Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Nghe Hoa cỏ nói thế , chi bổ xung thêm thế này, như em nói "để hoà nhập và tôn trọng đối tượng mình giao tiếp thì mình phải sửa hoặc điều chỉnh thôi" Chị tiếp xúc với nhiều bạn trẻ ở Nghệ An, không phải bây giờ đâu mà chuyện xảy ra cách đây khá lâu khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trước(1981 thì phải)
có một bác trước là phụ trách hoa tiêu hay gì đó bên Hải Quân, đại khái là rất giỏi, một cơ quan về tàu biển ở Quảng ninh mời về làm việc , bác ấy đặt điều kiện là phải đưa cả gia đình bác ấy từ Nghệ An ra và tạo công ăn việc làm (hồi đó vào biên chế nhà nước khó lắm) bác ấy có một cô con gái chừng 18 đôi mươi và được sắp xếp vào cửa hàng lương thực thị xã Hòn Gai, chỉ sau chưa đầy vài tháng cô gái đó nói đăc tiếng Hòn Gai, cũng là thứ tiếng rất dễ nghe, nếu không biết thì ai cũng tưởng cô đó không phải dân Nghệ An, ở Hà Nội ngày nay cũng thế mình đã tiếp xúc với nhiều người dân Nghệ An và cũng nhận thấy họ thật thông minh và dễ hoà nhập, kết luận của mình là :tại sao người khác làm được mà mình không làm được, lúc nào cũng đổ tại tiếng địa phương mình ngọng cho nên mình không nói "thõi "được :D.
Vấn đề anh Thuỵ đưa ra là viết đúng tiếng Việt nhưng mình thiết nghĩ mở rộng "tiếng nói" cũng tốt chứ sao , giao tiếp bằng nói chiếm phần lớn mà.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Những năm gần đây, đọc sách, nhất là các tác phẩm văn học có từ thi thoảng được các tác giả rất hay dùng. Theo như trong văn cảnh nó có vẻ là từ thỉnh thoảng. Ví dụ như: "thi thoảng anh mới ghé qua đó". Vậy hai từ này có phải là một, hay đó là một từ mới xuất hiện.
Và từ khả dĩ nữa, hình như có nghĩa là có thể? Vậy tại sao không dùng có thể cho đơn giản dễ hiểu mà lại đi mượn Hán Việt. :D Có lẽ người ta muốn quay lại thời kỳ đồ đá?
Còn nhiều nữa mà chửa nhớ ra. :D   
 Vui là chính - Chính là vui!
24.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

@letam

Các từ "thi thoảng" và "khả dĩ" đã được dùng phổ biến từ lâu và có nghĩa gần như bạn nghĩ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng được dùng với mức độ phù hợp khác nhau. Một ngàn năm bắc thuộc đã làm cho ngôn ngữ của ta tới 90% là Hán Việt. Ngay cả từ "có thể" cũng có thể chứa tới 50% gốc Hán. Việc vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác, nếu không quá lạm dụng thì lại là điều hay, góp phần làm phong phú ngôn ngữ. Một ví dụ, khi ta làm thơ, viết văn ta sẽ có nhiều khả năng lựa chọn hơn, để phù hợp văn cảnh, để biểu thị sắc thái tình cảm và đôi khi đỡ... bí vần. Theo tôi, từ "khả dĩ" ngày xưa các cụ còn dùng nhiều hơn từ "có thể".
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Chuyện khó tin có thật.

Hôm qua đi chơi về có một chuyện liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt, chuyện thật như bịa. NL kể mọi người nghe nhé.

Có một anh chàng nói rằng: "Trời ơi mình sai chính tả chính tên mình mà đến bây giờ mình mới biết".
Sai thế nào nói ra thử nghe coi? Mình hỏi.
Tên mình là QUANG THẮNG nhưng từ bao năm nay mình chỉ viết tên mình là QOANG THẮNG mà không ai sửa sai. Đi học cô giáo không sửa.  đi làm, xin hồ sơ không ai nhắc. Đi các nơi vậy mà không ai sửa.
Đến cách đây hơn hai tháng mới có đứa cháu phát hiện ra. Mà chuyện nực cười là đứa cháu lại sinh ra ở đây, lớn lên ở đây và không hề học tiếng Việt ở lớp giờ nào, cháu chỉ tự học ở nhà. Cháu phát hiện ra nên anh chàng mới biết từ nhỏ mình viết sai chính tên mình.
Mà anh chàng này thì năm nay khoảng ngoài 35 tuổi, chàng học hết PTTH và đã sang đây định cư được gần 10 năm.  Anh ấy trách là tại cô giáo không sửa lỗi này từ ngày nhỏ.
Lỗi tại ai?

Mình thì nói rằng tiếng Việt thì không bao giờ có từ Qoang cả. Cười vỡ bụng.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tiện NanLan kể chuyện sai kỳ cục, tôi xin kể chuyện sai kỳ cục của chính tôi.
Không phải khoe nhưng tôi học khá: học chuyên toán từ bé mà thỉnh thoảng lại có bài văn được đem ra đọc làm mẫu cho toàn trường. Thi đỗ đại học, tôi đủ điểm được gửi đi Liên Xô học. Thời đó, như thế được coi là học giỏi lắm. Nói thế để biết trình độ viết lách của tôi không đến nỗi tồi. Khi từ Liên Xô về nước, một hôm, cô em gái thấy tôi rảnh bèn hỏi:
- Sao anh viết thư về nhà kỳ cục thế?
- Kỳ cục sao? Anh viết bình thường mà.
- Thứ nhất, tất cả các từ "kính gửi" anh đều viết thành "kính gỉư". Thứ hai, anh rất hay dùng tập hợp từ "hôm nay con lại phải viết thư". Viết thư về cho bố mẹ mà "lại phải" à?
Tôi không tin, lấy toàn bộ các thư ra đọc lại thì thấy đúng thế thật. Thế mới biết, những cái mình sai, hiếm khi mình nhận ra được.
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Chuyện của NanLan và Tuấn Khỉ kể ra cũng khá kỳ lạ.
Cái tên QOANG làm mình tập phát âm đến méo cả mồm mà không được.
Chữ lại phải  viết thư của Tuấn nghe buồn cười quá. :))
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

letam đã viết:
Những năm gần đây, đọc sách, nhất là các tác phẩm văn học có từ thi thoảng được các tác giả rất hay dùng. Theo như trong văn cảnh nó có vẻ là từ thỉnh thoảng. Ví dụ như: "thi thoảng anh mới ghé qua đó". Vậy hai từ này có phải là một, hay đó là một từ mới xuất hiện.
Và từ khả dĩ nữa, hình như có nghĩa là có thể? Vậy tại sao không dùng có thể cho đơn giản dễ hiểu mà lại đi mượn Hán Việt. :D Có lẽ người ta muốn quay lại thời kỳ đồ đá?
Còn nhiều nữa mà chửa nhớ ra. :D   
Tuấn Khỉ đã viết:
@letam

Các từ "thi thoảng" và "khả dĩ" đã được dùng phổ biến từ lâu và có nghĩa gần như bạn nghĩ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng được dùng với mức độ phù hợp khác nhau. Một ngàn năm bắc thuộc đã làm cho ngôn ngữ của ta tới 90% là Hán Việt. Ngay cả từ "có thể" cũng có thể chứa tới 50% gốc Hán. Việc vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác, nếu không quá lạm dụng thì lại là điều hay, góp phần làm phong phú ngôn ngữ. Một ví dụ, khi ta làm thơ, viết văn ta sẽ có nhiều khả năng lựa chọn hơn, để phù hợp văn cảnh, để biểu thị sắc thái tình cảm và đôi khi đỡ... bí vần. Theo tôi, từ "khả dĩ" ngày xưa các cụ còn dùng nhiều hơn từ "có thể".
Khả dĩ nghĩa của nó đúng là có thể

Có một số chữ gốc Hán nhưng khi dùng trong tiếng Việt đã được thay đổi theo nghĩa gốc của nó;

所以: âm la tinh đọc gần như súa ỷ, âm Hán Việt là sở dĩ, nghĩa tiếng việt là cho nên, bởi vậy. Tuy thế, ở các vị trí khác nhau, nghĩa của nó lại như trái ngược nhau:

Tôi là con em của nhân dân lao động cho nên tôi rất yêu lao động. Câu này, nếu đặt từ sở dĩ  vào vị trí của chữ cho nên  thì không được.

Sở dĩ tôi yêu lao động vì tôi là con em của nhân dân lao động. Bây giờ nếu đặt chữ cho nên thay vào vị trí chữ sở dĩ lại cũng không được.

Thỉnh thoảng hay thi thoảng?

Tiếng Hoa có hiện tượng:

你 phát âm như nỉ
好 phát âm như hảo
Nhưng 你好 (xin chào) không phát âm là nỉ hảo mà là ní hảo.
Người ta gọi đó là biến điệu cho thanh nhẹ đi.

Trở lại chữ mà bạn letam nêu lên:

Xin khẳng định ngay, đó là thỉnh thoảng.

Chữ thi thoảng lần đầu tôi nghe tới cách đây chừng 40 năm.

Nguyên nhân có thể do chữ thỉnh thoảng có hai thanh hỏi đi liền nhau nên người ta nói thế để biến điệu đi cho đỡ nặng như trường hợp tiếng Hoa tôi vừa nêu.

Tuy nhiên biến đổi như thế là không được, nó làm thay hẳn đi chữ thỉnh. Nhưng cái chính là tiếng Việt ta không có chuyện biến điệu thanh như tiếng Hoa.

Có thể ban đầu, một người "phát minh" ra, sau những người khác thấy hay hay, là lạ nên nói theo.

Nó phần nào giống như người ta đang nói đúng: rải rác, rau cỏ, rời rạc ... nhưng "ra tỉnh" lại sợ người thành phố phát hiện ra dân quê nên tập nói: dau cỏ, dải dác, dời dạc...

Tôi đi đâu vẫn nói như thế, họ bảo anh vẫn còn giữ giọng nhà quê à? Tôi bảo tôi nói theo giọng chuẩn chứ không phải cố giữ giọng nhà quê. Bạn nên học tôi mà phát âm lại. Họ trố mắt nhìn tôi, cười lăn lóc cho rằng dân nhà quê lại đi dạy dân thành phố.

Họ có biết đâu tôi dù vẫn giữ lối phát âm như rau cỏ, rời rạc nhưng những từ kiểu con tâu tắng buộc bờ te tụi tôi đã từng sửa khi cắp sách đến trường.

Chuyện thấy là lạ, hay hay mà bắt chước, bất kể hay thật hay không là tương đối phổ biến, kể cả bắt chước nhau lối dùng chữ khi viết văn hay làm thơ mà không chọn lọc. Người ta gọi đó không có bản ngã.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


25.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

NanLan đã viết:
Tụi em lại vừa có một cuộc tranh luận nho nhỏ về cụm từ đôi gò bồng đảo.
Tụi em nói chuyện với nhau chuyện trên trời dưới bề chẳng hiểu cuối cùng thế nào thì đến chuyện đôi gò bồng đảo. KHi nói đến đó thì cô bạn em trợn mắt hỏi: "Đôi gò bồng đảo là cái gì?" Em lại càng trợn mắt hơn :"gò bồng đảo mà không biết là gì à"?
Giải thích ra thì cô bạn nói em chưa nghe thấy  từ đó chỉ có nghe là đôi gò bồng đào thôi. HIc, còn NL cũng trợn mắt là mình cũng chưa nghe từ gò bồng đào bao giờ. Chỉ có đọc sách báo nghe là gò bồng đảothôi.

Tranh cãi một lúc không ai chịu ai thì tụi em gọi cho một người khác nữa ở VN, người đó nói rằng thực ra cả hai từ đó đều dùng. Nhưng em thì không hài lòng lắm, và cứ cho là gò bồng đảo mới đúng. Vì theo ý em nghĩa đen của nó chỉ một gò đảo nhỏ nổi lên, thì người ta tượng trưng cho đôi gò bồng đảo là bộ ngực của phụ nữ.

Em còn lấy ví dụ trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là
"Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm".
Thì người bạn nói đó là do để vần nên từ gò bồng đào bà HXH đổi thành gò bồng đảo. HIc nghe lại càng không hài lòng hơn nữa.

Ý mọi người thấy sao? Bác Tường Thuỵ giải thích thế nào ạ.
Tôi tra lại Từ Điển Hán Việt Thiều Chửu, mục chữ bồng 蓬 thì thấy nghĩa thứ 4 có ghi thế này:

Tương truyền bể đông có một quả núi có tiên ở gọi là bồng lai 蓬萊. Còn gọi là bồng doanh 蓬瀛 hay bồng đảo 蓬島

Như vậy, rất có thể bà Hồ Xuân Hương đã dùng từ "bồng đảo" ở tích này mà ra. Nếu như vậy, thì từ "bồng đảo" mới là đúng, còn "bồng đào" chỉ là do suy luận hoặc do biến thể phát âm sinh ra mà thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Tuấn Khỉ đã viết:
Tiện NanLan kể chuyện sai kỳ cục, tôi xin kể chuyện sai kỳ cục của chính tôi.
Không phải khoe nhưng tôi học khá: học chuyên toán từ bé mà thỉnh thoảng lại có bài văn được đem ra đọc làm mẫu cho toàn trường. Thi đỗ đại học, tôi đủ điểm được gửi đi Liên Xô học. Thời đó, như thế được coi là học giỏi lắm. Nói thế để biết trình độ viết lách của tôi không đến nỗi tồi. Khi từ Liên Xô về nước, một hôm, cô em gái thấy tôi rảnh bèn hỏi:
- Sao anh viết thư về nhà kỳ cục thế?
- Kỳ cục sao? Anh viết bình thường mà.
- Thứ nhất, tất cả các từ "kính gửi" anh đều viết thành "kính gỉư". Thứ hai, anh rất hay dùng tập hợp từ "hôm nay con lại phải viết thư". Viết thư về cho bố mẹ mà "lại phải" à?
Tôi không tin, lấy toàn bộ các thư ra đọc lại thì thấy đúng thế thật. Thế mới biết, những cái mình sai, hiếm khi mình nhận ra được.
Hiiii, Buồn cười quá nhưng mà cái lỗi này thực ra còn dễ thông cảm hơn.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

thương sót: viết đúng là thương xót
sé tập thơ: viết đúng là xé
tiêu sài: viết đúng là tiêu xài
quá quách: viết đúng là quá quắt
sắc son: viết đúng là sắt son.

Một số chữ kiểu như quá quắc, sắc son là do nói ngọng dẫn đến viết ngọng. Tuy nhiên nhiều người nói ngọng do thói quen nhưng khi viết họ vẫn viết đúng.
Đáng tiếc nhất là việc viết sai chính tả cũng không loại trừ những tác giả có vẻ viết đã có nghề.

Ps: TT chỉ nhặt những lỗi vô tình gặp phải, viết ở thi viện (gặp ở nơi khác thì không đưa vào đây)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối