Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

(Tiếp theo phần trên)

http://www.giacngo.vn/UserImages/2011/10/17/9/1257490116-steve_jobs__resize.jpg
Quán niệm về cái chết để sống tốt đẹp hơn...



Thế nhưng có lẽ Steve Jobs đã cảm nhận về một dự báo rất gần khi ông ta phát biểu bằng một ngôn ngữ bộc trực và mãnh liệt rằng, “Không ai muốn chết cả. Thậm chí người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để đến đó. Tuy nhiên, chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Chưa bao giờ có ai trốn thoát nó được. Và rằng, rất có thể Chết là một tạo phẩm tốt đẹp của đời sống. Nó là điểm thay đổi cuộc sống. Nó dọn sạch cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ, cái mới là bạn, nhưng rồi ngày nào đó, không mấy lâu đâu, bạn sẽ từ từ trở thành cái cũ, và sẽ bị dọn sạch. Xin lỗi, vấn đề trở nên quá bi thương, nhưng nó là sự thật”. (No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true).

Lối chỉ thẳng vào sự thật của cuộc sống biến chuyển vô thường rõ ràng nghe có vẻ ảm đạm và u buồn thật đấy! Nhưng đó không phải là một quan điểm bi quan mà là sự thật cho dù bạn muốn nói ra hay là không. Nên nhớ rằng, quán niệm về chết không phải để chết; quán niệm về chết là để sống tốt đẹp hơn và làm cho chính cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn trong mọi lĩnh vực và giá trị của nó.

Điều này được khẳng định khi Steve Jobs đánh giá về kẻ đồng hành của mình: “Vấn đề duy nhất của Hãng Microsoft là họ không có cái cảm thức thẩm mỹ. Họ tuyệt nhiên không có cảm thức thẩm mỹ. Tôi không nói điều đó theo lối hẹp, mà tôi nói điều đó trong một phương diện lớn lao, trong ý thức rằng họ không nghĩ đến những ý niệm ban sơ, và họ không đem nhiều yếu tố văn hóa vào trong những sản phẩm của họ”. (“The only problem with Microsoft is they just have no taste. They have absolutely no taste. And I don’t mean that in a small way, I mean that in a big way, in the sense that they don’t think of original ideas, and they don’t bring much culture into their products.”-PBS Documentary, Triumph of the Nerds, 1996). Lời bình phẩm này cho thấy Steve Jobs quan tâm đến đời sống thẩm mỹ như thế nào và dĩ nhiên nó cũng lôi kéo chúng ta về với triết lý của những dấu chấm và nét chữ đẹp mà ông đã kể với chúng ta trong câu chuyện ban đầu.

Quán niệm về Chết theo tinh thần Phật giáo mà Steve ứng dụng vào đời sống của mình hẳn không hề mang dấu ấn bi quan nào hết. Trái lại, nó mở ra một con đường thênh thang với biết bao cơ hội chuyển hóa và thăng tiến theo giấc mơ lý tưởng của mình, bỏ lại đằng sau tất cả những vướng bận vào được mất, hơn thua cho cuộc sống nhị nguyên. Vâng, đấy chính là sức công phá vĩ đại của một tâm thức đã vượt lên trên thế giới vô thường vì đã “tỏ ngộ” về vô thường. Hẳn bạn không cần phải chờ cho tới khi già chết rồi mới hiểu được những giá trị chân thật của cuộc đời!

Chỉ một phút tĩnh tâm với một trang kinh, Steve Jobs đã hiểu được những giá trị thực thụ khi quán niệm về chết. Từ đó, ông đã ra sức sống hết mình với những gì tốt đẹp nhất và đeo đuổi mục tiêu của mình cho tới cùng. Động lực của của sự đeo đuổi này, dĩ nhiên, không phải vì hơn thua mà chính vì tấm lòng trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị chân thật, và trân trọng cái “Mỹ” bên cạnh cái Chân và cái Thiện.

Có lẽ, bạn sẽ thấm thía hơn khi nghe Steve Jobs nói về cội nguồn hạnh phúc thật sự của đời mình trong mối tơ duyên nhọc nhằn của sống và chết: “Làm người giàu có nhất nằm trong nghĩa địa đối với tôi không thành vấn đề... Mỗi đêm khi đi ngủ và nói với mình rằng chúng ta đã làm điều gì đó thật là tuyệt vời... đó mới là vấn đề quan trọng với tôi. (Being the richest man in the cemetery doesn’t matter to me… Going to bed at night saying we’ve done something wonderful… that’s what matters to me) - The Wall Street Journal, 1993.

Xin tạm biệt một tâm hồn tràn ngập yêu thương!

Khải Thiên (Mùa Thu 2011)

(*) Bài cảm niệm được viết bởi cảm xúc của tác giả nhân đọc bài phát biểu của Steve Jobs được đăng trên trang web của ABC News, tháng 10, ngày 08, 2011. Link: http://abcnews....ement-speech-2/
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Ông Nguyễn Sự, bí thư thành uỷ Hội An:
Đã làm quan là phải đàng hoàng



Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An, nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt 30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên:

Yêu ở đâu thì yêu
Về Hội An xin chớ
Hôn một lần ở đó
Cả đời vang thuỷ triều…



“Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ.”

“Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.”


Theo ông, điều gì làm nên sự quyến rũ kỳ lạ của vùng đất Hội An? Những biến động lịch sử có làm cho sức mạnh ấy bị vùi lấp, mai một?

Văn hoá là một khái niệm mở, bảo tồn nằm trong sự phát triển, không đóng khung, đóng cửa, vì thế nó luôn luôn động, phù hợp với đương đại nhưng vẫn giữ được những gì tốt đẹp của quá khứ. Trong một quá trình dài của lịch sử, Hội An vẫn giữ được sự giao lưu, giao thương, đó là một bản lĩnh rất kỳ lạ. Thế kỷ thứ 16 – 17, Hội An là thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng trong, nơi mở cửa đầu tiên của đất nước giao thương với thế giới, từ đó hội nhập với các nền văn hoá khác. Trải qua một thời kỳ dài trọng nông ức thương, Hội An vẫn giữ được tinh thần mở cửa, coi buôn bán là chuyện bình thường, giữ được con đường tơ lụa. Như trong kiến trúc, những ngôi nhà phố hình ống chẳng có mặt tiền, mặt hậu, sẵn sàng mở cửa đón mọi người. Những ngôi nhà của người Hoa, người Nhật đều do bàn tay tài hoa của thợ mộc Kim Bồng, thợ ngói Thanh Hà tạo dựng, vẫn mang diện mạo rất đặc trưng của Hội An…
 
Mỗi năm Hội An đón nhận đến 1,5 triệu du khách, với dân số khoảng 90.000 người, tính trung bình mỗi người dân đón 150 du khách/năm, làm thế nào để họ vẫn là mình?

Lấy cái tĩnh, vừa vừa, nhỏ nhỏ, bé bé để phát triển, đó là bí quyết của Hội An.
Bản lĩnh của người Hội An chính là sự đón nhận văn hoá các nước một cách bình tĩnh, đĩnh đạc, không ngần ngại, không sợ sệt, không vồ vập… tạo nên một văn hoá đa quốc gia, đa vùng miền, nhưng lại rất Hội An. Chiều sâu tận cùng của văn hoá, của kiến trúc chính là con người. Hội An là một di tích hoàn toàn sống, không bị đứt gãy nhờ những con người nhiều thế hệ sống trong các khu phố cổ. Điều lạ nữa là dân Hội An nghèo, nhưng chẳng ai phá nhà cổ làm nhà mới. Thời bao cấp mỗi nhà chỉ sống bằng vài ba khung dệt, nhưng vẫn giữ nguyên nếp nhà như một sự tri ân với cha ông của họ. Họ giữ lại những gì đẹp đẽ của quá khứ, đâu biết ngày mai sẽ thành di sản. Thời đổi mới, nhà nhà làm du lịch, có người giàu lên nhưng cũng chẳng ai đập nhà làm khách sạn. Ngoài quy định của chính quyền, chính người dân ý thức được chuyện đó. Phố cũng không cần cửa đóng then cài. Dân phố không soi mói, nhưng biết quan tâm đến nhau. Điều gì không phải, trái với đạo lý khó sống được ở đây. Dù lịch sử đầy biến động, người Hội An vẫn giữ được chiều sâu cốt cách, tâm hồn mình. Nhỏ bé, thân thuộc, không vội vã, không có những con đường rộn ràng, chẳng ai chạy xe quá nhanh. Khi con người sống có trật tự thì trong tâm thức, suy nghĩ cũng chậm lại, nhập thân, nhìn lại mình nhiều hơn. Những con người ấy đã biết tự làm mới mình hàng ngày, tạo ra hồn của phố, sự thân thuộc bình yên và một chút chân quê khiến ai đã một lần tới là nhớ mãi, giống như được trở về nhà.
 
Để sự quyến rũ chân thực ấy giữ chân du khách lâu hơn, có quyết sách nào không thưa ông?

Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hoá. Lâu nay chúng ta thường dựng làng nghề theo kiểu biểu diễn. Muốn hấp dẫn du khách, làng nghề phải thực sự sống được bằng nghề. Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng Kim Bồng góp phần tạo ra dáng hình đất nước, tâm hồn của người dân Trà Quế tạo nên mùi hương sâu đậm của rau húng, rau thơm. Muốn phục hồi làng nghề phải có đội ngũ làm nghề ngay tại làng. Hội An kiên trì đào tạo lớp trẻ sống chết với nghề, cha truyền con nối. Người dân không chỉ sống được nhờ trồng rau, mà còn khá lên nhờ những dịch vụ du lịch từ nghề rau. Suốt chín năm kiên trì thuyết phục bà con cùng với các quyết sách như giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm… đến nay chúng tôi đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà. Du khách được trồng, thu hoạch rau, chăn trâu, tắm trâu, nuôi trâu đi cày, sống, ăn ở trong nhà dân có khi cả tháng trời, và trả tiền một cách thích thú. Mỗi người nông dân Hội An đang trở thành một sứ giả văn hoá thông qua con đường kinh tế du lịch, họ biết giữ cho môi trường sạch hơn, yêu động vật hơn, và cũng văn minh hơn.
 
Hội An lên cấp thành phố, ông có lo văn hoá thị sẽ lấn át văn hoá làng?
 
Đó chỉ là một danh xưng, sự phát triển đòi hỏi văn minh, dù thị xã hay thành phố, Hội An vẫn giữ được tinh thần của nó. Văn hoá làng và văn hoá thị bổ sung, kìm giữ nhau, trì kéo nhau, tạo nên thế cân bằng hơn. Trong tốc độ đô thị hoá chóng mặt hiện nay, giữ gìn vẻ đẹp của một ốc đảo như Hội An là nỗi lo chung của mọi người. Nhưng chính vì nó quá mong manh, dễ vỡ nên mọi người đều phải cùng nâng niu, giữ gìn. Hội An lúc nào cũng có vấn đề, lúc nào cũng có sự bền vững dù luôn thay đổi. Suốt thời gian tôi làm chủ tịch Hội An, chưa thấy ai bị tha hoá, các tệ nạn vào Hội An đều được dân báo ngay. Hội An nói không với bia ôm, ngoài đường cũng không có công an, người dân có thể gặp người làm chính quyền mọi lúc, mọi nơi. Không có khoảng cách giữa chính quyền và người dân. Ai vào nhà bí thư cũng được.
 
Còn quyết sách để giải bài toán đất đai ở Hội An, khi nơi đây luôn là điểm nóng hấp dẫn các nhà đầu tư? Làm thế nào để hài hoà lợi ích giữa người dân, chính quyền và nhà đầu tư?

Người ta có thể biến ruộng lúa thành đô thị chỉ với một chủ trương, nhưng trong lịch sử, chưa ai biến đô thị thành ruộng lúa. Cái gì người ta không thể thì mình hãy giữ lấy. Tôi là người nông dân, tôi hiểu hơn ai hết đất của dân phải để cho dân làm. Như vùng biển Cửa Đại, tôi không chủ trương lấy đất đầu tư, mà đầu tư tại chỗ và những người dân định cư tại chỗ, không dời dân. Với nhà đầu tư, Hội An quy định rất rõ ràng: không xây quá ba tầng, mật độ xây dựng không quá 30%, không được mở massage, không được xây tường rào che chắn, không đi cửa sau, không mua đi bán lại… Chính vì thế những nhà đầu tư giả, dỏm rất khó chịu, sẽ bật khỏi liền.
 
Để gầy dựng một chính quyền vì dân ở Hội An, ông có gặp khó khăn nhiều không?

Hơn 30 năm, trải qua nhiều đời lãnh đạo, Hội An tự hào vì một đội ngũ lãnh đạo trong sạch. Chưa có một đồng chí nào lợi dụng chức quyền lấy một tấc đất của dân, bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru nhờ không ai lợi dụng việc công sách nhiễu, tước đoạt của dân. Bên cạnh những biện pháp cứng rắn để giữ kỷ cương, muốn đội ngũ của mình có ý thức, chính người lãnh đạo phải làm gương. Không thể nói anh em đừng tham ô mà mình vẫn nhận tiền vào túi. Ai có công mình thưởng xứng đáng, nhưng khi anh em gặp khó khăn mình phải chia sẻ, giúp đỡ, có trách nhiệm với cả gia đình mỗi người. Con người không chỉ sống bằng đồng lương, mà còn bằng cái nghĩa. Khơi gợi chữ nghĩa trong đội ngũ làm nên phẩm cách của cán bộ mình. Kiểm tra đến nơi đến chốn công việc được giao, những nơi nguy hiểm nhất mình phải xông vào đầu tiên. Mình không xả thân thì đừng nói anh em xả thân. Khi mình sử dụng quyền lực để làm những việc có ích cho mọi người, đứng đầu sóng ngọn gió, biết tiếp thu ý kiến, biết chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định của mình, sẽ quy tụ được anh em. Tôi cảm thấy ấm lòng vì được anh em thương, quý, chia sẻ, nhờ thế mình không cảm thấy cô đơn.
Tôi không thích từ quan “thanh liêm”, đã làm quan là phải đàng hoàng, không thể nhận những gì không phải của mình. Làm chủ tịch, lương 5 triệu đồng/tháng, khi đã chấp nhận mức lương đó, phải làm tốt phần việc của mình. Đừng đổ thừa đồng lương đạm bạc mà tham ô, bởi có ai buộc anh làm đâu? Tôi là người không mưu mô, không thủ đoạn, mọi thứ đều đặt hết lên bàn, nên có thể đập bàn nếu thấy bất bình, khuất tất.
 
Suốt một thời gian dài làm chủ tịch, nhiều người nói ông “giả chết” vì vẫn ở căn nhà tranh dột nát, ông có buồn nhiều không?

Rất đau, nhưng không thể bụm miệng người đời, vì dân có quyền nghi ngờ. Người dân sẵn sàng nghĩ mình ngồi chỗ đó chắc hốt bạc. Nhà đầu tư nào đến cũng đưa phong bì đầu tiên, dù chưa làm gì cả. Chứng tỏ trong suy nghĩ của họ phải có phong bì công việc mới chạy… Nhưng tôi không bao giờ chấp nhận như thế.
Căn nhà tranh giờ đã được sửa lại thành nhà trệt cấp bốn, đất ấy là do ông bà tôi để lại. Lương hai vợ chồng tôi cộng lại 13 triệu đồng, làm gì cho hết (cười sảng khoái). Biết bao nhiêu là đủ, tri túc là được. Tôi không thấy khổ, vì mình khổ quá rồi, chịu khổ là chuyện bình thường. Điều tôi buồn nhất là không làm được nhiều cho Hội An. Người dân quê tôi dù được hưởng lợi từ du lịch bớt cơ cực đi, nhưng chưa được giàu có…
 
Là người khá cực đoan, có bao giờ ông phải xin lỗi dân vì một quyết định sai? Anh có sợ những quyết sách quá táo bạo, luôn đi trước của mình sẽ ảnh hưởng đến đường hoạn lộ?

Có đấy. Một lần tôi đã ra quyết định trồng hoa sữa dọc phố. Nhưng đâu ngờ đến mùa hoa nở, cả con phố nồng nặc mùi hoa rất khó chịu. Tôi phải đứng ra xin lỗi dân và đốn đi trồng cây mới.
Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.
Tôi nhớ mãi cơn bão năm 2007, sau cuộc họp chiều, chúng tôi thông báo toàn thị xã sáng mai mới dời dân. Nhưng khi bưng bát cơm tối lên ăn, tự nhiên một linh cảm ập đến khiến tôi giật mình. Nhiều anh em phản đối dữ dội nhưng tôi vẫn buộc phải dời dân trước 12 giờ đêm. Quả nhiên 1 giờ sáng bão tràn vào ngập hết nhà. Sống ở Hội An là sống chung với lũ, người lãnh đạo phải biết rõ bão đi theo hướng nào, chỗ nào là thiệt hại nặng nhất để giúp dân tránh gió, di dời. Phải nghe lượng mưa trên nguồn, và tìm ra cái gì có lợi trong lũ. Sắp tới tôi sẽ tổ chức cho khách đi ghe chụp ảnh những con đường nước ngập, tuyệt vời lắm đó.
Quyết định tắt đèn, đi bộ đêm rằm đến với tôi vào một tối mất điện năm 1998, tự dưng thấy phố đẹp lạ lùng. Sáng hôm sau quyết định làm liền. Những ngày đầu người dân phản đối quyết liệt khiến anh em nản lắm, nhưng mình cương quyết giữ, cố gắng điều chỉnh cho phù hợp hơn. Đến tháng thứ tư thì thành công, và trở thành sản phẩm độc đáo. Có những quyết định phải trả giá dữ lắm, nhưng tôi chấp nhận, kể cả việc mất chức. Nếu so đo tính toán vị trí của mình thì chẳng làm được gì. Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ. Làm sao để anh em có một chỗ dựa, có lòng tin vào mình là khó nhất.
 
Cơn bão lớn nhất mà ông đã vượt qua?

Thời điểm tôi mới làm chủ tịch, quyết định cấm để xe trên lòng lề đường đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của bà con. Vợ ở nhà mỗi lần ra chợ nghe dân tiếng bấc tiếng chì suốt một năm trời, giờ thì thành hình mẫu, cả nước học tập Hội An. Khi nhà cổ xuống cấp, dân xin sửa nhà tôi đồng ý cho sửa theo nguyên gốc. Tự biết đó là quyết định vô trách nhiệm, tôi cảm thấy mình vô cùng có lỗi, vì dân lấy tiền đâu ra mà sửa theo nguyên gốc, nếu lỡ nhà sập thì vô cùng nguy hiểm. Tôi chủ trương bán vé di sản để lấy tiền giúp dân sửa nhà. Quyết định này cũng gặp phải áp lực từ mọi phía, đang đi ngoài đường tôi bị dân chận lại chất vấn, phải đứng giữa đường giải thích cho dân nghe. Từ 50 triệu đồng/năm, doanh thu đã tăng 8 tỉ, giờ là 40 tỉ đồng/năm. Khi người dân có đủ dũng khí chửi mình trong lúc bình tĩnh nhất, chứng tỏ họ còn tin mình. Khi đúng sai dân không lên tiếng nữa, mới là bi kịch.
Bài học đắt giá nhất mà tôi nghiệm ra từ trong gian khó là bài học về lòng dân. Tôi không nói giáo điều đâu. Muốn thành công phải được lòng dân, lo cho cuộc sống của dân. Rất nhiều lần tôi nghe lời dân hơn là cấp trên, đó là cá tính của tôi. Nhiều văn bản nhà nước không sát với thực tế, nếu cứ theo nguyên tắc thì làm khó dân dữ lắm, phải chấp nhận trả giá thôi. Tôi không biết nịnh, cũng rất ghét người ta nịnh mình. Người nịnh đã hèn, mà người ưa nịnh còn tệ hơn.
 
Điều gì khiến ông phải đau lòng nhất?

Ngay từ ngày nhậm chức tôi đã chuẩn bị cho mình nếu có mất chức thì cũng thấy bình thường, có chăng chỉ mất tiếng vâng tiếng dạ.
Có một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá, biến chất, tham nhũng, làm giàu bất chính đến mức xấu hổ, khiến cho người dân không còn tin vào những người đại diện chính quyền, đó là điều làm tôi chua xót nhất. Nỗi đau này không chỉ của riêng tôi, mà còn là nỗi đau của biết bao cán bộ chân chính nhưng đã bị bôi đen bởi một số không nhỏ đang làm giàu trên mồ hôi nuớc mắt của nhân dân. Sức dân chỉ thực sự huy động được khi lòng dân an ổn. Làm mất niềm tin của dân là tổn thất vô cùng lớn.
 
Ông đã học được gì của người xưa, để vượt qua mọi bão tố cuộc đời?

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cha tôi đều là nông dân làm thuê cuốc mướn. Ba mẹ cơ cực mò cua mót lúa nuôi tôi ăn học nên người. Khi mình có tiền mua được cho mẹ bộ đồ đẹp thì bà đã mất. Điều tôi học được lớn nhất từ mẹ là làm sao biết sống đùm bọc lẫn nhau, như hàng xóm đã từng đùm bọc gia đình tôi. Cái nghĩa trong tôi lớn lắm. Nhìn mấy cụ già lọm cọm là tôi lại nhớ mẹ vô cùng, tự hứa với lòng phải sống sao cho thật tốt, nếu không làm lợi cho ai đó thì đừng nên làm hại ai đó. Con người ai cũng cần niềm tin. Niềm tin chính đạo giúp người ta sống thiện hơn. Ở Hội An, giữa phố có chùa Cầu, chùa là đạo, cầu là đời, đạo và đời không có khoảng cách. Khi bánh xe công nghiệp đang nghiến nát nhiều giá trị sống đích thực, tôi tin đời cha ăn mặn chưa xong đã khát nước rồi, chẳng cần đợi đến đời con. Biết thế để sống đàng hoàng, lương thiện hơn. Phật tự tâm, ma cũng tự tâm. Quyền lực trong tay mình, trị dễ lắm, tha mới khó. Phải tìm trong cái lỗi của người ta có cái lý mà tha. Tôi luôn tập điều đó. Mỗi người có một sứ mệnh riêng, số mệnh của tôi gắn với Hội An. Và tôi tin tương lai Hội An sẽ là nơi hội nhân, hội thương, hội tụ văn hoá, hội tụ sự an bình.


Kim Yến (Thực hiện)
Nguồn: SGTT.VN

ĐN nghĩ: Nếu nước ta có nhiều những ông quan huyện thế này, chắc sẽ chẳng thể có vụ kỳ án Tiên Lãng.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

    Cựu binh Úc và 40 năm dằn vặt vì lưu giữ bài thơ của người lính Việt

(Dân trí) - Một cựu binh Úc từng tham gia chiến tranh Việt Nam đã lưu giữ bài thơ của một người lính Việt Nam trong suốt 40 năm và canh cánh, khắc khoải chừng đó năm về người lính, về bài thơ, về cuộc chiến mà khi tham gia ông chỉ có những hiểu biết "nhảm nhí".

http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/03/1_33c12.jpg
Wildeboer của hiện tại.


Vào thời gian cựu binh Úc tới Việt Nam, một trong những “kẻ thù” bên kia chiến tuyến của ông được cử ra trận đã dừng lại sau một đêm hành quân. Người lính ngồi xuống, mang cây bút và cuốn vở học sinh ra và viết lên đó một bài thơ. Người lính đã gọi đó là “Lá thư xuân” và gửi nó cho “tình yêu của tôi nơi quê nhà”.

Tình yêu của người lính không bao giờ được thấy bài thơ và nét vẽ tinh tế trên đó. Nhưng binh sỹ Úc đã được thấy, mặc dù ông không thể đọc, nhưng hiểu rõ ý nghĩa lớn lao của bài thơ.

Ngoài tình yêu, người lính Việt Nam viết về nghĩa vụ yêu nước thiêng liêng của mình, về mặt trận, về đêm trước cuộc chiến mà anh hi vọng sẽ đánh bại được giặc ngoại xâm, chúng sẽ “bị chôn xuống bùn đen”. Anh đã viết bài thơ bằng nét chữ nghiêng phóng khoáng, trang trí bên trên bài thơ bằng một bức vẽ với con chim nhỏ đậu trên cành cây mảnh dẻ nở đầy hoa.

Người lính Việt Nam đã không sống để được thấy những gì anh mong ước, thậm chí khi giặc ngoại xâm đã bị đánh đuổi. Anh có thể đã nằm trong đất mẹ.

http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/03/5_08cc3.jpg
Lá thư Xuân trong cuốn sổ của người lính họ Phan.


Người lính Úc cũng không được chứng kiến chiến tranh kết thúc. Đến nay ông vẫn không được thấy, mặc dù vẫn sống và đã trở về nước, mang theo bài thơ của người lính bên kia chiến tuyến.

Người lính Úc đó là Laurens Wildeboer. Ông đến miền nam Việt Nam vào tháng 1/1968, khi 20 tuổi, để ở bên kia chiến tuyến của Việt Cộng. Phan Van Ban, người lính viết bài thơ, là một trong những chiến sỹ Việt Cộng. Tháng 1/1968, anh cũng 20 tuổi.

Vào thời điểm người lính viết “Lá thư xuân”, quân ta đang tiến hành một cuộc tổng tấn công, cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Cuộc chiến đã khiến nhiều chiến sỹ họ Phan ngã xuống, song quy mô và sức tấn công của nó đã khiến quân Mỹ (và cả Úc) choáng váng và nó đã trở thành ngã rẽ chính trị quan trọng trong cuộc chiến.

Wildeboer chưa bao giờ gặp người lính Phan Van Ban đó, và mới gần đây ông vẫn không hề biết tên của anh, nơi anh sinh, liệu anh có gia đình hay không – mặc dù ông đã canh cánh suốt 40 năm.

Nhưng trong suốt 40 năm ấy, ông đã giữ bài thơ viết tay của người lính Việt Nam, một cuốn sổ với chi tiết về cuộc đời anh, cùng một chiếc khăn quàng, mà ông nhặt nhạnh từ chiến trường người lính họ Phan đó ngã xuống vào tháng 3/1969.

Wildeboer, giờ đây đã 64 tuổi và đang sống ở Kyneton cùng với vợ Roni. Việt Nam, cuộc chiến không bao giờ nguôi ngoai trong ông. Đến cuối tháng này, ông sẽ trở lại Việt Nam, đất nước ông đã lần đầu tiên đặt chân đến từ 43 năm trước.

Ông sẽ mang theo cuốn sổ và chiếc khăn, bởi giờ đây ông đã biết người lính Phan là ai. Ông biết người lính Phan có một gia đình, và mẹ người lính Phan vẫn còn sống. Tên bà là Nguyen Thi Hieu, hiện đã 85 tuổi. Ông sẽ trả lại cho bà những gì của con trai bà. Ông hi vọng bà sẽ được an ủi phần nào và bản thân ông sẽ được thanh thản đôi chút.

Hành trình đến với bài thơ

http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/03/4_d1202.jpg
Những vần thơ trong trang nhật ký của người Việt Nam ông Wildeboer lưu giữ.


Làm thế nào Wildeboer có được và giữ được những bài thơ của người lính Phan là cả một câu chuyện. Và làm thế nào những cựu binh Việt Nam có thể tìm ra danh tính và tìm ra gia đình người lính họ Phan lại là một câu chuyện khác.

Năm 17 tuổi Wildeboer gia nhập quân đội vì hiếu kỳ. Ông không hề có chút khái niệm nào về cuộc chiến đang bùng nổ ở Việt Nam. “Tôi không biết gì hết”, ông nói. “không một chút nào. Tôi không biết rằng một số kẻ nhẫn tâm thực ra muốn đưa tôi đến một cuộc chiến và cuối cùng là bắn vào mọi người”.

Tất cả những gì ông biết là những gì ông được nói: “Tất cả những chuyện nhảm nhí về mối đe dọa của Việt Cộng, những từ xúc phạm họ dùng để làm mất tính người trong cuộc huấn luyện của họ”.

Tại Việt Nam ông ở trong đội Kỹ sư điện máy hoàng gia Úc, sửa chữa và bảo dưỡng những thiết bị lớn, như xe tăng. Nhìn nhận của ông về cuộc chiến bắt đầu thay đổi và ông bị giằng xé giữa những gì đã được dội vào tai khi huấn luyện và những gì thực sự nhìn thấy. Ông đã tự nhủ: “tôi chỉ là du khách”. Và đó là cách ông tự tách mình ra khỏi những gì đang diễn ra xung quanh ông.

Vào tháng 3/1969, ông đóng gần căn cứ Mỹ ở Long Bình, đông bắc Sài Gòn khi đó.

“Chúng tôi ở đó vài ngày và có rất nhiều cuộc giao tranh xảy ra. Một ngôi làng địa phương đang bị tấn công. Tất cả những thứ vớ vẩn này lởn vởn quanh đầu tôi…”, ông dừng lại.

“Tôi nghĩ sáng hôm sau khi lính bộ binh trở lại, tôi nghĩ họ là người Australia, sẽ có một đống đồ họ để lại gần căn cứ của chúng tôi. Và chuyến du lịch của tôi sắp kết thúc. Tôi nghĩ tôi sẽ vớ một số đồ.”

Đồ mà ông nói đến gồm cả vũ khí, ba lô của những người lính bên kia chiến tuyến được lấy từ chiến trường. Cũng có cả những cuốn nhật ký có thể hữu ích cho thông tin tình báo. Nhưng một cuốn sổ thơ và những hình ảnh đẹp không có giá trị cho quân Mỹ, Úc.

“Tôi đã giở qua những cuốn sổ”, Wildeboer. “Tôi chỉ nhìn vào đó và ngay lập tức cảm thấy tình người ẩn chứa bên trong. Nhìn vào những nét bút tuyệt đẹp và bài thơ, tôi càng bị thôi thúc: “Tại sao chúng tôi ở đây, gây ra sự đổ vỡ này?”

Nhưng ông đã ở trong quân ngũ đến tận năm 1985, về hưu sau 20 năm và 3 ngày phục vụ. Năm 1992, ông bị chẩn đoán rối loạn stress hậu sang chấn.

Nỗi dằn vặt 40 năm

http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/03/2_06dff.jpg
Wildeboer trong một lần chuẩn bị đi tuần ở Việt Nam năm 1968.


Trong suốt bấy nhiên năm, ông đã canh cánh về người lính đã viết những bài thơ. Ông đã canh cánh làm thể nào để có thể gửi lại những cuốn sổ tay và chiếc khăn cho người đáng giữ chúng.

Rồi sau đó, vào khoảng ngày Anzac (25/4) năm ngoái, ông đã đọc được bài viết trên tờ The Sunday Age về công việc của những cựu binh như ông, hiện giờ là những nhà nghiên cứu khoa học. Họ đã làm bản đồ mộ của những người Việt Nam đã chết và khuyến khích các cựu binh trả lại thư, nhật ký cùng ảnh họ đã lấy trong chiến trường.

Các nhà nghiên cứu là Bob Hall và Derrill de Heer tại trung tâm nghiên cứu xung đột vũ trạng và xã hội Úc tại Đại học New South Wales, Học viện quốc phòng Úc.

Vì vậy Wildeboer đã liên hệ với họ. Đổi lại, họ cho ông gặp Ernie Chamberlain, nhà ngôn ngữ tiếng Việt, cựu thiếu tướng và từng làm tình báo trong quân đội Úc.

Chamberlain đã giúp xác định danh tính, đơn vị của người lính Phan, đơn vị trinh sát đặc nhiệm được biết đến với cái tên C205.

Người lính Phan tham gia du kích năm 1963, tự miêu tả mình là một “nông dân nghèo”. Và cuốn sổ ghi những chi tiết cá nhân có tên của cha mẹ người lính. Người lính đã được nhận giấy khen trong trận chiến chống Mỹ vào năm 1967. Anh em trai của người lính Phan, cũng là một chiến sỹ Việt Cộng, đã hi sinh trong cuộc chiến năm 1965. Và người lính đó thú nhận có hai điểm yếu: “dễ buồn” và “dễ nóng giận”.

Những nhà nghiên cứu đã liên lạc tiếp với một thượng tá về hưu ở Việt Nam, Nguyễn Thị Tiến, người dành suốt nhiều thập niên qua để tìm kiếm những người đã mất trong chiến tranh và trả lại hài cốt cho gia đình họ.
 

http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2012/03/3_23a20.jpg
Người mẹ của người lính họ Phan trong bức ảnh chụp cùng người thân của bà.


Từ Hà Nội, bà xác nhận danh tính của người lính Phan và cho biết mẹ anh vẫn còn sống. Ngoài ra bà còn có 2 người con gái và 2 cháu gái. Song bà rất yếu và gần đây đã phải nằm viện.

Do bà đã cao tuổi, nên rất cần phải trả lại những vật dụng của con trai bà ngay. Với Wildeboer, việc tìm lại được người thân của người lính Phan đã giúp ông vượt qua được mặc cảm tội lỗi ông mang từ trong chiến tranh, mặc cảm khiến ông không dám trở lại Việt Nam.

Khi được hỏi ông cảm thấy có lỗi về điều gì, ông nói: “Sự đổ vỡ. Giết chóc ở một nước Thứ Ba, hầu hết là làng mạc. Chúng tôi đã đi qua và dùng tất cả những thiết bị đồ sộ và tinh vi của chúng tôi. Chúng tôi lái qua những cánh đồng lúa, hất đổ hàng rào. Chúng tôi phá hủy làng mạc của họ. Hủy hoại người dân còn kinh tởm hơn”.

Khi được hỏi khi nào ông sẽ trở lại, ông cho biết: “Rất khó nói. Nhưng đó là điều tôi phải làm, cố tìm chút bình yên, giống như bạn, bởi trong tôi không có nhiều bình yên”.

“Khi Derrill de Heer nói với tôi họ đã tìm thấy người mẹ, điều quan trọng nhất với tôi là trả lại những cuốn sổ cho bà. Liệu điều đó kỳ lạ hay không, tôi không biết là dùng từ gì, nhưng tôi đã có mối liên hệ này và tôi muốn trả lại những thứ đó cho người mẹ, cho gia đình”.

Wildeboer cũng được vợ Roni động viên. Bà có mối liên hệ với Việt Nam theo cách riêng, với tư cách là người thành lập “Các nghệ sỹ mồ côi”, một tổ chức từ thiện gây quỹ cho những em nhỏ mồ côi Việt Nam.

Bà muốn ông thực hiện chuyến đi, nhưng bà cũng rất lo lắng. “Tôi lo cho ông ấy”, bà nói. “Nhưng tôi hi vọng ông ấy sẽ tới đó và thấy “Ồ, Việt Nam thật đẹp”. Tôi hi vọng điều đó sẽ cho ông ấy chút thanh thản”.

Lá thư xuân

Từ buổi ấy xa em biền biệt
Thấm thoát thoi đưa mấy độ xuân về
Hỡi em yêu còn ở chốn quê
Chắc ngoài ấy đang tung trời vui cánh én
Viết thư cho em đầu xuân sáu tám
Ngoài quê hương em đang rét run người
Xuân trong này cũng lạnh lắm em ơi
Đừng khóc nữa nhớ anh nhiều em nhé
Nhớ buổi ra đi nhìn nhau lặng lẽ
Giọt lệ sầu thương cho tiếng tiễn đưa
Mà hôm nay đã mấy độ xuân về
Nhớ em lắm
Nhớ quê hương đang bừng nổi dậy
Tàu chiến Mỹ ăn đòn bốc cháy
Giặc nhà trời cũng vùi xác biển đen
Còn trong này anh đứng giữa tiền duyên
Giao thừa đến vui tiếng kèn xung trận”
Đêm hành quân mừng xuân sáu tám
Vắng đào thơm mà ngát nhụy mai vàng
Trên người anh rung cành lá ngụy trang
Theo nhịp bước đoàn quân xuống đường quyết thắng.

Tháng 1/1968

Đón xuân

Bính Ngọ năm nay ăn tết dọc đường
Vui cùng đồng chí khắp bốn phương
Chân cứng đá mềm băng ngàn dặm
Đến xuân sau ăn tết QUÊ HƯƠNG.

2/66

Xuân sang

Bính ngọ hoa xuân nở đầy cành
Dạt dào phơi phới tuổi thanh xuân
Đón xuân chan chứa niềm tin tưởng
THỐNG NHẤT hòa bình. Em với anh!

2/66

Vũ Quý
Theo The Age

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

GS Ngô Bảo Châu được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Mỹ

Bài đăng trên VOV Online 9:33 PM, 18/04/2012

(VOV) - Được bầu làm Viện sĩ vừa là vinh dự cho thành viên với việc ghi nhận các thành tựu nghiên cứu, đồng thời cũng nhằm kêu gọi các thành viên cống hiến

Danh sách các viện sĩ mới gồm các học giả trong nước và quốc tế, Nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà văn và các chuyên gia khác bao gồm cả sử gia David W. Blight, nhà nghiên cứu núi lửa Katharine V. Cashman, nhà toán học Ngô Bảo Châu, diễn viên và đạo diễn Clint Eastwood, nhạc sĩ Sir Paul McCartney, nhà viết kịch Neil Simon, và Mezzo-soprano Frederica von Stade

Viện Hàn lâm Mỹ thuật và Khoa học Mỹ vừa công bố danh sách trúng cử gồm 220 viện sĩ mới, gồm các học giả, các nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, doanh nghiệp, và các nhà từ thiện, lãnh đạo… danh tiếng của thế giới.

http://vov.vn/Uploaded_VOV/bichdao/20120418/ngo-bao-chau.jpg
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Toán học Fields



Là một tổ chức có uy tín, Học viện cũng là một trung tâm hàng đầu cho các công trình nghiên cứu chính sách độc lập. Các thành viên đóng góp cho Viện Hàn lâm các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học và chính sách công nghệ, năng lượng và an ninh toàn cầu, chính sách xã hội, các nghiên cứu về con người, văn hóa, và giáo dục…

"Được bầu vào Học viện vừa là vinh dự cho thành viên với việc ghi nhận các thành tựu nghiên cứu, đồng thời cũng nhằm kêu gọi các thành viên cống hiến", Giám đốc Viện Hàn lâm Leslie C. Berlowitz nói, "Chúng tôi mong muốn thu nhận kiến ​​thức và chuyên môn của các viện sĩ để đối mặt với những thách thức hôm nay".

Các viện sĩ năm 2012 bao gồm những người giành Giải thưởng Quốc gia về Khoa học, như giải thưởng Lasker, Pulitzer và giải thưởng Shaw, huy chương Fields, học bổng MacArthur và Bằng Danh dự Guggenheim Kennedy; các giải Grammy, Emmy, giải thưởng Tony, Avery Fisher.v.v…

Các nhà khoa học trong danh sách viện sĩ mới gồm: James Fraser Stoddart, một nhà hóa học có công giúp thiết lập các lĩnh vực của công nghệ nano; Angela M. Belcher, người sử dụng chỉ dẫn quá trình tiến hóa để tạo ra vật liệu mới ứng dụng trong ngành điện tử, năng lượng, và y học, địa chất; nhà khoa học Katharine V. Cashman, người đã giải thích lý do tại sao núi lửa phun trào; nhà thiên văn học Debra Fischer A., ​​người đã khám phá ra hơn 200 hệ thống hành tinh, Robert P. Colwell, người thiết kế bộ vi xử lý Pentium (Intel); nhà toán học Ngô Bảo Châu (Việt Nam), người giành Giải thưởng Fields…

Trong lĩnh vực báo chí và công chúng, các thành viên mới gồm: chuyên gia nghiên cứu tính bền vững Kamaljit Singh Bawa, cựu Thống đốc Tennessee Phil Bredesen, nhà ngoại giao kỳ cựu R. Nicholas Burns, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, phóng viên truyền hình Judy Woodruff, và biên tập viên tạp chí Boston Globe Martin Baron.

Học viện đã bầu 17 viện sĩ danh dự nước ngoài từ các nước Argentina, Canada, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Nam Phi, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh.

Các viện sĩ mới sẽ ra mắt tại một buổi lễ vào ngày 6/10/2012, tại trụ sở của Viện Hàn lâm ở Cambridge, Massachusetts.

Kể từ khi thành lập vào năm 1780, Viện Hàn lâm đã chọn viện sĩ là các "nhà tư tưởng và hành động" của mỗi thế hệ, bao gồm George Washington, Benjamin Franklin (thế kỷ 18), Daniel Webster và Ralph Waldo Emerson (TK 19), và Albert Einstein, Winston Churchill (TK 20). Các thành viên hiện tại bao gồm hơn 250 người đoạt giải Nobel và hơn 60 người giành Giải thưởng Pulitzer.

GS.Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới. GS.Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh bổ đề cơ bản Langlands.

GS.Ngô Bảo Châu sinh tại Hà Nội. Ông từng là học sinh Trường thực nghiệm Giảng Võ và trường THCS Trưng Vương, sau đó học tại khối chuyên toán trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS.Ngô Bảo Châu đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức năm 1989. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.

Việc Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng Huy chương Fields là niềm vinh dự và tự hào lớn đối với đất nước Việt Nam. Sự kiện đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai tại châu Á, sau Nhật Bản, có công dân được nhận giải thưởng toán học cao quý này./.

Bích Đào/VOV online
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Con Ủy viên Bộ chính trị thành sếp lớn



BBC, 20 tháng 4, 2012

Trong một sự kiện hiếm thấy, một người sinh năm 1988 - cô Tô Linh Hương, vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex - PVC.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/04/20/120420100720_anh464.jpg



Cô Hương là con gái Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa.

Thông tin trên trang web của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) cho hay sáng 14/4/2012, cô Hương đã được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012.

Cô sẽ lãnh đạo công ty này trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016.

Cô Tô Linh Hương sinh năm 1988, là Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

Cô đỗ thủ khoa đại học năm 2005, trong thời gian ở Học viện Báo chí Tuyên truyền có thành tích học tập tốt và tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên CSVN.

Tô Linh Hương tốt nghiệp đại học loại xuất sắc năm 2009. Cô từng tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường với đề tài: “Thông tin đối ngoại trong đấu tranh diễn biến hòa bình ở Việt Nam hiện nay".

Cũng trang web của công ty PVV đưa tin ngay sau khi được bầu, ngày 19/4 cô Tô Linh Hương đã "đến thăm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân đang thi công" tại một công trình xây chung cư cao cấp ở Cổ Nhuế.

Bản tin nói: "Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo Ban quản lý chu đáo các vấn đề liên quan đến việc làm lán, trại, chỗ ở cho công nhân để anh em yên tâm làm việc và đảm bảo sức khỏe".

Cô Hương cũng "lưu ý ngoài việc đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình, đội ngũ cán bộ, công nhân thi công ở đây cần lưu ý đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và an toàn chung cho cả công trường..."

Trong bức ảnh đi kèm, tân chủ tịch HĐQT mặc bộ váy màu hồng và tuy đội mũ bảo hộ nhưng đi giày cao gót cũng màu hồng.

Công ty 2.000 nhân viên
PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản...

Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng.

Chưa rõ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của tân Chủ tịch HĐQT như thế nào.

Người tiền nhiệm của cô Tô Linh Hương ở PVV, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ mới ở ngưỡng tuổi 30.

Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Nói chung giới quan sát cho rằng tuy đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tư tưởng, ông Rứa không có ảnh hưởng mạnh trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế.

Trong một điện văn viết cuối năm 2009, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nhận xét ông Tô Huy Rứa thuộc phe cứng rắn (hard-liners) trong Đảng. Ông bị cho là đã chỉ đạo thắt chặt kiểm soát báo chí và tự do ngôn luận ở trong nước.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/04/20/120420101102_anh2b_304.jpg



Cô Tô Linh Hương là nhân vật mới nhất trong thế hệ các lãnh đạo trẻ, có xuất thân gia đình ở các chức vụ cao trong Đảng và nhà nước, mà dư luận Việt Nam gọi là các 'hạt giống đỏ'.

Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.

Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.

Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.

Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đề nghị truy tặng huân chương cho học sinh cứu bạn

Bài đăng trên Pháp Luật tp HCM 15/05/2012 - 02:30

(PL)- Chiều 14-5, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An đã đến thăm viếng, động viên gia đình em Nguyễn Thị Thùy Linh và em Nguyễn Thị Trang (cùng 12 tuổi, học lớp 6C Trường THCS Văn Yên, huyện Đô Lương) bị chết đuối chiều 13-5.

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Chánh văn phòng Sở GD&ĐT, đang giao Phòng Giáo dục huyện Đô Lương lập hồ sơ để đề nghị Chủ tịch nước truy tặng huân chương Lao động hạng Ba cho em Trang vì đã dũng cảm xả thân cứu người.

Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa, chiều 13-5, thời tiết nắng nóng nên nhóm tám em học sinh Trường THCS Văn Yên trên đường đi liên hoan cuối năm học về nhà đã xuống sông tắm. Thấy Linh bị nước cuốn ra giữa dòng, em Trang liền lao ra cứu nhưng cả hai đều bị chết đuối.

Ngày 14-5, chính quyền cùng người thân đã tìm vớt được thi thể hai anh em ruột Vũ Văn Bảo (15 tuổi, học lớp 9D) và Vũ Văn Ngọc (12 tuổi, học lớp 6D Trường THCS Hoa Quảng, huyện Diễn Châu, Nghệ An). Chiều 13-5, trong khi tắm sông đào Vách Nam (xã Diễn Hoa, Diễn châu) thì Bảo bị nước cuốn trôi. Ngọc đang tắm gần đó lao ra cứu anh nhưng cả hai anh em đều bị đuối nước. Như vậy, từ ngày 20-4 đến nay, trên địa bàn Nghệ An đã có tới 15 người chết đuối, trong đó có 14 học sinh, sinh viên.

Đ.LAM
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cảm kích chuyện người cứu… trâu

Bài đăng trên Người Lao Động Chủ Nhật, 20/05/2012 12:28

(NLĐO)- Báo Người Lao động Online vừa nhận được thông tin cảm động về hành động của một người tình cờ qua đường nhưng không vô tình như nhiều người khác đã nỗ lực cứu con trâu mắc kẹt trên rào chắn bảo vệ ven QL12 mà phía sau là vực thẳm, sẩy chân là tan thây.

Trên QL 12 từ thị xã Mường Lay về huyện Mường Chà - tỉnh Điện Biên, không hiểu vì sao mà một con trâu đeo mõ lại mắc kẹt trên lan can hàng rào sắt bảo vệ ven đường, sát ngay cột cây số cách Chan Nưa (Điện Biên) khoảng 22 km.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Can-trau-dang-thuong_ab3c7.JPG
Vẻ đáng thương của con trâu bị mắc kẹt



Con trâu này chắc do không lường được hàng rào sắt khá cao nên khi tìm cách leo qua đã mắc kẹt bụng vào thanh lan can. Tại nơi bị mắc kẹt, con trâu trông có vẻ tuyệt vọng. Phía sau nó là vực thẳm sâu hun hút mà nếu sẩy chân, tụt lại chỉ một bước thôi cũng đủ rơi xuống, tan thây ngay.

Nhìn vào dáng vẻ mệt mỏi sau những nỗ lực tuyệt vọng của con trâu thì có lẽ nó đã bị mắc kẹt cả đêm trong tư thế này.

Trên tuyến đường QL12, kể từ khi phát hiện con trâu mắc kẹt lúc trời sáng cho tới gần trưa, đã có rất nhiều ô tô, xe máy… đi qua song hầu như chẳng có ai dừng lại giúp con trâu.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Nguoi-cuu-trau_c5a06.JPG
Ngay phía sau con trâu bị mắc kẹt là vực thẳm sâu hun hút



Cộng tác viên Người Lao động Online tình cờ đi qua nơi con trâu gặp nạn vào lúc gần trưa có dừng lại vẫy nhiều thanh niên đi xe máy qua, đề nghị dừng lại cứu giúp song rất nhiều người đã phóng vút qua, có người dừng lại nhưng chỉ ngó nghiêng rồi lại lên xe phóng đi.

Tới gần giữa trưa nắng rát, có một thanh niên đi xe máy lao vút qua nhưng đi được một đoạn thì người thanh niên này quay lại, dựng xe, tỏ ra ái ngại, thương cảm con trâu.

Suy nghĩ chốc lát, ngó quanh hai bên lề đường, rồi người thanh niên đi lên sườn núi, vác những tảng bê tông vỡ xuống để làm bệ đỡ, kê chân cho con trâu. Người thanh niên phải leo lên, khuân nhiều lần mới đủ kê cao, để con trâu có thể đặt chân lên cho bụng khỏi tì sát vào lan can sắt. Cộng tác viên báo Người Lao động Online đã định chụp lại cảnh này nhưng người thanh niên từ chối và nói nếu làm thế sẽ bỏ đi ngay.

http://nld.vcmedia.vn/BJ072xyCtEPHtnnWS0mbQaWHs01BP3/Image/2012/04/Con-trau-bi-mac-ket-va-an-nhan_16652.JPG
Con trâu bị mắc kẹt và vị ân nhân kín tiếng



Con trâu bị nạn tỏ ra rất tinh khôn, nó biết nhấc chân, đặt chân lên những tảng bê tông mà người thanh niên xếp cao để lấy đà bật 2 chân sau khỏi lan can sắt. Con trâu vừa thoát nạn, người thanh niên lên xe máy tiếp tục hành trình mà không chịu nói tên tuổi và địa chỉ dù được cố hỏi.

Tình cờ, cộng tác viên Báo Người Lao động Online biết được người thanh niên tốt bụng đang có công chuyện ở địa phương. Qua chủ nhà, nơi người thanh niên ở khi tới miền Tây Bắc xa xôi này, được biết người thanh niên cứu trâu tên là Tân, ở phố Phạm Văn Chiêu, quận Vò Gấp – TPHCM.

Sự việc tuy nhỏ nhưng hành động cứu trâu của người thanh niên khiến người ta không khỏi cảm kích về cái tình trong lúc hoạn nạn, dù là giữa người và loài vật.

Tin-ảnh: Nguyễn An
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có một Bí thư Tỉnh ủy rất giàu

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ ba 22/05/2012 14:03

(GDVN) – Xin nói ngay, ông không giàu về vật chất, dù ông đã sinh ra cơ chế để người dân làm giàu trên mảnh đất của họ; nhưng ông giàu tình thương nhân dân, giàu lòng hi sinh; và ông giàu vì ông có cả gia tài là sự kính yêu, cảm phục của nhân dân đối với tấm gương tận tụy, liêm khiết của mình. Ông là cựu bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc, cha đẻ khoán hộ.

Trong một lần trò chuyện với báo PLVN, ông Kim Nam - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, con trai cố Bí thư Kim Ngọc đã hé lộ nhiều kỷ niệm quý về cha mình. Trong câu chuyện của ông Nam, vị Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc là một người có vẻ ngoài và tác phong làm việc rất nghiêm khắc, khiến nhiều người e dè nhưng thực ra lại sống rất tình cảm và quan tâm đến mọi người. Trong câu chuyện, ông Nam có nhắc đến chi tiết: “Cha tôi có một cái radio National loại dùng ba pin của Nhật, vào thời ấy, đây là tài sản quý”.

LTS: Những ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về độ hoành tráng của tư dinh Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến. Một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này. Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Chỉ riêng cây, gỗ quý trong khu nhà vườn rộng 5.000m2 của vị Bí thư này theo ước lượng của giới chuyên gia đã đáng giá hàng tỷ đồng.

Ngược dòng thời gian, nhớ lại một vị Bí thư tỉnh, người được coi là cha đẻ của khoán hộ nhưng theo trí nhớ của con trai ông, ông có một tài sản rất quý là... chiếc radio ba pin của Nhật. Ông được coi là người giàu, rất giàu, "giàu" sự nể trọng của nhân dân, "giàu" niềm tin yêu mà các vị lãnh đạo Đảng Nhà nước và nhân dân dành cho.


Ông Kim Ngọc tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10/10/1917 trong một gia đình nông dân nghèo. Ông chỉ học hết lớp 5, rồi tự học để lên được lớp 7, nhưng những tư duy đổi mới của ông vào thời đó có thể nói là ít người sánh kịp.

Năm 1947, ông lấy bà Lê Thị Liên và sau đó lần lượt sinh được 6 người con (cả 6 người con của ông bây giờ đều thành đạt). Ông Ngọc tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, đến năm 1954, ông đã là Phó Chính uỷ Quân Khu Việt Bắc.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thuhien/2012_05_22/kim-ngoc-giaoduc.net.vn.jpg
Con đường đẹp nhất thị xã Vĩnh Yên mang tên ông Kim Ngọc



Năm 1958, ông về làm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, quê hương ông. Suốt 24 năm ông làm bí thư tỉnh uỷ đều gắn với hạt lúa của người nông dân, nhất là gắn với những thăng trầm của khoán hộ.

Ông Nguyễn Thành Tô, thư ký nhiều năm liền của ông Kim Ngọc kể: “Ngay từ hồi những năm 60, khi mà sự giáo điều trong nhận thức lúc đó còn hết sức nặng nề về “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang” (đồng nghĩa với sự sùng bái vật chất tư bản chủ nghĩa) nhưng ông Kim Ngọc phát biểu trong Đảng bộ tỉnh đã khẳng định một chân lý có thể nói là cực kỳ táo bạo về sự phấn đấu của người đảng viên là làm sao để: “Dân luôn được: ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền”. Ông nói, đấy chính là mục tiêu của CNXH”.

Một con người chỉ học hành hết lớp 7, vậy mà tư duy đã thật đi rất xa so với thời gian. Chính những năm 65-67, khi Vĩnh Phúc làm khoán hộ, đời sống của người dân khấm khá hẳn lên. Ông Trường Chinh về thăm Vĩnh Phúc đã phải tặng bài thơ: “Phù Lập làm phân thật khác thường/Phương Trù thuỷ lợi đáng nêu gương/Chăn nuôi tập thể Hoà Loan giỏi/Cây rợp bên đường bóng Lạc Trung” (các địa danh ở Vĩnh Phúc) (ký bút danh Sóng Hồng).

Nhưng sau khi làm khoán hộ, ông Kim Ngọc bị buộc phải làm bản kiểm điểm và phải tự nhận là “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ”. Sau đó trong Đại hội Đảng bộ, ông Kim Ngọc vẫn trúng chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú  (năm 68 sáp nhập Vĩnh Phúc với  Phú Thọ thành Vĩnh Phú) và đến năm 76, tại Đại hội đảng bộ khoá IV của tỉnh Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc làm đơn xin nghỉ và đến năm 1977, ông mới nghỉ hẳn.

Tư tưởng vượt thời đại của ông khiến nhiều người tôn vinh ông là cha đẻ của khoán hộ, cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp.

Bên mé bàn thờ cố Bí thư Kim Ngọc có một tấm phướn đề câu thơ: “Ruộng đất công bằng nghĩa hiệp, thăng trầm người mở lối. Ý tưởng tuyệt vời của ông Kim Ngọc còn mãi với thời gian” của các cháu tổ bán báo “Xa Mẹ” ở Hà Nội dâng tặng. Rất nhiều thư đã gửi về gia đình ông bày tỏ niềm kính trọng và biết ơn đến với ông.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thuhien/2012_05_22/kim-ngoc2-giaoduc.net.vn.jpg
Mộ ông Kim Ngọc



Năm 2004, Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc tặng gia đình ông bức tượng tạc ông bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng ông.

Ngày 23-3-2009, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và gia đình cố bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng và Nhà nước truy tặng.

Bà Lê Thị Liên, vợ cố Bí thư Kim Ngọc kể lại rằng, sau khi ông mất ít lâu, có đoàn tỉnh đảng bộ Bến Tre (là tỉnh kết nghĩa với Vĩnh Phúc) ra thăm, tất cả đều đứng trước mộ ông mà khóc. Có người còn đề nghị, phải lập đền thờ cho ông, bởi ông thật sự là người có công với đất nước.

Bà Liên kể, năm bác Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) 90 tuổi, tôi đến chúc thọ Đại tướng. Bác Giáp khi đó nói chuyện với rất nhiều người, biết tôi là vợ ông Kim Ngọc, bác nói: “Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong...”.

Năm 1988, ông Nguyễn Văn Linh, khi đó là Tổng Bí thư, một trong những vị lãnh đạo nổi tiếng dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới về thăm Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nhắc đến ông Kim Ngọc cũng nói: “Công lao của anh Kim Ngọc thật lớn, cần phải dựng tượng để tỏ lòng biết ơn con người như anh Kim Ngọc”.  

H.C (tổng hợp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có một Bí thư tỉnh ủy đi xe đạp, ngủ giường công, ăn cơm hộp

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 23/05/2012 10:15

(GDVN) - Ông để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết, hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư tỉnh Nghệ An.

Ông Trương Đình Tuyển (sinh năm 1942, tại Diễn Châu, Nghệ An) là một trong những cán bộ hình mẫu về một vị Bí thư tỉnh ủy liêm khiết, giản dị và cương trực.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương), Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, IX, quan trường của ông trải qua nhiều giai đoạn và ở giai đoạn nào ông cũng để lại dấu ấn riêng như một cán bộ hết lòng lo cho quốc gia đại sự.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_22/truong-dinh-tuyen-bi-thu-ngheo-nhu-the-giaoduc.net.vn.jpg
Ông Trương Đình Tuyển để lại ấn tượng mạnh mẽ về hình tượng người cán bộ liêm khiết,
hết lòng vì quốc gia đại sự trong thời gian là Bí thư Tỉnh Nghệ An.



Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 7/1997, ông từng làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Petrolimex.

Tháng 8/2002, Trương Đình Tuyển lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại thay cho ông Vũ Khoan được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng và ông đã đóng vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, đánh dấu mốc kết thúc 11 năm với trên 200 cuộc đàm phán và 28 đối tác đàm phán song phương của Việt Nam.

Nhưng có lẽ ấn tượng nhất về cuộc sống đời thường dung dị của một cán bộ, một Đảng viên chính là khoảng thời gian ông về làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An, từ 2/2000 đến 8/2002. Nhiều người nói rằng, chính quãng thời gian này, giữa đời thường đã tái hiện chân dung của một Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc (Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, cha đẻ khoan hộ) chứ không phải qua phim ảnh.

Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên trụ sở tỉnh ủy. Căn phòng nhỏ ấy lúc nào cũng bộn bề sách vở, tài liệu và đặc biệt là luôn sực nức mùi cá khô, thứ thực phẩm mà ông vẫn ưa thích trong những ngày xa vợ con vì tiện dụng.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_22/truong-dinh-tuyen-bi-thu-ngheo-nhu-the-giaoduc.net.vn.%202jpg.jpg
Trong 3 năm là cán bộ cấp cao nhất của một địa phương có địa giới hành chính
rộng nhất cả nước, “tư dinh” của Bí thư Trương Đình Tuyển chỉ là một căn phòng
tập thể nằm trên tầng 2, trong khuôn viên Trụ sở tỉnh ủy.



Sáng dậy vo gạo, cắm phích, cơm chín, cho thêm mấy con cá khô vào thành bữa sáng. Trưa, tối về cắm cho nóng, thế là thành bữa trưa, bữa tối. Suốt 3 năm, lịch trình của những bữa ăn không tiệc tùng, khách khứa của ông chỉ đơn giản là thế.

Nhắc lại chuyện ăn ở của vị Bí thư tỉnh ủy này, quan chức Nghệ An qua các thời kỳ vẫn truyền nhau giai thoại có thật.

Rằng, khi ông Tuyển nhận quyết định về làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, lãnh đạo tỉnh đã có ý định phân đất và xây nhà cho đồng chí Bí thư nhưng ông kiên quyết từ chối: “Ở Hà Nội tôi đã có nhà rồi!” và chỉ đề nghị tỉnh bố trí cho một phòng vừa ở vừa làm việc ngay trong cơ quan.

Ở Nghệ An, mùa hè thời tiết khá nóng nực nên văn phòng Tỉnh uỷ có trang bị cho ông một cái tủ lạnh nhưng ông cũng không nhận mà chỉ đề nghị mua cho ông 1 bình ga, 2 cái xoong nhỏ. Sau khi sắm đủ những vật dụng này, ông cũng không cho dùng tiền công quỹ mà trừ cả vào tiền lương tháng của ông.

Cũng trong thời gian này, người dân TP Vinh và đặc biệt là bà con tiểu thương tại chợ Quán Lau (nơi gần cơ quan Tỉnh ủy Nghệ An) đã rất quen thuộc với hình ảnh một vị Bí thư quần xắn ngang bắp, chân đi dép tông tự đạp xe đạp Thống Nhất cũ kỹ đi chợ mua thực phẩm về nấu ăn, mọi cái đều tự biên tự diễn. Nấu một bữa, ăn cả ngày. Ngày nghỉ cuối tuần, nếu không họp hành gì, ông nhảy tàu hoả ra Hà Nội với vợ con.

Trên cương vị là Bí thư tỉnh Nghệ An, có thể nói ông đã làm một cuộc “cải tổ” có một không hai trong lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh này. Chỉ cần những lãnh đạo cũ yếu kém, làm sai trái hoặc thiếu bản lĩnh là ông ra quyết định thay ngay.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_05_22/truong-dinh-tuyen-bi-thu-ngheo-nhu-the-giaoduc.net.vn.%203.jpg
Hình ảnh dung dị của ông Trương Đình Tuyển



3 năm, ông cương quyết cho 9 Bí thư huyện ủy thôi chức, trong đó có cả ông Bí thư huyện ủy huyện Diễn Châu quê ông vốn là chỗ thân tình, nhưng vì việc chung, ông vẫn kiên quyết không có ngoại lệ.

Kiên quyết nhưng Trương Đình Tuyển cũng là người rộng lượng, vị tha. Còn nhớ vụ giám đốc một công ty thương mại nổi tiếng có mối quan hệ rất rộng ở Vinh, khi vị này treo một khoản nợ “khó đòi” 47 tỷ đồng với đối tác, trong khi không ai dám cách chức ông ta thì Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đình Tuyển đã đình chỉ công tác ông giám đốc này để thu hồi công nợ.

Hàng loạt sức ép từ Trung ương đến địa phương giáng xuống, ông vẫn giữ nguyên quyết định và hứa thu hồi công nợ xong, ông cho vị Giám đốc này phục chức. Xong việc, ông Tuyển đã giữ đúng lời hứa của mình.

Dịp Đại hội Đảng bộ các huyện miền núi, văn phòng tỉnh uỷ bố trí xe riêng cho Bí thư, còn anh em chuyên viên thì đi chung. Đến giờ, thấy xe con, xe ca đỗ san sát trong sân, ông biết chuyện liền bắt các xe con về, còn tất cả lên xe chung loại 16 chỗ.

Dự Đại hội xong là ông “chuồn” thẳng, vì ngại cơ sở phải mời cơm. Dọc đường về, ông rủ anh em vào quán ăn trưa. Khi ăn xong, bao giờ ông cũng giành “quyền” trả tiền vì: “Lương tôi cao hơn các cậu”.

Đó là những câu chuyện thật đã thành giai thoại về Trương Đình Tuyển mà các lão thành Cách mạng Nghệ An rất hay kể và có được dân tin yêu thế nào, phải là “chất quan” thế nào mới có nhiều giai thoại đọng lại trong lòng dân như thế.

Nguyễn Mai (tổng hợp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trả lại gần 1 tỉ đồng cho người đánh rơi

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Tư, 30/05/2012 10:29

Hôm đó anh lái xe vào sân bay Phú Bài (TP Huế) để đón khách. Đang Phát hiện một túi xách nhưng không biết của ai, anh Dũng nhặt lên mở ra xem thì phát hiên bên trong túi có 4 nhẫn hột xoàn, 1 đôi bông tai, 1 cặp vàng tây, vàng trắng, 1 sợi dây chuyền bạch kim, 18.000 USD tiền mặt và một tờ hoá đơn thuế giá trị gia tăng có con dấu của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh.

Anh Nguyễn Văn Dũng, người nhặt được tài sản gần 1 tỉ đồng trả lại cho người đánh rơi tâm sự: “Thú thật, với tài sản lớn như vậy thì tui có làm cả đời cũng không làm ra được. Nhưng, nghĩ người mất của cũng khổ cực để kiếm tiền mới có được nó. Mất số tài sản lớn thế này chắc gia đình sẽ lâm vào cảnh điêu đứng, khánh kiệt nên tôi quyết tâm tìm cho bằng được người mất giao lại...”.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất nhưng khi nhặt được một túi xách bên trong có tài sản lên đến gần 1 tỉ đồng, anh Nguyễn Văn Dũng (34 tuổi, ngụ tại thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, Gio Linh, Quảng Trị) vẫn tìm mọi cách tìm người đánh rơi để trả lại. Tấm lòng của anh thật xứng đáng để mọi người tôn trọng và ngợi khen; với tinh thần đó, anh được chương trình “Total – Hiệp sĩ giao thông” tặng danh hiệu “Total - Hiệp sĩ Giao thông” tháng 3-2012.

Sau nhiều cuộc điện thoại, tôi mới gặp được anh Dũng tại nhà riêng. Trong căn nhà cấp bốn chật chội, anh Dũng nói chuyện cởi mở, thân thiện, cho biết, vợ chồng anh có 3 người con, con đầu đang học lớp 7, con thứ 3 năm nay chỉ mới chập chững tập đi, tập nói và mẹ già năm nay đã 73 tuổi. Trước khi chuyển qua nghề lái xe dịch vụ, anh đã làm rất nhiều nghề, song vẫn không thoát khỏi cảnh túng quẫn, khó khăn.

http://nld.vcmedia.vn/3QfmUOn42mJ2cccccccccccccB0mF0/Image/2012/05/anhdung_9260d.jpg
Anh Dũng đang dạy con gái học tại nhà



Cuối năm 2009, nhận thấy nhu cầu đi lại bằng ôtô tại địa phương khá cao cộng với nhiều mối quen biết, từ số tiền vốn ít ỏi anh đã vay mượn bạn bè và ngân hàng mua một chiếc xe ôtô con để chạy dịch vụ...

Nhắc lại chuyện nhặt của rơi trả lại người mất, anh Dũng kể rằng, hôm đó anh lái xe vào sân bay Phú Bài (TP Huế) để đón khách. Đang lúc đứng chờ thì phát hiện thấy một túi xách nhưng không biết của ai nên nhặt, mở ra xem thì phát hiên bên trong túi có 4 nhẫn hột xoàn, 1 đôi bông tai, 1 cặp vàng tây, vàng trắng, 1 sợi dây chuyền bạch kim, 18.000 USD tiền mặt và một tờ hoá đơn thuế giá trị gia tăng có con dấu của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh. Anh thấy tên và địa chỉ nhà của người có tên trên tờ hóa đơn liền điện cho tổng đài 1080 để xin số điện thoại nhà riêng nhưng liên lạc không được.

Cuối cùng anh liên hệ trực tiếp với Cơ quan Thuế TP Hồ Chí Minh trình bày sự việc rồi nhờ tìm địa chỉ, số điện thoại của người nộp thuế (là chủ của số tài sản trên) và để lại địa chỉ nhà, số di động của anh để liên lạc lại khi có thông tin. Sau đó một ngày, vợ chồng anh Việt (trú tại 145, đường Nguyễn Huệ, TP Huế) đã liên lạc được với anh và ra Quảng Trị xin nhận lại số tài sản vừa thất lạc tại sân bay. Anh Dũng đã hỏi cẩn thận và xác định thông tin anh Việt chính là người bị mất túi xách này...

Anh Dũng thật thà tâm sự: “Thú thật, với tài sản lớn như vậy thì tui có làm cả đời cũng không làm ra được. Nhưng, nghĩ người mất của cũng khổ cực để kiếm tiền mới có được nó. Mất số tài sản lớn thế này chắc gia đình sẽ lâm vào cảnh điêu đứng, khánh kiệt nên tôi quyết tâm tìm cho bằng được người mất giao lại. Sau khi trả lại tài sản cho đúng chủ nhân của nó tui thấy rất vui vẻ và thanh thản anh à!...”.

Theo CAND
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối