Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 21/11/2010 20:39
Có 9 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
.
Bất trí
Vu Trung Thừa mắc bệnh mất trí, nói nhiều điều bậy bạ, lão bộc Vu Trí thương xót, tuy trái với lòng mà vẫn theo. Một hôm Vu bảo cột hành lang đã xiêu, lệnh cho Trí dỡ cột đi, Trí nói bỏ cột thì hành lang sẽ đổ. Vu giận, cứ sai làm, Trí không chịu theo. Vu bèn vin tội kháng lệnh chủ, kiện lên quan huyện.
Quan huyện lại là bạn đồng niên với Vu.
Trí ở công đường sang sảng biện bạch. mà quan không nghe, phạt Trí bốn mươi roi. Trí kêu oan không phục, nói: "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, nếu có điều nào thiếu sót thì tôi xin chịu tội. Sao quan cứ bênh bạn như thế?"
Quan huyện thong thả nói:"Nói về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, ngươi mà có trí ư?". Trả lời: "Không theo lệnh sai trái, sao bảo là bất trí". Quan nói: "Biết là người mất trí mà còn quyến luyến, ở lại không đi, đó là một điều bất trí. Bàn lý với người không thể đem lý mà nói, đó là hai điều bất trí. Trước mặt quan nha so đúng sai, luận phải trái với người mất trí, là ba điều bất trí. Có ba điều bất trí người còn nói gì nữa?". Trí im lặng, cam chịu đánh đòn.
Ngày gửi: 21/11/2010 20:42
Có 8 người thích
Bạch Hổ đã viết:Than đỏ phải ở trong lò
Bạch Hổ thấy một bài viết có ý nghĩa, mang về topic này không biết có được không ạ?:
BÀI THUYẾT GIẢNG !(Bài học từ cục than)
Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.
Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, trước rất chăm đến nghe nói chuyện, tự nhiên không thấy đến. Nghe nói cậu ta chán nghe những bài nói chuyện của vị giáo sư và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời giáo sư vào nhà, lấy ghế mời ông ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống, nhưng yên lặng hồi lâu, không nói câu nào. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp than, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng chỉ cháy thêm được trong giây lát rồi tắt hẳn, không tạo nên đốm. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, bắt đầu tỏa sáng, cùng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
...
Ôi, một bài học hay về cục than!
(Sưu tầm)
Ngày gửi: 21/11/2010 20:48
Có 10 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Ngày xưa nghiêm, kiệm, cung, cần
.
Làm chính sự
Giả Văn Trang sắp đi nhậm chức, đến nhà Gia Cát Bản Vô hỏi về đạo làm chính sự. Bản Vô nói: "Không có gì khác ngoài nghiêm, kiệm, cung, cần" mà thôi. Văn Trang nói: "Xin lĩnh giáo.
Chưa đầy nửa năm, bị bãi chức về. Lại đến thăm Bản Vô nói: "Trước khi đi, tôi thụ giáo, không ngày nào quên. Dốc lòng làm theo "bốn chữ", ngày đêm không hề trễ nải. Tại sao mang điều ích lợi mà thân lại bị tổn hại, không được dân chúng đồng lòng? Trang này không hiểu, xin ngài bảo cho". Nói xong, vẻ hậm hực hiện lên nét mặt.
Bản Vô nói: "Tiên sinh làm cái Đạo "Nghiêm, kiệm, cung, cần" Vô này cũng đã được nghe nhưng vẫn chưa được rõ. Khi chế ngự trăm họ nghiêm, có chế ngự đám con cháu trong nhà như vậy không? Khuyên răn người khác kiệm, có khuyên thê thiếp như vậy không? Yết kiến bặc quan sang cung kính, gặp người áo nâu có cung kính không? Bắt buộc người dưới chuyên cần, ông có tự răn mình cũng chuyên cần không? Văn Trang hổ thẹn bàng hoàng, chỉ biết dạ dạ mà thôi! Bản Vô bèn luận: "Nghiêm, kiệm, cung, cần, ta cố sức làm thì thiên hạ đều bắt chước, chỉ nói mà không làm, thiên hạ sẽ chê bai. Bó buộc người mà không câu thúc mình thì thiên hạ khinh. khinh bỉ thì ruồng bỏ, không được dân ưa là đúng rồi".
Ngày gửi: 21/11/2010 20:53
Có 9 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Lại thi, lại thi, lại lại thi
.
THƠ CỦA THƯ LẠI
Thư lại Nhạc Châu, duyên may được thăng chức đồng chi nhưng không bằng cấp khoa cử, bị đồng liêu coi thường. Lại không có văn chương, mà giao du với văn nhân mặc khách, để che dấu cái dốt của mình.
Một hôm, hắn mời một số văn sỹ đến ăn tiệc ở Nhạc dương lầu. Trăng trong sáng soi, ánh nước lấp loáng, rượu say nổi hứng, họ hẹn nhau làm thơ liên hoàn...
Bắt đầu, một người ngâm rằng: "Trăng trong gió mát bước lên lầu", kế đến một người nói: "Đối cảnh núi hồ nhớ cựu du", một người đọc: "Mây nổi vì đâu che vướng mắt", lại tiếp: "Ơn vua lồng lộng chúc ngìn thu".
Một người bắt đầu ngâm: "Khói vờn, nước cuộn, cỏ xanh tươi", kế đến một người đọc: "Giấc khách, dăm ba đốm lửa chài", người tiếp theo: "Mấy tiếng ếch kêu kinh bóng hạc", Lại tiếp rằng: "Ngô hoàng vạn tuế thọ tày trời".
Lại rất tự đắc nhưng những người nghe đều bưng miệng mà cười. Có người khách nói với Lại: "Thơ của ông, không hổ với cái danh: "Lại thi", Lại nói: "Sao lại nói như vậy?". Khách phất tay đứng dậy nói: "Chỉ biết ca tụng vua chúa". Nói xong, đứng dậy đi. Do đó, cái danh "Lại thi" truyền xa. Không bao lâu, Lại nhờ thơ mà được thăng Nội các học sĩ. Vua chúa quyến luyến ân cần. Thiên hạ học theo, "Lại thi" cơ hồ nổi danh ngang hàng với " thơ văn bát cổ".
Ngày gửi: 21/11/2010 20:57
Có 7 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:"Không biết rằng quan cũng là dân, không thất bại sao được!"
.
Lời quan
Hồ Tử Vân làm quan ở Lai Châu, vua sai dâng đá hoa cương, liền bắt các thân sĩ và dân chúng dâng nộp, cả một quận đều khổ sở. Lưu Tử Văn, là kẻ sĩ ngang tàng đến gặp Hồ, xin bãi lệnh dâng nạp cho dân đỡ khổ. Hồ nhắm mắt hất hàm nói: "Ông muốn lấy lòng dân quê để chống lại thiên mệnh ư? Tôi không cho là có thể được. Ông đừng nói nữa, đi đi thôi". Lưu tức giận mà lui.
Không bao lâu Hồ mất chức, Lưu đến thay thế. Bàn giao xong xuôi. Hồ bỗng nắm tay Lưu, khẩn thiết dặn rằng: "Chuyện đá hoa cương làm phiền nhiễu dân đã lâu. Ông nên xin bãi đi". Lưu ngạc nhiên nói: "Sao hôm qua ông tối tăm mà hôm nay lại sáng suốt như vậy?" Hồ nói: "Hôm qua là thân làm quan, ăn cơm quan, đương nhiên lời nói của quan, nay chức quan đã mất, đương nhiên lời nói của dân". Lưu cười to, vái dài sát đất nói: "Xin lĩnh giáo. Nay mới biết thân quan không phải là thân người, lời của quan không phải là lời của dân. Nhưng lấy ông để ví tôi, nay tôi đã làm quan, sao lại có thể nói lại được tiếng dân. sao bằng vẫn giữ tính thuần hậu như cũ". Hồ ngạc nhiên không biết trả lời ra sao.
Hồ lui, Lưu cảm khoái than rằng: "Không biết rằng quan cũng là người dân, không thất bại sao được!"
Ngày gửi: 21/11/2010 21:05
Có 6 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Giản đơn như thể đi cầu
.
Qua cầu
Cách bảy dặm về phía Tây miền Sơn Dương có cầu bắc trên mặt nước, cầu rất hẹp, người đi qua lại, người vác, đội, gánh gồng thường phải tranh nhau đi.
Một hôm , có viên chức với anh nông dân tranh đường. Kiện lên quan. Quan nói: "Dân là gốc của nước" cho dân đi trước.
Ngày hôm sau tú tài và anh nông dân gặp nhau trên cầu. Anh nông dân dựa vào "Gốc của nước" đi trước, tú tài không cho, cãi: "Anh là gốc của nước?, mỗ cũng là "gốc của nước", vì sao "gốc của nước" lại không bằng "gốc của nước" kia?" Lại kiện lên quan. Quan xử: "Sĩ, nông, công, thương", sĩ đứng đầu nên cho đi trước.
Hôm sau nữa viên chức với tú tài gặp nhau trên cầu, cũng vì tranh đường mà kiện nhau. Quan xử: "Sĩ lấy lại làm thầy, cho thầy đi trước".
Ngày hôm sau nữa tú tài ,viên chức và nông dân cùng tập họp ở cầu. mỗi người đều dẫn lời của quan ra để tranh đi trước: nông dân trước viên chức, viên chức sau tú tài, tú tài trước nông dân, tranh cãi rối bời, cả ngày chẳng xong. Đến gặp quan, quan không biết xử sao cho ổn nói: "Lời ta tất có căn cứ, nhưng sao lời thánh hiền ngày xưa lại mâu thuẫn nhau như vậy?"
Ngày gửi: 21/11/2010 21:08
Có 7 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:Học đi đôi với hành
.
Thuyết về Lão Tử
An Tân Vương mời Cừu sinh và Chử sinh đến bàn luận về lão tử.
Chử sinh đem sách của các nhà chú thích, giải thích rõ về "Đạo" của LãT]ruar. Phân biệt có, không, làm rõ hoạ phúc, nói về đầy vơi, bàn về trống mái, cất giữ hư tĩnh, quay lại gốc ban đầu, lời nói xác thực, phân tích ngọn ngàn. Nhưng An Tây Vương nghe mà buồn ngủ, bèn thưởng năm lạng vàng và cho về.
đến Cừu sinh, không bàn đạo đức, chuyên thuyết âm dương. Nào hít vào thở ra, nào yếu nào mạnh, nào phế nào hưng. Nào lấy nào cho, đủ thứ quyền biến sinh khắc tàn nhẫn. An Tây Vương mấy lần ngồi xích lại lắng nghe. Suốt ngày không biết mệt mỏi, phong Cừu sinh chức thượng khanh.
Khi về, Chử nói với cừu: "Quyền trá, âm mưu, là cái mà đạo gia cấm, sao thầy cứ lải nhải mãi thế?" Cừu nói: "Ngày trước Công Tôn Ưởng thuyết Tần Hiếu Công, bàn thế đạo, không vào; nói vương đạo cũng không vào; đến khi thuyết bá đạo, Hiếu Công vô cùng thích thú. Bởi vì Hiếu công đang âm mưu làm bá vương. Nay An Tây Vương và Đông Bình Vương đang ra sức chèn ép nhau, đâu có rảnh để nghe nói về đạo đức! Âm mưu quyền trá tuy là điều mà Đạo gia cấm kỵ, nhưng lại đúng là thứ mà An Tây Vương ưa thích.
Chử sinh bèn than rằng: "Học và thuật nên nói thế nào đây? Nay mới biết học thường không thắng nổi thuật là như vậy!"
Ngày gửi: 22/11/2010 23:18
Có 6 người thích
Ngày gửi: 22/11/2010 23:42
Có 5 người thích
Chử sinh bèn than rằng: "Học và thuật nên nói thế nào đây? Nay mới biết học thường không thắng nổi thuật là như vậy!"
Học đi đôi với hành
Khoa học đi đôi với kỹ thuật
Học giả đi đôi với kiến thức thật
Dưa hành đi đôi với bánh chưng thịt mỡ!
Ngày gửi: 23/11/2010 09:16
Có 6 người thích
Trang trong tổng số 27 trang (269 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối