Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 29/11/2010 21:47
Có 13 người thích
Ngày gửi: 01/12/2010 20:41
Có 5 người thích
Ngày gửi: 01/12/2010 20:59
Có 6 người thích
haanh8354 đã viết:Làm theo bản chất của ta
LẤY ÂN TRẢ OÁN
Chuyện kể rằng: “Có hai người thổ dân Nam Phi giận ghét nhau dữ dội đến độ họ chỉ mong có dịp để “choảng nhau” cho hả cơn giận.
Ngày kia, một trong hai người đã gặp thấy một bé gái, con của kẻ thù mình trong khu rừng. Anh ta tóm lấy cô bé, rồi rút dao chặt cụt hai ngón tay của nó rồi thả cho đi. Cô bé vừa chạy về nhà vừa kêu la thảm thiết. Còn hung thủ thì vừa đi vừa la lối ra vẻ đắc chí : "Ta đã trả thù được rồi!"
Mười mấy năm trôi qua, cô bé kia nay đã lập gia đình, có chồng con và sống hạnh phúc. Bỗng một buổi chiều kia, một người hành khất xuất hiện nơi cửa xin bố thí. Bà chủ nhà trẻ nhận không khó khăn để nhận ra người hành khất đó chính là kẻ đã chặt hai ngón tay mình. Cô vội vã trở vào trong nhà tìm cách "báo thù", bằng cách bảo người giúp việc đem bánh ra cho ông ta ăn. Khi người hành khất đã ăn no, bà chủ nhà còn trao cho hắn chút tiền, đồng thời giơ bàn tay cụt hai ngón ra cho hắn xem và nói: "Tôi cũng đã trả thù được rồi! Xin Chúa chúc lành cho cả hai chúng ta!. Người hành khất xúc động khóc ròng, vì cảm phục trước tấm lòng nhân hậu của kẻ đã bị mình gây đau khổ”.
Ngày gửi: 01/12/2010 21:04
Có 6 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Hay khi tự đắc, dương dương
.
Sính thơ
Giả Tương dương vụng làm thơ mà không tự biết. Mỗi lần làm thơ ắt tập hợp môn nhân tân khách tề tựu xung quanh, một câu xuất ra, tiếng ca tụng cùng cất lên. Hoặc nói: "Câu này của đại nhân, Đỗ Phủ không thể sánh bằng"; hoặc nói: "Liên này của Minh Công, có khí tượng Thịnh Đường"; hoặc bảo: "Há chỉ Thịnh Đường, còn vượt xa Nguỵ, Tấn"; hoặc khen: "Bỏ xa Hán Nguỵ, gần với Phong, Tao", Tương Dương mỗi lần nghe như vậy , mặt nhìn ngang nhìn ngửa coi bộ rất đắc ý, ra lệnh bày tiệc rượu thịt ăn uống cho thật vui say mới tan.
Không bao lâu, vì ăn hối lộ làm trái phép vua mà bị cách chức, gia sản bị tịch thu, môn khách bỏ đi hết. Mỗi lần làm thơ, bắt thê thiếp con cái họp chung quanh. Một hôm đi chơi Ngưu sơn về, làm thơ rằng: "Ngưu Sơn Nam Bắc thoả du hành", rồi im bặt vì chưa tìm được câu tiếp theo. Đứa con thấy vậy liền tiếp rằng: "Hổ thẹn năm xưa khách chật đình". Người thiếp cất tiếng hoạ theo: "Mà nay chỉ vợ con hầu hạ". Vợ chúm ngón tay dí vào trán Tương Dương nói: "Chẳng cần tâng bốc lão ngưu tinh". Giả bật cười , từ đó bỏ tật làm thơ.
Ngày gửi: 01/12/2010 21:07
Có 6 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Nếu không sáng tạo khác đi
.
Đua ngựa
Trương Hi Di, người Bình Nguyên, thích ngựa, nhưng không biết cách chăm sóc, mỗi khi ra đua đều thua. Trong lòng buồn rầu, nhưng không biết làm thế nào.
Một hôm, Hi Di đọc sử ký Tư Mã Thiên, đến đoạn Tôn Tẫn dạy Điền Kỵ và các công tử phép đua ngựa: "Dùng con loại ba của mình đua với con loại nhất của người, dùng con loại hai của mình đua với con loại ba của người, dùng con loại nhất của mình đua với con loại hai của người, một lần không thắng nhưng hai lần thắng", bèn vỗ án mà kêu lên rằng: "Đúng rồi!, hay thật!"
Hi Di bèn làm theo phép đó. Nhưng hỡi ôi! cả ba lần đều thua. Hi Di giận nói: "Tôn Tẫn lừa người!" Bạn ông nghe được, cười mà rằng: "Nhìn mà không thấy là "Hi", nghe mà không hiểu là "Di". Hi Di quả thật là mù điếc sao? Phép của Tôn Tẫn, là nhằm vào những con ngựa mà sức chạy không cách nhau mấy. Nay loại ngựa nhất của Hi Di còn không bằng loại ngựa ba của người, cách nhau xa thế , sao có thể thắng được.
Ở đời, người không tự biết sức mình, đại loại đều như thế.
Ngày gửi: 03/12/2010 09:44
Có 5 người thích
haanh8354 đã viết:@8354! Cảm ơn bạn nhiều! bài bạn gửi rất hay thể hiện ở tấm lòng nhân hậu: "Lấy ân trả oán". Mong bạn có nhiều bài hay nữa nhé!
LẤY ÂN TRẢ OÁN
Chuyện kể rằng: “Có hai người thổ dân Nam Phi giận ghét nhau dữ dội đến độ họ chỉ mong có dịp để “choảng nhau” cho hả cơn giận.
Ngày kia, một trong hai người đã gặp thấy một bé gái, con của kẻ thù mình trong khu rừng. Anh ta tóm lấy cô bé, rồi rút dao chặt cụt hai ngón tay của nó rồi thả cho đi. Cô bé vừa chạy về nhà vừa kêu la thảm thiết. Còn hung thủ thì vừa đi vừa la lối ra vẻ đắc chí : "Ta đã trả thù được rồi!"
Mười mấy năm trôi qua, cô bé kia nay đã lập gia đình, có chồng con và sống hạnh phúc. Bỗng một buổi chiều kia, một người hành khất xuất hiện nơi cửa xin bố thí. Bà chủ nhà trẻ nhận không khó khăn để nhận ra người hành khất đó chính là kẻ đã chặt hai ngón tay mình. Cô vội vã trở vào trong nhà tìm cách "báo thù", bằng cách bảo người giúp việc đem bánh ra cho ông ta ăn. Khi người hành khất đã ăn no, bà chủ nhà còn trao cho hắn chút tiền, đồng thời giơ bàn tay cụt hai ngón ra cho hắn xem và nói: "Tôi cũng đã trả thù được rồi! Xin Chúa chúc lành cho cả hai chúng ta!. Người hành khất xúc động khóc ròng, vì cảm phục trước tấm lòng nhân hậu của kẻ đã bị mình gây đau khổ”.
Ngày gửi: 05/12/2010 00:46
Có 6 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Đề nghị chuyển hết sang viết văn thôi.
.
Sính thơ
Giả Tương dương vụng làm thơ mà không tự biết. Mỗi lần làm thơ ắt tập hợp môn nhân tân khách tề tựu xung quanh, một câu xuất ra, tiếng ca tụng cùng cất lên. Hoặc nói: "Câu này của đại nhân, Đỗ Phủ không thể sánh bằng"; hoặc nói: "Liên này của Minh Công, có khí tượng Thịnh Đường"; hoặc bảo: "Há chỉ Thịnh Đường, còn vượt xa Nguỵ, Tấn"; hoặc khen: "Bỏ xa Hán Nguỵ, gần với Phong, Tao", Tương Dương mỗi lần nghe như vậy , mặt nhìn ngang nhìn ngửa coi bộ rất đắc ý, ra lệnh bày tiệc rượu thịt ăn uống cho thật vui say mới tan.
Không bao lâu, vì ăn hối lộ làm trái phép vua mà bị cách chức, gia sản bị tịch thu, môn khách bỏ đi hết. Mỗi lần làm thơ, bắt thê thiếp con cái họp chung quanh. Một hôm đi chơi Ngưu sơn về, làm thơ rằng: "Ngưu Sơn Nam Bắc thoả du hành", rồi im bặt vì chưa tìm được câu tiếp theo. Đứa con thấy vậy liền tiếp rằng: "Hổ thẹn năm xưa khách chật đình". Người thiếp cất tiếng hoạ theo: "Mà nay chỉ vợ con hầu hạ". Vợ chúm ngón tay dí vào trán Tương Dương nói: "Chẳng cần tâng bốc lão ngưu tinh". Giả bật cười , từ đó bỏ tật làm thơ.
Ngày gửi: 15/12/2010 21:34
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Phượng Hoàng _Lửa vào 17/12/2010 19:48
Có 7 người thích
Ngày gửi: 16/12/2010 23:12
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Phượng Hoàng _Lửa vào 17/12/2010 19:48
Có 3 người thích
Ngày gửi: 16/12/2010 23:26
Có 2 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Lột da, róc vảy, vặt lông
.
Mượn ếch ví von
Hà Tử Chân tuổi trẻ thi đỗ nên đắc chí tự mãn, không coi ai ra gì. Vương Thái sử nghĩ cách làm cho Tử Chân tỉnh ngộ.
Một hôm, Thái sử mời Tử Chân đến uống rượu ở Tốn viên. Sen hè như dù lọng, sương sớm như hạt châu, hoa phô sắc sớm, lá rủ sợi tơ, Tử Chân khen là cảnh thần tiên. Rượu được hai tuần, một con ếch ngồi trên lá sen, ếch kêu ộp inh ỏi. Thái sử cầm đũa chỉ, nói : "Con ếch kia, hùng cứ trên lá sen, nhìn ngang nhìn ngửa tự đắc, tất cho rằng thiên hạ chỉ bằng một khoảnh đất này thôi. Tiếng kêu vang động một vùng tất cho rằng trong khoảng trời đất chỉ có tiếng của mày mới là âm thanh tuyệt vời. con chim ưng cậy tài bay nhảy, nuốt muỗi ăn sâu bọ tất cho rằng muôn phương khiếp phục, mà tưởng mình độc tôn. Con ếch kia, không biết ngoài ao còn có vườn, ngoài vườn còn có trời, thật là kẻ ngông cuồng vậy. Người ngông cuồng mà không tự biết tất sẽ hại đến thân!".
Lời chưa dứt, một con chim ưng bỗng lao xuống, một con rắn trườn nhanh đến phía sau ếch, ếch ta vừa mới kêu vang đắc ý, không kịp trốn chạy, lọt vào bụng đói của ưng, rắn.
Tử chân vụt đứng dậy, vòng tay cảm tạ Thái sử nói: "Xin đa tạ! Ngài quả là nhìn xa, trông rộng".
Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] ... ›Trang sau »Trang cuối