Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Ham ăn chơi, nhác làm là vậy.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Baba Yaga đã viết:

Ngày trước em  là công nhân bên công ty giống cây trồng Thái Bình toàn phải tự trồng rau,đỗ  tương,lạc vvv lấy giống và làm rất cẩn thận. Cả mấy trại lúa giống cũng vậy mẹ em đi nghiệm thu thóc giống nhấm mòn cả răng cửa. Vậy mà mấy trại đó giờ bỏ hoang rồi tư nhân họ mua và trồng nấm.Còn công ty cổ phần hoá toàn sang Trung Quốc mua các loại giống về bán cho bà con mình
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Captions%20and%20Expressions/2e875755.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang



       
Rừng Cát Tiên ngày 31 tháng 8, 2012

Kính thưa Ngài Chủ tịch nước

Cũng vào giờ này năm ngoái tôi có viết thư đến ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tựa đề là: Mong Thủ tướng "cứu" VQG Cát Tiên thoát khỏi thủy điện. Vì tình trạng cấp bách, nay tôi xin viết thư này đến Chủ tịch nước để mong được ngài dành chút ít thời gian quý báu của mình lắng nghe tiếng lòng của những người đang sống với rừng và những người mong cứu rừng đặc dụng Cát Tiên thân yêu.
Khó lắm, nỗ lực lắm chúng ta mới bảo vệ được khu rừng rộng lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ và được thế giới công nhận, tặng cho nhiều danh hiệu cao quý (Dự trữ sinh quyển, Ramsar, Không gian Văn hóa Cồng chiêng) và ngày 17 tháng 9/2012 tới đoàn chuyên gia thế giới sẽ bắt đầu chuyến thẩm định cho hồ sơ Di sản Thế giới của chúng ta.
Việc đã có nhiều thủy điện dọc Sông Đồng Nai cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác khoáng sản,... trong điều kiện ta còn nhiều điều cần hoàn thiện hơn trong quản lý liên ngành-tổng thể-toàn diện, cần có báo cáo đánh giá chiến lược đi cùng với những kế hoạch cụ thể sát thực về bài trừ hối lộ-tham nhũng, sau khi đã có biết bao mất mát về đa dạng sinh học, về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa cùng với các giá trị phi vật thể vô cùng đáng tiếc nơi đây.  
Việc quy hoạch và đang chuẩn bị thẩm định dự án lấn chiếm hàng trăm héc-ta rừng đặc dụng cho thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ngay trong vòng lõi và điểm yếu huyệt – điểm trung chuyển giữa vùng cao nguyên và đồng bằng (ví như điểm rốn của một cơ thể, tụ điểm của nhiều luồng giao thoa văn hóa và đa đạng sinh học, nơi đây đã -đang là ngôi nhà cho nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất như tê giác Việt Nam hay nhiều loài khác đã có nghiên cứu và báo cáo) của khu rừng đặc dụng Cát Tiên – là rất nguy hại cho nhiều mặt chưa thể ước tính hay lường trước như trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đang trình duyệt. Điều nguy hại rõ nhất qua việc di dời mồ mả tổ tiên người Mạ, làm xói mòn tri thức bản địa nhất là về cây thuốc trị bệnh, và những tiếng mìn liên tiếp làm kinh động đến sự an bình của hàng nghìn người dân bản địa sống tại xã Đồng Nai Thượng (xã được thành lập ngay trong vùng lõi phía bắc VQG Cát Tiên).
Nhờ có hơn 2 năm ở Tokyo nên tôi có nhiều dịp khám phá và học hỏi. Lúc leo lúi Fuji (Phú Sĩ) hùng vĩ của Nhật Bản tôi nghe có tiếng ầm đằng rất xa và cô Ayumi Kinezuka đi cùng giải thích rằng đó là tiếng súng tập của lực lượng phòng vệ binh, chính vì thế mà thế giới đã khước từ công nhận Núi Fuji là di sản thế giới. Rừng quốc gia là tài sản quốc gia, là di sản thế giới, là mạch máu, là lá phổi xanh, là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc cho hàng triệu người trong khu vực và hàng tỷ người trên thế giới không thể bị xâm phạm vì các mục tiêu kinh tế.
Việc bảo vệ toàn vẹn và nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, các cảnh quan văn hóa và thiên nhiên và những gì quý giá còn sót lại sau chiến tranh cũng như tàn phá con người là điều ngày càng được Nhà nước ta cũng như nhiều người hiểu ra, quan tâm và ủng hộ. Vấn đề cần thiết phải bảo vệ nguyên vẹn những gì của tự nhiên-thiên nhiên này đã được tôi báo cáo tại Hội thảo quốc tế UNESCO về quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á (2007), được tổ chức tại Di sản Thiên nhiên thế giới Maolan, Trung Quốc và đã được thế giới quan tâm, hoan nghênh, khích lệ và chia sẻ sâu sắc (Báo cáo tại http://unesdoc.unesco.org...s/0018/001829/182996e.pdf , trang 131).
Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, ở những vị trí, địa điểm thuận lợi, thì trong tương lai nước ta có thể xây được những công trình vĩ đại như tòa Tháp đôi World Trade của Mỹ hay Petronas của Malaysia. Nhưng với những nơi linh thiêng, nhạy cảm về dân tộc, văn hóa và giá trị tâm linh-vô hình-phi vật thể như Phức hợp ở Rừng Quốc gia Cát Tiên, thì một khi bị mất đi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.
Tôi và những con người cùng muôn loài đang sống hòa quyện không quyền hành, chan hòa cùng dưới mái nhà xanh chung Cát Tiên nơi đây xin gửi bao lời tâm sự dâng tặng đến ngài.

Chúng tôi khẩn thiết xin ngài kịp thời ngăn chặn.
Chúng tôi xin cám ơn chân thành ngài đã lắng nghe.

Kính thư và tin cậy!
Trân trọng,

Thay mặt
Nguyễn Huỳnh Thuật


Nguồn:
Thư đăng trên Tạp chí VHNA ngày 01/9/2012
Tham khảo thêm: http://sinhquyen.com/biop...ng-dong-nai-vqg-cat-tien/
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thương cho "mặt gương Tây Hồ"



Một khu công viên nhỏ ven hồ, dành cho thiếu nhi do một cơ sở kinh doanh làm tặng thiếu nhi quận Tây Hồ cũng bị ai đó đập ghế đá, lột biển đề tặng đi, thay vào đó là tấm biển vẽ những "vật quý hiếm" dung tục của trai gái. Có một điều lạ hơn, là tấm biển bậy bạ ấy như một biểu tượng độc nhất của công viên này, tồn tại đã khá lâu, hằng ngày có hàng ngàn, hàng vạn lượt người qua lại, nhưng vẫn không thấy ai được trao quyền bỏ nó đi.

Câu ca dao về vẻ đẹp nên thơ của Hồ Tây có lẽ chẳng mấy người Việt Nam không biết đến:

Mịt mờ khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ


Ngay cả nhà thơ Tế Hanh, không phải người Hà Nội mà thuở sinh thời, đi thăm Hàng Châu - một thành phố nên thơ vào loại nhất nhì của Trung Quốc, khi ngắm "trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm" ở Hàng Châu còn làm ông chạnh lòng nhớ tới vẻ đẹp của "nước Hồ Tây" ở Hà Nội…
Ấy vậy mà, ngày ấy, bây giờ… sao mà cũng đã xa vời vợi!
Nhằm tăng thêm vẻ đẹp văn hóa cho Hồ Tây, hơn chục năm qua, Tp Hà Nội đã làm được một việc thuộc "phúc lợi dân sinh" thật có ý nghĩa. Đó là việc kè bờ hồ và làm công viên quanh Hồ Tây. Công viên có đủ loại cỏ hoa, cây cảnh, có đường lát gạch màu rộng rãi thênh thang, có ghế đá nhỏ to cho khách trẻ già ngơi nghỉ. Chạy theo ven hồ lại là con đường rộng gần 2 mét dành cho người đứng ngắm sóng nước Hồ Tây. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, khu công viên, đường sá ven hồ này đã được chỉnh trang, nâng cấp một cách triệt để: đẹp và lộng lẫy! Việc chăm lo cho vẻ đẹp văn hóa của Hồ Tây thật công phu và tốn kém. Hàng ngày có cả một đội hàng chục công nhân túc trực làm việc: tưới cây, xén cỏ, tỉa lá, sửa hoa…Có cả mấy người đàn ông vận sắc phục bảo vệ màu xanh, trên mũ gắn phù hiệu lấp lánh như chiến binh cảnh vệ.
Tiền của và công sức con người đầu tư cho công viên ven Hồ Tây là thế! Công viên được chăm lo bảo vệ là thế, mà sao những gì diễn ra hàng ngày ở đây lại hoàn toàn trái ngược, ngoài cả sức tưởng tượng của mọi người: Một số lớn ghế đá của công viên bị đập gẫy nát. Ai đập và đập với mục đích gì? Hỏi những người có trách nhiệm bảo vệ công viên đều được trả lời "Không biết". Buổi chiều mùa hè, các thảm cỏ của công viên đều được trải chiếu hoặc kê bàn ghế cho khách ngồi ăn uống, nhậu nhẹt, kể cả các ghế đá của công viên cũng bị các nhà hàng chiếm dụng, kê bàn vào để đón khách. Giờ tan tầm, đường giao thông ven hồ đủ loại xe chen lấn nhau đi, thường xuyên bị tắc. Có lẽ vì vậy mà vào giờ này, xe máy từ lòng đường tràn lên chiếm hết đường đi lại của công viên, không ít người đã bị xe máy cho những trận "chết hụt" nhớ đời.
Một khu công viên nhỏ ven hồ, dành cho thiếu nhi do một cơ sở kinh doanh làm tặng thiếu nhi quận Tây Hồ cũng bị ai đó đập ghế đá, lột biển đề tặng đi, thay vào đó là tấm biển vẽ những "vật quý hiếm" dung tục của trai gái. Có một điều lạ hơn, là tấm biển bậy bạ ấy như một biểu tượng độc nhất của công viên này, tồn tại đã khá lâu, hằng ngày có hàng ngàn, hàng vạn lượt người qua lại, nhưng vẫn không thấy ai được trao quyền bỏ nó đi.
Chung quanh hồ đã có biển đề:"Cấm bắt cá bằng mọi hình thức, cấm xả rác xuống hồ". Còn có cả những xuồng máy thường xuyên đi lại trên mặt hồ để kiểm tra, bắt người câu trộm, thả lưới trộm. Thế nhưng những người câu trộm, thả lưới trộm vẫn thản nhiên, cần mẫn với công việc của mình. Thỉnh thoảng lại có những thanh niên khiêng cả bao tải rác ném xuống hồ trước sự "kinh ngạc nhưng phải làm ngơ" của mọi người.
Nước thải từ các nơi đổ vào Hồ Tây, nước hồ ô nhiễm nặng. Cá không sống nổi thì phải chết nổi, lềnh bềnh trắng mặt hồ. Đủ các loại rác thải vô tư xả xuống hồ… Tất cả đã bốc lên một mùi xú uế rất riêng biệt của Hồ Tây, không biết gọi là gì?
Con người đối xử với "mặt gương Tây Hồ" là như vậy! Thật xót xa!



Nguyễn Nam

Bài đăng trên VHCA 28/8/2012.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phá rừng ở vườn quốc gia Bạch Mã



TT - Ngày 4-9, ông Huỳnh Văn Kéo, giám đốc vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), cho biết từ đầu năm đến nay có hàng trăm vụ phá rừng xảy ra ở đây.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/853/586853.jpg
Thân cây đường kính hơn 1,2m, cao khoảng 30m nằm trên đỉnh núi vừa bị hạ và đang xẻ gỗ (ảnh chụp ngày 2-9) - Ảnh: Thái Lộc



Trước đó ngày 2-9, PV Tuổi Trẻ đã có mặt ở khu vực rừng Thác Phướn (xã Hương Phú, huyện Nam Đông) thuộc tiểu khu 376.

Tại vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã này, khoảng 50ha rừng đã bị chặt phá trụi từ đầu năm đến nay. Từ tỉnh lộ 14B, theo con đường mòn dài hơn 5km, hàng loạt cánh rừng già tự nhiên vừa bị phá, có những cây to đường kính 1-1,2m đã bị đốn hạ.

Ông Kéo nói sẽ cho kiểm tra khu vực vừa bị chặt phá ở Thác Phướn. Ông Kéo cho biết tuy vườn đang tăng cường lực lượng kiểm lâm chốt chặn và thường xuyên tuần tra nhưng vẫn khó kiểm soát hết tình hình.

THÁI LỘC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thoi thóp vì thủy điện

Sa Pa sẽ thành nghĩa địa thủy điện?



TT - Năm thủy điện - một con số không nhiều trong tổng số 123 thủy điện của cả tỉnh Lào Cai. Nhưng năm thủy điện này nằm trên thung lũng Mường Hoa xinh đẹp, xé nhỏ danh thắng du lịch này bởi hàng loạt máy móc đang khẩn trương xẻ núi, ngăn đập.

Một di tích quốc gia là bãi đá cổ Sa Pa cũng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/775/583775.jpg
Nếu xây thủy điện, những tảng đá cổ với các hình chạm khắc chứa đựng ký ức của các tộc người ở Sa Pa có nguy cơ bị nhấn chìm xuống đáy nước - Ảnh: Hà Hương



Một nhà máy thủy điện sẽ mọc lên giữa di tích quốc gia. Đó là dự án nhà máy thủy điện Sử Pán 1 (huyện Sa Pa) sẽ được xây dựng trong khu vực bãi đá cổ Sa Pa - được công nhận di tích quốc gia năm 1994.

Dự án qua cửa các ban ngành trót lọt cho đến khi được gửi đến Sở VH-TT&DL Lào Cai. Thủy điện đã nằm trong quy hoạch, Sở VH-TT&DL không thể phản bác lại tỉnh, đành phải cầu cứu Bộ VH-TT&DL. Suốt một năm qua, những người làm văn hóa và du lịch đang phải đấu tranh đòi ngừng xây dựng nhà máy thủy điện giữa di tích mà tỉnh Lào Cai đang dự định lập hồ sơ di sản thế giới.

Không xây được thủy điện thì... kiện
Tranh cãi, công văn qua lại trong suốt một năm vẫn không đưa đến kết quả. Nhà đầu tư kiên quyết giữ nguyên địa điểm với lý luận không làm ảnh hưởng đến một viên đá nào. Trong khi đó, Sở VH-TT&DL cho rằng cần phải đánh giá tác động đến di sản và cả môi trường cảnh quan. Đó là chưa nói việc xây đập thủy điện sẽ cho chìm xuống lòng hồ những viên đá chưa được khai quật khảo cổ học. Những viên đá đã phát lộ lại nằm bên lở của dòng suối, luôn phải đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm.

Việc mời một đoàn chuyên gia khảo sát di tích này được coi là việc “cực chẳng đã” sau nỗ lực thuyết phục không thành. Chuyến khảo sát được một phó giám đốc Sở VH-TT&DL Lào Cai gọi một cách chua xót là “tour khám phá thủy điện” diễn ra giữa tháng 8. Tại cuộc thảo luận sau chuyến khảo sát, đại diện các bên đã có những tranh cãi gay gắt về việc dừng hay không dự án thủy điện tại địa điểm nhạy cảm này.

Ông Phạm Hải Hà - tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long, nhà đầu tư thủy điện Sử Pán 1- nói: “Bãi đá đường xuống chẳng có, chúng tôi làm đường xuống, kiến nghị làm hàng rào bảo vệ xung quanh. Chúng tôi sai ở chỗ nào, xâm hại di tích ở chỗ nào. Việc xây đập nước thủy điện, có hồ nước theo cảm quan chúng tôi là tốt. Chúng tôi chưa làm gì xấu đến mấy viên đá cổ của các anh cả. Hàng chục tỉ chúng tôi bỏ ra, bây giờ các anh bảo dừng. Sao các anh không bảo dừng ngay từ đầu. Không lẽ chủ đầu tư kiện Sở VH-TT&DL, sở thua là chắc”.

Muốn làm di sản thế giới hay không?
Ông Trần Hữu Sơn, giám đốc Sở VH-TT&DL Lào Cai, khẳng định phải nhìn cảnh cả một thung lũng trù phú tan hoang vì xây dựng thủy điện chứ không chỉ nhìn chuyện mấy hòn đá. Khách du lịch bỏ đi, chuyên gia nước ngoài cảnh báo mà thủy điện vẫn mọc lên. Khi chúng tôi làm việc gay gắt, Sở Công thương không thích, ủy ban không ưa, doanh nghiệp càng không ủng hộ. Nhưng ai dám chắc khi xây đập nước, sạt lở không tổn hại đến di tích, tài nguyên du lịch đến bao giờ được phục hồi đúng theo hứa hẹn của các anh?

Đặt câu hỏi cho tỉnh Lào Cai, đại diện Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) nói: “Từ năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý xây dựng hồ sơ di sản thế giới cho bãi đá cổ Sa Pa. Không thể khoanh từng hòn đá mà đi làm hồ sơ di sản được. Nó phải hài hòa trong tổng thể, mà tổng thể đó đang bị chất lên năm cái thủy điện. Vậy hiện nay tỉnh còn muốn làm di sản thế giới hay không để chúng tôi còn báo cáo lại?”.

Trong khi đó, PGS Đặng Văn Bài, phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, khẳng định: “Lào Cai bắt buộc phải lựa chọn. Nếu chỉ muốn kinh tế thì hãy bỏ khát vọng làm du lịch và di sản thế giới đi. Bây giờ Sa Pa là sản phẩm du lịch nhưng 50 năm nữa sẽ thành một nghĩa địa thủy điện”.

Thủy điện còn, du lịch không còn
Thủy điện không chỉ là nỗi sợ của riêng những hòn đá ở bãi đá cổ Sa Pa mà các bản làng nổi tiếng về du lịch cộng đồng cũng thấm đòn đau của thủy điện. Số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL Lào Cai cho thấy lượng khách đến tham quan và lưu trú tại các điểm du lịch có thủy điện như Tả Van, Bản Hồ giảm mạnh đến hơn 80% so với năm 2006 - thời điểm bắt đầu xây dựng các nhà máy thủy điện.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, cảnh báo: “Đã đến lúc cần xem xét kỹ các dự án thủy điện. Ở góc độ du lịch, không nên chấp nhận các dự án thủy điện nữa. Sa Pa đã bị cảnh báo rất nặng nề về vấn đề này nhưng đáng tiếc là cả Sa Pa, Lào Cai và ngay cả các tỉnh phía Bắc đã không hề lắng nghe”. Từ khía cạnh nhà đầu tư, ông Phạm Hải Hà phản bác: “Tại sao thủy điện hoàn toàn xấu cho du lịch. Nếu không có thủy điện Hòa Bình thì chẳng ai biết đến tỉnh này! Nếu ngăn đập làm hồ, Sử Pán 1 có thể tạo nên một vùng tiểu khí hậu phù hợp với du lịch sinh thái”.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng thủy điện không thể đồng hành với du lịch sinh thái bởi vì cái du khách muốn là cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa thì đã bị thủy điện hủy hoại.

HÀ HƯƠNG


Một con suối gánh 5 thủy điện

Cả thung lũng suối Mường Hoa với bãi đá cổ, cầu Mây, ruộng bậc thang đang bị xẻ thịt để làm thủy điện. Đào núi, ngăn dòng, điện đâu chưa thấy còn những bản làng trù phú hút khách du lịch thì vắng hoe. Năm thủy điện đang khẩn trương tiến hành vẫn còn là con số quá nhỏ so với 19 thủy điện trong quy hoạch ban đầu. Một trong số năm thủy điện này, thủy điện Sử Pán 1 sẽ chạy dọc bãi đá cổ Sa Pa, từ Hầu Thào đến Bản Hồ và cũng gần khu danh thắng Cầu Mây. Có nghĩa là thủy điện này cùng với những hệ lụy của nó sẽ ôm trọn phần đẹp nhất của thung lũng Mường Hoa - vốn được xác định là trọng điểm du lịch.

PGS Đặng Văn Bài cảnh báo: “Phải đánh giá tổng thế tác động của cả năm thủy điện. Việc xây dựng chừng ấy nhà máy thủy điện trên con suối nhỏ thể hiện thái độ của chính ta đối với bà mẹ thiên nhiên. Nếu không tính toán thì từ bây giờ chúng ta đã ăn mất phần của con cháu sau này”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến tảo thành dầu



TT - Kết quả nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo của PGS. TS Trương Vĩnh, trưởng bộ môn công nghệ hóa học Trường đại học Nông lâm TP.HCM đã cho những bước đầu khả quan.

Tảo được nuôi trong phòng thí nghiệm đã được chiết xuất thành nhiên liệu biodiesel có thể thay thế dầu DO hiện nay.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/765/587765.jpg
PGS. TS Trương Vĩnh - Ảnh: Quang Khải



Theo PGS.TS Vĩnh, tảo dùng để chiết xuất thành dầu biodiesel là loại tảo lục có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên, đặc biệt môi trường nước như ao, hồ, sông, rạch... Tảo nuôi trong điều kiện tốt khoảng 10 ngày có thể thu hoạch sử dụng. Sau đó, tảo được sấy khô và ngâm vào dung môi để tách dầu thô (gần giống như dầu đậu nành dùng chiên xào thực phẩm).

Dầu thô tham gia một số quá trình và phản ứng hóa học nhằm tách axít béo để có được diesel sinh học (biodiesel). “Quá trình chiết xuất tuy trải qua nhiều công đoạn nhưng không quá phức tạp. Hiện một số nước trên thế giới đã chiết xuất thành công và sử dụng biodiesel pha vào dầu DO với tỉ lệ nhất định dùng như nhiên liệu bình thường cho các động cơ”, PSG.TS Vĩnh cho biết.

Các nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ thực phẩm (mỡ cá ba sa, dầu đậu nành, cây cọc rào jatropha - hạt có hàm lượng dầu cao) đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên theo ông Vĩnh, việc chiết xuất biodiesel từ tảo có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể nếu phát triển cây đậu nành và cọc rào để sản xuất nhiên liệu sinh học thì đụng đến vấn đề an ninh lương thực. Bởi với năng suất 3-3,5 tấn/ha, để đủ nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học phải cắt bớt 20-25% đất nông nghiệp dành để trồng loại cây trên, chưa kể cây cọc rào có hệ rễ chứa nhiều độc tố có khả năng gây ảnh hưởng môi trường. Ngược lại đối với tảo, tốc độ sinh trưởng cao gấp 10 lần so với cây mía, có thể nuôi trồng trong điều kiện nước mặn hoặc ngọt, và nếu đưa vào nuôi trồng đại trà thì chỉ chiếm 1-2% đất nông nghiệp. Một điều đặc biệt từ việc nuôi trồng tảo là giúp giảm phát khí thải nhà kính nhờ sự hấp thụ khí CO2, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo đã cho những kết quả bước đầu khả quan, nhưng việc nghiên cứu này mới dừng lại ở mô hình thí nghiệm.

TS Lê Thị Thanh Hương, trưởng khoa công nghệ hóa học Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho rằng việc sản xuất nhiên liệu từ tảo là một trong những xu hướng phát triển năng lượng tái tạo theo hướng bền vững. Việc ứng dụng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc nuôi tảo trong điều kiện tự nhiên thế nào để tảo đạt được hàm lượng dầu cao. Nếu không có các bước nghiên cứu kỹ mà triển khai vào thực tế dễ dẫn đến thất bại, giống như bài học về cây cọc rào jatropha được triển khai đồng loạt ở các tỉnh miền Trung.

QUANG KHẢI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến tảo thành dầu



TT - Kết quả nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo của PGS. TS Trương Vĩnh, trưởng bộ môn công nghệ hóa học Trường đại học Nông lâm TP.HCM đã cho những bước đầu khả quan.

Tảo được nuôi trong phòng thí nghiệm đã được chiết xuất thành nhiên liệu biodiesel có thể thay thế dầu DO hiện nay.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/765/587765.jpg
PGS. TS Trương Vĩnh - Ảnh: Quang Khải



Theo PGS.TS Vĩnh, tảo dùng để chiết xuất thành dầu biodiesel là loại tảo lục có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên, đặc biệt môi trường nước như ao, hồ, sông, rạch... Tảo nuôi trong điều kiện tốt khoảng 10 ngày có thể thu hoạch sử dụng. Sau đó, tảo được sấy khô và ngâm vào dung môi để tách dầu thô (gần giống như dầu đậu nành dùng chiên xào thực phẩm).

Dầu thô tham gia một số quá trình và phản ứng hóa học nhằm tách axít béo để có được diesel sinh học (biodiesel). “Quá trình chiết xuất tuy trải qua nhiều công đoạn nhưng không quá phức tạp. Hiện một số nước trên thế giới đã chiết xuất thành công và sử dụng biodiesel pha vào dầu DO với tỉ lệ nhất định dùng như nhiên liệu bình thường cho các động cơ”, PSG.TS Vĩnh cho biết.

Các nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ thực phẩm (mỡ cá ba sa, dầu đậu nành, cây cọc rào jatropha - hạt có hàm lượng dầu cao) đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên theo ông Vĩnh, việc chiết xuất biodiesel từ tảo có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể nếu phát triển cây đậu nành và cọc rào để sản xuất nhiên liệu sinh học thì đụng đến vấn đề an ninh lương thực. Bởi với năng suất 3-3,5 tấn/ha, để đủ nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học phải cắt bớt 20-25% đất nông nghiệp dành để trồng loại cây trên, chưa kể cây cọc rào có hệ rễ chứa nhiều độc tố có khả năng gây ảnh hưởng môi trường. Ngược lại đối với tảo, tốc độ sinh trưởng cao gấp 10 lần so với cây mía, có thể nuôi trồng trong điều kiện nước mặn hoặc ngọt, và nếu đưa vào nuôi trồng đại trà thì chỉ chiếm 1-2% đất nông nghiệp. Một điều đặc biệt từ việc nuôi trồng tảo là giúp giảm phát khí thải nhà kính nhờ sự hấp thụ khí CO2, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo đã cho những kết quả bước đầu khả quan, nhưng việc nghiên cứu này mới dừng lại ở mô hình thí nghiệm.

TS Lê Thị Thanh Hương, trưởng khoa công nghệ hóa học Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho rằng việc sản xuất nhiên liệu từ tảo là một trong những xu hướng phát triển năng lượng tái tạo theo hướng bền vững. Việc ứng dụng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc nuôi tảo trong điều kiện tự nhiên thế nào để tảo đạt được hàm lượng dầu cao. Nếu không có các bước nghiên cứu kỹ mà triển khai vào thực tế dễ dẫn đến thất bại, giống như bài học về cây cọc rào jatropha được triển khai đồng loạt ở các tỉnh miền Trung.

QUANG KHẢI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ông Cua làm lúa thơm



TT - Bà con nói: “Chú là kỹ sư, phải ở trong văn phòng mới đúng chớ”. Anh cười: “Con cũng là dân ruộng mà. Kỹ sư thì càng phải lội đồng lội ruộng mới biết cây trái sống làm sao”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/612/583612.jpg
Ông Hồ Quang Cua (đội nón) là phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng từ năm 2001 đến nay. Ông đã được trao Huân chương Lao động hạng ba năm 2002, Huân chương Lao động hạng nhì năm 2007, Huân chương Lao động hạng nhất năm 2011 và hiện đang được đề nghị phong tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. - Ảnh: D.T.H.



Hơn 30 năm gắn bó với đồng ruộng, ông Hồ Quang Cua và các cộng sự đã làm ra hơn 10 giống lúa thơm nổi tiếng, trở thành sản vật của địa phương mang thương hiệu “lúa thơm Sóc Trăng”, ký hiệu ST.

Duyên nợ với lúa thơm
Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp (Trường ĐH Cần Thơ) năm 1978, chàng trai trẻ Hồ Quang Cua về Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Lúc đầu được phân công làm cây bắp, nhưng không hiểu sao anh khoái xắn quần lội ruộng với nông dân. Bà con kết anh ở tính tình hiền lành, gần gũi, lại biết... uống rượu đế, thành ra cái gì cũng hỏi: “Chú Cua ơi, lúa bệnh vầy làm sao?”, “Chú Cua ơi, nước cỡ này được chưa?”... toàn chuyện cây lúa không hà. Riết rồi anh dính với cây lúa hồi nào không hay.

Năm 1991, phòng nông nghiệp tiếp nhận một số giống lúa Khao Dawk Mali từ GS.TS Võ Tòng Xuân (ĐH Cần Thơ) và GS.TS Nguyễn Văn Luật (Viện Lúa ĐBSCL). Lãnh đạo phòng giao kỹ sư Cua và các đồng sự có nhiệm vụ tuyển chọn và lai tạo, đưa xuống nông dân. Vào thời điểm đó, kỹ sư Cua không ngờ rằng cuộc đời mình sẽ gắn liền với những gian nan trắc trở theo bước thăng trầm của cây lúa. Lẽ ra phải ở vùng nước ngọt, đất đai màu mỡ chớ ai đời cây lúa mà lại phát triển ở vùng ven biển, nước mặn quanh năm, đất đai hoang hóa như Sóc Trăng? Cái “ngặt” của ông là ở chỗ đó!

Nhưng qua đúc kết kinh nghiệm những ngày xắn quần lội đồng với nông dân, ông Cua biết rằng từ hơn 100 năm trước, các lão nông Sóc Trăng đã làm được giống lúa địa phương mà khi bán ra nước ngoài đã làm người Hoa đất Hương Cảng tấm tắc khen ngon, tới nỗi sau đó họ phải đưa tàu buôn tới tận cảng Bãi Xàu (nay là chợ Mỹ Xuyên) lùng mua bằng được. Điều đó chứng tỏ vùng đất này cây lúa chẳng những sống được mà còn thơm ngon nữa. Ngoài ra, qua tiếp xúc với các “cây đa cây đề” về cây lúa như GS.TS Võ Tòng Xuân, GS.TS Nguyễn Văn Luật, chịu khó nghiên cứu tài liệu nước ngoài, ông thấy Thái Lan có cùng vĩ tuyến với ta mà đã nổi tiếng với cây lúa thơm từ lâu, mỗi năm họ xuất khẩu cả triệu tấn gạo thơm, thu về cả tỉ đôla. Họ làm được, sao mình không làm được? “Nóng mũi” trước những vấn đề đó, ông Cua có thêm quyết tâm và có niềm tin rằng mình và các đồng sự sẽ làm được.

Cây lúa cứu con tôm
Năm 1994, ông Cua cho ra đời những giống lúa Sóc Trăng đầu tiên mang ký hiệu ST1, ST2, ST3 cho tới ST5, ST6, ST10... Sau đó, ông cùng các cán bộ khuyến nông xuống tận ruộng hợp tác với nông dân nhân nhanh giống lúa thơm này. Từ 34kg giống ban đầu, ba năm sau lúa thơm ST đã có mặt trên 5.000ha đồng ruộng ven biển Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên... Lão nông Trần Văn Chính ở ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1 (huyện Mỹ Xuyên) nhớ lại: “Từ vùng đất hoang hóa, cây lúa của ông Cua đã làm đời sống tụi tui khá hơn, hổng lo thiếu đói như trước nữa. Có lúa trên đồng, ghe xuồng dưới sông cũng tấp nập đông vui tới lui mua bán. Làng quê xơ xác ngày xưa giờ no ấm lành lặn hơn nhiều”.

Tới năm 2009, lúa thơm ST đã được nhân ra trên diện tích gần 25.000ha ở toàn tỉnh Sóc Trăng. Cùng với nông dân, ông Cua còn đưa lúa thơm ST xen vô giữa vụ trồng hành tím, nuôi tôm, hình thành các mô hình xen canh như hành tím - lúa, tôm - lúa góp phần tăng năng suất vật nuôi, cây trồng. Riêng mô hình tôm - lúa ở vùng sáu xã huyện Mỹ Xuyên là để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời kỹ sư Hồ Quang Cua.

Thời điểm năm 2006, bà con vùng tôm sáu xã này nợ ngân hàng tới 300 tỉ đồng. Nhiều người đã bán đất, bán nhà bỏ xứ mà đi. Trước tình cảnh đó, ông Phan Thanh Ngàn, lúc đó là bí thư Huyện ủy Mỹ Xuyên, kêu gọi phải “lấy lúa thế tôm”. Ông Cua và “quân” của ông được điều tới lãnh ấn tiên phong. Nhưng khi ông xuống đồng thì bị dân phản ứng. Một nông dân trẻ trừng mắt: “Cây lúa của ông được giá bao nhiêu mà xuống đây định thế con tôm?”. Ý nói chỉ có con tôm mới gỡ nợ được thôi, kiểu như thua bài thì phải gỡ lại bằng... đánh bài vậy. Ông Cua “cưa” ly rượu đế với anh nông dân nọ rồi nhẹ nhàng giải thích: “Cây lúa này chẳng những không lấn mất con tôm mà còn nhờ nó mà tôm sống lại, mạnh khỏe. Bà con mình vừa có lúa vừa khôi phục được tôm”. Rồi ông Cua nói về cách trồng lúa luân canh với tôm, lúa làm nước mát, môi trường tốt, tôm không bệnh. Thêm nữa, chất đóng rong dưới thân lúa là thức ăn tốt cho tôm... Ông Cua nói riết khiến bốn hộ ở ấp Hòa Phước động lòng.

Ông Cua dựa vô bốn hộ này làm nòng cốt, đưa giống lúa xuống làm thí điểm luôn. Qua một vụ thấy hiệu quả rõ ràng. Bà con vừa có lúa, vừa gỡ được tôm. Vậy là bốn hộ đồn ra mười, mười đồn trăm. Vụ kế tiếp có hơn trăm hộ theo làm. Tới bốn năm sau, gần như 90% hộ dân làm theo mô hình tôm - lúa. Có người trồng đạt năng suất lúa lên tới 5,5 tấn/ha, thu lợi 10-12 triệu đồng/ha, chưa kể tiền bán tôm. Lúc này, anh nông dân sừng sộ với ông Cua mấy năm trước mới hối hận, xách chai rượu đế với ký tôm đi kiếm ông xin lỗi rối rít.

Cái sướng của đời làm lúa
Đầu năm 2010, mọi người đi ngang cánh đồng lúa chín xã Ngọc Đông bỗng ngửi mùi hương dứa thoang thoảng khắp nơi. Thì ra đó là hương lúa thơm ST20. Nó thơm từ ngoài đồng cho tới khi gặt, đưa vô nhà. Sướng nhất là lúc nấu lên, mùi thơm cơm mới lan tỏa khắp nhà, hơn cả để năm bảy miếng lá dứa trong nồi cơm gạo thường. Lúc này bà con mới ngất ngây “lúa thơm ông Cua có khác”.

Tháng 7-2010, Hợp tác xã Hòa Lời được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) với giống lúa thơm ST20. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận “Nhãn hiệu gạo thơm Sóc Trăng” cho Sở NN&PTNT Sóc Trăng. Tháng 11-2011, giống ST20 tiếp tục đoạt giải nhất tại hội thi “Gạo ngon thương hiệu Việt” của Festival lúa gạo VN lần thứ hai tổ chức tại Sóc Trăng.

Kể từ đó, “gạo thơm Sóc Trăng” bắt đầu có giá. Các doanh nghiệp khắp trong Nam ngoài Bắc đều tìm mua. Có lần, một doanh nhân xuất khẩu gạo ở Thốt Nốt (Cần Thơ) lấy làm lạ vì cứ cách vài ngày là có một kiện gạo xuống bến tàu gần đó xuất đi. Ông chủ lén soi một mẫu coi thử thì giật mình. Trời đất, gạo gì mà ngon hơn gạo Thái Lan. Ông tìm hiểu mới biết đó là gạo ông Cua. Ông gọi ông Cua ngay: “Anh bán gạo cho tui đi. Kỳ này tui xuất đi nước ngoài”. Ông Cua nhận lời cái rụp.

Đầu tháng 7 năm nay, ông Cua nhận được cú điện thoại của ông xuất khẩu gạo nọ. Giọng ông có vẻ bí mật: “Tui mới xuất đi Anh và Mỹ rồi. Đã lắm!”. Ông Cua hỏi: “Đã là sao?”. Ông xuất khẩu hả hê: “Đã vì tui bán được 950 USD một tấn”. Rồi ông cười một tràng khoái chí.

Ông Cua tâm sự: “Đời làm lúa sướng chỗ đó. Bán được giá cao ngất ngưởng, chứng tỏ thương hiệu của mình... xịn”.

DƯƠNG THẾ HÙNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phá nát vùng chè Bảo Lộc



TT - Cách trung tâm TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) 4km về hướng tây nam, một khu vực rộng lớn chuyên canh cây chè bị cày xới tan hoang như một “đại công trường” với khoảng 50 mỏ khai thác cao lanh lộ thiên.

Tiếng động cơ máy múc, xe ben... gầm rú vang dậy khắp vùng.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/860/588860.jpg
Khoảng 50ha chè, cà phê bị nhấn chìm dưới dòng bùn đỏ. Một vùng lớn của đồi chè bị phá trắng - Ảnh: Lê Dung



Nhiều vườn chè bị vùi lấp, hàng chục con suối lớn nhỏ cung cấp nước nuôi dưỡng những búp chè mang thương hiệu trà B’Lao bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tất cả đều nhuộm chung một màu bùn đỏ đặc quánh...

Dân khóc ròng
Cầm cuốn sổ đỏ trên tay, nông dân Vũ Văn Dân (ở thôn 2, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) chua chát kể rằng hai vợ chồng ông từ miền Trung dắt con vào đây lập nghiệp. Đánh đổi bao giọt mồ hôi công sức, vật lộn với nhiều cay đắng mới mua được hơn 4 sào đất trồng chè. Nhưng mảnh vườn chè với thu nhập gần chục triệu đồng/tháng, là tương lai học hành cho bốn đứa con nhỏ của ông Dân bỗng chốc bị nhấn chìm dưới dòng bùn đỏ chỉ sau một cơn mưa. Ấy là bùn từ các mỏ cao lanh khai thác trái phép bao quanh khu vườn nhà ông.

Từ ngày vườn chè bị vùi lấp, vợ chồng ông Dân phải cật lực đi làm thuê để kiếm sống qua ngày. “Căn nhà cấp 4 xây hồi năm ngoái hiện còn nợ hơn 100 triệu đồng sắp đến ngày trả, không khéo cũng phải bán để trả nợ mất” - ông Dân rầu rĩ.

Không chỉ những mảnh vườn chè nằm ở vùng trũng bị tan nát do việc khai thác cao lanh gây ra, các vườn cà phê nằm tận triền cao cũng bị ảnh hưởng. Đưa tay chỉ vườn cà phê đang sai quả của mình, ông Võ Văn Mỹ (ở thôn 1, xã Lộc Châu) bức xúc nói: “Vườn này rộng 1,5ha nhưng hiện chỉ còn một nửa, nửa kia đã bị đất sạt lở vùi lấp cả rồi. Tôi và hơn chục hộ dân khác đã nhiều lần có đơn kiến nghị gửi xã, thành phố và thậm chí gửi lên cả tỉnh để nhờ can thiệp, yêu cầu bồi thường nhưng tất cả vẫn là... im lặng” - ông Mỹ nói.

Ngoài phá nát đất đai vườn tược, việc khai thác cao lanh ở Lộc Châu còn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tại khu vực. Con suối B’Lao vốn nổi tiếng trong xanh cung cấp nước tưới cho hàng trăm hecta chè của hai xã Đại Lào và Lộc Châu đã trở thành nguồn nước độc. Anh Dương Thái Quang, ở xã Đại Lào, cho biết hiện không còn hộ nông dân nào ở đây dám sử dụng nguồn nước đỏ ngầu này. Trước đó, nhiều hộ đã khóc ròng vì cây trồng bị vàng lá, chết đứng vì khô rễ khi tưới nguồn nước này.

Theo ông Đào Ngọc Tuyến - cán bộ tư pháp xã Lộc Châu, có ít nhất 50ha chè và cà phê của người dân trên địa bàn bị thiệt hại vì hoạt động sản xuất cao lanh.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/861/588861.jpg
Đường sá sình lầy khiến việc đi lại, vận chuyển vật tư nông nghiệp của người dân vô cùng khó khăn - Ảnh: Quang Sáng



Chính quyền bất lực vì có “tay trong”
Địa bàn xã Lộc Châu chỉ có năm đơn vị, cá nhân được cấp phép khai thác cao lanh nhưng tại hiện trường có hơn 50 điểm khai thác. Biên bản kiểm tra ngày 14-9-2011 của đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng chủ trì ghi nhận các khu vực khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cây trồng của người dân ở Lộc Châu đều là bất hợp pháp.

Theo ông Nguyễn Văn Quy - trưởng Phòng tài nguyên - môi trường TP Bảo Lộc, việc này phải đưa ra tòa án mới có thể giải quyết. Ông Quy lý giải: “Sở dĩ cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều đợt truy quét nhưng không thể phát hiện và xử lý các đối tượng khai thác lậu là do bị rò rỉ thông tin từ xã. Chúng tôi là người chủ động đi kiểm tra nhưng khi đến hiện trường thì luôn luôn không còn bất kỳ đối tượng khai thác cao lanh nào. Khả năng chính người của xã đã thông tin cho các đối tượng, bởi khi tổ chức đoàn kiểm tra chúng tôi thường gửi thông báo về cho xã trước hai hoặc ba ngày”.

Trả lời câu hỏi liệu có cán bộ của xã hoặc người nhà của họ tham gia khai thác cao lanh trái phép ở Lộc Châu không, mặc dù tìm cách né tránh trả lời nhưng cuối cùng ông Quy cũng thừa nhận là có. Đó là trường hợp ông Nguyễn Xuân Tòng - nguyên xã đội xã Lộc Châu và một trường hợp khác là ông Nguyễn Thành Đô - em ruột của ông Nguyễn Ngôi Sao, bí thư đảng ủy xã. Các trường hợp này đều đã bị chính quyền TP Bảo Lộc ra quyết định xử phạt và buộc đình chỉ hoạt động.

Trong khi đó, theo lời ông Phùng Ngọc Hạp - phó chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, việc các đơn vị khai thác cao lanh gây thiệt hại kinh tế của người dân đã được “TP giao về cho xã” xử lý phần thiệt hại vật chất và công tác hòa giải đã tiến hành xong xuôi. Riêng vấn đề ô nhiễm, sẽ cho thành lập đoàn đi kiểm tra và đề xuất phương án xử lý.

Ông Hạp cũng khẳng định hiện chính quyền TP đã thật sự bất lực. Bất lực không phải do yếu năng lực quản lý và thiếu lực lượng truy quét mà vấn đề ở chỗ có sự tiếp tay và bao che của cán bộ. “Việc này phải đích thân đồng chí chủ tịch TP đứng ra thì mới xong. Còn giao cho anh em phòng ban hoặc là cấp phó thì không thể nào làm nổi”, ông Hạp nói.

Hoạt động khai thác cao lanh trái phép ở Lộc Châu đã tồn tại trong suốt một thời gian dài và công khai thách thức dư luận. Ông Đào Ngọc Tuyến cho rằng chỉ có thực hiện thu hồi tất cả các giấy phép khai thác khoáng sản trong khu vực này, sau đó lựa chọn và giao lại cho một vài đơn vị có năng lực thật sự quản lý và khai thác thì may ra mới chấn chỉnh được tình hình.

QUANG SÁNG - LÊ DUNG


Ở đây, vì sợ đụng đến chính quyền, nên báo Tuổi Trẻ chỉ dám nói xa xa tới cao-lanh mà thôi, chứ không dám đụng đến bô-xít.
Đụng bô-xít thì ... chít!
Nhà máy bô-xít của Trung quốc đang vận hành.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối