Sapardi Djoko Damono sinh ngày 20 tháng 3 năm 1940 ở Solo, miền Trung Jawa, hiện đang giữ chức vụ giáo sư khoa Văn Học của UI (Universitas Indonesia, Jakarta). Ông là một nhà văn có đóng góp to lớn cho nền văn học - văn hoá Indonesia hiện đại, đã nối tiếp truyền thống thi ca trữ tình và nỗ lực khôi phục lại thể thơ kwatrin (thể bốn dòng một khổ, tương tự thể thơ cổ pantun nhưng không ràng buộc nhiều bởi vần luật) đã có từ thời kỳ Pujangga Baru (như trong thơ Amir Hamzah và Chairil Anwar)

Saparadi Djoko đến với thi ca như một sự tình cờ. Khi còn nhỏ, ông vẫn thường xuyên đắm mình trong những trang viết, thậm chí có hôm ông từng viết suốt mười tám bài thơ chỉ trong một đêm. Tình yêu văn chương của ông bắt đầu từ những năm đầu trung học cơ sở, để rồi khi vào trung học phổ thông, Sapardi Djoko đã chọn ban văn và theo học tiếp văn học phương Tây tại khoa Văn Học & Văn Hóa, đại học Gadjah Mada (Jurusan Sastra Barat FS&K, UGM, Yogyakarta).

Sapardi Djoko mộng trở thành nhà thơ và đồng thời cũng muốn mình là một giảng viên, ông nói: "Làm giảng viên thì tuyệt lắm. Nếu là nhân viên văn phòng, phải ngồi công sở từ sáng đến chiều muộn." Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương (1964), ông đã dạy học tại IKIP Malang cơ sở ở Madiun trong suốt bốn năm, sau đó chuyển sang dạy ở Đại học Diponegoro, Semarang, cũng trong bốn năm. Kể từ năm 1974, Sapardi thành giảng viên tại khoa Văn Học đại học UI, Jakarta.

Sapardi nghiêm túc sáng tác kể từ năm lớp 11, với tác phẩm đầu tiên được đăng trên một trang báo ở Semarang. Không lâu sau đó, các tác phẩm của ông bắt đầu xuất hiện trên nhiều tạp chí khác nhau và cũng được in thành sách. Tác phẩm nổi bật của Sapardi Djoko phải kể đến hợp tuyển thơ Perahu Kertas - Con Thuyền Giấy đã được Hội Đồng Nghệ Thuật Jakarta trao giải và Sihir Hujan - Phù Phép Cơn Mưa đã đoạt giải Anugerah Puisi, Poetra Malaysia (được biết số tiền thưởng 6,3 triệu Rupiah ông tiêu hết ngay để mua sách) Ngoài ra, Sapardi Djoko còn từng đoạt giả SEA Write vào năm 1986 tại Bangkok, Thái Lan.

Thơ của Sapardi Djoko được các nhà phê bình nhận định là gần gũi với Chúa trời và cái chết. "Với Sapardi, sự chết được xem như một phần của cuộc sống; cùng với sự sống cái chết cũng thế nảy sinh," Jakob Sumardjo đã viết trong nhật báo Pikiran Rakyat, số ra ngày 19 tháng 7 năm 1984.

Ngoài sáng tác thơ, Sapardi Djoko cũng viết luận, phê bình, truyện ngắn và dịch tác phẩm. Nhà thơ từng theo học Đại học Hawaii, Honolulu, America này cũng viết sách khoa học, trong đó có quyển Sosiologi Sastra, Sebuah Pengatar Ringkas - Xã Hội Học Văn Chương, Một Dẫn Nhập Vắn Tắt (1978). Các tác phẩm khác của Sapardi Djoko:

+ Tuyển tập thơ: Duka Mu Abadi (1969), Mata Pisau dan Aquarium (1974

+ Hợp tuyển truyện ngắn: Membunuh Orang Gila (2003)

+ Tác phẩm dịch: Puisi Brasilia Modern, Puisi Cina Klasik, Puisi Parsi Klasik, The Old Man and the Sea (Ernest Hemingway), Daisy Manis (Henry James), Sorga Bagi Si Buta - Những Thiên Đường Mù (Dương Thu Hương), Syakuntala (Kalidasa), Murder in Cathedral (TS Elliot), Morning Become Electra trilogi (Eugene O’neil).
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

Một số tác phẩm của Sapardi Djoko đã được Tam Diệp Thảo dịch:

+ Thơ

Di restoran

Kita berdua saja, duduk. Aku memesan
ilalang panjang dan bunga rumput --
kau entah memesan apa. Aku memesan
batu di tengah sungai terjal yang deras --

kau entah memesan apa. Tapi kita berdua
saja, duduk. Aku memesan rasa sakit
yang tak putus dan nyaring lengkingnya,
memesan rasa lapar yang asing itu.

(Sapardi Djoko Damono,
1989)



Trong nhà hàng

Chỉ em và anh lặng ngồi. Anh gọi
nhánh cỏ lau và hoa dại bên đồng --
Em chẳng biết gọi gì. Anh gọi
sỏi đá giữa dòng cuộn xoáy nước trôi --

Em chẳng biết gọi gì. Nhưng em, anh
chỉ hai người ngồi lặng.
Anh gọi niềm đau day dứt nhói lòng,
và cái đói lạ kỳ cảm giác.



+ Truyện ngắn:

BATU DI PEKARANGAN RUMAH

Waktu aku masih kecil ada sebuah batu agak besar tergeletak di salah satu sudut belakang pekarangan rumah kami. Batu itu bundar, bagian atasnya agak rata, hitam legam. Aku suka duduk di atasnya jika teman-teman sudah pulang ke rumah masing-masing sehabis bermain di pekarangan rumah kami itu. Aku sayang sekali pada batu itu sebab ia pendiam meskipun tampaknya tidak berkeberatan jika diajak bicara mengenai apa saja. Jika sedang sendirian malam-malam, sehabis bermain gobak sodor atau jamuran, aku suka duduk di atasnya melepaskan lelah sambil menunjukkan rasa sayangku padanya. Kutanyakan kapan ia lahir sebagai batu, kenapa ia berada di situ, siapa yang telah membawanya ke pekarangan rumah kami, dan kenapa ia lebih suka membisu. Aku tidak mengharapkannya menjawab pertanyaan-pertanyaanku itu sebab toh seandainya dijawab aku tidak akan bisa memahaminya. la memiliki bahasa lain tetapi tampaknya memahami sepenuhnya makna setiap pertanyaanku. Aku sangat menyayanginya dan merasa seperti kehilangan kawan untuk berbagi perasaan ketika harus pergi meninggalkan rumah demi mata pencaharian, mengembara dari kota ke kota.

Hari ini aku pulang untuk mengiringkan dan menyampaikan salam pisah kepada ibuku yang selalu aku bayangkan sebagai seorang dewi itu. Beliau meninggal dengan sangat tenang kemarin tanpa meninggalkan pesan apa pun. Namun aku merasa bahwa ada sesuatu yang harus kulakukan sehabis pemakamannya, yakni melihat apakah batu itu masih ada di tempatnya yang dulu. Aku yakin dulu Ibu suka diam-diam menyaksikanku duduk di situ sampai larut malam. Batu yang agak besar dan hitam legam itu ternyata memang masih di situ, diam saja seperti menunggu kedatanganku. Malam itu suasana sepi setelah semua keluarga dan tamu yang menyampaikan bela sungkawa meninggalkan rumah kami. Aku dan batu itu berdua saja: aku duduk di atasnya dan sama sekali tidak berniat mengajukan pertanyaan seperti waktu masih kecil dulu itu.  la tetap pendiam.  Dan aku yakin bahwa sekarang ia pun sama sekali tidak berminat berbagi perasaan denganku karena tidak lagi mampu menguasai kosa kata bahasaku.

TẢNG ĐÁ TRONG VƯỜN

Thuở nhỏ, trong góc vườn nhà tôi có một tảng đá khá to nằm nghệch ra đấy.Tảng đá tròn, mặt trên khá phẳng, đen nhánh. Tôi thích ngồi trên nó mỗi khi đám bạn sau cuộc chơi đùa trong vườn đã kéo nhau về cả. Tôi rất thương tảng đá vì nó luôn câm lặng dù chẳng tỏ vẻ khó chịu khi tôi chuyện trò cùng nó về đủ mọi thứ trên đời. Những đêm cô độc, sau hết những trò gobak sodor hay jamuran đã tàn, tôi thích ngkồi lên tảng đá vừa nghỉ ngơi vừa tâm tình cùng nó. Tôi hỏi nó đã sinh ra kiếp đá tự bao giờ, sao lại ở nơi đây, ai đã mang nó đến vườn nhà chúng tôi, và vì sao nó lại thích lặng câm đến thế. Tôi không mong tảng đá trả lời những câu hỏi của mình bởi xét cho cùng giả như nó trả lời tôi cũng không thể hiểu. Tảng đá có thứ ngôn ngữ riêng của mình nhưng có vẻ hiểu cả những điều tôi hỏi. Tôi rất yêu nó và cảm thấy như đã mất đi một người bạn tâm giao khi phải xa nhà tìm kế sinh nhai, rong ruổi từ thị thành sang phố trấn.

Hôm nay tôi trở về để đưa tang người mẹ mà tôi luôn nhớ đến như một vị nữ thần. Bà đã ra đi hôm qua không điều gì trăn trối lại. Tuy nhiên, sau đám ma, tôi cảm thấy có một điều mình cần phải làm, đó là đến xem liệu tảng đá có còn nguyên chốn cũ. Tôi chắc lúc trước mẹ vẫn thích lặng im quan sát tôi ngồi nơi đấy đến tận đêm khuya. Tảng đá khá to và đen nhánh đó thật sự vẫn còn nguyên, lặng im như đợi chờ tôi đến. Trời đêm tĩnh lặng sau khi những gia đình và khách viếng tang đã rời khỏi cả. Chỉ còn mỗi tôi và đá: tôi ngồi trên nó và hoàn toàn chẳng có ý định hỏi han gì như thuở nhỏ. Tảng đá vẫn lặng câm. Và tôi chắc rằng lúc này nó cũng hoàn toàn không có ý tâm tình gì cùng tôi vì đã chẳng còn khả năng hiểu được những ngôn từ tôi nói.


Tam Diệp Thảo
(Saigon,
Août 29, 2010)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

DITUNGGU DOGOT
Sapardi Djoko Damono



+ Kita harus tepat waktu. Tidak boleh terlambat, apa lagi terlalu cepat datang. Dogot sama sekali tidak suka orang yang tidak tepat waktu. Harus tepat, setepat-tepatnya.

- Kita harus bergegas kalau begitu.

+ Siapa bilang begitu? Harus tepat waktu! Sudah kubilang, terlalu cepat juga tidak tepat waktu.

- Tapi kan bisa menunggu sampai Dogot muncul kalau kita terlalu cepat sampai. Jadi, kita bergegas saja.

+ Kamu tahu siapa Dogot?

- Peduli amat.

+ Benar juga. Tapi kalau tak tahu, bagaimana kita bisa tahu itu Dogot kalau nanti ketemu?

- Lho, tadi kau bilang kita ditunggu Dogot.

+ Begitu?

- Mungkin.

+ Tapi kan kita ini ditunggu. Jadi, tak peduli kita kenal atau tidak siapa yang menunggu. Yang jelas adalah kita ditunggu Dogot. Siapa itu Dogot, itu bukan urusan kita. Bahkan apa yang menunggu itu Dogot atau apa, itu juga di luar urusan kita. Tapi enaknya Dogot saja yang menunggu kita, ya kan?

- Dari mana kau tahu kita ditunggu?

+ Peduli amat.

- Kalau begitu ditunggu atau tak ditunggu ya sama saja.

+ Begini. Kalau ada yang menunggu, tentu harus ada yang ditunggu. Kita ditunggu, jadi tentu ada yang menunggu. Ya Dogot itu. Pakai akal sehat sajalah, ditunggu itu pasangannya menunggu. Kita sekarang ini ditunggu.

- Dari mana kau tahu?

+ Peduli amat.

- Kalau begitu tidak usah ditunggu sajalah, biar enak.

+ Tidak mungkin. Dunia ini tidak akan ada jika tidak ada tunggu-menunggu. Kau bisa membayangkan dunia yang tidak ada yang menunggu dan tak ada yang ditunggu? Apa yang kau kerjakan, coba? Begitu saja kok susah.

- Kau saudaranya Dogot, ya?

+ Tai kucing!

- Jangan marah. Ditunggu kok malah marah. Yang menunggu boleh marah, begitu logikanya, kan? Dogot itu saudaramu, ya?

+ Sontoloyo, lu!

- Bapakmu?

+ Jangan begitu.

- Jangan-jangan Dogot itu saudara tirimu. Ya, nggak? Jangan kura-kura dalam perahu. Ya, nggak. Saudara tirimu, kan?

+ Tai kucing!

- Punya saudara tiri saja kok malu. Lihat itu, ada pesawat terbang lewat.

+ Apa urusannya?

- Katanya ditunggu. Pesawat terbang penting, dong. Kan ditunggu.

+ Maksudmu menunggu pakai pesawat terbang?

- Pakai akal sehat sajalah. Pesawat terbang itu urusan yang ditunggu, bukan yang menunggu.

+ Ini bukan urusan cepat-cepatan, ini urusan tepat waktu. Harus tepat.

- Kalau begitu kau saja yang ditunggu, aku tidak.

+ Tidak bisa. Kita berdua ditunggu, bukannya aku ditunggu dan kau tidak ditunggu.

- Lho, kok tidak boleh memilih?

+ Memilih apa?

- Ya memilih tidak ditunggu. Kalau pakai akal sehat kan boleh memilih. Kau memilih ditunggu, aku memilih tidak ditunggu. Masalahnya jadi beres, kan?

+ Kita ditunggu, bukan aku saja. Kau juga. Akal sehat berbunyi: jika ada yang menunggu harus ada yang ditunggu. Kau dan aku ditunggu, mau tidak mau. Itu baru akal sehat namanya.

- Ya, sudah.

+ Waktu kereta mendesis meninggalkan stasiun, dan orang- orang melambaikan tangan tanda perpisahan, tukang peluit di peron itu melambaikan tangan padaku sambil berteriak, "Ingat, kau ditunggu!" Aku lihat kiri-kanan, jangan-jangan bukan aku yang dimaksudkannya, tetapi seorang ibu tua di sampingku bilang tukang peluit itu melambaikan tangan padaku. "Masih saudara, ya?" tanya ibu tua itu. la tidak memperhatikan gelengan kepalaku. Sampai stasiun tak tampak lagi, tukang peluit itu masih melambaikan tangannya dan seperti kudengar suaranya, "Ingat, kau ditunggu!"

- Jadi, ia saudaramu ya?"

+ Waktu di bandara tempo hari, petugas tiket itu membisikkan sesuatu padaku, "Saudara ditunggu, jangan lupa." Aku tak sempat menanyakan hal itu sebab calon penumpang yang antre di belakangku tampaknya tergesa-gesa, dan aku didesaknya.

- la saudaramu, ya?

+ Waktu nyopir mobil lewat jalan macet yang sedang diperbaiki, seorang tukang gali tersenyum padaku dan berkata, "Ingat ya, Saudara ditunggu." Aku pengin berhenti menanyakan hal itu tetapi mobil-mobil yang bererot di belakangku langsung tekan klakson.

- la saudaramu, ya?

+ He, kamu pernah ditabokin orang?

- Nggak.

+ Pernah dibedil Jepang?

- Nggak, belum lahir.

+ Pernah diklocop kepalamu, ya?

- Jangan begitu, dong.

+ Pernah dikilik-kilik, ya?

- Jangan sadis, dong.

+ Habis, kenapa tanya-tanya apa mereka semua itu saudaraku?

- Malu ya, punya saudara jadi tukang tiup peluit?

+ Kuingat benar, katanya aku ditunggu.

- Malu ya, punya saudara jadi tukang tiket?

+ Aku yakin, ia bilang aku ditunggu.

- Malu ya. punya saudara jadi tukang gali jalanan?

+ la telah menyampaikan kebenaran, aku ditunggu.

- Ya, sudah sana. Cepat, nanti terlambat.

+ Tidak paham-paham juga kau. Kalau aku ditunggu, kau juga ditunggu. Harus. Tidak bisa hanya ada aku. Aku hanya ada kalau kau ada, kan? Dan kita ada karena ada yang menunggu - itu akal sehat.

- Kamu kenal Plato?

+ Tanya itu lagi!

- Kenal Konghucu?

+ Itu lagi!

- Kau kenal Gandhi?

+ Diulang-ulang lagi!

- Begini, kalau tidak kenal mereka kok bisa jadi pintar begitu?

+ Ditunggu ya ditunggu, tidak ada urusan sama pintar atau bodoh. Seandainya aku pintar dan kau bodoh, ya kita sama saja, sekarang ini ditunggu. Seandainya aku bodoh dan kau pintar - tapi itu tidak mungkin.

- Meskipun tidak mungkin kita kan ditunggu juga. Itu, kan, yang mau kau bilang?

+ Begitu, baru pintar namanya.

+ Masalahnya adalah posisi kita sekarang ini di mana. Kita harus bisa tepat waktu kalau tahu posisi Dogot juga, kan?

- Dan posisi Dogot baru bisa kita ketahui kalau kita tahu posisi kita di mana. Begitu, kan?

+ Kau memang pintar ternyata. Tapi kenapa kita ditunggu?

- Nah, sekarang kau yang mulai bodoh. Jawabannya kan jelas:  karena  ada yang  menunggu.  Titik.  Masalahku  lain, bukan kenapa kita ditunggu tetapi Dogot itu siapa.

+ Lho, kau jadi bodoh lagi.

- Nanti dulu. Apa kau bisa menggambarkan Dogot itu kepalanya botak atau tidak, dahinya monyong atau tidak, perutnya buncit atau tidak, kakinya pengkor atau tidak, mulutnya dower atau tidak. Kau harus bisa menggambarkannya agar nanti kalau ketemu aku bisa kasih salam, "Halo, Dogot. Apa kabar? Maaf kami tidak bisa tepat waktu. Habis, tadi bertengkar melulu. Jangan marah, ya, kita kan belum terlambat."

+ Stop, kita tidak akan bisa ketemu Dogot kalau tidak tepat waktu. Jangan ngawur, dong.

- Begitu?

+ Lha ya. Dan lagi tadi kau tanyakan dahinya macam apa mulutnya macam apa. Apa Dogot kau bayangkan sama dengan kita, punya mulut, perut, dan sebagainya?

- Kalau tidak punya mulut dan perut, bagaimana bisa makan?

+ He, tukang makan, jangan menyamakan Dogot dengan dirimu sendiri. Tidak tahu ya tidak tahu, tidak kenal ya tidak kenal. Tidak usah membayangkan yang bukan-bukan.

- Akal sehat sajalah. Kalau tidak makan ya tidak hidup.

+ Tidak ada hubungannya dengan makan atau hidup atau apa saja. Pokoknya kita harus tepat waktu. Mau makan, mau hidup terserah.

- Kan sejak tadi kita bicara tentang Dogot yang katamu menunggu kita, kenapa kau jadi begini dan begitu? Bagaimana Dogot bisa menunggu kalau tidak punya perut, mulut, dan
sebagainya?

+ Tugas kita ditunggu, tugas Dogot menunggu. Itu saja. Perut itu kan urusanmu.

- Apa urusanmu cuma otak, tak pakai perut? Apa Dogot, saudaramu itu, tak punya perut tapi punya otak? Begitu? Kau saudaranya, kan? Seperti halnya tukang tiup peluit, tukang jual tiket, dan tukang gali selokan. Dogot itu saudaramu, kan? Kalau bukan kenapa kau tutup-tutupi...

+ Sekali lagi bilang ia saudaraku, kuhabisi kau.

- Kalau aku kau habisi, ya alhamdulilah. Aku nggak usah ditunggu Dogot.

+ Sapa bilang begitu?

- Lho, malah bertanya. Lihat itu matahari sudah sepenggalah. Kita harus cepat-cepat supaya tidak ditinggal Dogot.

+ Ini bukan urusan ditinggal. Ini urusan ditunggu. Kalau bisa ditinggal, itu gampang masalahnya.

- Aku maunya ditinggal saja, nanti pergi sendiri saja. Tidak pakai ditunggu.

+ Pergi sendiri ke mana? Kita ini ditunggu, tidak bisa mau ke mana seenak perut.

+Waktu aku menuruni bukit untuk menemuimu dari lembah juga kudengar suara, "Jangan lupa, kalian ditunggu!" Itu tandanya kau juga ditunggu, tidak hanya aku.

- Tapi kenapa hanya kita berdua?

+ Kok 'hanya’. Kau dan aku ini tidak sekedar 'hanya’.

- Kok tidak salah satu saja yang ditunggu?

+ Kalau salah satu saja nanti tidak ada yang mengingatkan bahwa ada yang sedang menunggu. Itu merepotkan.

- Merepotkan?

+ Ya, merepotkan yang sedang menunggu. Harus ada yang merasa ditunggu agar Dogot tidak repot. Menunggu orang yang tidak merasa ditunggu itu tentu saja bikin repot. Untuk  apa pula Dogot menunggu kalau kita tidak merasa ditunggu?

- Apa tidak punya kerjaan lain kecuali menunggu? Aku tak paham, kenapa repot-repot menunggu dan kenapa lebih menjadi repot lagi kalau tidak ada yang merasa ditunggu.

+ Dogot itu ada kalau menunggu, repot atau tidak repot apa pasalnya? Paham?

- Kalau tidak usah menunggu saja, bagaimana?

+ Kalau tidak menunggu ya Dogot tidak ada, padahal Dogot harus ada. Harus.

- Kenapa harus?

+ Karena kita ditunggu.

- Kenapa ditunggu?

+ Ya, karena ada yang menunggu.

- Kau ini tak pernah baca buku kok pintar.

+ Ingat, di dunia ini semua berpasangan: langit-bumi, kiri-kanan, atas-bawah, jauh-dekat, surga-neraka...

- Menunggu-ditunggu!

+ Tepat. Kau mulai paham.

- Kalau yang ditunggu ketemu yang menunggu?

+ Tidak boleh, dan tidak mungkin. Mana ada langit ketemu bumi? Kalau ketemu namanya bukan langit dan bumi lagi, tidak berpasangan lagi. Kau pikir bisa membayangkan jauh dan dekat bertemu? Bisa kau bayangkan siang dan malam bertemu? Bisa kau bayangkan laki dan perempuan bertemu?

- Kau dan aku.

+ Ya, harus berpasangan supaya ada.

- Kalau nanri kita ketemu Dogot?

+ Siapa bilang kita akan ketemu Dogot?

- Kau bilang kita ditunggu!

+ Ya, supaya ada sepasang ditunggu-menunggu.

- Sudan sajalah. Capek juga ditunggu.

+ Ditunggu kok capek. Yang nunggu saja tidak capek.

- Kok tahu?

+ Ini bukan pasal tahu atau tak tahu. Dogot menunggu dan kita ditunggu. Dan yang ditunggu tidak berhak capek, itu saja.

- Tapi apa ada yang bilang, "Aku capek ditunggu." Orang bilang, "Aku capek menunggu." Ya, kan? Akal sehat.

+ Kau pintar lagi, yang ditunggu tidak ada yang bilang capek, kan?

- Akal sehat?

+ Pasal capek atau tidak capek tidak usah dikait-kaitkan dengan sehat atau tidaknya akal. Bahkan dengan akal pun tidak ada kaitannya. Kau memang suka mengait-ngaitkan yang bukan-bukan.

- Begini, kalau ditunggu tidak berhak capek, menunggu juga tidak berhak, dong.

+ Ya terserah yang menunggu saja. Mau capek, mau kagak!

- Lho katanya tadi nggak ada yang boleh capek. Gimana sih?

+ Gimana gimana?

- Itu Iho, yang menunggu. Dia boleh capek, begitu?

+ Terserah. Hanya saja ingat, kita tidak boleh capek hanya karena ditunggu, itu wajib hukumnya.

- Kita ini boleh mikir cara apa?

+ Ditunggu kok mikir.

+ Kita harus tepat waktu. Tidak boleh terlambat, apa lagi terlalu  cepat  datang.  Dan  Dogot  menunggu,  kita wajib ditunggu.



(Oktober 2002)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

DOGOT ĐANG CHỜ
Tam Diệp Thảo dịch



+ Chúng ta phải đúng giờ. Không được trễ, cũng không thể đến sớm. Dogot vô cùng không thích người không đúng hẹn. Phải chính xác, hoàn toàn chính xác.
- Nếu vậy ta phải đi vội thôi.
+ Ai bảo vậy? Phải đúng giờ! Anh bảo rồi, quá sớm cũng không phải là đúng hẹn.
- Nhưng nếu đến sớm ta có thể chờ tới lúc Dogot xuất hiện. Vậy nên ta đi vội đi.
+ Em biết Dogot là ai không?
- Không quan tâm.
+ Cũng phải. Nhưng nếu không biết, sao ta có thể biết đó là Dogot nếu lát nữa gặp?
- Lạ, khi nãy chẳng anh bảo Dogot đang đợi chúng ta.
+ Vậy sao?
- Có lẽ.
+ Nhưng chúng ta được đợi đúng không. Nếu vậy, quan tâm chi việc biết hay không biết ai đang đợi. Chỉ cần biết là Dogot đang đợi chúng ta. Dogot là ai, không phải việc chúng ta. Thậm chí việc người đang đợi là Dogot hay là ai khác nữa, ta cũng không cần bận tâm. Nhưng vẫn tốt hơn là Dogot đang đợi ta, phải không?
- Làm sao anh biết có người đợi chúng ta?
+ Không quan tâm.
- Nếu vậy có đợi hay không cũng vậy thôi.
+ Là vầy. Nếu có người đợi, lẽ dĩ nhiên phải có người được đợi. Chúng ta được đợi chờ, thì hẳn phải có người chờ đợi. Thì là Dogot chứ sao. Động não chút đi, chờ đợi và được đợi chờ là một cặp. Chúng ta lúc này đây đang được đợi chờ.
- Làm sao anh biết?
+ Không quan tâm.
- Nếu vậy chẳng cần được đợi chờ thì tốt hơn.
+ Không thể được. Thế giới này sẽ không tồn tại nếu không có sự đợi chờ. Em có tưởng được thế giới mà không có người đợi chờ và không có người được chờ đợi không? Em sẽ làm gì đây, nghĩ thử xem? Vậy thôi đâu khó dễ gì.
- Anh có họ hàng với Dogot chứ?
+ Chó chết!
- Đừng có giận. Đã được đợi mà còn giận. Người đợi chờ mới có quyền tức giận, vậy mới hợp lẽ, đúng không? Dogot có họ hàng với anh, phải không?
+ Đồ đần độn!
- Cha anh à?
+ Thế quái nào được.
- Chẳng lẽ anh với Dogot là anh em cùng cha khác mẹ. Đúng vậy chứ? Chớ có giả mù sa mưa. Đúng vậy không. Anh em cùng cha khác mẹ, đúng không?
+ Chó chết!
- Có anh em cùng cha khác mẹ thì việc gì phải xấu hổ. Nhìn xem, máy bay kìa.
+ Thì sao?
- Anh chẳng bảo mình được đợi. Máy bay quan trọng lắm nghen. Được đợi mà.
+ Ý em là người chờ đợi đi máy bay?
- Động não chút đi. Máy bay là việc của người được đợi, không phải của người chờ đợi.
+ Đây không phải là chuyện nhanh châm, đây là chuyện đúng giờ. Phải chính xác.
- Đã vậy anh cứ là người được đợi, em thì không.
+ Không thể được. Cả hai ta đều được đợi, chẳng thể anh được đợi còn em thì không.
- Lạ, sao không được quyền lựa chọn?
+ Chọn lựa gì?
- Thì chọn việc không được đợi. Nếu suy nghĩ đúng lẽ thì hẳn phải được chọn lựa. Anh chọn được đợi, em chọn không được đợi. Mọi việc đều ổn thỏa, đúng không?
+ Chúng ta được đợi, không phải chỉ mình anh. Mà em cũng vậy. Suy nghĩ đúng lẽ là vầy: nếu có người đợi chờ thì hẳn có người được chờ đợi. Em và anh được đợi, dù muốn dù không. Đó mới gọi là suy nghĩ đúng lẽ.
- Ừ, vậy thôi.
+ Khi xe lửa rú còi rời ga, và đoàn người vẫy chào ly biệt, nhân viên trực ga đã vẫy tay với anh và thét lớn. "Nhớ đấy, anh đang được đợi!" Anh nhìn quanh, cho rằng không phải anh ta đang nói với mình, nhưng bà cụ ngồi bên lại bảo viên trực ga đó thật đã vẫy tay chào anh. "Là anh em sao?" bà cụ hỏi. Bà ta không để ý cái lắc đầu của anh. Đến tận lúc nhà ga đã khuất dạng, viên trực ga đó vẫn vẫy tay và anh như nghe rõ tiếng anh ta nói, "Nhớ đấy, anh đang được đợi!"
- Vậy ra anh ta có họ hàng với anh hả?
+ Hôm rồi ở sân bay, viên kiểm vé thì thầm với anh, "Anh đang được đợi, đừng quên đó." Anh không có cơ hội hỏi rõ điều đó bởi hành khách xếp hàng phía sau đã có vẻ nóng vội và xô đẩy anh.
- Anh ta là họ hàng của anh đúng không?
+ Khi lái xe qua một đoạn đường tắc nghẽn đang được đào bới, một gã thợ đào đường cười với anh và nói, "Nhớ nghen, anh đang được đợi." Anh muốn dừng lại hỏi rõ điều đó nhưng dãy xe nối đuôi dài sau anh ngay lập tức bóp còi inh ỏi.
- Anh ta là họ hàng của anh đúng không?
+ Này, em từng bị ai tán chưa?
- Chưa.
+ Từng bị lính Nhật bắn?
- Không, còn chưa sinh ra.
+ Từng bị đập vào đầu?
- Làm gì có.
+ Từng bị cù sao?
- Đừng ác vậy chứ.
+ Vậy thôi, cớ gì hỏi mãi họ có phải họ hàng với anh không?
- Xấu hổ phải không, có anh em làm nhân viên trực ga?
+ Anh nhớ rõ, hắn bảo anh đang được đợi.
- Xấu hổ phải không, có anh em làm nhân viên kiểm vé?
+ Anh khẳng định, hắn bảo anh đang được đợi.
- Xấu hổ phải không, có anh em làm thợ đào dường?
+ Hắn đã nói sự thật, rằng anh đang được đợi.
- Thôi, bỏ đi. Phải vội lên, lát nữa lại trễ hẹn.
+ Em vẫn chưa hiểu sao. Nếu anh được đợi, thì em cũng được đợi. Phải là vậy. Không thể chỉ mỗi mình anh. Anh chỉ tồn tại nếu em tồn tại, đúng không? Và chúng ta tồn tại bởi có người đang đợi chờ - suy nghĩ đúng lẽ là vậy.
- Anh quen Plato?
+ Hỏi lại xem!
- Quen Khổng Tử?
+ Lần nữa!
- Anh quen Gandhi?
+ Nhắc lại đi!
- Là vầy, nếu không quen biết họ sao có thể thông minh đến thế?
+ Được đợi là được đợi, không liên quan gì việc thông minh hay ngu ngốc. Giả như anh thông minh còn em ngu ngốc, thì chúng ta cũng như nhau, lúc này đây đều đang được đợi. Giả như anh ngu ngốc còn em thông minh - nhưng điều đó không thể đâu.
- Mặc dù không thể ta cũng sẽ được đợi chờ. Đó là điều anh muốn nói, đúng không?
+ Đó, vậy mới gọi là thông minh.

+ Vấn đề là hiện giờ chúng ta đang ở đâu. Ta phải có thể đúng hẹn nếu cũng biết Dogot đang ở đâu, đúng không?
- Và Dogot đang ở đâu chúng ta chỉ có thể biết nếu ta biết mình đang ở đâu. Là vậy, đúng không?
+ Em đúng thật là thông minh. Nhưng tại sao chúng ta được đợi?
- Nà, giờ anh bắt đầu ngu rồi. Câu trả lời chẳng rõ ràng sao: vì có người đang đợi. Chấm hết. Em thì lại nghĩ chuyện khác, không phải vì sao chúng ta được đợi mà Dogot đó là ai.
+ Trời, em lại ngu ngốc nữa rồi.
- Tính sau đi. Anh có thể miêu tả Dogot trông thế nào không, đầu hói hay không, trán vồ hay không, bụng bia hay không, chân vòng kiềng hay không, mỏ nhọn hay không. Anh phải miêu tả rõ để lát nếu gặp em có thể chào hỏi, "Chào, Dogot. Vẫn mạnh chứ? Xin lỗi, chúng tôi không thể đúng hẹn. Là vầy, khi nãy mãi tranh cãi quá. Đừng giận nghen, chúng ta vẫn chưa trễ giờ mà."
+ Stop, chúng ta sẽ không thể gặp Dogot nếu không đúng giờ. Đừng có tào lao nữa.
- Vậy sao?
+ Thưa vâng. Và khi nãy em hỏi nào trán nào miệng Dogot trông thế nào. Bộ em tưởng Dogot giống chúng ta, có miệng, có bụng, và những bộ phận khác sao?
- Nếu không có miệng và bụng, làm sao có thể ăn uống?
+ Này, đồ ham ăn, đừng có đánh đồng Dogot với em. Không biết thì không biết, không quen thì không quen. Chẳng cần phải tưởng tượng vớ vẩn đâu.
- Suy nghĩ bình thường chút đi. Nếu không ăn thì làm sao sống.
+ Chẳng có liên hệ gì với việc ăn hay sống hay gì gì đi nữa. Quan trọng là chúng ta phải đúng hẹn. Muốn ăn, muốn sống gì thì tùy.
- Chẳng phải từ đầu chúng ta bàn về Dogot mà theo anh là đang đợi chúng ta, cớ sao anh lại này nọ thế này? Làm thế nào Dogot có thể đợi chờ nếu không có bụng, miệng, và những bộ phận khác?
+ Chuyện của chúng ta là được đợi chờ, chuyện của Dogot là chờ đợi. Chỉ vậy thôi. Bụng biếc gì là chuyện của em.
- Chẳng lẽ chuyện của anh chỉ có não, không cần đến bụng? Chẳng lẽ Dogot, anh em của anh, không có bụng nhưng có não? Là vậy sao? Anh là anh em với Dogot, đúng không? Cũng như nhân viên trực ga,nhân viên kiểm vé, và người thợ đào đường. Dogot là anh em của anh, đúng không? Nếu không phải việc gì anh cứ che dấu ...
+ Dám bảo Dogot là anh em của anh một lần nữa, anh giết.
- Nếu anh giết em, ôi, Chúa lòng lành. Dogot không cần phải đợi em nữa.
+ Ai nói vậy?
- Lạ, có vậy cũng hỏi. Nhìn xem mặt trời đứng bóng rồi. Ta phải vội lên khéo bị Dogot bỏ lại.
+ Đây không phải việc bị bỏ lại. Đây là việc được đợi chờ. Nếu có thể bị bỏ lại, thì mọi chuyện quá đơn giản rồi.
- Em chỉ muốn bị bỏ lại thôi, lát nữa tự mình đi. Chả cần phải được đợi.
+ Tự đi đến đâu? Chúng ta đây đang được đợi, không thể muốn đi đâu là đi tùy thích.

+ Khi anh xuống đồi để gặp em cũng nghe giọng nói từ phía đồng cỏ, "Đừng quên đấy, các ngươi đang được đợi!" Đó là bằng chứng em cũng được đợi, không phải chỉ mỗi anh.
- Nhưng tại sao chỉ hai chúng ta?
+ Sao lại "chỉ". Em và anh đây không tương đồng với "chỉ".
- Sao không phải chỉ một trong hai được đợi thôi?
+ Nếu chỉ một trong hai thì lát nữa sẽ không có người nhắc rằng có người đang chờ đợi. Vậy thì phiền lắm.
- Phiền phức?
+ Ừ, phiền người đang chờ đợi. Phải có người cảm thấy đang được đợi để Dogot không thấy phiền. Chờ đợi người không nhận thấy mình đang được đợi thì chắc hẳn sẽ thấy phiền lắm. Dogot chờ đợi làm quái gì nếu chúng ta không nhận thấy chính mình được đợi?
- Chẳng có việc gì khác ngoài đợi chờ hay sao? Em không hiểu, cớ gì phải phiền lòng chờ đợi và sao lại càng thấy phiền lòng hơn nếu người được đợi không nhận thấy mình được đợi chờ.
+ Dogot chỉ tồn tại khi đợi chờ, phiền hay không có liên quan gì? Hiểu chứ?
- Nếu không phải đợi chờ nữa thì sao?
+ Nếu không đợi chờ thì Dogot không tồn tại, trong khi Dogot phải tồn tại. Bắt buộc.
- Sao lại bắt buộc.
+ Vì chúng ta được đợi.
- Sao lại được đợi?
+ Ừ thì vì có người đang đợi.
- Anh chưa từng đọc sách sao thông minh lạ.
+ Nhớ lấy, trên đời này mọi thứ đều tồn tại thành đôi thành cặp: trời-đất, trái-phải, trên-dưới, xa-gần, thiên đường-địa ngục ...
- Chờ đợi-được chờ đợi!
+ Chính xác. Em bắt đầu hiều rồi đấy.
- Nếu người được đợi gặp người chờ đợi?
+ Không được, và không thể. Làm sao mà trời gặp đất? Nếu gặp gỡ thì chẳng còn là trời và đất nữa, không còn là một cặp đôi nữa. Em nghĩ có thể tưởng được xa và gần gặp nhau? Em có thể tưởng được đêm và ngày gặp mặt? Em có thể tưởng được nam và nữa gặp gỡ?
- Anh và em.
+ Ừ, phải sóng đôi để tồn tại.
- Vậy lát nữa chúng ta gặp mặt Dogot thì sao?
+ Ai bảo chúng ta sẽ gặp Dogot?
- Anh bảo Dogot đợi chúng ta?
+ Ừ, là để có cặp đôi chờ đợi-được chờ đợi.
- Thôi bỏ đi. Được chờ đợi cũng thấy mệt.
+ Được chờ đợi sao lại mệt. Người chờ đợi không mệt thì thôi.
- Sao anh biết?
+ Không liên quan chuyện biết hay không. Dogot đợi chờ và chúng ta được chờ đợi. Và người được đợi không có quyền mệt mỏi, chỉ vậy thôi.
- Nhưng sao có người bảo, "Tôi thấy mệt vì được chờ đợi," Người bảo, "Tôi đã mệt mỏi chờ đợi." Đúng không? Suy nghĩ đúng lẽ.
+ Em lại thông minh rồi đấy, người được đợi không ai bảo mệt cả, đúng không?
- Không điên đấy chứ?
+ Chuyện mệt hay không việc gì phải liên hệ chuyện điên hay suy nghĩ bình thường. Thậm chí liên quan đến chuyện suy nghĩ cũng chẳng có. Em chỉ thích liên hệ những thứ rõ vớ vẩn.
- Như vầy, nếu được chờ đợi không có quyền mệt mỏi, thì đợi chờ cũng không có quyền đó đâu.
+ Ừ, tùy người đợi chờ thôi. Muốn mệt mỏi hay không!
- Lạ, khi nãy chẳng bảo không phía nào được phép mệt mỏi. Sao đây chứ?
+ Sao đây gì chứ?
- Thì là vậy, người chờ đợi. Được phép mệt mỏi, vậy đó?
+ Tùy. Chỉ cần nhớ, chúng ta không được phép mệt mỏi chỉ vì được chờ đợi, đó là luật.
- Vậy ta được phép nghĩ đến điều gì?
+ Được chờ đợi cớ gì phải suy nghĩ.

+ Chúng ta phải đúng giờ. Không được trễ, cũng không thể đến sớm. Và Dogot đang chờ, chúng ta bắt buộc phải được đợi.


(Saigon,
Novembre 11, 2010)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

PERIHAL AIR KEHIDUPAN
Sapardi Djoko Damono



"Bima, Cucuku, apa yang kaucari?"

"Air kehidupan, Eyang."

"Sadarkah kau bahwa sekarang ini berada di dasar samudra yang paling dalam, dikepung air?"

"Ya, Eyang. Tetapi bukan air kehidupan."

"Apa yang kau maksud dengan air kehidupan?"

"Tidak tahu, Eyang?"

"Jadi kau mencari sesuatu yang kau sendiri tidak mengetahuinya. Tetapi tahukah kau di mana tempat air kehidupan itu?"

"Tidak, Eyang."

"Sadarkah kau bahwa sudah tersesat sekarang?"

"Saya tidak tersesat, Eyang."

“Tidak tersesat?"

"Tidak, Eyang."

"Siapa gerangan yang telah memberi tahu kamu perihal air kehidupan itu?"

"Tidak ada, Eyang."

"Jadi, kenapa kau mencarinya?"

"Tidak tahu, Eyang."

"Ke mana saja kau telah mencari air kehidupan itu, Cucuku?"

"Ke delapan penjuru angin, Eyang."

"Ke mana itu?"

"Ke ladang, ke sawah, ke ngarai, ke bukit, ke gunung."

"Dan engkau tidak juga menemuinya?"

"Tidak, Eyang."

"Ke mana lagi, Cucuku?"

"Ke sabana, ke tundra, ke padang pasir, ke padang es."

"Dan engkau tidak juga menemukannya?"

"Tidak, Eyang."

"Ke mana lagi?"

"Ke istana, ke rumah pemujaan, ke gua — "

"Dan tidak juga menemukannya?"

"Tidak, Eyang."

"Apa gerangan yang kautemukan di semua tempat itu, Cucuku?"

"Air kematian, Eyang."

"Dan kau mengira bahwa di dasar samudra ini akan kautemukan air kehidupan itu, Cucuku?"

"Saya yakin, Eyang."

"Dan kau belum merasa letih mencarinya, Cucuku?"

"Saya letih sekali, Eyang. Itulah sebabnya saya ke mari untuk mencari tahu di mana air kehidupan itu."

"Nah, beristirahatlah kau sekarang, Cucuku. Di sini air kehidupan dan air kematian itu telah menjadi satu. Kau tidak akan bisa membedakannya."



NƯỚC SỐNG
Tam Diệp Thảo dịch



"Cháu ta, Bima, cháu tìm kiếm điều gì?"

"Nước sống, thưa bà."

"Cháu có biết mình đang ở đáy biển thẳm sâu nhất, bao bọc bởi nước?"

"Biết, thưa bà. Nhưng đó không phải nước sống."

"Thế cháu bảo nước sống là gì?"

"Không biết, thưa bà."

"Vậy ra cháu tìm một thứ mà chính mình cũng không rõ là gì. Nhưng cháu có biết nước sống đó ở nơi nào không?"

"Không, thưa bà."

"Cháu có biết rằng mình đã lạc bước lúc này?"

"Cháu không lạc, thưa bà."

"Không lạc?"

"Không, thưa bà."

"Là ai đã nói cháu biết về thứ nước sống này?

"Chẳng ai cả, thưa bà."

"Vậy, tại sao cháu lại tìm kiếm nó?"

"Không biết nữa, thưa bà."

"Cháu đã đến những đâu để tìm kiếm nước sống, cháu ta?"

"Tới bốn phương tám hướng, thưa bà."

"Là đến nơi đâu?"

"Lên đồng, xuống ruộng, chui vách đá sâu, leo đồi, vượt núi"

"Và cháu cũng không tìm thấy nước sống?"

"Không, thưa bà."

"Đến những đâu nữa, cháu ta?"

"Đến thảo nguyên, đến lãnh nguyên, vượt sa mạc, đến đồng băng."

"Và cháu cũng chẳng tìm thấy?"

"Không, thưa bà."

"Đến đâu nữa?"

"Đến cung điện, đến đền đài, vào động sâu — "

"Và cũng không tìm thấy nước sống?"

"Không, thưa bà."

"Vậy cháu tìm thấy gì đây ở những nơi đó, cháu ta?"

"Nước chết, thưa bà."

"Và cháu cho rằng dưới đáy biển sâu này cháu sẽ tìm thấy thứ nước sống đó chăng, cháu ta?"

"Cháu chắc vậy, thưa bà."

"Và cháu chưa thấy mệt mỏi việc kiếm tìm sao, cháu ta?"

"Cháu rất mệt, thưa bà. Đó là lý do cháu đến đây để tìm hiểu xem thứ nước sống đó ở nơi nào."

"Này, cháu ta, giờ cháu hãy nghỉ ngơi đi. Nơi đây nước sống và nước chết đã hòa làm một. Cháu sẽ chẳng thể phân biệt được đâu."
 


(Saigon,
Octobre 06, 2010)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tam Diệp Thảo

TESTAMEN
Sapardi Djoko Damono



Anjing kampung yang baik,

Terima kasih, kau telah membantuku menyelesaikan tugasku di dunia dengan sebaik-baiknya. Aku hanya bisa mewariskan diriku sendiri bagimu. Kita dulu suka berbagi makanan jika hari sedang baik. Kau tahu, mereka menyebutku gelandangan sedangkan aku lebih suka menganggap diriku sendiri sebagai sang Kelana, orang bebas yang tak terikat oleh apa pun dan tak memiliki apa pun, yang setiap hari keluar masuk kampung. Dan pada suatu hari ketika merasa sudah begitu capek, aku mencari suatu tempat yang teduh dan tenang di pinggir kota—dan kulihat kau mengikutiku. Aku merasa bahagia sebab ternyata ada yang masih bisa setia padaku. Kau menatapku tajam ketika aku membaringkan diriku di sela-sela sunyi semak-semak; kau tampak terpesona menyaksikan aku menutup mataku; kau melolong pelan ketika kemudian aku melepaskan diri dari diriku sendiri. Lalu kau diam, mungkin memikirkan sesuatu, dan tetap menungguiku sampai aku mulai membusuk. Tatapanmu mengingatkanku pada hari-hari baik ketika dulu kita bisa berbagi makanan. Kemudian dengan cara yang tak terbayangkan indahnya kau mulai menyobek-nyobek jasadku sampai tinggal tulang dan tengkorak yang tak lagi menimbulkan seleramu. Aku senang masih bisa mewariskan sesuatu bagimu.

Terima kasih, kau telah membantu menyelesaikan tugasku di dunia dengan sebaik-baiknya.

















CHÚC THƯ
Tam Diệp Thảo dịch



Con chó làng tốt bụng,

Cảm ơn, ngươi đã giúp ta hoàn tất trọn vẹn nghĩa vụ sống trên đời. Ta chỉ có thể để lại cho ngươi chính thân xác này. Nhớ trước đây chúng ta đã từng vui sướng chia sẻ phần ăn trong những ngày khá khẩm. Ngươi biết đấy, họ gọi ta là kẻ đầu đường xó chợ dẫu ta vẫn thích tự xem mình như một bậc Lãng Du, người tự do chẳng ràng buộc bởi bất cứ điều gì và chẳng sở hữu bất kỳ thứ chi, mỗi sớm chiều ra vào làng. Rồi một ngày khi cảm thấy đã thật mỏi mệt, ta tìm đến một nơi tĩnh lặng ven phố - và ta thấy mi dõi bước theo ta. Ta cảm thấy hạnh phúc vì rõ vẫn còn ai đó thủy chung với mình. Ngươi chăm chú nhìn ta ngả mình lên những phiến đá cô độc trong bờ cỏ rậm; ngươi có vẻ xúc động chứng kiến đôi mắt ta nhắm lại; ngươi rú lên chậm rãi khi mà ta đã rời bỏ chính mình. Rồi ngươi lặng im, có lẽ suy tính một điều gì, và tiếp tục đợi chờ cho đến lúc thân ta thối rã. Ánh nhìn của ngươi nhắc ta nhớ những ngày tươi đẹp trước đây khi chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ bữa ăn. Rồi với cách thức đẹp đẽ đến không ngờ ngươi bắt đầu cắn xé thân xác ta đến khi chỉ sót lại những xương sọ chẳng khơi gợi chút nào khẩu vị. Ta sung sướng vẫn có thể để lại cho ngươi điều gì đó.

Cảm ơn, ngươi đã giúp ta hoàn tất trọn vẹn nghĩa vụ sống trên đời.



(Saigon,
Septembre 21, 2010)
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi.
(Olga F. Berggoltz)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hnmtrang991

có thể thêm cho em nhà thơ Tống Ái Ni vào danh sách các nhà thơ k ạ em xin cảm ơn nhiều và chúc mọi người năm mới vui vẻ an khang thịnh vượng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoacucbien

Tui cũng muốn gửi một số bài thơ hay lên cho cộng đồng cùng thưởng thức nhưng ko biết phải làm sao để post lên được. Bác nào biết cách thì giúp tui với.Cảm ơn nhiều!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nhâm Tỵ

Tạo thêm trang tác giả:Nguyễn Trọng Luân
+Tiểu sử tác giả:Sinh năm 1952,quê quán:Xã Đan Hà,huyện Hạ hoà,tỉnh Phú Thọ.Trình độ học vấn:Đại học,chuyên ngành:kỹ sư chế tạo máy.Đã tham gia phục vụ trong quân đội:chiến đấu chống Mỹ ở Tây Nguyên.Sau khi xuất ngũ về làm công tác quản lý ở một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam.Nay đã nghỉ hưu.
+Tác phẩm:Tập thơ:"Trăng tháng chạp"-Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2009
      Các truyện ngắn,thơ được giải Tư cuộc thi ký và thơ,truyện ngắn Tạp chí văn nghệ quân đội năm 2002-2003,Giải xuất săc văn xuôi Tạp chí VNQĐ năm 2007
+Bài thơ:"Về quê ăn tết"đăng trên Tạp chí Tinh hoa Việt số Xuân Tân Mão:
Mưa phùn ướt loáng triền ngô xanh bãi
Đồng cong eo thợ cấy muộn màng
Tôi dắt con lội bùn về quê ăn tết
Chiều cuối năm đò sang bến vội vàng

Cây mận còn chút hoa sót lại
Trong nõn xanh lách chách tiếng chào
Vạt rau diếp lấm đôi chân chim nhỏ
Khói nhà quê cay mũi tiếng ai chào

Bố đã khuất vắng hoe lối ngõ
Mẹ quấn khăn tùm hụp đứng trong hè
Bụi mưa trắng tóc đàn con chiều quê cũ
Bố ơi ba mươi tết con về

Câu đối cũ nhạt mờ thân cột
Lịch năm nào che liếp bụi bờ treo
Bố lặng lẽ nhìn con bầy quà tết
Rượu mứt con mang nước mắt nghẹn ngào

Con nắm đôi bàn tay của mẹ
Mỗi lời mừng tuổi mỗi lo thêm
Cứ mỗi tết má mẹ thêm nhăn nhúm
Thưa dần lời ru của mẹ bên thềm

Con ao ước còn nhiều tết nữa
Chúng con về có mẹ với quê hương
Con sợ lắm một ngày kia vắng mẹ
Tết sẽ hút xa ở cuối con đường


CÁNH ĐỒNG XƯA
        (Trong tập thơ"Trăng tháng chạp")

Cánh đồng xanh vẫn ngày xưa
Không còn chỗ nước cá rô ngược bờ
Mẹ thôi ra ruộng bao giờ
Ở xa quên cả tuổi già mẹ tôi
Tre non lạt mạ một thời
Một thời nón lá ống vôi ra đồng
Mẹ tôi rỏ chéo lưng cong
Nuôi con càng lớn,lưng còng còng hơn
Đồng vàng gói ở ổ rơm
Mùi bùn tanh ngái bữa cơm đầu mùa
Đuôi trâu quất áo vụ bừa
Bùn khô vương mảnh chiếu thưa con nằm
Một đời cua ốc ngâm măng
Rau tập tàng búp chuối thâm lạc vừng
Con về đi tắt cánh đồng
Dây gầu dai níu dùng dằng bước chân
Ước gì trở ngược thời gian
Chiều nay thấy mẹ lâm châm trên đồng

NHỚ TẾT CŨ

Cả một đời thay tã lót cho con
Chỉ một lần con thay áo quần cho mẹ
Ngàn lần khóc mà con không thể
Một lần thôi...tay cha mẹ vỗ về


Tết đến rồi cha mẹ lại đi xa
Căn nhà cũ cháu con nhìn cũng lạ
Chỉ có mẹ cha là không hề xưa cũ
Trong khói hương hiền hậu thế,linh hồn

Tết ngày xưa đứa được áo thôi quần
Lát bánh mẹ chia sáng bừng trong mát trẻ
Đêm giao thừa ôm rơm cho trâu rón bàn chân nứt nẻ
Rồi soi đèn kéo chiếu ủ chân con

Dắt con đi lối xóm đầy bùn
Đòn bánh đúc gói tím chiều mồng một
Đánh đáo giữa đường nghe rộn ràng chúc tụng
Nén nhang quăn mâm cơm lạnh gian thờ

Tiếc ngẩn ngơ những ngày tết đi qua
Mẹ xám môi ngón tay lùa nhánh mạ
Tết vẫn đâu đây,lá bánh vương ngoài ngõ
Mâm cỗ đầu xuân xa lắc tự bao giờ

Trong đói nghèo mong tết thật ngây thơ
Đâu có hiểu nỗi lo lòng cha mẹ
Lá dong thừa bánh chưng sao ít thế
Quà đầu xuân pháo lép giữ tuí quần

Con đường bùn lép nhép tận ống chân
Nay láng trắng bê tông vào tận ngõ
Đi suốt làng ngẩn ngơ tìm chẳng có
Màu trắng nôn nao hoa mận thủa nào

Hương hồn cha hương hồn mẹ ở đâu
Chỉ thấy lúa ngô ngập ngừng quanh bia mộ
Sau làn khói xe về xuôi nức nở
Rưng rưng màu tết cũ đi theo

               Đan Hà,mùng Một tết Tân Mão
                                   NGUYỄN TRỌNG LUÂN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [96] [97] [98] [99] [100] [101] ›Trang sau »Trang cuối