Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

TEP RIU đã viết:
Rồi. Mít mướt (Ko biết thật hay giả à). Anh xưng em là để chị HXT và các cô chú anh chị khác nếu có đọc. Còn em ít tuổi thì coi như là mình ngoài vùng phủ sóng của sóng của từ ''em''. Việc gì phải ''ặc oẹ''.  Đừng quá câu nệ tiểu tiết. Văn hoá Phương Đông tôn trọng thứ bậc, tuổi tác. Thế mới sinh lắm chuyện oái oăm, khách sáo. Trong tiếng Anh thấy toàn là I, You,He, She, They, We, It lại hiệu quả. Em rành tiếng Anh, em lại càng phải nghĩ nó đơn giản đi.
Còn như em bảo thấy từ lạ mà quăng sách là cực đoan đấy. Trong từ điển các cụ trước soạn bây giờ em đếm xem có rất nhiều từ không có xài thường xuyên. Rất nhiều từ anh không thấy sử dụng. Rồi sẽ bị mai một đi thôi. Đó là những từ thuần việt xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước xưa kia. Còn thời đại bây giờ nó có vay mượn sáng tạo nhiều thì cũng là thích ứng với hoàn cảnh thôi. Chọn lọc tự nhiên mà. Miễn là em đọc, em cảm đc thì nhớ lâu và dùng lại. Các nhà văn có cái tích cực là sáng tạo ra những từ mới. Nhưng thú thực là có những từ anh không thể ngửi được. Những từ này rồi cũng sẽ sớm biến mất thôi. Trịnh Công Sơn dùng từ ''căn phần''. Lúc đầu anh cũng không hiểu nhưng anh cảm nhận được từ này rất hay, từ ''thao thiết'' cũng vậy. Đôi khi anh cũng dùng lại những từ này. Còn như sư phụ HXT thống kê mấy từ bộc phát theo cảm xúc của các nhà văn, phá cách không đúng chỗ thì đọc thấy khó chịu chút xíu. Còn cảm xúc xuyên suốt tác phẩm thì mình vẫn không thể phủ nhận. Đừng vì chậu nước bẩn mà hất cả đứa bé đi em ạ!
Ông này còn trẻ mà lối viết lách có vẻ rất chững chạc.
Đúng vậy, không nên "thấy từ lạ mà quẳng sách đi". Thứ nhất, bởi đâu phải bản thân ta cái gì cũng biết, có thể lạ đối với ta, nhưng chưa chắc lạ đối với người.
Thậm chí, trong từ điển không có chưa chắc đã là lạ. Bởi ngôn ngữ là sinh ngữ, ngôn ngữ từ cuộc sống đi vào từ điển, chứ ngôn ngữ không từ từ điển bước ra ngoài đời.
Tuy nhiên lão tôi không đồng ý với ông về cái câu bôi đậm ở trên. Văn hoá Việt có bản sắc riêng, đó là văn hoá "sau luỹ tre làng". Ngoài cái việc xưng hô liên quan đến tuổi tác thứ bậc, cái cách xưng hô còn thể hiện mối quan hệ trong gia đình dòng tộc, nghe xưng hô có thể biết quan hệ giữa người nói chuyện. Và không hề khách sao một chút nào. Rất tiếc, cuộc sống hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố, cách xưng hô trong gia đình dần dần biến mất, hình như giới trẻ ngại tiếp cận với những từ như "cậu", "mợ", "cô", "dì", "bá", "chú thím"...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Cammy đã viết:
Theo em thì đúng là như thế đấy! Người ta viết để cho người khác hiểu mà cứ dùng những từ sáng tạo ấy, nghe không ổn. Em cũng không thích những từ ấy lắm. Đọc sách nào mà nhiều "từ mới" kiểu như thế (là những từ sáng tạo, chưa có trong từ điển í mà) là em bỏ luôn sách. Cái này chắc là không ổn nhỉ?
Đắt hay không là ở chỗ nó lột tả được đúng cảm giác của mình và chuyển tải điều đó tới được người đọc. -->> Đúng đấy ạ. Nhưng theo em thì Thao thiết đấy phải là tính từ mới đúng nhỉ? :)
Mọi người ơi,
Mọi người cũng nên ủng hộ các nhà văn, nhà thơ.. trong việc sáng tạo từ mới chứ :P... Ko nên "bỏ luôn sách" như vậy, theo chị, là hơi cực đoan đó.
Rất nhiều từ người viết sáng tạo ra mà đi được vào lòng người đọc, những từ chưa có trong từ điển, nhưng rồi sẽ có trong từ điển. Có như thế, tiếng Việt mới phát triển được chứ! Tất nhiên, có những sáng tạo là hay, hợp lý, có những sáng tạo khiên cưỡng, gò ép... thì cũng sẽ ko được mọi người ủng hộ thôi.
"Thao thiết" - như Tép Riu nhắc đến đây là tính từ rồi, mà hiểu như Tép Riu, chị nghĩ cũng ổn. Người đọc là đồng tác giả mà, hãy hiểu theo cảm nhận của mình. Còn nếu thấy ko thích thì thôi hi hi...

Hãy luôn luôn "trung thực" và "trung lập", nếu cần xin hãy "bao dung", đừng nên "cực đoan" và "chụp mũ", để rồi tự biến mình thành kẻ sát nhân mà chính mình không hay. Lịch sử có cả ngàn ví dụ rồi đó, cả những nỗi oan mà hàng trăm năm sau khí oan vẫn ngút trời.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

TEP RIU

Hì hì!! ''...có vẻ chững chạc''. Bác đồ gàn xứng danh là đệ nhất ngạo mạn.
Bác nói đúng. Quả thật để mổ xẻ cách dùng từ thì một trong những điều quan trọng là trình độ thưởng thức của người đọc. Em viết mấy lời trên mà vẫn có cảm giác thiếu thiếu, mãi không nghĩ ra. Bác thêm vào thì quả là bù khuyết chỗ thiếu sót của em. Khi bác nói cái từ ''chụp mũ'' làm em giật mình. Đúng là trình độ thấp mà có thêm quyền lực trong tay thì là một thảm hoạ không nhỏ. Hic hic! Không bàn về cách dùng từ của các nhà văn nhà thơ nữa! (Ngấm đòn rồi)
Em cũng ghé vào lều cỏ ''học yêu'' của bác rồi. Mà theo như chị HXT và Nguyệt Thu bóc mẽ chân tướng bác thì em không biết có xứng danh phong lưu đệ nhất không? Cái này phải '' chủ nghĩa xét lại''.
- Về đại từ nhân xưng trong Tiếng Việt:  Theo em, bác không thể phủ nhận cái khách sáo trong nhân xưng chứ ạ? Nói đến chữ ''tình'' trong đại từ nhân xưng em lại chợt nhớ tới một ý trong bài viết sáng nay của cụ Vương Trí Nhàn trên Vietnamnet.vn ''Dân tộc Việt Nam là khối tự phát khổng lồ''. Em xin trích nguyên văn thế này:''tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.
Cả sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại.
Như trong câu chuyện phần trên chúng ta vừa nói: cả các bạn trẻ hiện nay cũng sống truồi theo cảm hứng tự phát, không nghĩ đường xa. Mà dư luận cũng tự phát, ầm ĩ đấy rồi cũng bỏ qua ngay đấy''.
Đấy, chính cái kiểu xưng hô thân tình, vồ vập mà biểu hiện đầu tiên ở trong cách xưng hô đó nên hệ luỵ là cảm giác giả tạo ở người nghe không phải là không có. Do đó, em đánh giá cao các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh. Thứ nhất, nó tiện lợi cho cuộc gặp đầu tiên. Thứ hai nó kích thích sự tự tin cho những người ít tuổi, địa vị thấp và thể hiện tính vị tha của người lớn tuổi, địa vị cao. Thứ ba là nó không vồ vập nên có lẽ nó bền. (sếp, đại ca, anh ruột ơi! lên xe đi...nghe xong đã muốn đề phòng). Tất nhiên cũng không thể phủ nhận tính tích cực của đại từ nhân xưng tiếng Việt như bác nói vì nó thể hiện được chữ ''tình''. Ví dụ như em xưng bác ở đây chẳng hạn. (Anh không phải đề phòng, em thấy anh gọi chi HXT và chị NT là tỷ tỷ nên chắc chưa lên chức cụ đồ đệ nhất gàn).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ôi... Ý của em không hẳn là "cực đoan" như mọi người nghĩ đâu ạ! Em thấy tất cả mọi người đều để quên cái chữ "nhiều" của em rồi! :P

@ TEP RIU: Vì anh trả lời cái reply của em, nên em nghĩ là anh nói với em đó thôi! Tiếng Anh thì em cũng biết, và em cũng thích cái cách "chỉ cần 7 đại từ nhân xưng" mà có thể dùng được cho tất cả mọi ngôi mọi thứ trong tiếng Việt mình. Nhưng vì mình là người Đông phương mà anh, mình đang nói tiếng Việt! Thực ra em cũng không có ý gì để "mít mướt" đâu. (Hình như từ "mít mướt" này cũng mới ha) Em không chỉ thật, mà còn đùa nữa. Tùy mọi người thích hiểu sao thì hiểu thôi ạ! ;))

Ặc - chỉ là từ sử dụng... nói thế nào chỉ, nó giống như một tiếng biểu lộ cảm xúc thôi, chứ anh đừng thêm thành "ặc ọe" - em lại sợ rồi! :)

Em nói "bỏ sách xuống", chứ không "quẳng sách đi".

@ Chị HXT: Hừ! Chị cũng không để ý đến cái chữ đấy nha!

@ Mọi người: Ý của em là: Có những sáng tạo khiến cho câu văn giàu thêm, nhưng cũng có những sáng tạo chỉ là để cho "oai". Một cuốn sách mới, nếu như có một hai từ đến vài từ thì còn có thể dung nạp được, chứ khi đang đọc tiếng mẹ đẻ của mình mà không hiểu được "nhiều" từ mới như thế thì e rằng, việc bỏ sách là không thể tránh khỏi.
Em học tiếng Anh, và được các thầy khuyên là: khi viết các bài luận, nên sử dụng các từ dễ hiểu, các câu ngắn, gãy gọn, miễn là diễn tả được ý mình muốn nói! Tuy đôi khi cũng nên dùng những từ khó một chút, để "làm giàu" thêm bài luận của mình.
Em nghĩ rằng cái đó, không chỉ trong tiếng Anh, mà trong cả tiếng Việt cũng vậy! Em muốn đọc một tác phẩm sáng tạo, vốn từ phong phú nhưng cũng cần phải hiểu được nó. Sáng tạo một từ ra để cho mọi người hiểu được nó, cảm được nó, chứ không phải để làm khó người đọc! Bây giờ thì mọi người đã hiểu em chưa ạ!

Phù!!! Mệt quá! Giải thích! Dài! Chắc tại dạo này văn của em khó hiểu quá nên khiến mọi người đều hiểu nhầm ý của em quá! :)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


@ TÉP RIU
Trước tiên cho lão tôi (I) xin lỗi, nếu như ông (you) cho rằng văn của tôi hơi khiếm nhã, tôi không định ám chỉ điều gì trong cái cụm từ "có vẻ chững chạc" cả.
Hê hê... ngày trước, ở rất nhiều nơi, người ta cứ nhìn nick mà đoán người, bởi vậy không ít người đã kêu tôi bằng "em" hoặc kêu là "chị". Rất may ở đây mọi người đều "ngửi văn" của ông trước, chứ không chỉ nhìn cái nick "TÉP RIU"... kẹ kẹ...
Rất cảm ơn sự chia sẻ của ông về những lý thuyết "duy lý", "duy trí", và "duy tình". Tuy nhiên theo quan điểm của riêng tôi, "cực đoan" đề cao duy nhất bất cứ một thuyết nào trong 3 thuyết ấy và coi nhẹ hai thuyết còn lại đều là không tốt.

@ Cammy
Hì... oan uổng cho em quá! chẳng hẹn gặp, vô tình cả 3 người chúng lão cùng gán cho em cái từ "cực đoan" hì... cũng tại em cơ, đáng nhẽ cho cả đám "nhiều từ mới" vào trong nháy nháy, thì em lại bỏ "nhiều" ra ngoài.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

:) Ừm, lâu ni không ghé vô đây đúng là thiệt thòi! Mọi người trao đổi rôm rả quá, lại bao quát được rất nhiều điều hay quanh việc sử dụng ngôn từ trong Tiếng Việt ta. Đúng là trải qua những chặng đường dài của lịch sử, Tiếng Việt đã giàu thêm nhiều nhờ sự đóng góp của không chỉ con dân nước Việt...Mình chắc không đến nỗi ba phải nhưng rõ ràng đọc các ý kiến thảo luận của các bạn mình đều thấy rất hay. Mà thật ra, không chỉ trong mấy trang gần đây của topic này các vấn đề làm sao để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, nói, viết Tiếng Việt sao cho hay, cho đúng...đã được nhiều thành viên của diễn đàn tham gia từ khá lâu trước đó. Mình còn nhớ, trong Thi viện này, có nhiều ý kiến đã đề cập, tranh luận quanh chuyện "ngôn ngữ mạng" mà khá nhiều em thuộc thế hệ 9x ưa dùng. Những ý kiến đó cũng thật thú vị và  trong một số dịp, mình cũng có " tham gia vui đùa tí tỉnh" với một số bạn bè trong Thi viện. Hì, thấy cũng ngồ ngộ, hay hay khi mình sử dụng nó để đưa đẩy cho những cuộc " tếu táo" của chị em mình, HXT, Cammy nhỉ? Mà tỉ nhớ là Lan đệ, đôi lúc cũng có  "hùn vốn" cùng! :P.
Nói như vậy để thấy rằng, ngôn ngữ tùy lúc, tùy nơi mà được người ta vận dụng và phát huy nhằm để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, diễn đạt. Cũng vì thế mà có sự sáng tạo, sự " vận dụng" linh hoạt nhiều khi đến tài tình- đặc biệt là đối với các nhà văn, nhà thơ- như những trường hợp mà các bạn TEP RIU, HXT đề cập đến trên đây. Mình cũng từng có cảm giác lạ lẫm khi mới bắt gặp từ " thao thiết" lần đầu tiên, qua các nhà thơ ở xứ mình, sau đó rồi cảm nhận được cái hay và đắc của nó, nhưng dùng thì hình như chưa dùng lần nào, vì thấy chưa  gặp dịp thì phải? Hay gần đây, trong các văn bản chính trị, mình lại thấy người ta ưa dùng từ " vô cảm" thiên về khuynh hướng quan điểm chính trị, thái độ ứng xử của con người ( cán bộ, đảng viên) đối với các vấn đề gắn bó mật thiết với người dân...Từ " vô cảm" vốn chẳng mới nhưng cách dùng này thì mình thấy cũng có vẻ mới đấy chứ nhỉ? Lúc đầu thấy hay hay, sau gặp , nghe nói hoài theo cung cách ấy mình lại thấy nhàm, như một thuở đi đến đâu cũng nghe nói từ " tâm đắc" vậy! Hóa ra, ngôn từ nếu " vận dụng" nhiều quá đôi khi cũng sáo mòn! :D.
Mình cũng thấy những trường hợp mà Cammy đề cập đến, đó là cái nỗi khó chịu khi thấy cái sự " cố tình sáng tạo" cho lạ, cho độc đáo nhưng cứ 10 người đọc thì có đến 9 người ...ngơ ngẩn khi được hỏi : có hiểu gì không? ;). Hì, nói đâu xa, trong Thi viện này có dạo mọi người cũng đã ngơ ngác hỏi nhau như thế, khi đọc những bài thơ "đầy tính sáng tạo" về ngôn ngữ của một tác giả cũng khá có tiếng. Mình thì không đến nỗi " bỏ kính xuống" để khỏi đọc nhưng đúng là đọc mãi mà cũng chẳng hiểu gì sất! Và cũng vì thế mà sau đó, nản luôn, chẳng thấy yêu thích gì để tìm đọc thêm các tác phẩm của thi sĩ ấy. Như vậy, có bị cho là " cực đoan" không nhỉ? :)

@ Cammy: Em đừng " nỗi niềm" như thế chứ! Tỉ vốn vẫn rất nể em về những lý lẽ chặt chẽ , lo-gich quanh việc sử dụng từ cũng như văn phạm, ngữ pháp đấy!:).
@ HPL: Hì, đệ lại có dịp được nói nhiều rồi. Tỉ thích thấy một HPL "khí thế hừng hực" như thế này lắm! Tại lâu rồi, ít thấy đệ ...biện luận!:P
@ TEP RIU: Xin chào bạn ! Giờ mới được dịp để chào người bạn mới đến cùng Thi viện đây! Hy vọng không bị chê là muộn quá so với mọi người! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Tép riu: HPL chỉ gọi chị NT là tỉ tỉ thôi, chứ còn gọi HXT là bạn hiền cơ :P, đừng nhầm nhé, Tép riu.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ Lão Gàn: Chắc là tại em không để ý ạ! Nhưng khi em viết, cái em muốn mọi người chú ý không phải là từ "nhiều", mà là từ "từ mới". Còn từ nhiều nó chỉ là để bổ nghĩa thôi! Nếu em viết lại, chắc em cũng không cho từ "nhiều" vào cùng nháy nháy đâu ạ! :P
@ Tỉ tỉ: Hì... Tỉ nhắc đến ngôn ngữ của các em 8x, 9x, em muốn nói cho tỉ biết là tất cả những em 8x, 9x bây giờ nói chuyện với em không dùng mấy ngôn ngữ đó nữa. Chỉ là đôi khi cho thêm vào những từ "quen" như nhà mình vẫn cho vào khi nói chuyện vui thôi! Em thấy dùng cái gì cũng phải thích hợp mới được tỉ nhỉ? Em còn phải học nhiều lắm!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
... Hì, thấy cũng ngồ ngộ, hay hay khi mình sử dụng nó để đưa đẩy cho những cuộc " tếu táo" của chị em mình, HXT, Cammy nhỉ? Mà tỉ nhớ là Lan đệ, đôi lúc cũng có  "hùn vốn" cùng! :P.

... Hì, nói đâu xa, trong Thi viện này có dạo mọi người cũng đã ngơ ngác hỏi nhau như thế, khi đọc những bài thơ "đầy tính sáng tạo" về ngôn ngữ của một tác giả cũng khá có tiếng. Mình thì không đến nỗi "bỏ kính xuống" để khỏi đọc nhưng đúng là đọc mãi mà cũng chẳng hiểu gì sất! Và cũng vì thế mà sau đó, nản luôn, chẳng thấy yêu thích gì để tìm đọc thêm các tác phẩm của thi sĩ ấy. Như vậy, có bị cho là "cực đoan" không nhỉ? :)

@ Cammy: Em đừng " nỗi niềm" như thế chứ! Tỉ vốn vẫn rất nể em về những lý lẽ chặt chẽ , lo-gich quanh việc sử dụng từ cũng như văn phạm, ngữ pháp đấy!:).
@ HPL: Hì, đệ lại có dịp được nói nhiều rồi. Tỉ thích thấy một HPL "khí thế hừng hực" như thế này lắm! Tại lâu rồi, ít thấy đệ ...biện luận!:P
@ TEP RIU: Xin chào bạn ! Giờ mới được dịp để chào người bạn mới đến cùng Thi viện đây! Hy vọng không bị chê là muộn quá so với mọi người! :)

Tỉ tỉ ơi, cái vụ thi thoảng tỉ đệ mình cố tình "hùn vốn" xài từ ngữ của 8X, 9X ấy mà, nghiêm túc là khi viết lách theo "kỉu" ấy là lão đệ cứ vừa viết vừa tủm tỉm "cừi" luôn đó... làm người xung quanh cứ nghĩ là đệ mắc kinh phong... Tuy nhiên nếu như gặp những trường hợp câu nào cũng thế, bất cứ khi nào viết cũng thế, xài thành thói quen đi thì đệ thật không muốn  "dịch từ ngôn ngữ xì-teen sang tiếng Việt" đâu, tức là từ chối trả lời "lun".

Còn về cái vụ này "đầy tính sáng tạo" về ngôn ngữ: Như đệ đã "biện luận" vớ vẩn ở bên trên ý mà. Nếu sáng tạo có gắn liền với cảm xúc thì quá tuyệt. Nhưng nếu cố tình sáng tạo để gây ấn tượng thì có khác gì "ngôn ngữ xì-teen".
Theo như tỉ tỉ phân tích ở trên thì "ngôn ngữ xì-teen" bây giờ có mấy loại sau:
1. Ngôn ngữ kiểu 8X, 9X: Ví dụ điển hình là bài viết của Joe
2. Ngôn ngữ vốn là của giới văn phòng chạy ra ngoài chợ: Ví dụ như có một bà bán thịt nói thế này: "Em chào sếp, hôm nay sếp "quán triệt" cho em 1 cân mông nhé, mông em ngon lắm"...
3. Ngôn ngữ ở chợ chạy vô văn phòng: "Có rảnh không? sang phòng anh, cậu Điệp vừa đi Đài Bắc về cho chai mao đài, mấy anh em minh chia nhau, mỗi thằng bắn mấy bi"... Hoặc là: "thế nào, việc ấy xong chưa? chưa à? thế thì vả cho ông ấy thêm phát nữa, nặng đô vào!"
...
Chẳng biết là có còn nữa không?

Hì... hồi này đệ bận quá, mà hoá ra trước nay đệ "sôi sục" lắm hay sao?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chứ sao nữa, bạn hiền! Nhất là vụ "Tất cả đàn ông đều đa tình" thì tớ nhớ, bạn sôi lên sùng sục. :D
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối