Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

         Vị quan - y sư tài năng, đức độ

Lương y Lương Trọng Hối, một trong những cử nhân cuối cùng của nền khoa cử Nho học nước ta, là vị quan - y sư người Quảng được nhân dân thời bấy giờ hết sức trọng vọng…

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở Quảng Nam có một nhà Nho khá đặc biệt: tuổi trẻ làm cách mạng, tham gia biểu tình kháng thuế; lúc làm quan thì thanh liêm, ngay thẳng, thương dân. Cả đời làm thầy thuốc, ông cứu được nhiều người bị bệnh ngặt nghèo, lại noi gương phụ thân đau đáu chuyện xây trường học. Ông được nhân dân địa phương trọng vọng vì bản tính hiền hòa, thanh liêm, công bằng trong việc xử án. Nhà Nho đó là lương y Lương Trọng Hối, người làng Đồng Thành (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn).

Chuyện kể, năm 1926, khi làm tri phủ ở Hàm Tân, Bình Thuận, ông đã xử một vụ án nổi tiếng. Có hai anh em nhà nọ tranh giành nhau một đám ruộng do cha mẹ để lại. Cuộc tranh giành đến hồi quyết liệt, ai cũng muốn thắng bằng mọi giá, vì thế đều tìm cách hối lộ cho quan. Quan tri phủ Lương Trọng Hối đã gặp riêng từng người và đòi mỗi bên một số tiền lớn - lớn hơn cả giá trị của đám ruộng - và hứa sẽ xử cho họ thắng kiện. Vì lòng hiếu thắng, cả hai đều bằng lòng hối lộ quan phủ.

Trong phiên xử, ông phủ Hối đã chia mảnh ruộng làm hai, xử cho mỗi người được hưởng một nửa. Quan bảo: “Trong phiên tòa này, người thua là người không được một tí gì cả. Nhưng hôm nay, cả hai anh em nhà anh đều thắng, vì ai cũng được ruộng”. Nói xong ông phủ đem hai gói tiền mà hai anh em đã hối lộ trưng ra cho mọi người thấy rồi trả lại cho họ rồi bảo: “Chúng bay đã mù quáng, háo thắng đến độ quên cả thiệt hơn. Để được ruộng, bay đã quên giá trị của đám ruộng, quên tình nghĩa, quên đạo lý, quên lòng hiếu đễ với cha mẹ, anh chị”. Hai anh em ngớ người ra rồi ôm nhau khóc vì hối hận. Họ bái lạy vị quan thanh liêm đã dạy cho họ một bài học làm người sâu sắc, nhớ đời.

Không những làm quan thanh liêm, sáng suốt, cụ cử Lương Trọng Hối còn là một thầy thuốc giỏi. Nhiều người dân địa phương nơi ông làm quan và ở quê nhà được ông cứu sống. Ông đã viết một số sách về y học, nổi tiếng nhất là hai quyển “Thương hàn trị liệu” và “Bệnh thương hàn và cây thuốc nam”. Ông được các lương y của Quảng Nam tín nhiệm bầu làm Hội trưởng Hội Đông y từ thời kháng chiến chống Pháp cho đến khi qua đời vào năm 1969. Dân địa phương nơi ông nhiệm sở thường gọi ông là “Quan y sư”.

Lương Trọng Hối sinh năm 1888. Cha ông là cử nhân Lương Trọng Tuân, người đã có nhiều công lao trong việc xây dựng trường Quốc học Huế. Năm 1905, Lương Trọng Hối tham gia phong trào Duy tân ở quê nhà. Năm 1908, ông tham gia cuộc biểu tình kháng thuế nên bị bắt, kêu án 18 tháng giam ở nhà lao Hội An. Do tuổi nhỏ, 6 tháng sau ông được tha. Sau đó ông ra Huế học chữ Hán và Pháp ngữ. Trong thời gian này, ông đã cưu mang người con gái lớn của Phan Châu Trinh là bà Phan Thị Châu Liên. Ông đã đưa bà Châu Liên (lúc này mới 9-10 tuổi) ra Huế để dạy kèm cho học chữ quốc ngữ ở Nhà Hội Quảng Nam tại Huế, sau đó đưa vào học ở trường Đồng Khánh. Năm 1918, ông đỗ á khoa tại kỳ thi Hương ở trường thi Bình Định.

Đây là khoa thi cuối cùng của nền khoa cử Nho học nên hai trường Thừa Thiên và Bình Định được thi chung. Năm 1920, ông vào học ở trường Hậu bổ Huế. Ra trường, ông được bổ làm Tri phủ Hàm Tân (Bình Thuận). Trong thời gian làm quan ở phủ Hàm Tân, ông đã bí mật giúp đỡ những người tù Côn Đảo lúc vào đất liền. Năm 1926, khi cụ Phan Châu Trinh về Sài Gòn rồi chuẩn bị về Trung Kỳ vận động cho việc xóa chế độ quân chủ, phát hành các tờ báo tiến bộ… thì Lương Trọng Hối là người phụ trách tổ chức đón tiếp và vận động tham gia các hoạt động ở khu vực Nam Trung Bộ. Rất tiếc do sức khỏe, cụ Phan đã không thực hiện được chuyến đi. Trước những hoạt động yêu nước ấy, Lương Trọng Hối bị Chánh Sở mật thám Trung Kỳ là Sogny thường xuyên theo dõi và báo cáo về Phủ Toàn quyền.

Với tài xử án và đức thanh liêm, năm 1937 Lương Trọng Hối được triệu về kinh thành giữ chức Tá lý rồi Thị lang và Tham tri Bộ Hình. Năm 1944, ông về hưu. Năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim mời ông làm Tuần vũ Quảng Ngãi. Sau năm 1945, ông đã đảm trách nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch mặt trận Liên Việt tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Nam, Hội trưởng Hội Đông Y tỉnh. Sau năm 1954, trong thế chẳng đặng đừng, ông phải làm dân biểu một thời gian. Sau đó ông đã chuyển qua hoạt động văn hóa với chức Giám đốc Viện Hán học Huế và Hội trưởng Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam.

Người dân quê ông vẫn luôn nhắc đến chuyện nhờ uy tín và sự vận động của Lương Trọng Hối mà Quế Sơn có một trường trung học công lập sớm hàng đầu của tỉnh Quảng Nam, xây dựng từ năm 1958.

Nhiều người lớn tuổi của Quế Sơn vẫn còn nhớ bài thơ “Một gánh dân quyền” nổi tiếng của ông làm năm 1908, khi tham gia phong trào kháng thuế, bị bắt giam ở nhà lao Hội An, lúc ông mới 20 tuổi:

Sang trọng như ta có hội này,
Khi dinh quan tỉnh, lúc lầu Tây.
Giữa ngọ cơm xơi: buồng khép kín,
Sang dần lính chực: súng giăng dây.
Nghiêng vai chung đỡ trời Âu Việt,
Xỏ cẳng ngồi xem cuộc gió mây.
Nghĩ mình nhò nhỏ chưa chi mấy,
Một gánh dân quyền nắm lại đây.


                    LÊ THÍ
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Tuấn Khỉ đã viết:
Một hành động anh hùng của phụ nữ bằng vạn hành động anh hùng của đàn ông!
Thanh Đình đã ngồi nghe chị ấy kể chuyện mà không dám nhìn chị ấy vì sợ chị ấy nhìn thấy chuồn cũng biết :((.

CÓ một chi tiết chị ấy kể là ngày xưa chỉ trong một ngày chị ấy nhận được một lúc 49 lá thư tỏ tình vậy mà cuối cùng...

Cảm ơn các bạn đã đọc và chia sẻ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cứu tinh của dân Quang Lộc



SGTT.VN - Mưa tầm tã, nước tràn vào nhà, nhấn chìm tất cả các con đường liên xã. Hơn 3.730 người dân sống ở xã Quang Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) không còn đường thoát thân. Đêm đến, lũ càng dữ hơn, nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về. Mọi người bắt đầu hoảng loạn, kêu cứu…

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=119698
Ông Văn (bìa phải) ăn tạm gói mì tôm để lấy sức chèo thuyền cứu dân đang mắc kẹt trong lũ.




Chính lúc này, người lái đò 50 tuổi của xã Quang Lộc là ông Trần Văn, xuất hiện.

Bà Nguyễn Thị Danh Thành, 75 tuổi, ở xóm Tam Đa, vẫn chưa thể bình tĩnh khi nhớ lại cơn lũ dâng nhanh hôm đó: “Tui sống chừng ni tuổi nhưng chưa năm nào chứng kiến lũ lên mau như năm ni. Cả làng không kịp chạy, chỉ kịp leo lên chạn nhà là lũ ào xuống. Lúa má, đồ dùng trôi hết, không kịp cứu mô. May có chú Văn…”

Ông Văn kể lại: “Đêm đó (16.10) trời tối đen như mực, mưa tầm tã. Nước lên ngập cửa sổ nhà chỉ trong chốc lát làm cả làng nháo nhác kêu cứu. Tui chỉ kịp nói vợ đưa mấy đứa nhỏ lên chạn nhà rồi bơi nhanh ra chỗ chiếc ghe cất gần nhà, nổ máy chạy. Giữa đêm, ở chỗ mô cũng nghe tiếng kêu cứu. Tui ới thêm người bạn cùng xóm nữa, rồi người điều khiển ghe người mở cửa, dỡ ngói đưa bà già, trẻ nhỏ đi trước tới chỗ an toàn. Suốt đêm đó đến chiều tối ngày hôm sau, tui chưa kịp ăn uống gì vì phải lo chạy đưa bà con về nơi tập kết an toàn”.

Ông Đặng Hồng Kiệm, chủ tịch UBND xã Quang Lộc, cho biết, toàn xã có gần 7.000 hộ dân thì có đến một nửa dân số ở năm thôn Tam Đa, Ban Long, Hướng Đình, Trại Lê, Tân Lập có nhà bị ngập sâu 2 – 3m nước. Ông nói: “Nước lên quá nhanh, chúng tôi không có đủ phương tiện ứng cứu người dân, ruột nóng như lửa. Tính ra, một nửa dân số Quang Lộc nhờ vào chiếc ghe của ông Văn, không thì…”

Sáng 19.10, lúc chúng tôi có mặt tại xã Quang Lộc thì mọi tuyến đường liên xã, liên huyện thông ra quốc lộ 1A đều ngập sâu. Năm thôn của xã Quang Lộc như một ốc đảo chơi vơi giữa mênh mông nước. Trời lạnh, nước lũ đục ngầu thì cứ cuồn cuộn chảy nhưng ông Văn, với dáng thấp đậm và độc chiếc quần đùi vẫn tiếp tục điều khiển ghe máy, phụ với chính quyền và lực lượng cứu hộ băng lũ, đưa mì gói cứu đói và nước uống đến dân làng. Chuyển hàng cứu trợ xong, ông lại tiếp tục đưa ghe đến những thôn xa, đảo quanh những ngôi nhà còn lấp ló mái để tìm coi có ai còn mắc kẹt để đưa họ đến chỗ an toàn.

Chúng tôi may mắn gặp được ông khi đi cùng đoàn cứu trợ xã hôm đó. Trời vẫn mưa, nước lũ dâng cao, ông Văn vừa điều khiển xuồng máy vừa bóc vội gói mì tôm cứu trợ nhai ngấu nghiến. Miệng nhai mà mắt ông cứ đăm đăm hướng về làng đầy vẻ lo lắng. Đã năm ngày qua, ông không có thời gian về kê thóc lúa lên cao cho vợ. “Nhà cửa ngập lụt, lúa má, lợn gà trôi theo lũ hết nhưng tính mạng con người là quan trọng, mình phải cứu người trước đã”, ông Văn nói với chúng tôi mà ánh mắt vẫn không thôi khắc khoải về hướng làng…

Chị Đỗ Thị Hà ở xóm Tam Đa, vừa được kéo lên ghe của ông Văn từ bên dưới một mái nhà. Tay ôm đứa con nhỏ mới tròn tuổi, giọng chị lập cập vì mừng thoát nạn: “Nhà có năm mẹ con, chồng đi làm ăn xa. Lũ lên nhanh, tui leo lên chạn nhà mà cứ nghĩ phen ni là chết. May được bác Văn cứu. Bác Văn đúng là cứu tinh…”.

Bài và ảnh: HÀ ANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=119698
Ông Văn (bìa phải) ăn tạm gói mì tôm để lấy sức chèo thuyền cứu dân đang mắc kẹt trong lũ.
Bài và ảnh: HÀ ANH
Nếu ta chẳng biết thương nhau
Mong sao người tận đẩu đâu thương mình?
Tai ương đến bất thình lình
Trước tiên cấp cứu phải mình cứu ta.
Cứu người phúc đẳng hà sa
Thương người ấy chính cũng là thương thân.
Anh hùng luôn ở trong dân
Vô tư chẳng đợi chia phần, giấy khen!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Một học sinh lớp 4 không tham của rơi



Em Phan Việt Hân - học sinh lớp 4C Trường tiểu học Phan Thanh, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã trả lại số tiền 23 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Viet20Han-1.jpg
Em Phan Việt Hân - người đã trả lại số tiền 23 triệu đồng cho người đánh rơi.


Em Hân kể lại, vào chiều 1/11, trên đường đi học về, em đã nhặt được chiếc ví, trong đó có số tiền 23 triệu đồng. Không một chút do dự em liền mang đến báo với tổ nhân dân thôn Bảo An Đông (nơi em nhặt được ví) và nhờ tìm người mất để trả lại. Qua 3 ngày tìm kiếm, mọi người biết chính xác chủ nhân chiếc ví là anh Đoàn Bốn (trú thôn Xuân Đài, xã Điện Quang). Anh đã đánh rơi ví trên đường về nhà sau khi vừa vay tín chấp số tiền trên tại ngân hàng để đầu tư sản xuất.

Cô giáo Huỳnh Thị Mỹ, giáo viên chủ nhiệm em Phan Việt Hân, cho biết: gia đình Hân rất khó khăn, bố mẹ làm thuê, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả. Việc làm của em Phan Việt Hân nhặt của rơi trả lại cho người mất, thật đáng biểu dương, khen ngợi.

Theo Nguyên Khang
Giáo dục & Thời đại

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/...-4-khong-tham-cua-roi.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Viet20Han-1.jpg
Em Phan Việt Hân - người đã trả lại số tiền 23 triệu đồng cho người đánh rơi.

Theo Nguyên Khang
Giáo dục & Thời đại

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/...-4-khong-tham-cua-roi.htm
Tuổi nhỏ, lương tâm lớn
Bé đã biết làm người.
Lớn không làm được thế
Hãy lấy đấy mà soi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngón đàn Vĩnh Bảo - Tiếng đời thiết tha



Nhạc sư Vĩnh Bảo năm nay đã bước vào tuổi 93. Ông là người kỳ cựu nhất còn lại của đờn ca tài tử “nguyên gốc” Nam bộ. Hơn 75 năm chơi đàn, ông tiếp cận hơn 200 nhạc sư, nhạc sĩ, nghệ nhân ba miền Nam, Trung, Bắc với quan niệm “tri âm, tri điệu” thật phóng khoáng.

Ở con phố nhỏ hẹp đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, ít ai ngờ vị nhạc sư khiêm tốn ấy đã từng nhận giải thưởng Đào Tấn năm 2005; được vinh danh tại hội nghị âm nhạc dân tộc nhạc học thế giới tại Honolulu, Mỹ năm 2006; và đầu năm 2009, ông vinh dự được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Văn học nghệ thuật…

Giản dị, ân cần, đôi khi khá dí dỏm, nhạc sư Vĩnh Bảo luôn làm người tiếp xúc, trò chuyện hay ngay cả những người đến xin thọ giáo học nhạc với ông đều có cảm giác thú vị bất ngờ về tài đàn, về kiến thức uyên bác và biết nhiều ngoại ngữ của ông.

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/08/images344956_T5a.jpg
Nhạc sư Vĩnh Bảo đang hướng dẫn bản Tứ đại oán cho Alexander M.Cannon, nhạc sĩ - nghiên cứu sinh Mỹ, thuộc Đại học Michigan. (Ảnh: YÊN NGỌC)




Vĩnh Bảo sớm có mặt trong làng âm nhạc Việt Nam. “Dấu ấn” của nghề nghiệp bắt đầu khi tiếng đàn của ông được thu đĩa Béka năm 1938 cùng tiếng hát của cô Ba Thiệt. Ông cũng là một trong những người sáng lập Trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (tiền thân Nhạc viện TPHCM) và tham gia giảng dạy, truyền bá âm nhạc truyền thống dân tộc tại đây khoảng 10 năm (1956 - 1966).

Năm 1970, một “dấu ấn mới” khi nhạc sư Vĩnh Bảo được Trường Đại học Illinois mời sang Mỹ tham gia giảng dạy bộ môn âm nhạc dân tộc Việt Nam, cùng GS-TS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy.

Một điều thật thú vị, dù nhạc sư Vĩnh Bảo đã rời xa trường học hơn 40 năm trời nhưng khá nhiều “môn sinh” vẫn tìm đến xin “thọ giáo” ngón đàn của ông bằng cả tấm lòng ngưỡng mộ và yêu kính.

Ngoài lớp học trò trong nước, không ít người Việt ở nước ngoài tìm về cội nguồn dân tộc qua việc thường xuyên học nhạc trên phương tiện internet hoặc trở về nước xin học đàn trực tiếp với ông. Đây cũng là niềm hạnh phúc của một con người dành hết cuộc đời cho âm nhạc. Nhưng đối với nhạc sư Vĩnh Bảo, âm nhạc còn có một ý nghĩa thiêng liêng vì nó gắn liền với tâm hồn sâu lắng của con người.

Đàn là một cách tỏ bày tâm tư, tình cảm vui buồn, sự thăng hoa, nỗi đau khổ của nhạc sĩ về cuộc đời. Người nghệ sĩ chia sẻ mọi điều với đời nhưng suốt cuộc đời họ vẫn luôn đi tìm ý nghĩa vô cùng của nó. Có lẽ, điều này, nhạc sư Vĩnh Bảo đã được một “khách tri âm” đáp lại bằng một bài thơ qua lần ghé thăm căn gác nhỏ và được thưởng thức tiếng đàn của ông:

Kìm tranh mấy tiếng dạo qua,
Khi than thở, lúc vui hòa lứa đôi,
Tiếng kim, tiếng mộc, tiếng người,
Ngón đàn Vĩnh Bảo, tiếng đời thiết tha.


Bài thơ ấy là của nhà thơ Huy Cận, viết tặng nhạc sư Vĩnh Bảo ngày 29-5-1996.

Nhạc sư Vĩnh Bảo, một bậc thầy kiệt xuất về âm nhạc cổ truyền Nam bộ, nhất là lĩnh vực đờn ca tài tử. Nhưng điều đáng quý là ông sống giàu tình cảm và cũng rất đa cảm! Nhiều nhạc sinh yêu quý ông không chỉ vì tài đàn mà chính từ tấm chân tình của người thầy tài hoa, giản dị ấy.

Chúng tôi nhớ lại những hình ảnh thật cảm kích của Alexander M. Cannon, một nhạc sĩ Mỹ sang Việt Nam nghiên cứu âm nhạc Việt, đã bày tỏ tình cảm “tôn sư, trọng đạo” qua buổi tiệc sinh nhật nhỏ mừng nhạc sư Vĩnh Bảo ở IDECAF vào ngày 19-8 năm ngoái; nhớ nhiều email từ những người học trò của nhạc sư Vĩnh Bảo gửi đi liên tục kêu gọi thật cảm động, tha thiết mong mỏi đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Vũ Anh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TPHCM cứu chữa người thầy yêu kính thoát hiểm tình trạng xuất huyết não vào cuối tháng 3 vừa qua…

Và những người bạn, đồng nghiệp, cùng nhiều học trò yêu âm nhạc dân tộc luôn gọi nhạc sư Vĩnh Bảo là “quốc gia chi bảo”!

KIM ỬNG  (Báo SGGP)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghệ nhân ca trù Kim Đức:

Không thể “ở ẩn” được nữa!



SGTT.VN - Ở độ tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi, nghệ nhân Kim Đức lại cần mẫn tìm kiếm những học trò xứng đáng, để truyền thụ tinh tuý của nghệ thuật ca trù được bà cất giữ hơn nửa thế kỷ. Bà chính là ca nương cuối cùng của họ Phó, dòng họ đã đóng góp cho ca trù biết bao đào nương, kép đàn tài hoa.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=118033
Nghệ nhân ca trù Kim Đức – đào nương duy nhất còn lại của giáo phường nổi tiếng Khâm Thiên.




Không ít người ngạc nhiên khi bà đứng ra lập nhóm ca trù Kim Đức. Sau nhiều năm vắng bóng, điều gì khiến đào nương Kim Đức quyết định “tái xuất”?

Có lẽ là vì sốt ruột. Khi bà Quách Thị Hồ còn sống, tôi chưa có cảm giác này. Tới lúc bà Hồ mất đi, tôi mới thấy hụt hẫng. Nhìn quanh, cả một thế hệ đào nương, kép đàn vang danh một thuở, giờ chỉ còn lại mỗi mình mình, mà người kế thừa thì chưa xuất hiện. Không thể “ở ẩn” được nữa. Tôi bắt đầu tìm kiếm học trò để truyền nghề. Nhưng thực sự tìm không dễ… Ngoài giọng hát, còn phải có một cái tâm với ca trù, thì mới kiên trì đến cùng, và mới có thể trở thành một ca nương. Đó là lý do vì sao tôi nhận rất ít học trò, dù rất nhiều người đến xin theo học.

Người ta vẫn cho rằng, ca trù ít người học và cũng ít người thưởng thức, là vì nó “bác học” quá. Có đúng vậy không, thưa bà?

Theo tôi, bác học hay không, không quan trọng. Vấn đề nằm ở tài năng và sự đam mê. Học ca trù là phải học cả thanh nhạc và nhạc cụ, rất mất thời gian, công sức. Ca nương, ngoài ca, còn phải biết gõ phách, và nắm được những nguyên lý căn bản của đàn đáy, trống chầu. Tương tự, kép đàn, ngoài đàn, phải vững cả về thanh nhạc và bộ gõ (phách). Có người nói, chỉ người Hà Nội gốc mới hát được ca trù. Điều ấy không sai, vì ca trù đòi hỏi ca nương phải phát âm thật chuẩn. Bộ gõ cũng vô cùng quan trọng. Trong ca trù, phải học gõ phách trước, rồi mới học hát sau. Tôi vốn là con nhà nòi, được nghe tiếng đàn, tiếng hát, tiếng phách từ lúc chưa chào đời, lại có chút năng khiếu nên học nhanh lắm. Thế nhưng vẫn phải rèn luyện qua năm năm mới được phép bước lên sân khấu. Biểu diễn ca trù tức là hát theo yêu cầu. Khán giả yêu cầu bài nào, ca nương hát bài đó, nên phải thuộc tất cả các bài rồi mới được đi hát. Trước đây, có dạo, người ta mở lớp dạy hát ca trù, mời tôi hướng dẫn. Khi biết thời gian dạy chỉ có hai tháng, tôi từ chối, vì sau hai tháng luyện tập, học trò chưa cầm được phách, nói gì đến hát! Thế mà nay người ta đảo lộn, đốt cháy giai đoạn như thế đấy, rồi có khi lại bảo học ca trù dễ ợt.

Có người nói rằng, nếu nghệ nhân Kim Đức không lui về ở ẩn sớm trong 20 năm, thì biết đâu, ca trù không tràn lan những hiện tượng đáng buồn như vậy?

Tiếng là ở ẩn, mà có thôi đau đáu về ca trù đâu. Tôi rất sợ sau này mình mất đi những cái là chuẩn, là chính thống của ca trù. Trước đây, các cụ dạy ca trù đều theo kiểu truyền khẩu. Vì vậy, sau này mới thành tam sao thất bản, các ca nương thời nay mới thích hát sao thì hát, hát sai, gõ phách sai lung tung cả. Tôi mới nghĩ ra mình phải ghi chép, phải thu âm lại. Đến thời điểm này, tôi cũng đã khá yên lòng về đội ngũ kế nghiệp. Nhưng vẫn chạnh buồn vì người ta chưa hiểu đúng ca trù. Chẳng hạn, danh xưng cô đầu trong ca trù đẹp là thế, cao quý là thế, sao lại dùng để ám chỉ cái xấu, cái hư hỏng. Người ta có biết đâu, cô đầu, bà đầu, cụ đầu tức là những người đứng đầu, người giỏi nhất giáo phường. Mình thì không có cơ hội để giải thích. Còn những người làm công tác quản lý văn hoá thì cứ để kệ thế thôi!

thực hiện: HƯƠNG LAN
ảnh: HI LAM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người yêu rừng



TT - Cứ một năm ông có ít nhất ba tháng ở trong rừng. Rừng đối với ông là máu đối với cơ thể, là oxygen cho hơi thở...

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462616
PGS.TS Bảo Huy (bìa trái) trong một cuộc sinh hoạt với học trò và đồng nghiệp dưới cơn mưa rừng bên ngoài - (Ảnh: Trung Tân)




Ông là PGS.TS Bảo Huy, trưởng bộ môn quản lý tài nguyên rừng và môi trường thuộc khoa nông - lâm nghiệp ĐH Tây nguyên. Cả cuộc đời nghiên cứu và giảng dạy của ông đều liên quan đến rừng. Không chỉ trong những lúc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu; mà bất cứ với ai, ở đâu ông cũng đều say sưa nói về rừng với những câu chuyện làm sao để rừng mãi xanh, làm sao để cả cộng đồng nhận lợi ích từ rừng, cùng bảo vệ rừng bền vững...

“Nghề bảo vệ cho toàn cầu”...
Có một lần trong chuyến đi cùng ông, khi đang ngồi ở độ cao trên dưới 1.000m ở dãy Chư Yang Sin (Đắk Lắk), ngoài trời mưa tầm tã nhưng sáng ra suối vẫn hiền hòa chảy, đất trên rừng vẫn như không hề suy suyển, xói mòn. Ông rạng rỡ nói mưa to như thế mà không bị gì là vì rừng được bảo vệ tốt. Nhân đó ông nói như tâm sự với mọi người: “Rừng có tác dụng giữ nước, giữ được rừng là giữ được nước, mất rừng là bao nhiêu tai họa sẽ ập đến, làm biến đổi cuộc sống của cả đất nước. Việc lũ lụt ngày một hung dữ hơn là một bài học rõ nhất cho việc phá hoại rừng”.

Tuổi chỉ mới 55 nhưng tóc ông bạc trắng, cộng với dáng vẻ gầy gò khiến người ta dễ nghĩ ông đã đến tuổi xưa nay hiếm. Nhưng đừng thấy vẻ bên ngoài mà xem thường sức khỏe của ông. Đa số lũ thanh niên, sinh viên chúng tôi thở hồng hộc mà vẫn không theo nổi ông trong chuyến đi rừng Chư Yang Sin.

Đêm ở rừng sâu. Bên đống lửa. Ông ôm đàn bập bùng cùng các học trò. Và ông lên dây cót tinh thần cho các sinh viên: “Ai cũng có một nghề để lập nghiệp. Thầy trò ta đã chọn nghề lâm nghiệp, một nghề rất vất vả và không phải là mảnh đất màu mỡ cho sự nổi tiếng, cho sự làm giàu bản thân. Nhưng đó là nghề “quốc tế” vì chúng ta bảo vệ rừng ở đây cho bà con miền xuôi và cho cả toàn cầu...”.

Đối với ông, học phải đi đôi với thực hành, thực nghiệm. Ông luôn đưa sinh viên đi thực tế tại các khu rừng để tham gia hoàn thành môn, luận án tốt nghiệp... Ở những nơi đó, có khi vài ngày, có khi một tuần hay cả tháng sinh viên, giảng viên và hướng dẫn đều làm việc chung, phân nhóm và trách nhiệm nghĩa vụ như nhau từ mang vác, nấu nướng cũng như thực hiện nghiên cứu.

Ngày ngày PGS.TS Bảo Huy vẫn tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy, cho “ra lò” những lớp cử nhân lâm nghiệp. Và ông luôn tâm niệm: “Đã đi vào lâm nghiệp phải thật yêu nghề và phải chịu được vất vả. Cái thu được, cái hào quang không có ngay trước mắt, đó là sự thầm lặng suốt đời và có khi không ai hiểu, nhưng quan trọng nhất là mình yêu quý nghề nghiệp của mình. Hạnh phúc chẳng bao giờ định lượng được, chỉ có hạnh phúc trong công việc mới đáng quý. Tôi biết nhiều sinh viên không yêu nghề, tôi khuyên các em nên tìm hướng đi khác...”.

Trưởng thành từ nghèo khó
Thời trai trẻ, anh thanh niên Bảo Huy của những năm 1970 không hề nghĩ rằng có ngày mình lại gắn bó với rừng. Niềm đam mê thời trẻ của Bảo Huy là ngành toán. Năm 1976, anh theo gia đình từ Huế lên Buôn Ma Thuột sinh sống. Anh vừa đi học vừa xin làm việc trong một xưởng cưa, một điều hết sức bình thường của đa số thanh niên thời ấy. Chính ở cái nơi mà ngày ngày anh góp phần “xẻ thịt” rừng ấy đã khiến Bảo Huy chuyển hướng đăng ký thi vào khoa nông - lâm nghiệp ĐH Tây nguyên. Tốt nghiệp ĐH, anh được giữ lại trường để giảng dạy rồi trở thành thạc sĩ, tiến sĩ.

Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, đất nước dù đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều người đã bỏ nghề dạy để đi kiếm sống nhưng ông vẫn miệt mài với những công trình nghiên cứu, bảo vệ luận án của mình về rừng, về lâm nghiệp. Nhiều lần đi Hà Nội bảo vệ đề tài nghiên cứu nhưng ông chỉ đủ tiền để mua vé xe, tàu nên phải trải chiếu ngủ ở ga Hàng Cỏ. Bao nhiêu khó khăn với cơm áo gạo tiền, bao nhiêu nỗi lo khác đều không quật ngã được niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong trái tim ông...

“Giao rừng cho cộng đồng”
Đó là tên một dự án của ông.

TS Cao Thị Lý - một đồng nghiệp của ông - kể: “Ban đầu khi chúng tôi làm các dự án về cộng đồng và ngay cả khi tôi làm luận án tiến sĩ về vấn đề này đều bị phản đối dữ dội vì lý luận về bảo vệ rừng nghiêm ngặt là cấm đưa lâm sản ra khỏi rừng! Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm cách bảo vệ tốt nhất là dựa vào dân, để người dân cùng hưởng lợi ích từ rừng thì họ sẽ bảo vệ rừng không bị tàn phá để thu lợi ích lâu dài, bền vững...”.

Năm đầu tiên ông Bảo Huy cùng nhóm của mình làm dự án “Giao rừng cho cộng đồng” ở buôn Bu Nơr (xã Quảng Tâm, Tuy Đức, Đắk Nông) của bà con người M’Nông vào thời điểm năm 2000.

“Ngày đó chúng tôi đến nghiên cứu để triển khai dự án, người bản địa rất không vui vì họ nghĩ Nhà nước đổ trách nhiệm bảo vệ rừng cho họ. Vì mất rừng thì họ bị xử phạt mà làm tốt lại không được chia sẻ lợi ích gì cả. Lúc đó không có chính sách chia sẻ lợi ích như sau này chúng tôi đề xuất nên gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã họp bà con và nói: “Bà con mình sống bao đời với rừng, lên rừng lấy củi, lấy thực phẩm, cây thuốc và săn những con thú nhỏ. Nếu không tự bảo vệ rừng, rừng mất đi sẽ mất hết lợi ích. Mà mất rừng, môi trường sống, văn hóa của bà con cũng mất... đó là lợi ích thiết thực nhất”.

"Bà con nghe ra nên nhận lời bảo vệ rừng và họ đã làm rất tốt như bao đời nay vẫn thế. Tôi lại nghĩ nếu chỉ để bà con trông coi không thôi thì trách nhiệm của họ với rừng cũng không gắn chặt. Tôi đề xuất phương án chia sẻ lợi ích để bảo vệ rừng bền vững. Người dân trong buôn sẽ cùng nhau bảo vệ rừng, cho khai thác chọn lọc gỗ và lâm sản ngoài gỗ hằng năm để phát triển rừng bền vững” - ông kể.

PGS.TS Bảo Huy cho biết thêm đến nay đây là buôn có nhiều đoàn đến tham quan và nghiên cứu, học tập kinh nghiệm. Là buôn 100% đồng bào dân tộc M’Nông nhưng họ có cách bảo vệ và khai thác rừng bền vững thật sự chuyên nghiệp.

Từ thành công của buôn Bu Nơr, dự án “Giao rừng cho cộng đồng” đã lan tỏa sang làng Đề Ta (xã Kong Chiêng, huyện Mang Yang, Gia Lai) của người Ba Na, buôn Tun (Krông Bông, Đắk Lắk) của người Ê Đê... Từ ý tưởng của các dự án này, hiện nay Cục Lâm nghiệp đang triển khai mô hình này tại 10 tỉnh, 40 xã trên toàn quốc nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững hơn.

“Phải hiểu đồng bào mình bao đời nay chia sẻ lợi ích và bảo vệ rừng như thế nào. Vì họ bao đời nay sống với rừng và cả đại ngàn vẫn xanh, quy kết họ phá rừng là cái sai vô cùng nghiêm trọng. Phải để cho cộng đồng cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm thì rừng mới an toàn, bền vững. Bảo vệ không có nghĩa là cấm mọi hành động khai thác...” - PGS.TS Bảo Huy chia sẻ.

Gần đây, PGS.TS Bảo Huy cùng nhóm nghiên cứu của mình làm các dự án bảo tồn voi, bảo tồn cây thủy tùng và đang làm đề tài cấp bộ về carbon, làm điều kiện để tham gia chương trình giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng trong chương trình REDD (Reduced emission from deforestation in developing countries - Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển) cho Chính phủ...

TRUNG TÂN


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=462617
PGS.TS Bảo Huy cùng TS Thanh Hương (bìa trái) và một học trò xác định tọa độ xuất hiện thú rừng ở vườn quốc gia Chư Yang Sin - (Ảnh: Trung Tân)




"Ở đâu chúng ta thực tâm đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết, cho người dân tham gia suy nghĩ và chia sẻ lợi ích từ rừng thì rừng luôn được bảo vệ rất tốt..."

PGS.TS Bảo Huy
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ông tiến sĩ bầu bạn với nhà nông



SGTT.VN - “Về miền Tây, vào nhà vườn hỏi thầy Vệ thì không người nông dân nào không biết!” Lên internet tìm kiếm về nhà giáo ưu tú, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ thì chỉ thấy bài viết về những công trình nghiên cứu khoa học, ý kiến trong các buổi hội thảo, thông tin về thầy dường như không có. Chỉ biết, thầy từng là trưởng khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng của đại học Cần Thơ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=120642
PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ cùng sinh viên nông nghiệp.




Nhà khoa học chân đất
Trong một buổi đi thực địa với thầy Vệ, chúng tôi đã thấy bà con nông dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chưa một lần gặp mặt thầy nhưng ai nấy tay bắt mặt mừng như gặp người thân. Nghe tin thầy Vệ ghé qua thăm vườn mận nhà chú Huỳnh Văn Mỹ, bà con mang đủ loại mẫu bệnh trên cây trồng đến nhờ thầy định bệnh và tư vấn cách xử lý khiến thầy không thể dứt ra. Mỗi tuần, họ “gặp” thầy trên chương trình Bạn nhà nông của đài truyền hình Cần Thơ, nên chẳng biết tự lúc nào, họ xem thầy là bạn…

Thầy kể bằng cái kiểu mộc mạc mà chân tình của người miền Tây, là con thứ năm trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Năm 1969, chàng thanh niên Nguyễn Bảo Vệ đậu tú tài và thi vào khoa nông học thuộc viện đại học Cần Thơ lúc đó. Khi ấy, quyết định chọn học ngành nông nghiệp chỉ giản đơn vì ước muốn đem những kiến thức mình học được về giúp đỡ gia đình, cải tạo mảnh vườn, miếng ruộng của mẹ cha. Có ngờ đâu, gần 40 năm gắn bó với nghề, ông đã trở thành người ơn của biết bao hộ gia đình nông dân, đã dìu dắt và truyền đam mê cho nhiều thế hệ các nhà khoa học nông nghiệp trẻ. Khoa nông nghiệp, trường đại học Cần Thơ mà hơn chục năm thầy đảm nhiệm cương vị trưởng khoa được đánh giá là nơi dẫn đầu chất lượng đào tạo về nông học tại Việt Nam hiện nay.

Tốt nghiệp đại học năm 1972, được giữ lại khoa làm giảng nghiệm viên và trở thành cán bộ giảng dạy vào năm 1975, từ đó, thầy Vệ gắn chặt đời mình với những trăn trở, những nghiên cứu khoa học để giúp nông dân áp dụng hiệu quả nhất. Bây giờ, có dịp về lại động cát Long Sơn, tỉnh Trà Vinh, thấy bà con làm giàu bằng trồng rau màu trên “vùng đất chết” ngày ấy thì mới biết, họ biết ơn thầy Vệ và các công sự của ông như thế nào. Thầy hướng dẫn cách cải tạo đất, cách bón phân, phòng trừ dịch hại, bảo quản trái cây sau thu hoạch, giúp tự thụ phấn... Bà con vỡ lẽ ra nhiều điều mà nếu không có các nhà khoa học, họ không thể biết được.

Nông dân cần thì chưa nghỉ ngơi
Được xem là nhà khoa học có cách nói chuyện gần gũi, dễ hiểu với nông dân, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ luôn được các đài truyền hình ở đồng bằng sông Cửu Long mời tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi, tháo gỡ vướng mắc của nhà nông về kỹ thuật canh tác. Ông còn vị là giám khảo không thể thiếu ở các cuộc thi nông dân sản xuất giỏi. Đến tuổi nghỉ hưu, không biết bao nhiêu doanh nghiệp mời về làm việc, thầy khéo léo chối từ. Thầy còn một trách nhiệm nặng nề hơn. Giờ đây, dù cương vị đảm trách chỉ là trưởng bộ môn khoa học cây trồng của đại học Cần Thơ, nhưng nơi đó rất cần thầy cho việc đào tạo đại học và sau đại học, cần sự đóng góp của thầy trong nghiên cứu chuyên sâu. Và quan trọng hơn cả, hàng triệu nông dân miền Tây vẫn cần lắm tấm lòng và nguồn tri thức vô giá của thầy.

Bốn mươi năm theo đuổi khoa nông nghiệp đã cho thầy Vệ một thứ quý hơn những giá trị vật chất đó là sự tin yêu của học trò, đồng nghiệp, của bà con nông dân. Học trò của thầy giờ đây hầu hết làm việc ở các sở, phòng nông nghiệp, bà con nông dân đã biết cách canh tác cho năng suất cao hơn; nhưng vẫn còn nhiều sinh viên đam mê nông nghiệp cần thầy hướng dẫn, còn nhiều nghiên cứu thầy vẫn chưa thực hiện. May mắn thay, niềm đam mê ấy được hậu thuẫn bởi người vợ hiền cũng là nhà giáo về hưu. Cô lặng lẽ theo chân thầy những chuyến đi xa, lo lắng việc nhà để thầy yên tâm công tác. Công việc của thầy vất vả, con cái trong nhà càng rõ hơn ai hết, thế nhưng Nguyễn Bảo Ngọc, cô con gái cưng của thầy cũng tiếp bước theo cha: Ngọc đang là sinh viên năm thứ ba khoa nông nghiệp.

Theo chân thầy trong những chuyến thực địa, nhìn những giọt mồ hôi lăn dài trên trán thầy, thấy nụ cười của những nông dân chất phác, chúng tôi hiểu rằng, ông tiến sĩ bạn của nhà nông này chắc còn lâu lắm mới được nghỉ ngơi.

Bài và ảnh: BÍCH UYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối