Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Điệp luyến hoa đã viết:
Thêm mấy từ nhầm chính tả nữa...

- câu kết: móc nối với nhau. Hay bị viết thành "cấu kết".

- vãn cảnh: ngắm cảnh. Hay bị viết thành "vãng cảnh".

- xán lạn: hay bị nói và viết thành "sáng lạng".

- phong thanh: hay bị nhầm thành "phong phanh". Phong thanh (tiếng gió) là nghe thoáng qua, còn phong phanh là mỏng manh. (Có câu "phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh" từ tích trận Phì Thuỷ thời Ngũ Hồ thập lục quốc).

Dùng nhầm như thế này là khá phổ biến, lão xích lô tớ cũng chẳng dám chắc là mình có nhầm hay không?
Ngày trước còn nhỏ cứ viết đại đi, bây giờ cảm thấy có lỗi vì đã không tôn trọng người đọc. Do đó, bây giờ cứ từ nào chưa chắc ăn là phải hoặc tìm từ nào chắc ăn có nghĩa tương đương, hoặc tra từ điển rồi mới viết, coi như nếu có lỗi trong dùng từ thì đổ cho các bác làm từ điển.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

bachhophoa đã viết:

Từ "Lãn mạn" trước em nhầm thành lãng mạn, có khi thấy ai viết thành lãng mạng (mạng trong từ mạng người :))).
Điệp luyến hoa đã viết:
- giảm tối đa = giảm tới mức tối thiểu (đều đúng)

- "lãng mạn" là đúng, "lãng mạng" hay "lãn mạn" đều là sai. Trong chữ Hán, lãng 浪 là sóng, mạn 漫 là tràn trề.

Đọc cái post của Bách Hợp, mình cứ tưởng cái about me trong blog của mình sai chính tả... hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Về chữ "trung" và "chung" em xin đưa thêm một số vd nữa để mọi người thảo luận:
- trung hiếu, trung kiên, trung thành
- chung thuỷ, chung tình, chung thân, chung kết
- trung tâm, trung gian, trung học, trung bình
- Trung Á, Trung Đông
- Trung cộng, Trung Quốc, Trung Hoa, Trung-Việt
- chung chung, chung đụng
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Phong Lan đã viết:


Từ "nữ lưu" thì đúng như giải thích của Điệp, có lẽ mọi người ai cũng hiểu.
Từ "lữ lưu" 旅流: cũng như mọi người, tớ mới thấy lần đầu tiên cách đây ít ngày, vì không biết phải giải nghĩa thế nào nên mới đem vô hỏi.
Từ (chữ) "lữ" 旅 trong từ "lữ hành" 旅行; từ (chữ) "lưu" 流 có nghĩa là dòng chảy, như trong "giao lưu" 交流 hay "đạo lưu" 道流 hay "lưu thuỷ"  流水.
Từ đó, có thể giải thích từ "lữ lưu" theo cách của PVCT, hoặc có thể giải thích là "trào lưu du lịch" chăng?
---------------------------------------

.......
- Câu: có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ: như "em CAM chạy lon ton như con vịt con... hì..."

Hì, ít nhất Lan đệ cũng phải mang cái câu có từ " lữ lưu" ấy vào đây để mọi người cùng đọc nó trong ngữ cảnh, vậy thì may ra mới hiểu và giải thích được chứ?! :).

Tỉ tỉ thích cái câu ví dụ trên đây của Lan đệ! Dễ thương ghê! Hì, lại rất " gợi tả" nữa!:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Anh nghĩ Phan Châu Trinh mới là đúng, ít nhất hình như tên cụ ấy là vậy :)

Còn Chu - Châu thì anh nhớ hồi nhỏ, đọc bản dịch "Đông Châu Liệt Quốc" của miền Nam (Mộng Bình Sơn dịch?), trước khi đọc bản "Đông Chu..." ngoài Bắc (cụ Nguyễn Đỗ Mục dịch). Về sau anh cứ thắc mắc mãi vụ Chu - Châu này, thì được giải thích rất tùy tiện là "mỗi miền một phách" :)

Cammy đã viết:
Hì... cái này em cũng nhớ là đọc ở đâu đó, có liên quan đến việc phạm huý đó chị HXT à! Nhưng em không rõ nó là huý của ai thôi. Ví dụ như Phan Chu Trinh ở trong đó cũng đọc chệch thành Phan Châu Trinh đó ạ! Cái trí nhớ của em nó còn tệ hơn cả của chị cơ ạ! Thứ nhất là đọc ở đâu mà không nhớ, thứ hai là đọc rồi mà cứ lơ mơ chả hiểu có đúng không! Tệ thật!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:

À... mục này chúng ta đang bàn về lý thuyết tiếng, tuy nhiên tớ thấy có một vài chỗ hình như mọi người chưa đúng lắm trong cách sử dụng "đơn vị ngôn ngữ":
Theo lý thuyết tiếng Việt "chữ" và "từ" là khác nhau:
- Chữ: chỉ là các chữ trong bảng chữ cái: như A, Ă, Â, B, C...
- Tiếng: phát âm của một chữ, hoặc các chữ ghép lại thành 1 tiếng: như "bon", "con", "lon"...
- Từ: các từ có nghĩa, từ có thể đơn âm hoặc đa âm: như "con", "bon bon", "lon ton"...
- Cụm từ: như "vịt con lon ton"
- Câu: có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ: như "em CAM chạy lon ton như con vịt con... hì..."

Câu này hay thế! Mỗi tội em là gà, không phải là vịt, lão chuyển thành gà con nhé! :-w Lão Lan dạo này...
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:

Hì, ít nhất Lan đệ cũng phải mang cái câu có từ " lữ lưu" ấy vào đây để mọi người cùng đọc nó trong ngữ cảnh, vậy thì may ra mới hiểu và giải thích được chứ?! :).

Tỉ tỉ thích cái câu ví dụ trên đây của Lan đệ! Dễ thương ghê! Hì, lại rất " gợi tả" nữa!:D


Tỉ à, cái nguyên câu ấy thế nào đệ cũng không nhớ rõ, đại khái là một câu quảng cáo của một ngân hàng khá nổi tiếng, ý nghĩa như là "bạn đi đâu chúng tôi cũng thanh toán", rồi cái từ "lữ lưu" nằm khúc nào trong đó... hì... tệ thật.

Còn cái câu ví dụ ấy... hì... chỉ là để trêu ghẹo chút thôi mà...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Điệp luyến hoa đã viết:
Về chữ "trung" và "chung" em xin đưa thêm một số vd nữa để mọi người thảo luận:
- trung hiếu, trung kiên, trung thành
- chung thuỷ, chung tình, chung thân, chung kết
- trung tâm, trung gian, trung học, trung bình
- Trung Á, Trung Đông
- Trung cộng, Trung Quốc, Trung Hoa, Trung-Việt
- chung chung, chung đụng

Tớ muốn tra từ điển để tìm nghĩa của từ "chung chung", mới phát hiện ra một điều: rất nhiều từ điển online hình như không mấy quan tâm đến tiếng Việt.
Một số từ điển có: Việt - Anh; Việt - Pháp; Việt - Tây Ban Nha... nhưng không có Việt - Việt.
Một số từ điển có Việt - Việt thì khi tra lại "không tìm thấy từ"


http://dict.vietfun.com/
http://www.tudientiengviet.net/
www.thuongviet.com/dictionary/
www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/
www.saigon.com/~vietdict/
http://www.ask.com.vn/search/dict?
http://www.informatik.uni...g.de/~duc/Dict/index.html
http://www.tinhvan.com/sc...s/tvis/webdict/webdict.pl
http://baamboo.com/Default.aspx?tab=Vietdic

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Câu này hay thế! Mỗi tội em là gà, không phải là vịt, lão chuyển thành gà con nhé! :-w Lão Lan dạo này...


Hì... lão chuyên nghề chăn vịt mà...

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Mọi người ơi, những danh từ được tính từ hoá trong dân gian, đã trải qua thời gian tồn tại khá dài, không biết có được chấp nhận là từ "thuần Việt" và đưa vào từ điển hay không?

Ví dụ:

- "chổm" vốn là tên huý của chúa, nhưng bây giờ được dùng như tính từ nhằm ám chỉ những người nợ lần chồng chất.
- "chã" vốn là tên của một cậu bé: em Chã, nay dùng để ám chỉ người mập quá mức bình thường
- "lão hạc" đối nghĩa với "chã"
- "chí" hay "chí phèo" như trong câu: "sao mà mày chí thế!"
- "sở khanh" như trong câu: "hắn là đồ sở khanh"
- "sến" là từ đâu mà ra nhỉ?
- "a-qui" là tên của một nhân vật, nay được dùng như tính từ.
- "cuội" vốn là tên của chú Cuội, vậy mà những ai hay nói dối thì bị mắng là: "mày cuội"

Còn rất nhiều từ như thế...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối