Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:

Thằng đểu nào nó cho VN đi tầu bay giấy.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Irony%20and%20Philosophy/799b197f.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/hpi-1.jpg

Thằng đểu nào nó cho VN đi tầu bay giấy. Chắc nó tin là dân mình cũng ngu như nó.
Nó cho thì mặc nó cho
Có ngu như bò mới rủ nhau lên.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Animals%20funny/Ngunhubo.jpg
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Núi Cấm cao thêm nhờ... rác!



TTO - Núi Cấm thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và được biết đến như một ngọn núi đẹp nhất và cao nhất trong bảy ngọn núi của tỉnh An Giang.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=575277
Cảnh quan thiên nhiên mất đi vẻ đẹp vì rác



Trong những năm gần đây núi Cấm được đưa vào khai thác du lịch.

Tuy nhiên, đằng sau những cuộc hành hương, du lịch của khách viếng thăm thì hậu quả để lại trên nóc nhà Thất Sơn chính là… rác!

Khách du lịch đến với núi Cấm chủ yếu theo các cuộc hành hương tâm linh vì mọi người xem đây là ngọn núi linh thiêng và huyền bí. Những ai đi viếng miếu bà Chúa Xứ Núi Sam tại Châu Đốc sẽ không quên ghé thăm địa điểm du lịch lý tưởng này.

Để lên được đến đỉnh núi Cấm không khó, chỉ mất khoảng 6 tiếng đi bộ hoặc 15 phút đi xe lữ hành lên chùa Vạn Linh, sau đó tiếp tục đi bộ thêm 2 tiếng để lên đến đỉnh. Đỉnh núi Cấm là nơi lý tưởng để hít thở không khí trong lành và ngắm quang cảnh bao quát đất trời thiên nhiên, đối với những người đi hành hương thì nơi đây là nơi linh thiêng để cúng vái.

Tuy nhiên, thất vọng thay khi quay lại đỉnh Núi Cấm khi nơi đâu cũng toàn rác.

Người ta xây dựng một cái gờ cao để ngắm cảnh và cúng vái thì dưới chân toàn rác và rác, rác tràn xuống cả dưới bờ vực núi và bốc mùi hôi thối. Trước kia nơi đây cây cối mọc um tùm nhưng từ khi thành bãi rác thì cây cối cũng không còn đất sống.

Đây có thể coi là bãi rác tập kết của người dân sinh sống trên đỉnh núi, và những khách hành hương, du lịch đến đây cũng vô ý ném rác, làm bãi rác ngày một ô nhiễm, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=575278
Người ta buộc rác khắp mọi nơi để…cầu may



Một vấn đề nhức nhối khác cũng từ rác mà do chính những người hành hương gây ra. Người ta hay lấy bọc nilông hay bất cứ thứ gì có thể cột được để treo trên các thân cây, hàng rào… và bất chỗ nào có thể buộc vào. Với họ, làm như vậy có thể gửi gắm lại bệnh tật, xui xẻo và mang về điều may.

Thiết nghĩ đây là một hành vi mê tín vô lý, làm như vậy là tiếp tay làm ô nhiễm môi trường và hủy hoại quang cảnh xung quanh, khiến nơi đây chỗ nào cũng ô nhiễm do rác và rất mất mỹ quan.

Con người luôn sinh sống cùng thiên nhiên, phải cộng hưởng hài hòa cùng nhau phát triển. Tuy nhiên những người vô ý thức đang hủy hoại thiên nhiên từng chút một. Hãy cùng nhau trả lại màu xanh tự nhiên và mùi hương cây cỏ cho đỉnh núi Cấm, để nơi đây ngày  một thu hút khách du lịch hành hương đến viếng. Đừng để khách lữ hành đến đây lắc đầu ngán ngẩm và những bước chân một đi không trở lại.

HOÀN KHẢI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thu tiền tỉ từ đồ bỏ đi



TT - Từ những phụ phẩm trong nông nghiệp như bã mía, vỏ dứa (thơm), vỏ điều..., nhiều công ty đã tận dụng để xuất khẩu đem về hàng triệu USD.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=573368
Công nhân băm nhỏ cuống dứa trước khi chế biến thành thức ăn chăn nuôi xuất khẩu tại Công ty TNHH Kim Nghĩa (TP.HCM) - Ảnh: Trần Mạnh



Với hàng chục triệu tấn mỗi năm, theo các chuyên gia, những phụ phẩm trong nông nghiệp có thể đem về cho VN hàng tỉ USD mỗi năm nếu biết khai thác hiệu quả thay vì bỏ đi...

Phế phẩm trở thành nguyên liệu triệu đô
"Vỏ hạt điều không còn bị xem là thứ phế phẩm, mà đang trở thành nguyên liệu có giá trị. Công nghiệp chế biến dầu vỏ điều có thể mang lại hàng trăm triệu USD mỗi năm...", ông Trần Văn Phúc, Giám đốc công ty TNHH Phúc Dung, một trong hàng chục doanh nghiệp chế biến dầu vỏ điều tại Bình Phước, khẳng định.

Số liệu từ Hiệp hội điều VN (Vinacas) cũng cho biết, chỉ riêng trong năm 2011 vừa qua, các doanh nghiệp chế biến dầu vỏ điều đã sản xuất được khoảng 80.000 tấn, trong đó xuất khẩu hơn 60.000 tấn, thu về hơn 50 triệu USD.

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Vinacas cho rằng, dầu vỏ điều và các sản phẩm chế biến sâu từ dầu vỏ điều là ngành sản xuất rất tiềm năng để phát triển trong tương lai, đây cũng là một hướng đi mới cho ngành điều trong tương lai bên cạnh sản phẩm chủ lực là xuất khẩu nhân điều.

Theo một số doanh nghiệp, công nghệ chế biến dầu từ vỏ điều không quá phức tạp, được phát triển trong nước với chi phí thấp, do đó đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp tham gia. Chỉ riêng tại địa bàn Bình Phước, theo Vinacas, hiện có khoảng 15 doanh nghiệp chế biến dầu vỏ điều, với công suất vào khoảng 100.000 tấn vỏ điều mỗi năm.

Ông Lê Bông, giám đốc công ty TNHH Thiện Ân (Bình Phước) cho biết, nhu cầu tiêu thụ dầu vỏ hạt điều lớn, cung không đủ cầu nên đang xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp sản xuất dầu vỏ hạt điều trên địa bàn. "Ðây là cao điểm của ngành sản xuất dầu vỏ hạt điều, nhưng do giá điều nhân thấp, các doanh nghiệp trữ hàng chờ giá tăng, nên nguồn cung vỏ điều không đáp ứng được nhu cầu" - ông Lê Bông giải thích.

Bã mía, vỏ cam... cũng "hái ra USD"
Khởi đầu với mặt hàng phụ phẩm duy nhất là bã mía, đến nay Công TNHH Kim Nghĩa (quận Tân Bình, TP.HCM) đã có thêm sản phẩm từ bã dứa, lá khoai mì, vỏ cam... Những lúc cao điểm, mỗi tháng công ty này xuất khẩu trên 30 container hàng phụ phẩm (24-26 tấn/container), với doanh thu hằng năm lên tới hàng chục triệu USD.

Khác với hình dung của chúng tôi, xưởng chế biến các phụ phẩm nông nghiệp của Công ty Kim Nghĩa tại Bến Lức (Long An) sạch sẽ và thơm mùi đường, mùi dứa. Ðây là nơi tập kết nguyên liệu bã mía, vỏ dứa, vỏ cam và nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp khác trước khi được chế biến, đóng gói và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, giám đốc Công ty Kim Nghĩa, cho biết người Nhật xem đây là thực phẩm chứ không phải thức ăn gia súc nên yêu cầu khắt khe về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ cần lô hàng kiểm tra bị vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là họ trả hàng hoặc bắt bồi thường. "Trước khi xuất khẩu lô hàng nào, chúng tôi đều lấy mẫu gửi cho cơ quan phân tích của VN và Nhật Bản, chỉ khi đạt mới xuất đi" - ông Nghĩa nói.

Anh Trung, một đầu mối cung cấp bã mía đồng thời xuất khẩu bã mía tại Bình Dương, cho biết nhu cầu bã mía để chế biến thức ăn gia súc xuất khẩu hiện nay rất lớn, chỉ riêng cơ sở này mỗi ngày cung cấp hàng chục container bã mía lên men, ép bánh hoặc ép khối cho các nhà chế biến xuất khẩu. Ðể có đủ nguyên liệu, công ty phải mua bã mía của các nhà máy từ miền Nam đến miền Trung về sơ chế.

Có thể thu về hàng tỉ USD mỗi năm
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, các đối tác Nhật Bản cho biết chỉ riêng nhập khẩu thức ăn cho bò sữa và bò thịt của Nhật Bản mỗi năm đã lên tới trên 10 tỉ USD. Trong khi doanh số xuất khẩu của các công ty VN xuất sang thị trường này chưa đạt 1%. "Nếu nâng được thị phần tại Nhật Bản từ dưới 1% hiện nay lên 10%, mỗi năm VN có thể thu về 1 tỉ USD từ tiền bán thức ăn cho bò sữa và bò thịt, chưa kể thị trường Hàn Quốc cũng có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng này" - ông Nghĩa khẳng định.

Chẳng hạn, chỉ riêng bã mía, mỗi năm VN có thể cung cấp cho thị trường xuất khẩu hàng triệu tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường VN, với khoảng 10 triệu tấn mía mỗi năm và tỉ lệ bã mía thu được sau khi ép mía từ 25-30%, tính ra có thể thu được 2,5-3 triệu tấn mía. Tuy nhiên, nguồn bã mía này hiện đang sử dụng không hiệu quả, phần lớn được sử dụng làm phân hữu cơ, giá thể trồng nấm.

Một lãnh đạo của Công ty TNHH Kiều Loan, doanh nghiệp có quy mô hơn 20.000 tấn vỏ hạt điều mỗi năm tại Bình Phước, khẳng định thị trường tiêu thụ dầu vỏ hạt điều hiện rất tiềm năng. Tuy nhiên, do hầu hết các doanh nghiệp VN hiện nay chỉ mới dừng ở dạng sản xuất dầu thô rồi xuất khẩu nên giá trị sản phẩm này chưa cao. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chủ lực dầu vỏ điều VN - đã sử dụng dầu vỏ điều để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao hơn nhiều như sơn cao cấp, vật liệu kết dính, vật liệu cách điện, bố thắng xe máy...

Ngoài ra, VN còn là quốc gia có sản lượng trái cây lớn của khu vực Ðông Nam Á với nhiều loại quả có thể tận dụng phụ phẩm (cuống, vỏ) như cam, dứa, thanh long... Theo Hiệp hội Rau quả VN (Vinafruits), ngày càng có nhiều công ty trong nước tận dụng các loại phụ phẩm như vỏ, lõi, cuống... để chế biến thức ăn cho gia súc xuất khẩu. "Nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này rất lớn, nhưng VN vẫn chưa tận dụng tốt do sản xuất không tập trung và sử dụng nguồn nguyên liệu này còn lãng phí..." - ông Huỳnh Quang Ðấu, phó chủ tịch Vinafruits, nói.

TRẦN MẠNH - BÙI LIÊM


Lá khoai mì, lá dứa tiếp tục hút hàng

Ông Trần Thanh Phú, giám đốc Công ty TNHH Tân Đông (Thủ Đức, TP.HCM), cho biết nhu cầu về lá khoai mì, lá dứa cũng như các loại lá thơm và đặc sản của VN vẫn tiếp tục được khách hàng tại châu Âu ưa chuộng. Hiện mỗi tháng công ty này xuất khẩu 5-6 container các loại lá, bánh và nông sản của VN sang thị trường EU.

Riêng lá khoai mì, mỗi năm Công ty Tân Đông xuất khẩu trên 100 tấn lá đã qua chế biến (tương đương 1.000 tấn lá tươi) nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nhiều loại lá ít giá trị khác của VN như lá dứa, lá chuối, lá dong... cũng được Công ty Tân Đông sơ chế để xuất khẩu sang châu Âu. Năm 2011, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu các loại lá của Tân Đông đạt hơn 150.000 USD.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hồi chuông cảnh tỉnh từ 'thảm hoạ nhân tạo' Fukushima

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 13/7/2012 08:00

- Bản báo cáo của Ủy ban điều tra Quốc hội Nhật Bản về sự cố điện hạt nhân Fukushima gây sững sốt hàng chục triệu người dân Nhật Bản, làm bàng hoàng dư luận rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người quan tâm ở Việt Nam cũng không thể làm ngơ...

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/11/17/20120711174915_Fukushima.jpg
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong thảm họa động đất sóng thần.



Tình trạng hạt nhân tồi tệ ở Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, hơn một năm trước, khơi dậy những băn khoăn ở không ít những người quan tâm đến nền công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam. Vì Nhật Bản đã được xem là một trong hai đối tác cung cấp công nghệ cho các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

Bản báo cáo của Quốc hội Nhật, tuần vừa qua, xem sự cố khủng khiếp ở Nhà máy Fukushima Daiichi là “thảm hoạ đậm nét nhân tạo”, có nguồn gốc từ “văn hoá Nhật Bản đối với quyền uy”, càng làm đậm thêm nỗi lo lắng của nhiều người về các dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì những gì đang xảy ra ở nước bạn sẽ là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các cấp quản lý nước ta có trọng trách trong các dự án đó, đặc biệt với Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Trên các phương tiện thông tin trên thế giới những ngày qua hầu như cho rằng bản báo cáo dày 641 trang của Ủy ban điều tra Quốc hội Nhật Bản là một văn kiện nghiêm túc và trung thực. Trọng lượng bản báo cáo tăng thêm khi nó thực hiện bởi 10 thành viên là các nhân vật có uy tín trong xã hội, đứng đầu là Ông Kiyoshi Kurokawa, một Tiến sĩ Y khoa, Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Nhật Bản, đã sống 15 năm ở Mỹ và được xem là một nhà phê bình sắc bén của văn hóa kinh doanh và giáo dục sau khi về nước, từ những năm 1980. Hơn nữa, bản báo cáo là một công trình khảo sát, điều tra công phu kéo dài 6 tháng, bao gồm 900 giờ điều trần và các cuộc phỏng vấn đến 1176 người.  

Đọc các kết luận cụ thể trong bản báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra của Hạ nghị viện Nhật Bản về thảm hoạ Fukushima bỗng có cảm giác nhìn thấy những mối đe doạ hiện ra trước mắt những xứ sở mới bước vào điện hạt nhân, đặc biệt những nước đang phát triển như nước ta.

Một là, bản báo cáo đã chỉ ra rằng, một số lò phản ứng ở Nhà máy Fukushima Daiichi bị phá huỷ bởi động đất ngày 11/3/2011, thậm chí trước khi sóng thần ập vào. Nói cách khác, thiết kế và thi công công trình chưa đáp ứng được yêu cầu chịu đựng động đất cấp 9 – 10. Báo cáo nhấn mạnh: "Mặc dù thiên tai đóng vai trò khởi đầu thì tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xảy ra sau đó (sự tan chảy thanh nhiên liệu ở một số lò phản ứng)  không thể được coi là một thảm họa của tự nhiên". Và kết luận "Đó là một thảm họa đậm nét nhân tạo - có thể và đáng ra phải được lường trước và ngăn chặn".

Rõ ràng, điều này càng tăng nặng sai sót của lãnh đạo Tập đoàn Điện năng Tokyo (TEPCO) và Cơ quan an toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA). Vì từ 2006, chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh các tiêu chuẩn đối phó với động đất và yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm giám sát các nhà máy do họ quản lý. Lẽ ra TEPCO phải nâng cấp các biện pháp đối phó với động đất tại nhà máy Fukushima theo tiêu chuẩn mới nhưng họ đã không làm và Cơ quan an toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cũng không kiểm tra.

Hai là, Ủy ban điều tra cho rằng: hệ thống điều hành của chính phủ trong tình huống thảm hoạ kém hiệu quả, không ngăn chặn được sự leo thang của sự tàn phá. Rằng: các quan chức cấp cao, kể cả Thủ tướng lúc bấy giờ là Naoto Kan đã can thiệp quá sâu trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng vào những vấn đề lẽ ra thuộc chuyên môn của TEPCO, làm gia tăng thêm rắc rối tại nhà máy Fukushima và đã gây ra "sự hỗn loạn trong công tác chỉ đạo khắc phục sự cố" dẫn đến "lãng phí thời gian". Ngoài ra, đã để xảy ra sự gián đoạn trao đổi thông tin liên lạc giữa Tepco và văn phòng của Thủ tướng Chính phủ Naoto Kan.

Bản báo cáo kết luận: Tình trạng trên xuất phát từ những lỗ hổng trong hệ thống tổ chức và quản lý khiến các bên đưa ra các quyết định và hành động sai lầm. Hơn nữa, Ủỷ ban này còn quy kết thêm: Thảm họa "là kết quả của sự thông đồng giữa chính phủ, các nhà quản lý và TEPCO".

Ba là, vấn đề “văn hoá Nhật Bản”. Bản báo cáo đã gây nên sự bất ngờ trong công luận khi công khai đề cập và đổ lỗi cho những lỗi lầm gây ra thảm hoạ hạt nhân Fukushima bắt nguồn từ những "quy ước gốc rễ của văn hóa Nhật Bản". Những nét của văn hoá đó là “sự vâng phục cố hữu”, là “chủ nghĩa phe nhóm”, là “sự co cụm (cô lập)”…

Điều đó thể hiện ở tình trạng thiếu kế hoạch hữu hiệu trong việc khắc phục thảm hoạ và trong sự thất bại của các nhà quản lý luật lệ NISA cũng như cơ quan điều hành Tập đoàn TEPCO trong việc đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu khi gặp phải thảm hoạ.

Những thất bại, những yếu điểm, những tồn tại trên đây đã và đang làm người dân Nhật quặn đau cũng chính là những bài học cốt tử cần khắc ghi để các dân tộc đi sau như Việt Nam chúng ta tránh dẫm lên dấu chân sai lầm người khác, tránh được những hậu hoạ trong tương lai.

Điều bất ngờ là yếu tố con người, được quy kết như là nguyên nhân hàng đầu tạo nên thảm hoạ hạt nhân vừa qua, lại xảy ra ở Nhật Bản, một quốc gia phát triển thuộc hàng nhất nhì thế giới.

Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều mặt - kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học công nghệ, trình độ quản lý và, đặc biệt, yếu tố con người trong tư thế người chủ nền công nghiệp cao như điện hạt nhân còn xếp hàng đứng xa sau họ.

Những hệ luỵ như ở Fukushima vừa qua hẳn sẽ là khôn lường nếu xảy ra trên đất nước ta. Vậy nên, hơn ai hết, các cấp quản lý liên quan dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, từ Chính phủ trung ương đến các bộ, ngành chắc phải biết rút ra từ thảm hoạ hạt nhân Nhật Bản những bài học sâu sắc nhất, cấp bách nhất cho mình.

Ngày càng thấy rõ, sở hữu điện hạt nhân như cầm trong tay con dao sắc.  Vì thế, mọi người dân đều ước mong: Ở nước ta, ít nhất trong lĩnh vực này sẽ không tồn tại sự quản lý lỏng lẻo và yếu kém, nếp nghĩ - sống – làm việc luộm thuộm và tuỳ tiện, sự tung hoành của “lợi ích nhóm”, đặc biệt sự đục khoét của những sâu bọ nhũng nhiễu tham lam.

Minh Trần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Bếp mặt trời cho nông thôn – Thành công của một khảo nghiệm




(Petrotimes) - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng bếp sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện của người dân vùng nông thôn, miền núi nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện cuộc sống, nâng cao ý thức cho người dân về sử dụng nguồn năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, nằm ở vành đai nội chí tuyến nên tổng số giờ nắng trong năm lớn, ở khu vực miền Trung có khoảng 2.900 giờ nắng và với cường độ bức xạ cao, lên đến 950W/m2, rất thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện nay, năng lượng mặt trời  đã được sử dụng khá rộng rãi và ở mức đơn giản nhất là bếp mặt trời để nấu ăn và cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời là có hiệu suất cao và rẻ tiền phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, duyên hải.

Mô hình thích hợp

Vĩnh Phúc là tỉnh có số giờ nắng cao, trung bình hàng năm số giờ nắng tới 1.700-1.800 giờ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hầu hết các xã nông thôn, miền núi, người dân đều đun nấu bằng củi, rơm rạ, nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như môi trường sinh thái. Từ thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã hợp tác với Trường đại học Công nghiệp Hà Nội để thực hiện đề tài “Nghiên cứu, triển khai ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trời tại vùng nông thôn, miền núi tỉnh Vĩnh Phúc” với mục tiêu được đặt ra là nghiên cứu cải tiến, thiết kế chế tạo và triển khai ứng dụng một số thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện thực tế của người dân nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đó, các cán bộ giảng dạy bộ môn Hệ thống điện, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã thiết kế và chế tạo bếp đun sử dụng năng lượng mặt trời, đã triển khai và hoạt động có hiệu quả tại  huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/07/b8e55b9b5_bep_nl.gif?fd2eae


Bếp nấu bằng năng lượng mặt trời có rất nhiều loại khác nhau, nhưng qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đưa ra 2 loại bếp rất phù hợp đó là loại bếp hình hộp dùng để nấu cơm, nấu nước và bếp parabôn dùng để nấu thức ăn khi cần nhiệt độ cao.

Các loại bếp này phù hợp với người dân vùng nông thôn, nơi mà chất đốt chủ yếu là rơm rạ và củi… nhằm tiết kiệm năng lượng bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các loại bếp này đã được triển khai rộng rãi và được người dân rất ủng hộ ở Vĩnh Phúc. Với một hộ gia đình nếu dùng một bếp Parabôn có thể tiết kiệm được từ 150.000-300.000 đồng/tháng.

Thông qua việc làm này nhằm cải thiện đời sống, nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nguồn năng lượng sạch góp phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Hiện tại, đề tài đang được triển khai thí điểm tại Yên Lạc với hơn 10 hộ dân tham gia (mỗi hộ dân được trang 1 bếp parabôn có trị giá 1,5 triệu đồng) với nguồn ngân sách do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Trước khi triển khai đề tài, Sở Khoa học và Công nghệ cùng nhóm tác giả của đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng thiết bị của người dân trong thôn; nghiên cứu cải tiến, thiết kế chi tiết các loại bếp nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện địa phương. Chế tạo các thiết bị bếp nấu mặt trời để triển khai dự án; tổ chức khóa tập huấn về việc lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, sửa chữa thiết bị năng lượng mặt trời cho người dân. Sau đó tiến hành triển khai ứng dụng tận các gia đình; hỗ trợ thiết bị cho các gia đình nghèo; tổ chức ngày hội nấu ăn bằng năng lượng mặt trời tại địa bàn triển khai đề tài; đánh giá sản phẩm bằng cách lấy ý kiến của  chuyên gia và người sử dụng.

Kết quả khả quan

Theo khảo nghiệm, nếu nắng tốt, với 4 lít nước chỉ nấu trong khoảng 30 phút, nấu 1kg gạo hết 45 phút. Trong ngày nắng bình thường, từ 8-9 giờ đến 17 giờ là thời điểm đun nấu, khoảng trưa là thời điểm có bức xạ mặt trời cao chính là khoảng thời gian đun nấu tốt nhất trong ngày. Ngoài khoảng thời gian trên, nhiệt lượng còn lại có thể đun nóng nước để phục vụ sinh hoạt khác hoặc hâm nóng thức ăn. Chi phí cho mỗi bếp khoảng 800 ngàn đồng (nếu sử dụng vật liệu rẻ tiền: gỗ, giấy bạc…) và 1.400.000 đồng nếu sử dụng tôn và inox.

http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/07/bepdun1.jpg?fd2eae



Nhóm khảo nghiệm đã tính toán điện năng tiết kiệm do bếp đem lại tính theo nhiệt năng do bếp tạo ra, được tính bằng kCal (kilôcalo) là 177,5kCal, còn hiệu suất điện của bếp được so sánh với ấm đun nước nóng Việt Nam sản xuất (kiểu ấm đun Nga) có giá trị khoảng 0,5, tương đương 0,412kW. Đây là chỉ tính điện năng tiết kiệm được sử dụng bếp trong 30 phút. Nếu một ngày sử dụng 4 tiếng, một tháng 20 ngày thì một tháng tiết kiệm khoảng: 0,412.8.20 = 65,92kWh và nếu cả năm thì lượng điện tiết kiệm được là 780kWh.

Tuy nhiên, bếp này cũng có những nhược điểm riêng: Do ánh nắng mặt trời có tính chất phân tán, nên khi sử dụng sẽ bị tổn thất nhiệt, khả năng tích nhiệt chậm nên các món chiên, xào không thể ngon như bếp gas. Nếu cải thiện được vấn đề này, bổ sung thêm vài chi tiết công nghệ thì có thể triển khai để sử dụng đại trà với quy mô lớn hơn.

Một vài kiến nghị

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng bếp sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện của người dân vùng nông thôn, miền núi nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện cuộc sống, nâng cao ý thức cho người dân về sử dụng nguồn năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường.

Qua những kết quả về nghiên cứu lý thuyết và triển khai ứng dụng vào thực tiễn nhóm nghiên cứu thấy rằng, việc sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời vào sinh hoạt hàng ngày của người dân có ý nghĩa trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc điểm của các thiết bị năng lượng nhiệt mặt trời khi sử dụng không được thuận lợi bằng các thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, hơn nữa hiện nay ý thức của người dân về việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo chưa cao nên vẫn còn rào cản khi triển khai các loại bếp này vào cuộc sống.

Muốn triển khai rộng rãi bếp mặt trời và các loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời khác vào thực tế có hiệu quả thì trước hết cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ của các cấp các ngành, bước đầu cần có cơ chế khuyến khích hay hỗ trợ một phần về mặt kinh phí để tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc và làm chủ đối với các thiết bị này để mỗi người dân biết rõ hơn về lợi ích thực tế mang lại khi sử dụng các thiết bị, hơn nữa nâng cao được ý thức về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Vì vậy, cần tăng cường và khuyến khích sử dụng bếp mặt trời.

Cần tận dụng các nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để chế tạo hàng loạt bếp với chấp nhận là hiệu suất không cao so với các bếp tiên tiến. Hiệu suất thí nghiệm đo được là còn thấp do chế tạo đầu tay chưa có kinh nghiệm về tính tuyệt đối về điểm hội tụ và sự bằng phẳng và chất phản chiếu. Với hình thức chế tạo như đề tài đã thực hiện nếu có kinh nghiệm thì có thể nâng hiệu suất tới 40,3%. Cũng cần hỗ trợ kinh phí và tổ chức nhóm người nghiên cứu chế tạo mẫu, thành  lập cơ sở sản xuất và phổ cập sử dụng. Bước đầu nên có trợ giá, sau vài năm mới kinh doanh thực sự. Không còn nghi ngờ gì nữa, kết quả khảo nghiệm này cần nhân rộng.

Minh Nghĩa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

- Bản báo cáo của Ủy ban điều tra Quốc hội Nhật Bản về sự cố điện hạt nhân Fukushima gây sững sốt hàng chục triệu người dân Nhật Bản, làm bàng hoàng dư luận rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người quan tâm ở Việt Nam cũng không thể làm ngơ...
...

VN quản có mấy cái xe, mấy km đường...mà hàng năm còn để người chết như rạ. Chơi vào điện hạt nhân thì...ôi thôi rồi! Nhật còn toi, Đức còn khiếp. Nhưng VN nặng tai nên chẳng sợ quái gì cả.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sống nơi ô nhiễm bậc nhất Việt Nam



TT - Xã Phong Khê (TP Bắc Ninh) vốn nổi tiếng với nghề làm giấy và cũng giàu lên nhờ giấy. Sau nhiều năm phát triển, làng giấy Phong Khê đã có trên 140 hộ dân sản xuất các mặt hàng giấy phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động nông thôn.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế của nơi này quá lớn, đó là sự ô nhiễm mà nhiều người đã gọi đây là nơi ô nhiễm bậc nhất VN.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/f0c089cc.jpg




Đầu làng cuối xóm ngổn ngang than, củi và giấy, khắp nơi là rác. Dọc tuyến đê con sông Ngũ Huyện Khê là nơi lý tưởng để các hộ sản xuất thải loại các phế liệu sản xuất. Sông Ngũ Huyện Khê, dài hơn 20km, chảy qua Phong Khê.

Trước đây sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân hai bên bờ, giờ đây dòng sông bị ô nhiễm quá nặng. Nước sông đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc.


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tai%20nguyen%20va%20Moi%20truong%20VDT/d6f6b80b.jpg



Nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng - dòng sông “đã chết” thật sự. Những ống khói đen ngòm mọc lên xả thẳng vào bầu không khí chung giữa khu dân cư với hàng nghìn hộ dân. Cả làng giấy thường trực một mùi khói khét lẹt và mùi hóa chất nồng nồng từ các cống nước thải. Rác thì ngập ngụa khắp xã. Người dân bức xúc, chính quyền không giấu giếm việc ô nhiễm nặng ở làng nghề.

KHẮC CƯỜNG - THÀNH ĐẠT - QUANG THẾ


Mời xem thêm vài ảnh về thực trạng Phong Khê tại: http://tuoitre.vn/Chinh-t...em-bac-nhat-Viet-Nam.html
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lý Sơn ngập trong rác



TT - Việc xả rác bừa bãi và khai thác san hô tận diệt đang từng ngày biến hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến gần hơn với nguy cơ “đảo rác”.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/938/579938.jpg
Một ngư dân thu lưới vào bờ tại cảng Lý Sơn tràn ngập rác thải - Ảnh: Tiến Thành



Lý Sơn những ngày cuối tháng 7 trời nắng nóng, biển lặng nên mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách từ khắp nơi tới tham quan hòn đảo từng gắn bó với uy danh Hải đội Hoàng Sa. Tuy nhiên, điều đáng buồn, khi tàu mới cập cảng thôn Tây, xã An Vĩnh, đã thấy nào là rác thải, mùi xú uế bao quanh cầu cảng. Đi dọc các tuyến đê chắn sóng thuộc xã An Vĩnh và An Hải vào mỗi buổi chiều còn dễ bắt gặp cảnh người dân vô tư đổ rác chất thành đống trên bờ kè hay bãi cạn khi nước triều rút.

Nhiều du khách không khỏi ngán ngẩm khi rác thải bao vây cầu cảng và dọc bờ biển. Anh Bùi Văn Quang, đến từ TP Tam Kỳ, Quảng Nam, tham quan đảo Lý Sơn, than thở: “Mấy năm trước đảo Lý Sơn còn sạch đẹp, hoang sơ lắm. Vậy mà nay vừa đặt chân xuống cầu cảng đã thấy rác thải nổi lềnh bềnh ven biển, bốc mùi hôi thối khó chịu”.

Năm 2010, huyện đảo Lý Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục “Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020” theo quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26-5-2010. Chính vì vậy, việc giữ môi trường xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ cấp thiết đối với huyện đảo này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Nguyên - chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết: “Huyện xác định việc chôn lấp rác thải chỉ là giải pháp tạm thời và không phù hợp vì dân trên đảo đông, diện tích đất không nhiều, nếu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt lẫn nước biển ven đảo. Chính vì vậy, huyện đang trình đề án xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên đảo với kinh phí khoảng 140 tỉ đồng”.

Ông Nguyên cũng cho biết hiện huyện Lý Sơn đã xúc tiến mời thầu và chờ góp ý, phê duyệt từ lãnh đạo sở, ban ngành trong tỉnh. Tuy nhiên, nguồn vốn của địa phương còn hạn hẹp nên phải chờ ý kiến bố trí nguồn vốn từ trung ương. “Do đó, giải pháp trước mắt của huyện đảo Lý Sơn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tạm thời xử lý chất thải tại chỗ, đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường và đoàn viên thanh niên tham gia thu gom rác thải ven biển” - ông Nguyên nói.

TIẾN THÀNH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối