Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

buivanxuong đã viết:
Tại hội thảo "Triết lý Giáo dục...",Vị GS Thái Duy Tuyên,được Vietnamnet ngày 20-8 dẫn lời nói rằng:"Ta có triết lý,NHƯNG MÀ GIỜ CHỈ CẦN tổng kết lại".
Xương tôi đành ngửa cổ lên trời mà than rằng:GS của ta "cơ triết lý giáo dục" mà nói ra thì chẳng "TRIẾT",chẳng "LÝ" chút nào.
Nói thế gọi là nói... chiết lý!

:((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

DULAN đã viết:
Xin phép cho DULAN được hỏi chữ CHUN TRÀ hay CHUNG TRÀ ,chữ CHUN có G hay không có G ,quý vị nào biết nói cho DL với nhé,DL có bài thơ này :
Một chun trà
Nửa vầng trăng
.....

Đã đăng trong web khác và được 2 góp ý khác nhau nhưng không xác định chữ nào đúng.
Xin cảm ơn!
Thân ái!
DULAN
Phải viết là chung trà (có g). Chun (không g) chỉ dùng trong các ngữ cảnh tương tự sau:

Sợi dây chun lại.
Cười chun cả mũi.
Buộc bằng một sợi chun.


Theo Từ điển Chính tả của Hoàng Phê (Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005), NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, năm 2006, trang 47.

Từ chung (với nghĩa trong tập hợp từ "chung trà") không có trong quyển trên mà có trong Từ điển Hán Việt Thiều Chửu:

盅  chung: Cái chén nhỏ.
鍾  chung: Cái chén, cái cốc uống rượu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

               HỎI

Mời bà con chọn giúp câu nào đúng:
1/ Gà cồ ăn quẩn cối xay.
2/ Gà què ăn quẩn cối xay.
Theo tôi thì câu 1 đúng hơn, vì cồ ở đây có nghĩa là cường tráng, khoẻ mạnh lại đi chực ăn sẵn. Nghĩa bóng là chê cười những người khoẻ mạnh mà biếng nhác thích ăn sẵn, ngại gian khó.
Câu 2 thì chả cần phải bàn vì đó là đương nhiên, không thể kiếm ăn bên ngoài nên phải ăn quẩn mà thôi.
 Vui là chính - Chính là vui!
12.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
               HỎI

Mời bà con chọn giúp câu nào đúng:
1/ Gà cồ ăn quẩn cối xay.
2/ Gà què ăn quẩn cối xay.
Theo tôi thì câu 1 đúng hơn, vì cồ ở đây có nghĩa là cường tráng, khoẻ mạnh lại đi chực ăn sẵn. Nghĩa bóng là chê cười những người khoẻ mạnh mà biếng nhác thích ăn sẵn, ngại gian khó.
Câu 2 thì chả cần phải bàn vì đó là đương nhiên, không thể kiếm ăn bên ngoài nên phải ăn quẩn mà thôi.
Theo tôi, "khủng long" ăn quẩn cối xay đúng hơn!

:p
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tongtranlu

Ngày gửi: Hôm qua 14:10  

 (*)DULAN viết:
Xin chào!
DL có thắc mắc,ai biết xin chỉ giúp nhé :
Chữ TANG BỒNG,DL nhớ hồi học lớp 9 cô giáo dạy trong bài Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ (Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái)
thì chữ TANG là dâu tang (Thương hải biến vi tang điền : biển xanh hoá thành ruộng dâu)
còn BỒNG là cỏ bồng .
Ngoài ra cô giáo còn nói chữ TANG cũng có thể do một cách nghỉ khác là do đọc trại chữ TANG là chữ TUNG (tung hoành:dọc ngang)
Vì vậy mà trong ý nghỉ của DL chữ TANG BỒNG chỉ để dùng cho nam giới,đã hơn 36 năm rồi nay thấy có người bạn làm thơ dùng chữ
TANG BỒNG cho phụ nữ nên có chút suy nghỉ ....

Vậy các bạn ai hiểu rõ nguồn gốc (chữ TRUNG HOA) và Hán Việt,xin giải thích cho DL với nhé!
Xin chân thành cảm ơn các bạn .
Thân mến chúc các bạn một tuần mới vui khoẻ.
DULAN.
 (*)Tống Trần Lự viết:
 Xin chào bạn DL!
 Theo như TTL biết:thì hai chữ "TANG BỒNG"lấy từ "Tang hồ bồng thỉ" (Cung làm bằng gỗ dâu,tên làm bằng cỏ bồng)Ở TQ xưa,khi người ta sinh được đứa con trai,người cha tự tay làm chiếc cung bằng gỗ dâu và mũi tên bằng cỏ bồng,sau đó đứng giữa sân bắn một mũi lên trời,một mũi xuống đất,bốn mũi còn lại bắn đi 4hướng:Đông,Tây,Nam,Bắc và hy vọng đứa con trai của minh sau này có tráng chí tứ phương.Còn ai đó lấy hai chữ"TANG BỒNG"để chỉ người phụ nữ trong một văn cảnh nhất định, thì đó là "Một sự phi lý trong thơ"(Thơ có sự phi lý)
  Những điều trên đây có gì sai sót mong các bạn góp ý.

     TTL
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenngochieu

Các bạn cho mình hỏi tý về những danh từ của tiếng Việt. Có một số danh từ được phân biệt dùng cho nam , có một số danh từ phân biệt dùng cho nữ
Thí dụ :

"Tang bồng" dùng cho nam như "tang bồng hồ thỉ nam nhi trái"
"Quần thoa" dùng cho nữ như "Phận quần thoa đâu thua các đấng tu mi"
"Anh hùng" dùng cho nam như "Anh hùng Nguyễn Huệ"
"Anh thư" dùng cho nữ như " Hai bà Trưng và bà Triệu là những bậc anh thư"
"Tùng, bách", dùng cho nam
"Liểu , đào" dùng cho nữ như "phận liễu yếu đào tơ"
"Gươm" dùng cho nam như "gươm lạc giữa rừng hoa"
"Hoa" dùng cho nữ như "Làm hoa cho người ta hái, phận gái thì người ta hay trêu"
........
Những danh từ được phân biệt, có phải theo một luật văn phạm nào không hay chúng ta phải tự hiểu..? có thể dùng lung tung được không ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tongtranlu

Điều mà Nguyễn ngọc Chiểu nêu ra,theo TTL hiểu thì đó là một đặc điểm trong "Thi pháp" văn học tung đại:Tính "ƯỚC LỆ".Cũng như khi Nguyễn Du viết:"Sem tàn,cúc đã nở hoa"thì ta hiểu đây là câu thơ chỉ thời gian,chứ không phải là câu thơ thuần tả cảnh.Có gì sai,xin các bạn góp ý.
   
         TTL
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

nguyenngochieu đã viết:
Các bạn cho mình hỏi tý về những danh từ của tiếng Việt. Có một số danh từ được phân biệt dùng cho nam , có một số danh từ phân biệt dùng cho nữ
Thí dụ :

"Tang bồng" dùng cho nam như "tang bồng hồ thỉ nam nhi trái"
"Quần thoa" dùng cho nữ như "Phận quần thoa đâu thua các đấng tu mi"
"Anh hùng" dùng cho nam như "Anh hùng Nguyễn Huệ"
"Anh thư" dùng cho nữ như " Hai bà Trưng và bà Triệu là những bậc anh thư"
"Tùng, bách", dùng cho nam
"Liểu , đào" dùng cho nữ như "phận liễu yếu đào tơ"
"Gươm" dùng cho nam như "gươm lạc giữa rừng hoa"
"Hoa" dùng cho nữ như "Làm hoa cho người ta hái, phận gái thì người ta hay trêu"
........
Những danh từ được phân biệt, có phải theo một luật văn phạm nào không hay chúng ta phải tự hiểu..? có thể dùng lung tung được không ?
Tất cả đều phải có văn phạm, có luật lệ, không thể dùng lung tung được. Chỉ có các thiên tài, thánh nhân mới dùng lung tung được vì họ sáng tạo ra cái mới, sau sẽ thành luật lệ cho người trần mắt thịt.

Chẳng có cái gì chúng ta tự hiểu được cả. Muốn hiểu bất cứ cái gì, chúng ta đều phải học, hỏi.

Tang bồng hồ thỉ nói như TTL là đúng và không thể dùng để chỉ đàn bà trừ phi bóng gió, mai mỉa, trêu ghẹo...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

long9xdhhp

xám hối chứ không phải sám hối
lãng mạn chứ không phải lãng mạng
cá lục chứ không phải cá nục
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

ỐI!

Đang xem Tôi là chiến sĩ trên VTV3 chợt thấy dòng chữ to tướng"Quốc đất trồng cây", thấy oải.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối