Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Thuỷ Triều Đỏ đã viết:
Tôi muốn đề cập chủ yếu đến một số từ nhạy cảm mà đôi khi một số ít người(như tôi chẳng hạn) không nhận ra được cách viết chính xác (chia sẻ-chia xẻ, bổ sung-bổ xung...)thậm chí Kách mệnh-cách mạng... (thiết nghĩ Bác Hồ viết văn nếu không ký tên cũng bị các GV phê bình là viết sai chính tả mất thôi)

Về việc không nhận ra được cách viết chính xác, tôi nghĩ không có cách gì khác là phải luyện cho quen thôi bạn ạ. Trong trường hợp của tôi, khi tôi viết một từ nào đó dễ nhầm lẫn, tôi bắt buộc phải tra lại bằng từ điển. Đặc biệt là mấy cái "R" "D" và GI".
--------------

Theo học giả Nguyễn Thiện Giáp của Viện Ngôn Ngữ học:

Chữ quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên Chúa mà triều đình phong kiến Việt Nam, cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, lại thi hành chính sách cấm đạo nên chữ quốc ngữ không thể phát triển, truyền bá rộng rãi.
Khi tiếng Việt chưa được sử dụng trong giáo dục và hành chính, thì nhu cầu thống nhất và chuẩn hoá tiếng Việt chưa đặt ra một cách cấp thiết. Thế nhưng, Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa lại địa vị ngôn ngữ chính thức của quốc gia cho tiếng Việt, nhu cầu chuẩn hoá tiếng Việt trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Chính nhu cầu thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hoá tiếng Việt đã đòi hỏi việc nghiên cứu tiếng Việt phải thật đầy đủ, toàn diện.

Vậy là chữ quốc ngữ mặc dù ra đời từ thế kỷ XVII, nhưng mãi đến 1945 mới được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn quốc, rồi mới chuẩn hóa dần dần, do vậy thiết nghĩ chúng ta không có quyền phê bình về chính tả đối với những người tiếp thu nền giáo dục trước 1945.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Hoa Phong Lan đã viết:

Về việc không nhận ra được cách viết chính xác, tôi nghĩ không có cách gì khác là phải luyện cho quen thôi bạn ạ. Trong trường hợp của tôi, khi tôi viết một từ nào đó dễ nhầm lẫn, tôi bắt buộc phải tra lại bằng từ điển. Đặc biệt là mấy cái "R" "D" và GI".
--------------
Vậy là chữ quốc ngữ mặc dù ra đời từ thế kỷ XVII, nhưng mãi đến 1945 mới được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn quốc, rồi mới chuẩn hóa dần dần, do vậy thiết nghĩ chúng ta không có quyền phê bình về chính tả đối với những người tiếp thu nền giáo dục trước 1945.

Điều này đúng quá đi. Hiện chữ viết, từ ngữ chúng ta đang dùng đã trải qua một quá trình chuyển hoá chữ quốc ngữ một thời gian tương đối dài. Nên có nhiều từ mới, nhiều từ mới, cách viết khác trước là đương nhiên. Mai sau, vài chục năm nữa biết đâu lại đã chuyển hoá khác hiện nay rồi, cách viết chữ, câu, từ khác như chúng ta đang dùng hiện nay. Khi ấy con cháu chúng ta liệu có theo chủ nghĩa xét lại cho là chúng ta viết sai chính tả sao. Vì thế Chúng ta đang sống ở thời đại nào thì chúng ta cố gắng sử dụng đúng cách viết thời mình đang sống.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Điệp luyến hoa đã viết:
Mãi hay mại ?

Trong tiếng Hán quan thoại, mãi là mua, mại là bán. Nhưng tại sao lại thường nói "khuyến mại" mà không phải "khuyến mãi" ?
Nguyên nhân của nó không đơn giản như vậy.

Nếu xét đúng ra thì là "khuyến mãi", đó là chữ đúng. Nhưng "khuyến mại" cũng không sai, vì nó là âm Quảng Đông (cantonese). Nguyên trước đây, ở Sài Gòn-Chợ Lớn người Hoa sinh sống buôn bán rất nhiều, và hầu hết đều là người Quảng Đông, Quảng Tây hoặc lân cận. Nói đến đây chắc mọi người hiểu rồi :p

PS: không biết ai còn nhớ câu "mại lơ, mại lơ" ko nhỉ, hồi bé hay nghe :D
"Mại lơ" thì không nhớ lắm mà chỉ nhớ "mại dzô" - phiên bản Sài Gòn thôi :D

Cái món "mãi" hay "mại" này cũng dễ nhầm thật. Trước khi viết, tôi hay nhớ đến từ "mãi lộ" - "mua đường" để từ đó suy ra lúc nào thì "mãi", lúc nào thì "mại".
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Điệp luyến hoa đã viết:
Một số từ hay nói sai
(Nhân tiện đang nghĩ tới thì post nốt ko mai lại quên mất :)))

- sáp nhập: hay bị nói sai thành sát nhập. "Sáp" trong tiếng Hán là cắm vào (vd cắm hoa vào bình).

- mạn tính: hay bị nói sai thành mãn tính. "Mạn" trong tiếng Hán là chậm, từ từ. Bệnh mạn tính: bệnh phát từ từ.
Hoá ra "sáp" là cắm vào à? Nó có liên quan gì đến đánh "xáp lá cà" hay là "giáp lá cà" không nhỉ? Mà lá cà là lá của quả cà hay là gì, có ai giải thích được không?

Kiểu nói nhầm cho nó thuận miệng thế này có vẻ cũng nhiều. Hình như phải nói:
- "cảm ơn" thay cho "cám ơn"
- "vô hình trung" thay cho "vô hình chung"
- ...
Xin hỏi các Viện chủ có đúng vậy không?
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Em thấy từ "mãi" và "mại" chả có gì sai cả. Theo trong "Đại từ điển tiếng Việt của Bô Giáo Dục và Đào tạo phối hợp với nhà xuất bản Văn hoá - thông tin cùng Fahasa ấn hành" thì từ khuyến mại và khuyến mãi có nghĩa như nhau. Khuyến mua và khuyến bán đều như nhau cả.
Người mua mua nhiều thì người bán cũng bán nhiều, đều tích cực. Xét theo logic của Aristotle thì đâu có sai.
Tôi chưa có may mắn được đọc "Đại từ điển tiếng Việt" của BGD và ĐT gì gì đó, nhưng "khuyến mại" và "khuyến mãi" làm sao lại có nghĩa như nhau được? Bán là bán, mua là mua, chứ làm sao lại có kiểu giải thích "người mua mua nhiều thì người bán cũng bán nhiều"? Bầy hầy quá!
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Tớ thêm 1 từ cho chú Điệp giảng luôn thể này. Từ này tớ thấy trong TV cũng có người dùng nhầm:

"vô hình trung"

Rất nhiều người viết là "vô hình chung", ngay cả báo chí cũng vậy. Chú Điệp, mời chú :)
Vừa đọc nhẩn nha vừa bình ẩu dăm câu, xuống đến đây thấy bài của bạn này, mới biết là đã lặp lại những gì mọi người đã bàn qua cả rồi. Tôi nay sức khoẻ có hạn, nhất là trí nhớ có phần sút giảm trầm trọng, để đọc hết các trang các bạn đã viết rồi mới bình, e rằng không kham nổi. Xin Ban điều hành cảm thông cho.
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Hoa Phong Lan đã viết:

HXT chỉ giỏi đoán ý người khác là không ai bằng, về nhà mà làm cán bộ nhỏ thì dễ tiêu đời lắm, vì cán bộ lớn rất ghét bị "đọc vị"... hì...

Chú Điệp nhằm đúng ngày cuối tuần mới mở hàng, nên bây giờ tớ mới đọc được. Hôm nay lại bận quá vì phải chuẩn bị xe, mai và mốt phải kéo xe cả ngày, chẳng có thời gian để bình loạn nữa.

Có cặp từ này, không biết chú Điệp đã giảng chưa, nếu chưa mọi người giảng giúp nhé!

"lữ lưu""nữ lưu"
"Nữ lưu" nghe và thấy thường xuyên, nghĩa thì cũng giống như bạn Phụng Vũ Cửu Thiên đã tra từ điển, còn "lữ lưu", nói thật với các bạn, tôi cũng đã từng được nghe nhiều lần.
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Điệp luyến hoa đã viết:
Thêm mấy từ nhầm chính tả nữa...
- vãn cảnh: ngắm cảnh. Hay bị viết thành "vãng cảnh".
"Vãng" với "vãn" nghĩa như thế nào, xin nhờ bạn Điệp luyến hoa giải thích hộ. Thế còn chữ "vãng" trong cụm "khách vãng lai" thì nghĩa thế nào?
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hướng Vấn Thiên đã viết:
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Tớ thêm 1 từ cho chú Điệp giảng luôn thể này. Từ này tớ thấy trong TV cũng có người dùng nhầm:

"vô hình trung"

Rất nhiều người viết là "vô hình chung", ngay cả báo chí cũng vậy. Chú Điệp, mời chú :)
Vừa đọc nhẩn nha vừa bình ẩu dăm câu, xuống đến đây thấy bài của bạn này, mới biết là đã lặp lại những gì mọi người đã bàn qua cả rồi. Tôi nay sức khoẻ có hạn, nhất là trí nhớ có phần sút giảm trầm trọng, để đọc hết các trang các bạn đã viết rồi mới bình, e rằng không kham nổi. Xin Ban điều hành cảm thông cho.
Không sao đâu ạ.. Thấy cái sự nhiệt tình của chú là chúng cháu đã mừng rồi :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hướng Vấn Thiên

Hoa Phong Lan đã viết:

Mọi người ơi, những danh từ được tính từ hoá trong dân gian, đã trải qua thời gian tồn tại khá dài, không biết có được chấp nhận là từ "thuần Việt" và đưa vào từ điển hay không?

Ví dụ:

- "chổm" vốn là tên huý của chúa, nhưng bây giờ được dùng như tính từ nhằm ám chỉ những người nợ lần chồng chất.
- "chã" vốn là tên của một cậu bé: em Chã, nay dùng để ám chỉ người mập quá mức bình thường
- "lão hạc" đối nghĩa với "chã"
- "chí" hay "chí phèo" như trong câu: "sao mà mày chí thế!"
- "sở khanh" như trong câu: "hắn là đồ sở khanh"
- "sến" là từ đâu mà ra nhỉ?
- "a-qui" là tên của một nhân vật, nay được dùng như tính từ.
- "cuội" vốn là tên của chú Cuội, vậy mà những ai hay nói dối thì bị mắng là: "mày cuội"

Còn rất nhiều từ như thế...
Tôi không dám bàn nhiều, nhưng xin có ý kiến thế này:
- "chã" - sao lại để chỉ người mập quá mức bình thường nhỉ? Nếu từ "chã" này lấy trong "Số đỏ" mà ra thì phải hiểu đó là 1 em bé tuy đã lớn nhưng lại rất lười và hơi ngây ngô vì được nuông chiều thái quá.
- "Lão Hạc" để đối với "chã" lại càng chưa thấy bao giờ.
- "Sến" chắc từ Ngọc Sơn (không phải đền) mà ra.
- ...
Đại khái thế.
銅 化 金
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối