Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

bagiakhottabit

Em là người gốc Hải Dương chính cống nè. Đúng là quê em nói sai chính tả dã man,đặc biệt là "n" với "l" nhưng vì người lớn nói sai, thầy cô giáo thì không chỉnh sửa, ngay cả bản thân cũng không biết l và n phát âm khác nhau như thế nào thì làm sao mà sửa được ạ?Vấn đề này là hơi bị nan giải đấy.
Thật may cho em, ra HN học, ở trọ cùng bạn ở Thanh Hoá, phát âm cực chuẩn nên mới sửa được lỗi đó.
Hãy lục tìm trong đống tro tàn ấy
Có những điều đốt mãi chẳng thành than ???
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em xin lỗi, em nhầm, đúng là "xe chỉ" thật
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em thấy có một vài tỉnh ở đồng bằng sông Hồng là phát âm sai chữ l và n. Trong khi đó miền Trung, miền Nam, nói chung là phần còn lại của Tổ quốc đều phân biệt 2 chữ này rõ ràng.

Tuy nhiên cũg có khi nói líu lưỡi lại lộn hai chữ này tùm lum tùm la, tiếng Anh tiếng Pháp gì cũng thế cả thôi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguồn: http://www1.dantri.com.vn...-duong/2007/12/208399.vip


Nực cười chuyện lấy tên người anh hùng đặt tên đường


Những "dị bản" của con đường mang tên người chiến sĩ cách mạng Quản Trọng Hoàng.
(Dân trí) - Ở TP Cần Thơ có một con đường rất đẹp mang tên người chiến sĩ cách mạng quê Bến Tre, từng tham gia phong trào cách mạng từ những năm 1926 cho đến khi bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) và bị kết án tử hình. Người chiến sĩ đó mang tên Quản Trọng Hoàng.


Con đường nói trên dài chừng 600m, nằm trong trung tâm TP Cần Thơ, thuộc quận Ninh Kiều, mới được tu sửa lại nên rất sáng sủa và đông đúc dân cư sinh sống. Nhiều hàng quán mọc lên khiến con đường càng trở nên nhộn nhịp.



Tuy nhiên, điều đáng nói là từ nhiều năm nay, con đường mang tên Quản Trọng Hoàng lại có thêm nhiều “dị bản” khác nhau. Đầu con đường ghi tên Quãn Trọng Hoàng. Ở quãng giữa, hai bên đường nhà dân lại ghi Quản Trọng Hoàn; có chỗ lại ghi Quãng Trọng Hoàng.



Có những ngôi nhà sát nhau cũng mâu thuẫn trong cách ghi tên đường.



Kiểm tra trong trang web của UBND tỉnh Bến Tre, phần tư liệu lịch sử ghi rõ người anh hùng, chí sĩ yêu nước này là Quản Trọng Hoàng, sinh năm 1904, mất năm 1942, bị địch xử bắn ở Hóc Môn.



Người chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống vì quê hương Tổ quốc, đáng lẽ dưới suối vàng phải thấy ấm lòng vì được đời sau ghi nhớ, tôn vinh; nay nếu thấy những “dị bản” tên đường nói trên, chắc cũng chỉ còn biết cười buồn.



Huỳnh Hải

Với tiêu đề bài báo "Nực cười chuyện lấy tên người anh hùng đặt tên đường", người đọc tưởng rằng nhà báo định chỉ trích những người có trách nhiệm đã "cẩu thả" trong việc chọn tên "người anh hùng" để đặt tên đường.
Tuy nhiên đọc cả bài báo thì lại không phải như vậy.
Nhà báo viết bài để chỉ trích người dân sống hai bên con đường ấy.
Thiết nghĩ, nhà báo có thể hơi "nghiêm khắc" quá chăng?
Chính quyền nhân dân thì tất nhiên là dùng chữ phổ thông, phát âm phổ thông, được qui định bởi Bộ GD&ĐT.
Ở đây, trên thực tế người dân không "cố tình" bịa tên của "người anh hùng", mà vấn đề ở chỗ họ phát âm theo phương ngữ, rồi nói sao viết vậy mà thành ra như thế.
Nếu nhà báo cứ cả ngày chạy khắp Nam, Bắc để bắt lỗi phát âm của dân không chuẩn theo phổ thông... thì thiết nghĩ về nhà chăn vịt cho vợ còn có ích hơn.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:

Với tiêu đề bài báo "Nực cười chuyện lấy tên người anh hùng đặt tên đường", người đọc tưởng rằng nhà báo định chỉ trích những người có trách nhiệm đã "cẩu thả" trong việc chọn tên "người anh hùng" để đặt tên đường.
Tuy nhiên đọc cả bài báo thì lại không phải như vậy.
Nhà báo viết bài để chỉ trích người dân sống hai bên con đường ấy.
Thiết nghĩ, nhà báo có thể hơi "nghiêm khắc" quá chăng?
Chính quyền nhân dân thì tất nhiên là dùng chữ phổ thông, phát âm phổ thông, được qui định bởi Bộ GD&ĐT.
Ở đây, trên thực tế người dân không "cố tình" bịa tên của "người anh hùng", mà vấn đề ở chỗ họ phát âm theo phương ngữ, rồi nói sao viết vậy mà thành ra như thế.
Nếu nhà báo cứ cả ngày chạy khắp Nam, Bắc để bắt lỗi phát âm của dân không chuẩn theo phổ thông... thì thiết nghĩ về nhà chăn vịt cho vợ còn có ích hơn.
Theo em thì đâu có "nghiêm khắc" lắm đâu. Rõ ràng là những cái tên đường được viết ra thì phải dùng theo tiếng toàn dân chứ. Có ai bắt bẻ lỗi phát âm khi anh nói đâu! Chỉ có trong văn viết, lại cứ viết mỗi nơi một kiểu thì sẽ ra làm sao?

Đúng là họ không "cố tình bịa" những cái tên, nhưng theo em khi họ viết cũng nên viết đúng tên họ của người anh hùng đấy chứ.

Ngày trước có một thời gian chê trách các em học sinh, ở phố Ngô Quyền mà không biết Ngô Quyền là ai. Thế còn bây giờ đến cái tên cũng không viết đúng thì lão lại cho là bắt bẻ. Em không nghĩ thế đâu!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ờ, đồng ý với em Cammy. Nói thì tha hồ nói theo âm địa phương, nhưng cái biển phố phải đúng chứ, vì biển phố do người "thừa hành công vụ" đặt chứ có phải do dân tự tiện ghi vào đâu nhể? :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


@Cammy và HXT: Trước tiên phải nói thế này: mấy cái biển ấy không phải là biển tên đường do nhà chức trách làm, xem hình thì nhận thấy đó là các biển hiệu của cửa hàng sao đó.

Thứ nhì, tớ hay bị mắc cái bệnh, đặt mình vào vị trí người ta, chứ không đặt người ta vào vị trí của mình.
Nếu tớ mở cửa hàng, và cần làm biển, tớ sẽ xác minh thật kỹ xem tên của vị anh hùng đó viết thế nào, rồi đi thuê làm biển, có viết mẫu đàng hoàng.
Nhưng đặt mình vào vị trí người ta thì tớ nghĩ thế này: Mở cửa hàng kinh doanh, mai phải lên quận xin giấy phép kinh doanh này, rồi báo với anh ninh trật tự phường về kế hoạch của mình, rồi phải lên danh sách những cán bộ cần biếu xén để mọi việc được trơn tru...
À... còn phải làm biển hiệu nữa, cái số điện thoại của dịch vụ làm biển hiệu đâu ta?...
Đấy, như thế, chỉ đặt làm biển, với nội dung nói qua điện thoại, hoặc thậm chí phóng vèo đến đó chọn mẫu mã, chứ mấy người còn chú ý nổi cái chính tả sao cho đúng quốc ngữ...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:

@Cammy và HXT: Trước tiên phải nói thế này: mấy cái biển ấy không phải là biển tên đường do nhà chức trách làm, xem hình thì nhận thấy đó là các biển hiệu của cửa hàng sao đó.

Thứ nhì, tớ hay bị mắc cái bệnh, đặt mình vào vị trí người ta, chứ không đặt người ta vào vị trí của mình.
Nếu tớ mở cửa hàng, và cần làm biển, tớ sẽ xác minh thật kỹ xem tên của vị anh hùng đó viết thế nào, rồi đi thuê làm biển, có viết mẫu đàng hoàng.
Nhưng đặt mình vào vị trí người ta thì tớ nghĩ thế này: Mở cửa hàng kinh doanh, mai phải lên quận xin giấy phép kinh doanh này, rồi báo với anh ninh trật tự phường về kế hoạch của mình, rồi phải lên danh sách những cán bộ cần biếu xén để mọi việc được trơn tru...
À... còn phải làm biển hiệu nữa, cái số điện thoại của dịch vụ làm biển hiệu đâu ta?...
Đấy, như thế, chỉ đặt làm biển, với nội dung nói qua điện thoại, hoặc thậm chí phóng vèo đến đó chọn mẫu mã, chứ mấy người còn chú ý nổi cái chính tả sao cho đúng quốc ngữ...
Lão thật là... Rõ ràng là khi em đọc thì em thấy đó là tên đường do các nhà chức trách đặt ra. Thế thì nó mới có thể gọi là tên đường được chứ! Mà nếu như đó là các biển  hiệu cửa hàng thì lại càng phải đúng chứ nhỉ? Vì đó là địa chỉ của người ta cơ mà. Địa chỉ làm trên giấy tờ thì càng phải minh bạch. Địa chỉ ghi trên biển hiệu thì cũng phải rõ ràng, để người ta có đến lần đầu rồi, lần sau người ta còn có thể đến nữa....

Em thấy lão không phải là mắc bệnh "đặt mình vào vị trí của người ta mà không đặt người ta vào vị trí của mình" đâu. Nếu thế, lão chỉ đặt mình vào vị trí của những người viết sai kia, mà không đặt mình vào vị trí của người viết bài báo nọ. Người viết báo là ai? Nếu như không phải là người phản ánh những gì họ đã trông thấy? Em thấy đôi khi lão hơi thiên vị đó!

Nếu như theo ý em, em vẫn không chấp nhận cho cái "sai" đó.

Ngày trước em đọc truyện cười về chuyện viết sai chính tả ở các biển hiệu, và em thấy rất kỳ quặc vì có cái chuyện ấy. Nếu như khi anh viết một văn bản anh không được viết sai lỗi chính tả thì tại sao khi anh viết hẳn một cái biển hiệu to đùng, bao nhiêu người trông vào, anh lại được phép viết sai?

Em có quá "nghiêm khắc" với những người "viết sai" như vậy không? Bản thân lỗi chính tả còn có những lúc được bỏ qua, nhưng đến phương ngữ cũng trưng lên biển hiệu, không những thế lại lấy phương ngữ để viết tên một vị anh hùng, lão còn thấy "không nên nói" thì em cũng chịu, không biết nói gì thêm nữa!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Lão thật là... Rõ ràng là khi em đọc thì em thấy đó là tên đường do các nhà chức trách đặt ra. Thế thì nó mới có thể gọi là tên đường được chứ! Mà nếu như đó là các biển  hiệu cửa hàng thì lại càng phải đúng chứ nhỉ? Vì đó là địa chỉ của người ta cơ mà. Địa chỉ làm trên giấy tờ thì càng phải minh bạch. Địa chỉ ghi trên biển hiệu thì cũng phải rõ ràng, để người ta có đến lần đầu rồi, lần sau người ta còn có thể đến nữa....

Em thấy lão không phải là mắc bệnh "đặt mình vào vị trí của người ta mà không đặt người ta vào vị trí của mình" đâu. Nếu thế, lão chỉ đặt mình vào vị trí của những người viết sai kia, mà không đặt mình vào vị trí của người viết bài báo nọ. Người viết báo là ai? Nếu như không phải là người phản ánh những gì họ đã trông thấy? Em thấy đôi khi lão hơi thiên vị đó!

Nếu như theo ý em, em vẫn không chấp nhận cho cái "sai" đó.

Ngày trước em đọc truyện cười về chuyện viết sai chính tả ở các biển hiệu, và em thấy rất kỳ quặc vì có cái chuyện ấy. Nếu như khi anh viết một văn bản anh không được viết sai lỗi chính tả thì tại sao khi anh viết hẳn một cái biển hiệu to đùng, bao nhiêu người trông vào, anh lại được phép viết sai?

Em có quá "nghiêm khắc" với những người "viết sai" như vậy không? Bản thân lỗi chính tả còn có những lúc được bỏ qua, nhưng đến phương ngữ cũng trưng lên biển hiệu, không những thế lại lấy phương ngữ để viết tên một vị anh hùng, lão còn thấy "không nên nói" thì em cũng chịu, không biết nói gì thêm nữa!

Lão không tranh cãi về chuyện viết sai hay viết đúng thì tốt hơn, bởi tất nhiên viết đúng thì tốt hơn rồi.
Cái lão muốn nói đến ở đây là người viết bài báo đi phê bình mấy cái biển hiệu của dân viết theo lối "đọc sao viết vậy, nghe thấy thế nào viết như thế", như vậy chẳng phải là người làm báo không có việc gì để làm hay sao?
Còn bài báo ấy chỉ trích ai, nhà chức trách hay dân thường thì em tự đọc lại, theo lão hiểu thì nhà chức trách ở đây không sai "chính tả phổ thông"
Hiện tượng "đọc sao viết vậy", ở HN và một số tỉnh miền Bắc không gặp rắc rối gì. Nhưng đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, hiện tượng này rất bình thường. Ví dụ như cách nói: "ảnh", "ổng", "bả", "cổ"... người ta phát âm như vậy, và bắt người ta đặt bút viết nhanh thành "anh ấy", "ông ấy", "bà ấy", "cô ấy"... có phải là hơi khó không?
Quay trở lại chuyện ở đây: "quản" viết thành "quãn" và "quãng": Giả sử, em nhận điện thoại và người ta nói: "nhà em ỡ một lẽ một Quãn Trọng Hoàng" thì em sẽ dự đoán thế nào?
Một cái biển hiệu, làm ra rồi, mà phải đem sửa thì khá tốn kém, nhất lại là biển hộp, hơn nữa đối với khách hàng của cửa hiệu đó lại không thành vấn đề gì, bởi tất cả họ đều phát âm như thế. Có viết rõ là "quản" thì họ vẫn cứ đọc thành "quãn" hoặc "quãng". Phương ngữ là như vậy.
Thế còn nhà báo "thấy mà không phê", hoặc "thấy mà phê" thì còn tuỳ thuộc vào nhà báo, nhưng phê thế nào, phê cái gì để người đọc thấy rằng mình không "dỗi việc", không "hồ đồ" thì sẽ chứng minh được năng lực của nhà báo.
Ví dụ như việc ở Sài Gòn có 1 con đường rất lớn được đặt tên là Trần Hưng Đạo A, Trần Hưng Đạo B.
Hoặc như ở Hải Phòng có 2 con đường khác biệt nhau, một con đường thì đặt tên Trạng Trình, con đường kia thì là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về mặt ngữ âm thì không sao, nhưng về văn hoá thì có vẻ hơi "chuối".
Hoặc như ở Hà Nội, đường mới từ Ô Chợ Dừa đến Kim Liên tên là gì thì có lẽ tây mới biết, là "đê La Thành" hay Kim Liên hay Đào Duy Anh?????
Còn rất nhiều chuyện tương tự như thế.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

:D, HPL nói nhà báo "phê" với "không phê" - làm tớ tưởng nhà báo khoái chí cái gì! :P Khổ, tớ lại cứ bắt người ta đứng vào vị trí của mình cơ :P Tớ đang phê vụ ... off quá, lâng lâng suy nghĩ về vấn đề tổ chức đây.
Xem hai anh em cãi nhau tí cho vui :P

Chuyện đọc sao viết vậy thì cũng không vấn đề gì, đây chỉ là một đề tài cho nhà báo viết thôi mà. Còn thì, bình thường thấy mọi người viết sai do đọc sai ấy, mình thấy vui vui chứ không khó chịu. Nhưng nếu có cơ hội, mình vẫn cứ muốn sửa hộ họ ;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (405 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối