Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 08/10/2010 10:12
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi lãng du vào 08/10/2010 10:12
Có 4 người thích
letam đã viết:
Hi... còn điều thú vị này nữa, tiếng Bắc nếu nói nhanh cũng bị biến tướng (chả biết gọi sao nên nói đại thế). Ví dụ như trong câu thoại; "Bố nhắc mà anh Hai không nhớ. Với lại mẹ dặn rồi mà ánh không làm gì cả, ánh đi chơi suốt cả ngày". Ở đây cũng tương đương với ảnh trong tiếng Nam. Nhưng tiếng Nam được đưa vào văn viết mà tiếng Bắc thì không. Có đúng không bà con? Tai sao nhỉ?
Ngày gửi: 08/10/2010 10:24
Có 5 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:@ Bác Tường và bác Tuấn: Ngốc nghếch nhất trí với bác Tường và bác Tuấn: phải viết là tham quan(xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm). Do nhớ không chính xác, nhiều người đã viết thành thăm quan,(không có từ này trong tiếng Việt). (Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 hiện hành- Nhà xuất bản Giáo dục).Tường Thụy đã viết:Tôi đã được nghe rất nhiều các cụ già, nhiều cụ uyên thâm Hán văn, nói về vấn đề "thăm quan" hay "tham quan". Tất cả các cụ mà tôi đã từng đàm đạo và tôi đều nhất trí phải là "tham quan" chứ không thể nào là "thăm quan" được.
Thăm quan hay tham quan?
"Lượng khách đến thăm quan Hoàng thành Thăng Long, bảo tàng lịch sử, các triển lãm nghệ thuật... rất đông ..." (tin trong ngày)
Xem xét một nơi nào đó, trước đây người ta nói là tham quan. Nhưng hiện nay, người ta gần như đồng loạt nói là thăm quan. Từ này thay thế cho tứ tham quan từ khi nào, tôi không rõ, nhưng lần đầu tôi biết đến cách đây chừng mười năm.
Thăm quan ý là vừa thăm, vừa xem chăng. Quan (xem) thì đúng rồi, nhưng thăm nó lại có nghĩa là đến để bày tỏ tình cảm như tôi đến thăm nhà bạn hoặc xem xét cái gì đó rất gần gũi, thiết thực mà mình quan tâm như người nông dân đi thăm đồng.
Còn tôi đi Hoàng thành là chỉ xem để biết thôi, sao lại gọi là thăm.
Dù sao tôi vẫn cho là dùng từ tham quan chính xác hơn là thăm quan.
Thế còn ý kiến của bạn?
Ngày gửi: 08/10/2010 11:04
Có 3 người thích
Natasha đã viết:
Em vốn dân làm vườn thứ thiệt, cỏ dại ngoài đời em dám nhổ, chứ "cỏ giả" chốn văn chương thi phú thì..."em định hổng dám đâu"! Nhưng thấy anh "Láng Ru" nhổ được nhiều quá nên ngứa...nghề, đành nhảy ra khua vài hàng, thật sự mong các bác các anh các cô các chị trong Thi Viện nếu thấy em "trông lúa hoá cỏ" có nhổ nhầm cây thì xin đừng..."oánh hội đồng" em nhé. "Quánh" là em chạy mất tiêu đó. Bây giừo em tạm đưa ra một vài loại cỏ mà em vừa nhổ:
1."Hoen dỉ": Phải viết là "Hoen rỉ" mới đúng.
2."Rát vàng": Phải viết là "Dát vàng" ("rát" thường đi với "rát bỏng", "đau rát").
3."Dây mơ, dễ má": Phải viết là "Dây mơ rễ má". ("Dễ" đối lập với "Khó", thường dùng "dễ dàng","khó khăn"...)
4."Réo rắc": Phải viết là "réo rắt". Chắc tác giả gõ vội nên gõ nhầm.
5."Búa dìu": Trời ạ, phải là "Búa rìu" chứ bộ "búa" đi chơi mệt quá nên phải "dìu" về nhà a?!
6."Quạnh hưu": Tôi thường dùng "quạnh hiu", có lẽ nghe ...lọt nhĩ hơn chăng?
7."Nhất chí": Viết và đọc đúng phải là...Nhất trí", "Chí" nhà mình may mà chỉ có..."nhất", không thì...Hi hi!
7."Xắp chết": Phải viết là..."sắp chết". Dọn có vài cây cỏ thôi mà đã..."xắp chết" rồi đây. Thôi, "dzọt lẹ" đê... ê ê...
Ngày gửi: 08/10/2010 19:58
Có 4 người thích
lãng du đã viết:@ Trường hợp này ở trẻ em là do chúng còn nói đớt, thường do những yếu tố chậm nói, khi lớn lên sẽ hết. Trường hợp nào không sửa được là coi như nói ngọng. Đấy là tiếng Bắc, còn tiếng Nam thì vô tư.
Ví dụ, có trường hợp trẻ em Hà Nội (dù đã ở tuổi học phổ thông)
nói ngọng: "Ăn ý đắn em ạ!" = Anh ý đánh em ạ!
"Cái cây này màu xăn." = Cái cây này màu xanh.
Ngày gửi: 08/10/2010 20:19
Có 8 người thích
lãng du đã viết:@ Hi..theo mình thì một phát thanh viên nói giọng SG như Hoài Anh được rất nhiều người tán thành. Vì tiếng HN đặc trưng cho tiếng Bác chuẩn và tiếng SG là đại diện cho dân Nam, một nửa dân tộc đấy bạn ạ! Cố ấy đọc lên ai ai cũng hiểu. Việc đài trung ương từ trước tới nay không có phát thanh viên giọng Nam cớ thể là thiếu sót chăng? Đài TNVN trước kia vẫn có đấy thôi ( bây giờ chẳng biết có còn nữa không, vì không nghe đài nữa). Mình vẫn còn nhớ giọng SG của chú Nguyễn Thơ và cô gì mình không biết tên, nghe hay lắm, nhất là trong chương trình Âm nhạc chiều chủ nhật.
Chị Lê Tâm hiểu sai ý em rồi.
Chúng ta vẫn thừa nhận người vùng nào nói tiếng vùng đó. Hình như dân ta có câu: "Chém cha không bằng pha tiếng", em cũng rất khó chịu khi nghe những cái chất giọng ngang ngang pha pha Bắc không ra Bắc, Nam chẳng ra Nam, ví dụ như cô THANH MAI dẫn chương trình SỨC SỐNG MỚI. LD đang đề cập đến cô Hoài Anh là phát thanh viên-biên tập viên của đài VTV1- là kênh thông tin phát đi từ trung tâm thủ đô, vì vậy việc đưa người nói giọng địa phương vào là không nên, ở đây mình chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng giọng nói của cô ấy, không bàn đến chuyên môn. Nếu là đài địa phương thì mình không có ý kiến gì. Mà hình như từ trước tới nay, đài TW chưa bao giờ tuyển người có chất giọng địa phương vào vị trí đó. Bất kể phát thanh viên nào của kênh TW đều phải nói giọng phổ thông chuẩn- giọng Hà Nội. Cô Hoài Anh là trường hợp ĐẶC BIỆT (hình như là do thân nhân chứ không phải vấn đề đặc cách về chuyên môn vượt trội).
Ngày gửi: 09/10/2010 01:59
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi lãng du vào 09/10/2010 02:12
Có 3 người thích
Ngày gửi: 09/10/2010 04:17
Có 5 người thích
Ngày gửi: 09/10/2010 04:19
Có 4 người thích
Ngày gửi: 09/10/2010 09:45
Có 1 người thích
vịt anh đã viết:Ừa, động chạm đến hình tượng HOÀI ANH của chú chứ giề? Người nói đi thì phải có kẻ nói lại thì mới là thảo nuận chứ nị!Anh cần bảo vệ quan điểm của anh. Chú chán thì kệ chú!
Anh Lãng ơi,vấn đề này chắc bàn đến đây đủ rồi,nghe chán lắm
Ngày gửi: 09/10/2010 21:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hoa cỏ vào 09/10/2010 21:06
Có 7 người thích
Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối