Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]

Ảnh đại diện

letam

 Đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi ĐH: 300km của nghị lực và hy vọng

Đó là những vòng xe thẫm mồ hôi trên một con đường dài đầy khó khăn, vất vả nhưng ngập tràn tình người của cậu học sinh nghèo Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành, Nghệ An) để theo đuổi niềm đam mê được học tập, ước mơ giảng đường.

Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động về niềm tin và lòng yêu thương.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:vtfPRccccccccccccodZ/Image/2012/06/thuan2_e53e2/dap-xe-tu-nghe-an-ra-ha-noi-thi-dh-300km-cua-nghi-luc-va-hy-vong.jpg
Thí sinh Nguyễn Văn Thuận xem lại bài sau khi thi xong môn Hóa, môn cuối cùng trong đợt 1 kỳ thi đại học năm 2012.

Cuộc “Hành quân dã chiến” và những “kế hoạch” không thành

Sáng 3/7, trên Quốc lộ 1A (đoạn thuộc thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có một cậu thanh niên đi xe đạp, mặt tái đi vì mệt mỏi vào xin nước uống và ngồi nghỉ nhờ ở nhà dân ven đường. “Sắp đến nơi rồi, cố lên!”, Thuận tự nhủ… Xét ở tiêu chí về thể lực, có lẽ Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn có thể được tuyển thẳng vào trường Sỹ quan Lục quân I (nơi em đăng ký dự thi). Xuất phát ở quê (huyện Yên Thành, Nghệ An) từ 1h trưa, đến 9h30 sáng hôm sau Thuận đã đến huyện Thanh Trì, Hà Nội. 300km đạp xe với chỉ một chai nước và vài cái bánh mỳ không. Lúc mệt thì dắt, đỡ mệt lại đạp. 30.000 đồng tiền dành dụm khi mang đi, đến Hà Nội vẫn còn tận… 10.000 đồng cho 2 ngày rưỡi ăn ở và lượt đi về. Trên đường đi, Thuận còn vạch sẵn một kế hoạch “tác chiến” rất cụ thể về nơi ăn, chốn ở khi đi thi tại Hà Nội. Rất đơn giản, ăn vẫn là bánh mỳ không, nước lọc uống hết thì xin, ở thì nếu có đình chùa nào gần điểm thi thì xin ngủ nhờ, không có thì ngay cổng trường thi, dưới cột đèn cao áp cũng là tốt lắm rồi.

Thế nhưng “kế hoạch” đó đã không thành. “Sáng hôm đó, khi xuống địa bàn, gặp trường hợp của Thuận, biết hoàn cảnh và cuộc “hành quân dã chiến” của em, tôi quyết định sẽ giúp đỡ ngay để Thuận có thể đến địa điểm thi tận huyện Thạch Thất cho kịp giờ”, Đại uý Nguyễn Quốc Khánh, Công an phụ trách xã Liên Ninh (Công an huyện Thanh Trì) cho biết.
Được sự giúp đỡ tận tình của bà con và đặc biệt là đồng chí Trần Trọng Dực - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội là một người dân xã Liên Ninh, nên hai đêm ở Hà Nội, Thuận được ăn nghỉ trong phòng trọ đàng hoàng. Chắc chắn đó là những giấc ngủ mà Thuận không thể nào quên. “Em quá may mắn khi gặp được bác Dực, chú Khánh, và cả những người mà em còn chưa biết tên trên đường em ra thi. Không có các bác, các cô, các chú cũng chẳng biết em còn sức mà làm bài nữa không”, Thuận cảm động khi nhớ lại những vất vả đã qua.

Muốn đi thật xa trên đường đời

“Quê em là vùng đất mà cứ nắng thì hạn, mưa lại ngập. Gia đình thuần nông, dưới em còn một em trai 8 tuổi nữa, cũng hoàn cảnh anh ạ. Bố mẹ không muốn em đi thi đại học vì nếu đỗ biết lấy đâu tiền mà học” - Thuận khẽ nói. Ấy vậy mà Thuận vẫn quyết phải thi đại học bằng được. Được sự động viên của thầy cô giáo, tự tin vào lực học của mình Thuận chọn trường Sỹ quan Lục quân I, vì nếu đỗ bố mẹ sẽ không phải lo học phí. “Nếu không đỗ, em ở quê kiếm việc gì làm phụ bố mẹ, vừa làm vừa ôn, năm sau nhất định phải thi tiếp vì chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” - Thuận nói, mặt rắn rỏi. Chắc chỉ có quyết tâm sắt đá ấy mới giúp cậu học sinh có vóc người nhỏ nhắn, hiền khô này đạp xe cả quãng đường dài đến thế.

Sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Thuận vui vì làm bài tốt rồi lại vội vã trở về ngay. Có khác là lần này em về bằng ô tô. Đích thân Đại úy Nguyễn Quốc Khánh đưa em ra tận bến xe. Thuận run run tâm sự rằng cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng em sẽ nỗ lực để vượt qua tất cả bởi bên cạnh em luôn có sự thương yêu của gia đình, thầy cô, bạn bè, và em sẽ không đầu hàng trước những khó khăn nào để xứng đáng với tấm lòng của những người đã giúp đỡ em hết mình trên hành trình khó khăn đầu đời.

Theo Phú Khánh

An Ninh Thủ Đô


 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Một gương hiều học của Nghệ An từ năm 2007...
Đã 5 năm qua, cháu học tới đâu?...

-MỘT GƯƠNG HIẾU HỌC THẦN KÌ
                                 
Cháu Sen quê ở Nghĩa Đàn
Địa linh nhân kiệt Nghệ An rỡ ràng
Gương hiếu học thật cảm thương
Chín năm bò lết đến trường bằng tay

Gia đình số phận chẳng may
Cha Trương Thanh Hải an bài thương binh
Bốn cô con gái không lành
Nhiễm truyền chất độc... dị hình da cam

Cái nghèo bám mãi... khổ thầm
Hai con cùng bố... tử thần rước đi
Hai con nhỏ với vợ quê
Bơ vơ, lây lất... xót xa kiếp người

Thần kì chuyện đứa con côi
Cháu Sen khuyết tật vẫn đòi mẹ đưa
Đi tìm con chữ không thừa
Đổi đời khao khát mẹ cha thoát nghèo

Tuyệt vời hiếu học gương treo
Trường Cờ Đỏ sáng... ngôi sao góc trời...

Thiềng Đức-10/4/2010
(Theo VN Express 9/2007)
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Tuấn cơm có thịt


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/tre1baa7n-c491c483ng-tue1baa5n.jpg



Mình biết Trần Đăng Tuấn khá lâu, từ cái thời mình đánh đu với ông Khải Hưng làm phim Gió qua miền sáng tối, bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam. Quen thì quen vậy thôi chứ chưa bao giờ ngồi nhậu với nhau một lần nào. Khi đó Tuấn làm trưởng kênh VTV3 thì phải, đối với mình là quan to, sau này lão lên phó tổng giám đốc lại càng to, cái sự xa cách giữa mình với lão lại càng lớn.

Đại hội nhà văn lần thứ 5 thứ 6 chi đó, tan chợ Tiến trọc ( Phạm Ngọc Tiến) rủ mình đến chơi nhà lão, nói tao hẹn Bảo Ninh rồi, tối nay đến nhà Trần Đăng Tuấn nhậu, nhà thằng cha này nhiều rượu ngon lắm. Mình ngại, nói thôi các ông đi, tôi không quen ông Tuấn. Tiến trọc hơi giận mình nhưng kệ, tính mình vậy, thích phù suy không thích phù thịnh.

Chẳng ngờ năm sau lão đang thịnh ( mà thịnh to hơn, chỉ nửa bước chân là leo lên ghế chánh tổng) bỗng đâu chuyển sang suy, lão đâm đơn thôi chức phó tổng, bạn bè anh em ai cũng ngơ ngác. Lão im như thóc, cho đến bây giờ vẫn chẳng ai hiểu vì sao. Dân tình tha hồ bàn tán, toàn đoán mò chẳng ai moi được từ lão một chút gì.Tự nhiên mình có nhu cầu gặp lão quá, mới gọi cho Tiến trọc, nói ông cho tôi đến nhà Trần Đăng Tuấn chơi với. Tiến Trọc ok liền.

Tiến trọc đánh xe đưa mình đến nhà, tối om rồi lão đi đâu chưa về, chỉ thấy Thùy Linh và vợ chồng Long Vũ đang ngồi đợi. Vừa hỏi bà Trâm ( vợ lão), nói ông Tuấn đi đâu thì lão gọi điện, nói bọ Lập chờ tí chờ tí, sắp về sắp về. Mình nói khách khứa đầy nhà ông còn bỏ đi đâu. Lão nói đi Suối Giàng (Yên Bái), có chút việc nên trễ hẹn, chịu khó chờ chút, tôi đang cho ô tô bay về đây.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/img_0152.jpg



Một chút của lão cũng hơn một tiếng, tám rưỡi lão mới về. Mới vào nhà chẳng kịp bắt tay bắt chân ai cả lão đã rú lên với vợ, nói dọn ăn dọn ăn anh đói lắm rồi, từ trưa đến giờ chưa có gì bỏ bụng đây. Tiến trọc cười, nói ông làm như Yên Bái không có quán xá, tiền bạc trút hết cho em nào rồi thì khai ra. Lão cười hì hì, nói đúng là trút hết cho các em thật. Bà Trâm vằn mắt lên, lão chỉ cười hì hì không nói gì.

Vào mâm rượu mới biết nhà thằng cha này lắm rượu, cả một góc nhà đầy rượu người ta biếu chưa kịp xếp vào tủ. Đương chức đương quyền không nói làm gì, quan thất sủng về vườn mà có cả góc rượu biếu thế kia đủ biết lão sống với anh em cấp dưới thế nào. Lão rót vang khai vị. Món rượu vang mình rất dốt, thấy cái chai vang xâu xấu, uống vào một ngụm chẳng thấy ngon, nghĩ bụng chắc là thứ vang Pháp- Gia Lâm mấy trăm ngàn lão vẫn dùng để đãi khách toạc. Nhìn sang Long Vũ, Tiến trọc thấy mặt  hai thằng hơi xìu, có lẽ chúng cùng tâm trang như mình nhưng không dám nói. Mình đánh bạo nhìn lão cười cười, nói chai vang này mấy trăm? Lão trợn mắt lên, nói sao lại mấy trăm, hai triệu tám của người ta đấy. Lão vừa dứt lời tự nhiên mình nhấp vào một ngụm thấy ngon hẳn, Tiến Trọc, Long Vũ mặt mày bỗng sáng bừng lên, xuýt  xoa khen vang ngon cực. Thùy Linh cười phì, nói mấy ông này đúng đã dốt lại muốn  mốt sang. Hi hi.

Nhậu lai rai lão mới kể chuyện đi Suối Giàng, vì sao về muộn. Đọc báo xem ảnh thấy ở Suối Giàng có rừng chè cổ thụ, lão rủ mấy người bạn vọt lên xem thế nào. Xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường  nội trú học sinh miền núi. Lão chui vào quán trước cửa trường uống nước, chủ quán mới kể trường nội trú này do dân nuôi hoàn toàn vì chỉ có 80 em, trường dưới 100 em Nhà nước không hỗ trợ. Lão hỏi dân nuôi thế nào? Chủ quán nói cha mẹ góp gạo mỗi  tuần hai cân và 5 ngàn tiền thức ăn. Lão trợn mắt há mồm, nói một tuần có 5 ngàn thức ăn, ngày không được 1 ngàn thì ăn uống thế nào? Chủ quán chỉ bác người Mông xách xô nước đi qua, nói đấy, ông này nấu cơm cho tụi trẻ đấy. Nghe vậy lão vọt theo bác người Mông liền.

Vào tới nơi thấy cái bếp trọc lóc mỗi nồi cơm, lão hỏi bác người Mông, nói thế ăn cơm với gì? Bác người Mông chỉ mấy bó rau cải bé tẹo đã vàng úa một nửa, nói ăn canh rau này. Lão lại trợn mắt há mồm, nói chỉ thế này thôi à. Bác người Mông gật đầu, nói chỉ thế này thôi. Lão nói quanh năm chỉ thế này thôi? Bác người Mông nhìn lão rưng rưng, nói đúng rồi.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/100.jpg
Chụp chung với cậu bé Trung học cơ sở Suối giàng
đã tăng 4kg sau mấy tháng “Cơm có thịt”



Lão ngừng kể lặng lẽ uống hết ly rượu, lừ lừ nhìn Long Vũ, nói Vũ có nhớ sáu, bảy năm trước tại trường quay S9, Mỹ Linh dẫn chương trình Nối vòng tay lớn, quay cảnh bữa cơm học sinh dân tộc nội trú. Mỹ Linh nói chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối….Rồi cô nàng không nén được, khóc nấc trước cả bao triệu người xem TV. Long Vũ nói em nhớ chứ, đó là chương trình Nối vòng tay lớn lần thứ hai, Mỹ Linh khóc thật luôn. Chúng nó kể trong trường quay đứa nào cũng khóc theo.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/img_42251.jpg



Lão nhìn bà Trâm cười buồn, nói tiền anh trút cho các em là các em trường dân tộc nội trú Suối Giàng. Bốn thằng tụi anh nhịn đói một bữa mà cả trường nội trú Suối Giàng có một bữa cơm có thịt, em ok chứ? Trong ví có mấy trăm anh đưa hết cho bác người Mông, nói để  các em ăn cơm có chút thịt kho với đậu phụ được một tuần cần bao nhiêu tiền? Bác người Mông tính rất nhanh, nói bốn triệu rưỡi, một tháng 18 triệu.

Bà Trâm cố giấu tiếng thở phào nhẹ nhõm ( Hi hi), nói nhưng hết một tuần, một tháng rồi thì sao? Lão vỗ vai vợ, nói em giỏi lắm. Anh cũng nghĩ thế. Để cả tháng bữa nào  cũng có thịt trường dân tộc nội trú Suối Giàng cần phải có 18 triệu, anh sẽ ngửa nón xin bạn bè ở Hà Nội mỗi thằng 500 ngàn/ tháng, chắc là lo được. Mình hỏi lão, nói nước mình có bao nhiêu trường dân tộc nội trú như Suối Giàng? Lào thở hắt, nói ôi có cả ngàn, nhưng sức mình chỉ kham được một trường Suối Giàng thì cứ lo cho tốt đã, mọi chuyện tính sau.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/img_4266-e13434869055291.jpg



Chuyện đó rồi cũng qua đi, mình vào Sài Gòn lo mua nhà, quên tiệt luôn bữa cơm có thịt của Trần Đăng Tuấn. Một tối Tiến trọc nhắn tin: lão Tuấn vừa lập blog, mới lên bài đầu hay lắm, mày vào còm một phát động viên lão. Mình vào ngay, thấy bài: “ Hôm nay lên Suối Giàng” đọc cảm động quá nhưng chẳng thấy ma nào còm, mỗi hai cái còm của Thùy Linh và Tiến trọc. Mình còm một phát rồi đưa bài lão lên blog Quê choa, dẫn link blog lão, viết A lô a lô đây là blog Trần Đăng Tuấn. Sáng mai lão vào blog, giật mình thấy hơn trăm cái còm đổ xuống, mừng húm lão nhắn tin báo cho mình, viết cảm ơn bọ Lập nhé, đúng là làm gì cũng phải có ô dù he he.

Đến chiều tối lão gọi điện báo, nói đã hơn hai trăm còm rồi, ối giới ơi không ngờ bờ loc bờ leo mà hay thế. Mình vào blog lão đọc còm, thấy ai nấy đề nghị Trần Đăng Tuấn lập quĩ  bữa cơm có thịt cho trường dân tộc nội trú Suối Giàng. Mình gọi điện cho lão, nói ý tưởng hay đấy, bác nên lập quĩ đi. Lão có vẻ chần chừ, nói ừ để tính xem có rắc rối gì không đã. Mình nói bác cứ lập đi, mình làm ăn đàng hoàng sợ đếch gì. Lão cười hì hì, nói ừ thì lập, thử xem cái đếch của bọ nó đến đâu.

Lão thông báo trên blog, ba ngày thu về hơn trăm triệu, một tuần hơn ba trăm triệu. Tiến trọc mừng rú gọi điện cho mình, nói ông Trịnh Công Sơn nói đúng, sống trong đời sống chỉ cần một tấm lòng không việc đếch gì không làm được… đú mé hay cực! Cuối tháng  lão cũng gọi điện cho mình, nói tình hình là rất tình hình. Quĩ cho các em trường dân tộc nội trú Suối Giàng đã quá đủ, phải  đưa quĩ này lên quĩ các trường dân tộc nội trú. Mình sướng run, nói ối giời ơi hay quá là hay, làm tới đi.

Chuyện đó xảy ra cách đây 10 tháng, đến nay quĩ Bữa cơm có thịt, thu được hơn 4 tỉ rưỡi, 51 trường dân tộc nội trú đã có bữa cơm có thịt. Ngoài ra còn có hàng tấn áo quần, sách vở cho các cháu. Hôm qua mình gọi điện cho lão, nói hơn chục năm bác xây dựng VTV thu được ối thành công nhưng chắc chắn không thành công nào lớn lao như thành công này. Lão có vẻ cảm động, nói ừ ừ.  Mình cười, nói Tuấn cơm có thịt oách hơn Tuấn phó tổng đấy nhé. Lão nói ừ ừ.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/gio-an12.jpg



Lão ngập ngừng giây lát rồi kể, nói cảm động lắm bọ à. Có cháu sinh viên mới ra trường tháng nào cũng gửi năm chục ngàn rất đều đặn. Có cháu viết thư bảo cháu chưa xin được việc làm, chừng nào có việc làm cháu sẽ gửi nhiều hơn. Nói đến đó lão nghẹn lại, cứ để mobile nguyên thế nhưng không nói thêm được tiếng nào. Mình ngồi yên ứa nước mắt, hình dung mắt lão đang đỏ hoe.

NGUYỄN QUANG LẬP

Nguồn: QUÊ CHOA

http://quechoa.vn/2012/08/22/tuan-com-co-thit/

P/ S: Nếu khó vào blog Trần Đăng Tuấn, bà con bấm vào một trong 3 link sau:
Trần Đăng Tuấn 1 https://trandangtuan.wordpress.com/htlm,
Trần Đăng Tuấn 2
Trần Đăng Tuấn 3

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/pict2693.jpg
Bữa cơm có thịt của trường Y tý


----------------
ĐN xin lỗi vì TDT 2 vàTDT 3 đã bị tường lửa chặn
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
.

Tuấn cơm có thịt



P/ S: Nếu khó vào blog Trần Đăng Tuấn, bà con bấm vào một trong 3 link sau:
Trần Đăng Tuấn 1 https://trandangtuan.wordpress.com/htlm,
Trần Đăng Tuấn 2
Trần Đăng Tuấn 3

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/pict2693.jpg
Bữa cơm có thịt của trường Y tý


----------------
ĐN xin lỗi vì TDT 2 vàTDT 3 đã bị tường lửa chặn
Khốn nạn! Chặn cả miếng cơm có thịt của trẻ con!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

"Ông tiên" mang lại nụ cười



TT - Rất nhiều người dân Việt Nam đã gọi bác sĩ Tadashi Yamamoto là “ông tiên”. Bởi ông đã mang đến nụ cười cho con em họ qua việc phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho hàng trăm trẻ em...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/655/587655.jpg
Bác sĩ Yamamoto thăm khám cho một bệnh nhi



Tấm danh thiếp của bác sĩ Tadashi Yamamoto (giáo sư - bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Toyohashi, tỉnh Aichi, Nhật Bản) hơi lạ: những con chữ Braille (chữ nổi) nằm song song với chữ in, để ngay cả người khiếm thị cũng có thể liên lạc với ông khi cần. Và cũng với sự quan tâm, hết mình vì bệnh nhân ấy, suốt 18 năm qua, vị bác sĩ 68 tuổi này năm nào cũng sang Việt Nam chữa trị bệnh miễn phí cho hơn 500 trẻ em từ Bắc chí Nam.

Đồng cảm
“Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê tại Nhật, giống hệt như những nơi tôi đến ở Việt Nam vậy, ở đâu cũng có những đứa trẻ bị sứt môi và bị xã hội hắt hủi. Chính vì thế, tôi hiểu rất rõ nỗi buồn của các em và cả các bậc cha mẹ nữa!” - bác sĩ Yamamoto mở đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng lời tâm sự trên. Chính vì sự đồng cảm này, một năm cứ 2-3 lần ông Yamamoto lại tự bỏ tiền túi, mua vé máy bay, tìm đến các vùng thôn quê, núi cao ở Việt Nam để phẫu thuật tạo hình miễn phí cho những đứa trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. Đồng thời, ông còn tặng thêm cho mỗi em 300.000 đồng. Với định kiến xã hội nặng nề ở vùng sâu vùng xa về trẻ bị sứt môi, có thể nói sự giúp đỡ của ông đã làm thay đổi cả cuộc đời của hàng trăm em bé nghèo bất hạnh. Từ chỗ chỉ cúi gằm mặt, chạy trốn khi gặp người lạ, giờ thì mỗi khi chụp hình, đứa trẻ nào cũng hào hứng ôm chầm lấy ông, nhìn thẳng vào ống kính cười toe với trọn vẹn niềm vui.

Mà đâu chỉ có vậy, sau khi hoàn tất công việc, cởi chiếc áo blouse trắng và ống nghe, người đàn ông có gương mặt phúc hậu này tiếp tục khoác lên mình chiếc mũ của chàng hề, cái mũi đỏ thật to và tự mình biểu diễn ảo thuật cho các em xem, làm bé nào cũng cười nghiêng ngả thán phục. Bà Nguyễn Thị Vàng (một người dân có con được bác sĩ mổ tại Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết: “Tụi tui ở đây coi ông Yamamoto như ông tiên vậy. Ông phúc hậu, dễ thương lắm, lại rất thương tụi nhỏ.”

“Bác sĩ không có nghĩa là chỉ chữa bệnh”
Không chỉ chữa bệnh, đều đặn năm nào cũng vậy, bác sĩ Yamamoto đều tự mình xin các trang thiết bị y tế từ bệnh viện, bạn bè tại Nhật để gửi đến Việt Nam. Nhận được thiết bị rồi, không chuyển đi ngay, ông còn cẩn thận thuê người kiểm tra, sửa chữa lại kỹ lưỡng từ sợi dây điện, bóng đèn, thử nghiệm lại hoàn chỉnh quy trình vận hành máy móc rồi mới chuyển sang Việt Nam. Số lượng thiết bị gửi sang đến nay tổng cộng là sáu container, trị giá hơn 10 tỉ đồng. Đơn cử như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã được ông tặng trang thiết bị hỗ trợ thêm cho các phòng mổ với đầy đủ đèn mổ, giường mổ, máy gây mê, máy đo điện tâm đồ vào năm 2002, đến nay sau 10 năm, các thiết bị này vẫn hoạt động tốt và đã giúp bệnh viện tăng cường số ca mổ từ khoảng 3.000 ca lên gần 10.000 ca.

Ngay trong cách thức khám chữa bệnh, bác sĩ Yamamoto cũng có quan điểm chuyển giao, truyền nghề rất rõ ràng: “Tôi không muốn các bác sĩ Việt Nam chỉ đứng xem nên luôn thực hiện cùng với họ từng phần một, để họ biết được các kỹ thuật này và có thể tự làm được ngay cả khi không có tôi”. Cứ thế, suốt 18 năm qua, bác sĩ Yamamoto đã trở thành người thầy đáng kính của nhiều thế hệ bác sĩ Việt Nam tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Trường đại học Y dược Huế, Viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội... Không những vậy, với uy tín của mình hằng năm ông Tadashi Yamamoto còn mời thêm các đoàn y bác sĩ, sinh viên thực tập từ Bệnh viện Đa khoa Toyohashi (Nhật Bản), Đại học Chonbuk (Hàn Quốc) đi khám chữa bệnh tại các tỉnh xa của Việt Nam.

“Nếu như bác sĩ chỉ chăm chăm vào các bệnh viện lớn, chữa cho bệnh nhân giàu có, họ sẽ không cảm nhận được hết trách nhiệm quan trọng của mình với xã hội và nhất là không trải qua được sự xúc động vô bờ khi nhận được những tình cảm hết sức chân thành của người dân nghèo” - ông Yamamoto cho biết. Có lẽ vì thế mà trong đoàn, ông thường ưu tiên cho nhiều bác sĩ còn rất trẻ, như một cơ hội để họ trải nghiệm cuộc sống gần gũi nhất với bệnh nhân tại các vùng thôn quê. Nhiều người đã trở lại Việt Nam nhiều lần, từ khi còn là sinh viên đến lúc thành bác sĩ trong bệnh viện.

Ngôi nhà nhỏ của một trái tim lớn
Nhiều người khi nhìn hoạt động của ông Yamamoto tại Việt Nam thường nghĩ hẳn ông phải là triệu phú, thậm chí tỉ phú ở Nhật. Ít ai biết được dù là một giáo sư nổi tiếng, vợ chồng ông chỉ sống khiêm tốn trong một căn hộ tập thể nhỏ xíu, nơi mà tất cả tranh, ảnh (quà lưu niệm được người Việt Nam tặng) đều phải xếp lại ken chật ở tầng gác mái, không thể treo lên vì không có khoảng tường nào đủ rộng.

“Nhà của tôi ở Nhật rất bé, nhưng không sao, tôi có cả một gia đình lớn khác ở Việt Nam!” - ông hài hước nói. Mà quả thật, gần như toàn bộ tiền bạc kiếm được ông đều dồn hết cho việc khám chữa bệnh, mua trang thiết bị gửi đến Việt Nam. Kể cả hiện giờ, dù đã về hưu được ba năm, chỉ còn nhận một khoản lương hưu ít ỏi, sức khỏe có yếu đi, ông vẫn mặc kệ những lời khuyên can, ngày ngày tìm mọi cách chắt chiu, hằng năm tự chi tiền túi sang Việt Nam làm việc, khám bệnh không ngừng nghỉ. “Đối với tôi, phần thưởng lớn nhất là những nụ cười của trẻ em, vậy là đủ!” - ông cười hiền từ cho biết.

ĐOÀN BẢO CHÂU - ĐỖ PHI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Chàng trai nghèo 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt


(Dân trí) - Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, chàng trai quê Quảng Nam Hồ Công Danh tình nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân. Đến khi nhập học Trường ĐH Quy Nhơn, Danh đã đưa người hàng xóm này vào Quy Nhơn để tiện chăm sóc.

Em Hồ Công Danh (sinh năm 1993) quê ở thôn Phú Nam Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, hiện là tân sinh viên ngành Kỹthuật điện, khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường ĐH Quy Nhơn.

Câu chuyện mới nghe tưởng như đùa lại là sự thật. Để xác minh thông tin, chúng tôi tìm về khu nhà trọ ở tổ 16, khu vực 3, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn). Tại đây, chúng tôi gặp một chàng trai có khuôn mặt sáng sủa, hiền từ, phúc hậu, đó chính là em Hồ Công Danh. Còn người đàn ông bệnh tật đang nằm liệt giường là anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1981), người ở cùng xóm của em Danh ở quê.

Đang chuẩn bị nấu cháo chuẩn bị bữa sáng cho anh Tùng, Danh vội nghỉ tay tâm sự: “Em đang nấu cháo cho chú Tùng, mấy bữa nay nhìn chú lại người, có da có thịt rồi đó, chứ mấy hôm trước mới từ quê vào do bệnh nặng lại phải đi xe ô tô nên nhìn chú thê thảm lắm, chỉ có da bọc xương”.

http://dantri4.vcmedia.vn/t0YlCCUTeM2M5ytBwzc/Image/2012/10/1-075bc.JPG
Không phải là bà con họ hàng nhưng hơn 4 năm qua, em Hồ Công Danh tự nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt toàn thân.


Qua trò chuyện với Danh, chúng tôi cũng mới biết về hoàn cảnh éo le mà anh Tùng gặp phải. Năm 2005, anh Tùng bị tai nạn bất ngờ vì té cây, chấn thương cột sống cổ, gãy đốt sống cổ, liệt tủy sống dẫn đến liệt toàn thân. Từ khi bị nạn, gia đình anh Tùng chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Gần 7 năm qua, anh Tùng chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải có người khác giúp đỡ.

Từ năm 2008 (khi Danh đang học lớp 10), em thường xuyên qua lại nhà anh Tùng chơi trò chuyện, phụ giúp người nhà anh Tùng chăm sóc cho anh. Khoảng giữa năm 2011, khi cha mẹ anh Tùng đều qua đời, còn anh em ruột thì người bị bệnh tâm thần, người lập gia đình ở xa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên để anh Tùng một mình. Kể từ đó, mọi sinh hoạt của anh Tùng từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều do Danh chăm sóc.

Khi được hỏi, xuất phát từ lý do nào mà em tự nguyện chăm sóc cho một người không phải là họ hàng thân thích lại bị bệnh bại liệt nặng, Danh tâm sự: “Nhà em ở gần nhà chú Tùng, lúc em đang học lớp 10 thì biết chú bị tai nạn nằm liệt giường, em thường qua chơi và xin bố mẹ ngủ lại trò chuyện để chú đỡ buồn. Đến khi bố mẹ chú ấy mất chẳng còn ai chăm sóc, em thấy thương nên xin bố mẹ qua nhà lo cơm nước, vệ sinh cá nhân cho chú. Thấy hoàn cảnh chú éo le nên cha mẹ em cũng đồng ý”.

http://dantri4.vcmedia.vn/t0YlCCUTeM2M5ytBwzc/Image/2012/10/2-cb29d.JPG
Ngoài lúc chăm sóc anh Tùng, khi rảnh Danh tranh thủ học bài.


Năm nay khi học xong lớp 12, Danh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và đậu vào ngành Kỹ thuật điện, Khoa Kỹ thuật công nghệ. Ngày nhận giấy báo đại học, Danh lại suy nghĩ không biết làm thế nào để vừa học mà vừa chăm sóc được anh Tùng. Nghĩ đi nghĩ lại, Danh quyết định xin cha, mẹ được phép đưa anh Tùng vào Quy Nhơn để vừa học, vừa chăm sóc.

Danh chia sẻ: “Biết em có ý định đưa chú Tùng vào Quy Nhơn chăm sóc, cha mẹ không vui lắm vì sợ bất tiện và ảnh hưởng tới công việc học tập nhưng cha mẹ cũng rất hiểu hoàn cảnh éo le của chú Tùng nên đồng ý. Khi đó em nghĩ nếu để chú ở Quảng Nam thì sẽ không có ai chăm sóc. Thôi thì đưa chú vào Quy Nhơn để em vừa đi học, vừa chăm sóc với mong muốn chú sống được ngày nào hay ngày đó”.

Nằm liệt trên chiếc giường che kê tạm bợ, anh Tùng giọng nghẹn nói: “Nếu không có cháu Danh chăm lo từ cái ăn đến vệ sinh thì tôi đã chết lâu rồi. Khi Danh nói đậu đại học và sẽ đưa tôi vào Quy Nhơn vừa học, vừa chăm sóc, lúc đó tôi không muốn là gánh nặng và ảnh hưởng đến học tập của Danh. Tôi đã tuyệt thực 7 ngày không ăn uống để chết đi cho xong bởi có sống cũng vô ích”.

Bà Trương Thị Cậy (58 tuổi) - chủ nhà trọ cho biết: “Quả thật khi cháu Danh đưa anh Tùng đến xin ở trọ, mới nhìn tôi cũng rất sợ vì thấy người bị liệt toàn thân, da bọc xương, sợ ảnh hưởng tới những phòng trọ khác nên mình cũng hơi ngại. Nhưng khi nghe cháu Danh trình bày hoàn cảnh mình thấy cháu chỉ là người dưng nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, khi đó nhìn cháu đáng thương nên để cháu ở trọ và giảm một phần nào tiền phòng để giúp cháu chăm sóc anh Tùng”.

Không bà con thân thích nhưng việc làm của em Hồ Công Danh thật đáng khâm phục và trân trọng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Danh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải vừa học tập, vừa lo chăm sóc cho một người bị liệt toàn thân.


Độc giả có thể chia sẻ tới em Hồ Công Danh và anh Nguyễn Thanh Tùng qua số điện thoại của em Danh: 0123 799 8947

Doãn Công

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vá xe

Đứng đón con tại cổng trường Hà Nội - Amsterdam 5 giờ chiều nay tôi được chứng kiến một việc xấu và một việc tốt. Việc xấu xảy ra trước khiến cho việc tốt buộc phải xảy ra để giải quyết hậu quả do việc xấu để lại.

Có một cậu sinh viên bé nhỏ đi xe đạp, đèo một bao tải qua phố Hoàng Minh Giám. Đến khoảng trước cổng trường Hà Nội - Amsterdam thì xe bị thủng săm. Khu vực cổng trường này thường có nhiều xe ôm và đa số xe ôm hay mang theo bộ đồ vá săm. Ngoài việc vá cho mình, đôi khi họ còn thực hiện dịch vụ vá cho cả những người khác. Giá của những dịch vụ bất thường, theo lẽ tự nhiên, cũng khá bất thường.

Cậu sinh viên dắt xe ghé vào cổng trường Hà Nội - Amsterdam và sử dụng một dịch vụ như thế. Vá xe cho cậu là một thanh niên trên dưới 30 tuổi, nom mặt mũi khá sáng sủa. Sau khi săm đã được tháo khỏi lốp và tìm ra vết thủng, tôi thấy thợ và khách hàng đôi co với nhau về giá cả. Gã thanh niên thợ vá đòi 20 ngàn còn cậu sinh viên không đồng ý, cho rằng giá có thể cao hơn nhưng không thể tới 20 ngàn. Cả hai đều giữ nguyên ý kiến của mình nên kết cục là gã thợ vá bỏ đi để mặc cậu sinh viên ở lại với chiếc xe hỏng săm. Thậm chí, có vẻ như muốn bù cho việc mình đã phải tháo săm không công, gã thợ vá còn không thèm cho lại săm vào trong lốp xe.

Tôi bắt đầu để ý đến sự việc khi thấy cậu sinh viên đang loay hoay nhét cái săm hỏng vào lốp. Dĩ nhiên, không có mấy cái móc lốp thì cậu ta làm sao hoàn thành được việc đó. Cái săm vào được hết nhưng đến đoạn cuối thì lốp không thể ăn nốt vào vành bánh xe. Sau vài lần cố gắng chẳng kết quả, cậu sinh viên đành để mặc thế, dựng chân chống xe rồi khệ nệ bê cái bao đặt lên giá đèo hàng đằng sau. Chẳng biết bao đựng gì nhưng cũng khá nặng, nhất là so với tầm vóc nhỏ bé của cậu. Chắc cậu bé định dắt cái xe xịt lốp ấy tới một cửa hàng chữa xe gần nhất.

Ý định của cậu sinh viên đã không thể thành công. Đi chưa được đầy mét, do lực đè xuống và bánh xe quay, lốp xe lại bong dần ra khỏi vành và cùng với đó, chiếc săm cũng bung ra theo, nom thật thảm hại. Cậu sinh viên dắt xe trở lại chỗ cũ, dỡ bao hàng xuống, quyết định lắp săm lốp hoàn toàn tử tế rồi mới đi. Hỡi ôi, như ta đã biết, thiếu mấy cái móc lốp thì việc này gần như vô vọng.

Những phụ huynh đang đứng chờ đón con quanh đó nhìn cậu ái ngại nhưng cũng bất lực. Một ông trung niên và một cô gái còn đến tận nơi, ngồi sụp xuống định giúp nhưng cũng bó tay. Tôi lục tìm trong cốp xe được một cái tuốc nơ vít. Nếu ai đó có một chiếc tuốc nơ vít hoặc một thứ tương tự như thế nữa thì tôi có thể thử móc lốp hộ cậu bé xem sao.

Còn đang tính xem có thể hỏi ai để có được chiếc tuốc nơ vít tương tự thì tôi giật mình vì một chiếc xe máy lao tới, xịch đỗ ngay sát cổng trường, cạnh chỗ cậu bé với chiếc xe đạp hỏng. Một người đàn ông trạc bốn mấy tuổi, to khỏe, da rám nắng, có vẻ khá bặm trợn bước xuống, cầm theo gói đồ, đi tới, miệng nói xẵng "để đấy tao xem nào". Tôi đứng nguyên với chiếc tuốc nơ vít trong tay tự hỏi không biết cậu bé còn bị kiếp nạn gì nữa đây.

Một thoáng lưỡng lự qua nhanh, cậu bé buông chiếc xe mặc cho người đàn ông xử lý. Anh ta nhanh chóng bỏ gói đồ xuống đất, ngả hẳn chiếc xe đạp nằm ra, rồi lấy bộ đồ móc lốp trong gói đồ dùng. Lúc này tôi mới quan sát chiếc xe máy anh ta đi và dễ dàng nhận thấy, anh ta cũng là một trong những xe ôm đứng ở cổng trường.

Tôi yên tâm cất chiếc tuốc nơ vít của mình vào cốp xe, lặng lẽ lùi lại quan sát từ xa. Anh ta hỏi cậu bé chỗ thủng ở đâu. Cậu bé líu ríu chỉ chỗ. Vừa tháo săm, anh ta vừa chửi "mẹ cái thằng, tháo ra xong vứt đây bỏ đi." Trong chốc lát, miếng vá đã xong. Tiện có máy ảnh mang theo, tôi lấy ra bấm 3 pô. Một pô xa, hai pô gần.

http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/s720x720/305508_483604381662502_1021792330_n.jpg

http://sphotos-d.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/215798_483613418328265_528145761_n.jpg

http://sphotos-h.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/s720x720/558834_483605591662381_1827735499_n.jpg



Tôi để ý thấy anh chữa xe không đòi tiền cậu bé. Khi cậu bé dắt xe đi, anh ta còn dặn với theo điều gì đó, nghe loáng thoáng "không phải trả tiền đâu". Vậy là tốt rồi. Tôi thở phào mừng cho cậu bé.

Xong mọi việc, anh xe ôm quay xe, lùi lại chỗ cánh xe ôm hay đứng, dựng xe, ngồi lên yên, rút điện thoại ra gọi. Tôi đứng từ xa, dùng zoom, chụp được chân dung anh. Thấy có thể viết thành một câu chuyện nhỏ, tôi bèn đến hỏi tên anh để ghi lại cho đúng thực tế. Gạn mãi anh mới nói anh tên Thạch. Khi tôi khen về hành động giúp cậu bé vừa rồi, anh nói "em cũng có con đang đi học, nó cũng có thể gặp khó khăn như thằng bé vừa rồi". Hóa ra cái van xe của thằng bé còn bị gã thanh niên kia tháo ra làm hỏng. Anh Thạch dặn thằng bé qua chỗ ông chú anh để thay cái khác "không phải trả tiền". Anh cũng vừa gọi điện thoại cho ông chú về việc đó. Anh Thạch còn kể, có lần đã thay săm không công, còn cho cả săm, cho hai bố con đèo nhau đi thi. Vậy ra anh đã từng làm những việc tốt.

http://sphotos-f.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/s720x720/598400_483605888329018_455518443_n.jpg



Đúng lúc ấy thằng cu nhà tôi tan lớp. Tôi chào anh Thạch và đưa con về. Cuộc sống vẫn có những cái tốt sửa sai cho những cái xấu như thế đấy. Mong sao những người tốt sẽ luôn gặp những việc tốt hay ít ra, nếu gặp việc xấu thì cũng sẽ có việc tốt sửa sai cho. Cầu mong như thế.

Tuấn Khỉ

23/11/2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]