Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

May ra có bác philipin còn dám lên tiếng. Còn có anh chưa mở miệng họng đã nghẹn cứng ra rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

… hắn là cha…
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Bước leo thang mới của Trung Quốc ở Biển Đông
  
Từ lưu hành hộ chiếu lưỡi bò đến việc lặp lại hành động phá hoại đối với tàu Bình Minh 2, chính quyền Trung Quốc đang dấy lên làn sóng phản đối và gây bất bình trong công luận Việt Nam và rất nhiều nước.

Đúng như nhận xét của cư dân mạng, có một hiện tượng phổ biến hàng chục năm nay trong bang giao Việt-Trung, trái ngược hẳn với tập quán quốc tế và đạo lý thông thường giữa các quốc gia. Đó là trong quan hệ song phương, mỗi khi sắp hay đang có một sự kiện quan trọng giữa hai nước, hoặc ở một nước, các bên đều cố gắng tránh những sự cố có thể gây tổn thương cho nhau. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, mỗi khi sắp hay đang có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, của một phái đoàn chính thức kiểu như đoàn của ông Lý Kiến Quốc vừa rồi, ngay lập tức Trung Quốc tận dụng thời cơ, chủ động gây hấn trong các vùng biển đảo của Việt Nam.

Xâm nhập vùng đặc quyền, xâm hại tài sản

Ngay sau khi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu Bình Minh 2, bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp cùng các bộ Quốc phòng và bộ Công an để xem xét và đánh giá tình hình. Ngày 3/12, bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đến để phản đối về việc tàu cá Trung Quốc cố tình cắt cáp tàu Bình Minh 2. Các lực lượng chức năng Việt Nam ngay lập tức tăng cường các biện pháp bảo vệ các tàu hoạt động trên biển. Trả lời phỏng vấn hàng tin Bloomberg ngày 3/12 tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh tuyên bố không thể chấp nhận các hành động của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, tính từ bờ biển, theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc.

Khi được hỏi về các “hộ chiếu lưỡi bò”, thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết thêm là Việt Nam chọn giải pháp tạm thời, không đóng dấu vào hộ chiếu của du khách, mà cấp visa rời để không rơi vào bẫy của Bắc Kinh là “thừa nhận yêu sách của Trung Quốc”. Tuy nhiên, ông Vinh lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Giải pháp lâu dài là “không công nhận bản đồ chín đoạn”.

4 giờ 05 phút, rạng sáng 30/11, tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị các tàu Trung Quốc phá hoại cáp thu nổ địa chấn tại gần vùng biển gần đảo Cồn Cỏ. Trên màn hình radar của tàu Bình Minh 2 có thể thấy rất rõ các chấm tròn, màu sáng, hiển thị hàng mấy chục tàu cá Trung Quốc "bủa vây" tàu Việt Nam, chứ không phải tàu Việt Nam bị “cắt cáp một cách tình cờ” như một số thông tin không chính xác. Theo Phó ban của PVN Phạm Việt Dũng, gần đây rất nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lượt chiếc. Nhưng lần này là thủ đoạn mới, vừa đánh bắt hải sản trái phép, vừa cản trở, xâm hại tài sản của PVN ngay trong vùng biển Việt Nam. Các tàu chấp pháp Việt Nam đã yêu cầu các tàu Trung Quốc rút khỏi vùng biển nước ta, nhưng nhiều tàu Trung Quốc vẫn cố tình quay lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiếp tục đánh bắt cá trái phép tại đấy.

“Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN”. Phó ban Tìm kiếm thăm dò Phạm Việt Dũng đã khẳng định như vậy với phóng viên Petrotimes. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 2 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tuy nhiên theo truyền thông Trung Quốc, ngày 27/11, tỉnh Hải Nam đã thông qua cái gọi là “Điều lệ quản lý trị an biên phòng bờ biển Hải Nam”, cấm tàu thuyền đi vào vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình. Như vậy là mọi việc đã rõ, ngay sau khi tuyên bố tại Đại hội 18 ĐCS/TQ chiến lược trở thành “cường quốc đại dương”, Trung Quốc đang/sẽ lần lượt ngang nhiên thực hiện các hành động mang tính cưỡng chế trên Biển Đông. Được biết, cũng ngay tại thời điểm ban hành điều lệ nói trên, các nhà tham mưu chiến lược Trung Quốc đã tụ họp tại cái gọi là “thành phố Tam Á” để tiến hành Hội thảo về tình hình và an ninh Biển Đông, do Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc Hội nghiên cứu Khoa học Chính sách Trung Quốc tổ chức.

Bị Hoa Kỳ và nhiều nước chất vấn về việc tỉnh Hải Nam sẽ trao cho lực lượng biên phòng quyền chặn giữ tàu thuyền tiến vào Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận là thuộc chủ quyền của mình, Bắc Kinh lên tiếng thanh minh, cho rằng quyết định đó không cản trở quyền tự do hàng hải trong vùng. Thế nhưng, tổng giám đốc sở Ngoại vụ Hải Nam Ngô Sĩ Tồn thừa nhận, quyết định ấy thực ra là để tăng cường năng lực khống chế các quần đảo nằm bên trong “đường lưỡi bò”, mà ngư dân Việt Nam sẽ là đối tượng bị nhắm đến trước tiên. Tổng Ngô cho biết, các quy định này sẽ được áp dụng từ tháng 1/2013 trên toàn bộ các đảo ở Biển Đông. Tuyên bố này có thể coi là quan điểm chính thức của chính quyền trung ương. Lý do là vì Ngô Sĩ Tồn đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải. Viện này là một trong những cơ quan tham vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách Biển Đông.

Khu vực và Việt Nam làm gì?

Sau khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam, ngay trong ngày 3/12, Ấn Độ đã tuyên bố sẵn sàng triển khai tàu hải quân tới Biển Đông để bảo vệ lợi ích khai thác dầu mỏ. Tuyên bố này do tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, đô đốc D.K Joshi chính thức đưa ra cùng ngày khi tàu Bình Minh 2 bị tàu Trung Quốc xâm hại. Được biết, trước đó, Bình Minh 2 đã thực hiện thăm dò tại bể khí Nam Côn Sơn, khu vực mà Tập đoàn khai thác Dầu mỏ và Khí tự nhiên Ấn Độ (ONGC) đang có dự án tại đấy.

Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất không có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đã tỏ ra lo ngại sâu sắc về khả năng gián đoạn việc vận chuyển và khai thác dầu khí trong khu vực. Hoa Kỳ – một đồng minh gần gũi của nhiều quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông – đã nhanh chóng lên tiếng quan ngại về khả năng Trung Quốc ngăn cấm tàu thuyền đi lại trên những vùng biển tranh chấp. Hồi đầu tuần này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Washington sẽ chuyển quan ngại của các nước tới Bắc Kinh. Sau bốn nước “tiền tuyến”, lần lượt, Indonesia, Singapore đều đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước những hành động hiếp đáp của Trung Quốc tại Biển Đông. Hầu hết các nước đều nhận thấy chỉ một tuần sau khi ông Tập Cận Bình chính thức ngồi vào ghế Tổng Bí  thư, Trung Quốc in ngầm bản đồ lãnh thổ trong đó có “đường lưỡi bò” nuốt gọn Biển Đông ở phía Nam, tóm thu hai danh lam của Đài Loan là Nhật Nguyệt đàm và Thanh Thủy nhai. Ở phía Tây, hai bang của láng giềng Ấn Độ cũng “tự động” lọt vào lãnh thổ Trung Hoa.

Những hành động ngang ngược này Bắc Kinh càng thúc đẩy các nước trong và ngoài khu vực phối hợp chính sách theo hướng tăng cường sự răn đe chống lại bành trướng Trung Quốc. Tình hình báo động một giai đoạn mới trong nỗ lực độc bá Biển Đông của Bắc Kinh, tiến tới phá vỡ nguyên trạng vùng biển Đông Á. Mỹ và Ấn Độ đang cùng với Nhật Bản, Úc và các nước khác trong khu vực nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải và tăng cường sự hiện diện hải quân của họ ở khu vực. Các nước tiến hành tập trận, thăm viếng và tăng cường hợp tác với các quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm trong Tuyên bố Nga-Việt cũng rất gần với lập trường 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.

Trước tình hình mà chính Tổng thư ký ASEAN cũng phải thừa nhận là “rất nghiêm trọng” này, các nước ASEAN cần sớm thống nhất hành động. Thời điểm thuận lợi cho Việt Nam/ASEAN là phải nhân hội nghị bốn nước đòi chủ quyền ở Biển Đông do Manila triệu tập vào ngày 12/12 bàn về chính sách đối phó với Trung Quốc, các nước trong khu vực ra nên một quyết định chung, trước mắt đòi hủy bỏ các tấm hộ chiếu phi pháp, kêu gọi các nước ASEAN đoàn kết, kiên định trong cuộc đấu tranh cho bộ Quy tắc COC trên Biển Đông. Hủy bỏ được các “hộ chiếu lưỡi bò” còn mang ý nghĩa biểu tượng làm thất bại một bước chính sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ít ra là trên mặt ngôn từ.

Theo lời người phát ngôn BNG Lương Thanh Nghị, những hành động nói trên của TQ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN đối với các vùng biển của VN, vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ ban chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa VN và TQ ký năm 2011 cũng như trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng, giờ là lúc phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ Việt Nam không nên hành động một mình. Phải đưa vấn đề này ra ASEAN, trên các diễn đàn và các tòa án quốc tế để yêu cầu Trung Quốc phải giảm bớt những hành động có tính cách xâm lược, đè nén đối với người dân Việt Nam.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới đánh gia những hành động của TQ rất nguy hiểm vì Trung Quốc muốn tạo ra sự tranh chấp tại những vùng không có tranh chấp. Như vậy, chí ít trước mắt họ làm nhụt ý chí của những đối tác muốn làm ăn với Việt Nam. Đó là điều chúng ta cần lưu ý. Và để không lặp lại tình trạng đó, Việt Nam và cả những nước trong khu vực phải có hành động cụ thể làm cho các đối tác thế giới hiểu rõ hơn, vững tâm hơn. Chúng ta cũng cần có chính sách hỗ trợ khi đối tác của Việt Nam muốn làm ăn tại khu vực này./.


Hoàng Dũng Nhân
Thứ năm, 06 Tháng 12 2012.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông
 
Ngày 03/12/2012, chỉ huy hải quân Ấn Độ nhận định, việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là một mối « lo ngại chủ yếu », đồng thời, ông cam kết bảo đảm cho tập đoàn năng lượng Nhà nước Ấn Độ ONGC có thể tham gia thăm dò đầu khí tại Biển Đông.

Phát biểu trước các nhà báo tại thủ đô New Delhi, Đô đốc hải quân Ấn Độ D.K Joshi đánh giá, hải quân Trung Quốc đang có quá trình « hiện đại hóa thực sự kinh ngạc ». Thông tấn xã Ấn Độ TPI dẫn lại nhận định của ông Joshi rằng việc phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc « là một căn nguyên lo ngại lớn cho chúng ta và chúng ta phải thường xuyên đánh giá để soạn ra những đối sách và chiến lược ».
Những đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh hầu như khắp vùng Biển Đông đã khiến Trung Quốc thường xuyên rơi vào những tranh chấp về lãnh thổ với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Việt Nam vào thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tìm cách ngăn cản, yêu cầu New Delhi « tôn trọng sự ổn định hòa bình của khu vực » và không tham gia các dự án khai dầu với Việt Nam trên vùng Biển Đông. Đô đốc Joshi tuyên bố, hải quân Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ tập đoàn ONGC để có thể tham gia vào dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam như đã thỏa thuận.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn kình địch nhau ở châu Á, vẫn tồn tại những bất đồng về lãnh thổ biên giới kéo dài và đã từng xảy ra xung đột trong quá khứ. Giờ đây, New Delhi lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang săn đón, tìm cách nhảy vào nhiều dự án đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở trong khu vực này như xây dựng cảng ở Sri lanka, Bangladesh và Miến Điện.

Trong một báo cáo hàng năm tại Quốc hội về vấn đề quốc phòng của Trung Quốc, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định, Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì phát triển tiềm lực quân sự đều đặn, chủ yếu trong các lĩnh vực tìm kiếm công nghệ mới của phương Tây, gián điệp mạng và phát triển các loại tên lửa có khả năng ngăn chặn xâm nhập vùng bờ biển. Theo con số chính thức, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2012 là 106 tỷ đô la Mỹ.

ANH VŨ.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Vấn đề Biển Đông: Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao
  
Cuối tháng10 vừa qua, Chatham House (Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đề: Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao.

Tại buổi trao đổi này, Lord Michael Williams, Quyền chủ nhiệm Chương trình Châu Á của Chatham House và ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đã có những phân tích đánh giá về những nội dung trên. Dưới đây là bài phát biểu của hai chuyên gia ở hai viện nghiên cứu có uy tín đặt trụ sở tại Luân Đôn:


Phần trình bày của ông Lord Williams, quyền chủ nhiệm Chương trình châu Á của Chatham House:

Về chủ đề này, tôi tập trung vào một số ý như sau: có nhiều tranh chấp và chủ yếu là tranh chấp giữa những nước có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và một số ít ở Hoàng Sa, những tranh chấp này liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối ASEAN là Việt Nam, Brunây, Philíppin và Malaixia. Tôi tin rằng có nhiều mối nguy hiểm và những nguy cơ này ngày càng gia tăng, Đây là nơi đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ trong quá khứ, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây có thêm sự xung đột giữa Philíppin và Trung Quốc. Đây cũng là nơi mà hai cường quốc chính là Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện. Trung Quốc có những lý do rõ ràng, còn Mỹ, dù nước này chưa bao giờ quay lưng lại với châu Á-Thái Bình Dương nhưng nay đang thể hiện quyết tâm trở lại châu Á mạnh mẽ hơn. Cuối cùng là các giai pháp ngoại giao, đây là điểm mấu chốt của vấn đề bởi theo tôi hình như chưa có nhiều giải pháp ngoại giao.

Nói về các tranh chấp, phải nói đây là những tranh chấp đã có từ lâu đời. Chúng là những nguyên nhân gây xích mích giữa Trung Quốc và 4 nước ASEAN, những nước cùng tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, đặc biệt là xích mích giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trong những ngày tháng cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã nhân cơ hội này chiếm quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền miền Nam năm 1974. Sau đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam lại xảy ra một cuộc chiến lớn vào năm 1979 nhưng không có sự can dự của hải quân trong cuộc chiến này. Gần một thập kỷ sau đó, lại có một cuộc đụng độ gay gắt nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, diễn ra vào năm 1988, kết quả là phía Việt Nam có 70 người thiệt mạng.

Nhưng tại sao những vấn đề này lại trở nên nóng bỏng và quyết liệt trong thời gian gần đây? Tôi nghĩ có một số nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là kinh tế, Tất cả các bên tuyên bố chủ quyền đều tin rằng khu vực Biển Đông này có nhiều trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và tất cả họ đều muốn tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên này. Một nguyên nhân kinh tế nừa là vùng ven biển ở nhiều nước đã bị việc đánh bắt hải sản làm cho kiệt quệ và các tàu cá phải ra khơi xa hơn. Đặc biệt Trung Quốc là nước đang phải đương đầu với vấn đề này, nước này có dân số quá lớn, khó đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp lương thực và thực phẩm.

Những tranh chấp trên lại càng quyết liệt do căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương.

Ngay cả trước khi Mỹ chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ của hai nước này cũng đã căng thẳng trong những năm gần đây về nhiều vấn đề như kinh tế, sứ quán Trung Quốc ở Bêôgrát bị ném bom năm 1998, và vụ máy bay do thám Mỹ va chạm với máy bay chiến đấu Trung Quốc năm 2001. Mối quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ phức tạp và ngày càng khó khăn hơn trong tương lai.

Một sự việc gây ấn tượng mạnh là thất bại của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào tháng 7/2012. Sau khi hội nghị kết thúc, một điều bất thường xảy ra trong lịch sử 45 năm của ASEAN là không đưa ra được thông cáo chung hoặc bất cứ sự đồng thuận nào. Không có được thông cáo chung là do họ không có được sự nhấí trí về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù hầu hết các thành viên, bao gồm cả những nước không có tuyên bố chủ quyền như Inđônêxia cũng đồng cảm với các nước có tuyên bố chủ quyền. Việc không đạt được sự đồng thuận này là kết quả của sự can thiệp trực tiếp của Trung Quốc thông qua một nước ASEAN – Campuchia – hiện trong thời điểm này là nước thân cận nhất với Trung Quốc can dự vào. Điều đó đã làm mất đi sự đồng thuận và làm cho khối này khó có được một vị thế chung. Sự gây hấn của Trung Quốc thông qua Campuchia, tại hội nghị ở Phnôm Pênh hoàn toàn là một bước phát triển rất đáng chú ý và điều này đã được nói đến nhiều trong khu vực.

Tất cả các nước ASEAN đều có người Hoa sinh sống và có một nhân tố trong những tranh chấp là thái độ chống người Trung Quốc thể hiện ở nhiều cuộc biểu tình tại các thủ đô của các nước Đông Nam Á.

Lấy Inđônêxia làm ví dụ. Là nước lớn nhất trong ASEAN và không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc nhưng Inđônêxia vẫn e ngại khi nhìn thấy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và khi điểm cực nam trong tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đã đến rất gần vùng lãnh hải của Inđônêxia. Trong lịch sử Inđônêxia cũng là nước gặp nhiều vấn đề về quan hệ với Trung Quốc. Hai nước này đã không có quan hệ ngoại giao trong 1/4 thế kỷ, từ năm 1965 đến 1990 và gần đây vào năm 1998, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Inđônêxia…

Một trong những điều đáng lo ngại là sự Hiện đại hóa vũ khí đặc biệt là tàu ngầm của nhiều nước ASEAN. Có sự tranh đua giữa các nước ASEAN trong việc mua tàu ngầm của Hàn Quốc, Pháp, Đức và Thụy Điển.

Tôi thấy không có nhiều giải pháp ngoại giao. Điều này sẽ còn gặp nhiều trở ngại hơn nữa trong ASEAN trong việc tạo ra một vị thế chung, tiếp theo sau hội nghị ở Phnôm Pênh.

Inđônêxia được cho là có đóng một vai trò điều phối trong vấn đề này nhưng vị thế của họ chưa đạt được như vậy và họ đồng cảm với các thành viên của ASEAN. Nhóm Khủng hoảng Quốc tế trong một báo cáo gần đây về khu vực có gợi ý về một mô hình nhóm các bộ trưởng của ASEAN nhưng tôi thấy mô hình này cũng không khả quan. Còn Michael Wesley, trước đây là chuyên gia của Viện Lowy ở Xítni, cho rằng Ôxtrâylia có thể đóng vai trò làm cầu nối đưa ra một giải pháp cho tình hình sẽ ngày càng căng thẳng hơn này. Tuy nhiên, vì Ôxtrâylia là đồng minh thân cận với Mỹ nên chắc chắc Trung Quốc sẽ không coi Ôxtrâylia là một trung gian trung lập.

Ngoài ra, không có nhiều khả năng khác. Có một hướng mà tôi đưa ra được gọi trong Hiến chương của Liên hợp quốc là “những thẩm quyền” của tổng thư ký. Ví. dụ như trước đây, dưới thời Tống thư ký Perez de Cúella, Liên hợp quốc đã đóng vai trò hỗ trợ Liên bang Xôviết rút quân khỏi Ápganixtan trong năm 1989. Tôi cho ràng các nước ASEAN sẽ đồng ý với giải pháp có vai trò của Liên hợp quốc, nhưng đối với Trung Quốc sẽ khó thuyết phục về phương án này. Thời gian trôi đi, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ thấy không dễ chịu nểu quan hệ có vấn đề với các nước ASEAN, các nước châu Á láng giềng và hy vọng lúc đó có thể tìm đến các giải pháp ngoại giao.

Bản tin TKĐB-TTXVN.

(xem tiếp phần dưới đây)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Phần tiếp theo)

Vấn đề Biển Đông: Tranh chấp, nguy cơ và chính sách ngoại giao

Phân tích đánh giá của ông Christian Le Miere, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải và các lực lượng hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):

Trong khi ông Lord Williams tập trung vào giải pháp ngoại giao và tầm quan trọng chiến lược của các quần đảo thì tôi lại phân tích nhiều hơn về việc mua sắm thiết bị quân sự, động thái của các lực lượng bán quân sự và điều đó có ý nghĩa gì đối với giải pháp ngoại giao cũng như là tình hình ở Biển Đông.

Trước hết phải nói là có một quá trình mua sắm vũ khí quân sự chưa từng thấy đang diễn ra ở Đông Á nói chung, và ở một phạm vi nào đó ở Đông Nam Á. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, việc mua sắm vũ khí đã được thực hiện nhiều ở Đông Nam Á, sau đó bị thu hẹp lại do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Lúc đó đã có nhiều thảo luận đề cập đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và có những phản ứng trái chiều về vấn đề này. Và hiện nay, lại đang diễn ra thảo luận về một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Tôi cho rằng đó chủ yểu xuất phát từ động cơ hành động phản ứng mà chúng ta chứng kiến trong một số vụ mua sắm trang thiết bị quân sự trong khu vực. Ông Lord Williams đã đề cập đến việc mua tàu ngầm. Tàu ngầm là loại thiết bị rất hữu hiệu. Hiện Việt Nam đang mua một số tàu ngầm vì không thể cạnh tranh được với những đội tàu trên biển hiện đại hơn nhiều của Trung Quốc. Do vậy có bằng chứng cho thấy có những động cơ hành động phản ứng và do đó theo lý thuyết là có một cuộc chạy đua vũ trang.

Nhưng cũng có trường hợp mua tàu ngầm lại không nhất thiết vì lý do đó hoặc không phải do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ví dụ như Malaixia, đã mua 2 tàu ngầm trong những năm gần đây, không hẳn vì Trung Quốc mà có lẽ là vì Xinhgapo, nước đối thủ trong khu vực trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù điều này không được công khai thừa nhận nhưng có thể đó là động cơ chính khiến Malaixia mua tàu ngầm.

Philíppin thì lại bắt đầu trang bị vũ khí cho mình qua việc xem xét những tàu do Mỹ tài trợ. Nhưng đây là một vấn đề vô cùng phức tạp và chồng chéo, do đó về bản chất khó mà coi đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Tuy nhiên, đã có nhiều vụ việc thường liên quan đến tàu bán quân sự hàng hải cho thấy có sự quyết đoán hơn của Trung Quốc và tình trạng căng thẳng hơn ở khu vực này nói chung. Thuật ngữ “sự quyết đoán” là một trong những tranh ỉuận mang tính học thuật lớn khi nói đến những hoạt động của Trung Quốc gần đây. Trung Quốc không cho rằng họ hiếu chiến, mà họ chỉ phản ứng lại trước những khiêu khích khác. Tôi có một chút đồng cảm với tuyên bố này. Những vụ xô xát của các lực lượng bán quân sự xảy ra trên biển liên quan đến việc cắt cáp thăm dò, hoặc các tàu tuần tra, ở Việt Nam trong năm 2011 một phần liên quan đến thực tế rằng Việt Nam và Philíppin sẽ có nhiều hoạt động thăm dò dầu khí trong thời gian tới, và bắt đầu thay đổi hiện trạng trong một phạm vi nào đó. Chưa rõ liệu Trung Quốc có quyết đoán hay không, nhưng một điều chắc chắn là nước này đã tự tin hơn trong việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và chính sách ngoại giao nói chung của mình.

Việc sử dụng lực lượng bán quân sự trên biển này còn gọi là “ngoại giao hàng hải cưỡng chế”, hay còn gọi là “ngoại giao bán pháo hạm”, nghĩa là dùng lực lượng cưỡng chế để bắt ép hoặc cản trở các đối thủ thông qua sử dụng các đội tàu không có vũ trang. Và đây chính là hình thức của lực lượng tiềm ẩn đang được sử dụng tại đây.

Việc sử dụng các lực lượng bán quân sự trên biển chứ không phải pháo hạm là rất hiệu quả, đặc biệt đối với Trung Quốc do ba nguyên nhân chính sau:

Trước hết, vì là tàu không trang bị vũ khí nên tất nhiên phi quân sự hóa tình hình và không cho phép bất cứ khả năng nào làm leo thang quân sự.

Thứ hai, đây là cách thức rất hữu hiệu để Trung Quốc củng cố tuyên bố về chủ quyền của mình. Chúng đóng vai trò như là một tuyên bố chủ quyền trên thực tế và của chính họ, mặc dù họ không có tài liệu liên quan đến chủ quyền chính thức đối với các khu vực này. Việc huy động các đội tàu bán quân sự trên biển giống như đưa một xe cảnh sát đến một ngôi làng ở vùng biên giới có tranh chấp bằng việc có chiếc xe cảnh sát hiện hữu ở đó, nó chứng tỏ rằng bạn phải có quyền lãnh thổ ở khu vực đó. Nó không có cơ sở pháp lý nhưng đó là sự hiện diện thực tế để duy trì chủ quyền.

Cuối cùng, đặc biệt là theo quan điểm của Trung Quốc, sử dụng các hình thức bán quân sự hàng hải sẽ tránh bị lên án là thái độ đạo đức giả. Các lực lượng bán quân sự trên biển không có vũ trang không gặp trở ngại về pháp lý trong việc huy động và rất dễ dàng đóng vai vì những mục đích hòa bình hơn là cho bất cứ lý do hiếu chiến nào.

Người ta cho rằng có lo ngại về việc sử dụng các lực lượng bán quân sự hàng hải và điều đó có nghĩa là họ có thể làm giảm các rào cản dẫn đến bạo lực hoặc sử dụng bạo lực. Họ dễ dàng mua sắm trang bị và duy trì. Đó là những chiếc tàu hoàn toàn rẻ tiền nếu so với những đội tàu rất đắt tiền hiện đang được sản xuất. Họ có khả năng lớn hơn trong việc có những hành động gây hấn…

Do đó tôi cho rằng có thể tiếp tục có sự đối đầu của các lực lượng bán quân sự hàng hải không có vũ trang. Những nguyên nhân khác nhau này làm cho các nước trong khu vực theo đuổi những hình thức ngoại giao cưỡng bức đặc biệt.

Nhưng cũng có thực tế rằng việc sử dụng các lực lượng bán quân sự cho thấy không có nước nào thực sự tìm kiếm một giải pháp dựa trên xung đột. Đúng là những hoạt động này thường được hỗ trợ bởi các mối đe dọa tiềm tàng của lực lượng quân sự. Lấy ví dụ ở Biển Hoa Đông, việc triển khai gần đây các tàu bán quân sự của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi một cuộc diễn tập quân sự, diễn tập bắn đạn thật, nơi họ đã bắn 40 tên lửa ở vùng Biển Hoa Đông như là một minh chứng và nhắc nhở về sự có mặt của lực lượng quân sự Trung Quốc và chúng có thể được sử dụng và huy động nếu cần thiết.

Tuy nhiên, xung đột dường như không thế xảy ra trong khu vực tại thời điểm này vì một loạt lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là hậu quả tiềm tàng của xung đột, cả về con người và tài chính. Còn nguyên nhân khác thì tôi không chắc chắn liệu hoạt động quân sự sẽ diễn ra như thế nào ở Biển Đông hiện nay. Ông Lord Williams đã đề cập đến sự kiện năm 1974 và chiếm quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 là năm đầu tiên Trung Quốc tiến vào quần đảo Trường Sa và đã xây dựng nhiều công sự ở đó, Nhưng bây giờ đối với Trung Quốc, việc tiến hành bất cứ hoạt động nào đối với các bên có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa sẽ ngày càng phức tạp…

Cuối cùng là sự hiện diện của Mỹ và chiến lược chuyển hướng sang châu Á của nước này.

Tôi cho rằng việc sử dụng các lực lượng hàng hải bán quân sự là một tín hiệu ngầm của Trung Quốc và các nước khác rằng nhiều con đường ngoại giao vẫn còn để ngỏ và chúng ta không thể tránh khỏi hướng tới một số loại xung đột giữa những quốc gia khác nhau, ngay cả khi họ trạng bị cho mình chính sách bảo hiểm có vũ khí. Quan điểm này hơi trái ngược với những gì ông Lord Williams đã nói.

Nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực khác nhau mà tiến bộ về ngoại giao có thể đạt được thông qua việc làm rõ các tuyên bố hợp tác ở Biển Đông—những lĩnh vực này vẫn còn rất không rõ ràng, đặc biệt về đường đứt khúc chín đoạn của Trung Quốc, nhưng không có quốc gia nào không liên quan ở đây. Việt Nam không xác định những đảo nào thực sự thuộc quần đảo Trường Sa. Philíppin có nhóm đảo Kalayaan nhưng lại chưa rõ ràng liệu đó có phải là một tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế hay không. Việc làm rõ liệu những chi tiết là đảo hay bãi đá theo qui định của luật hàng hải sẽ rất hữu ích. Thảo luận về chủ quyền hàng hải một cách hợp tác hoặc thực hiện nguồn tài nguyên chung sẽ là một cách tốt để thực hiện điều này. Đã có nhiều thảo luận ở hậu trường về Bộ Quy tắc ứng xử sẽ là công cụ ràng buộc pháp lý và xây dựng dựa trên Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002. Vì vậy, việc hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử sẽ tiếp tục cho thấy các quốc gia đang tìm kiểm một hướng đi hòa bình, để nếu không giải quyết được, thì ít nhất cũng gác lại những tranh chấp này trong thời điểm hiện nay.

Đây là một quan điểm mà không nhất thiết phải phù hợp với những gì báo chí nói về Biển Đông, hoặc ở một chừng nào đó ở Biển Hoa Đông, vào thời điểm hiện nay, nhưng tôi cho rằng đó là điều sẽ hình thành nên khuôn khổ ngoại giao ít nhất là trong vài năm tới./.

Nguồn: TTXVN (Bản tin tham khảo đặc biệt)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Kỹ xảo đàm phán của Trung Quốc
  
Năm 1999, Nhà xuất bản Thời Anh – Đài Bắc - Đài Loan xuất bản cuốn “Trung Cộng đàm phán như thế nào” của học giả Đài Loan Ngô Trường Chí dày trên 300 trang (chữ Trung quốc) gồm các chương như sau :

Chương I. Lời nói đầu;

Chương II. Hòa đàm thời cuộc chiến Quốc (dân đảng) Cộng (sản đảng)    (năm 1937);

Chương III. Đàm phán Trùng Khánh (năm 1945);

Chương IV. Đàm phán Quốc Cộng năm 1949.

Chương V. Đàm phán Trung Anh vấn đề Hồng Kông;

Chương VI. Đàm phán vấn đề Ma Cao (năm 1986 - 1987);

Chương VII. So sánh đấnh giá hành vi đàm phán Trung Cộng;

Kết luận.

Phụ lục. Tài liệu tham khảo

                                                                                 *                                                                            *         
Dưới đây là bản tóm lược những nội dung chính của cuốn sách.

I. Một số kiến thức chung về đàm phán:

Một chuyên gia về khoa hoc đàm phán của Mỹ nói rằng “Thế giới là một bàn đàm phán, mọi người tự giác hay không tự giác đều tham gia đàm phán.”

Đàm phán là một nghệ thuật và cũng là một khoa học. Người ta dùng đàm phán để giải quyết tranh chấp mâu thuẫn, thuyết phục đối phương, hòa giải mâu thuẩn, giữ vững nguyên tắc, lập trường và yêu cầu lợi ích của mình.

Đàm phán là nhu cầu cho xã hội phát triển, giao lưu của con người, là thủ đọan giải quyết xung đột xã hội, là sản phẩm của cạnh tranh xã hội.

Động lực nguồn của sự tồn tại loài người là nhu cầu. Nhưng nhu cầu và các loại điều kiện của nhu cầu loài người là khác nhau đã dẫn đến loài người cạnh tranh nhau. Đàm phán cũng là chất bôi trơn để điều tiết mâu thuẫn xã hội. Dùng đàm phán có lợi hơn dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

Đàm phán đã trải qua thời kỳ dài lịch sử. Lịch sử có ghi chép bằng văn tự về đàm phán sớm nhất là cuộc đàm phán về quấn sự của vương triều Ai cập cổ đại vào năm 1296 trước công nguyên. Còn hỉệp ước đa biên không xâm lược nhau sớm nhất là vào năm 651 trước công nguyên của Trung quốc. Đàm phán đã trải qua giai đoạn cổ điển và đang bước vào giai đoạn đàm phán hiện đại.

Đàm phán cổ điển có các tính chất đặc trưng : thường xuyên, chủ động, chú trọng lập trường nguyên tắc. Về hình thức là rất hoàn bị, nhưng về nội dung do hạn chế lịch sử về nhận thức, coi đàm phán là thủ đoạn phụ trợ cho chiến tranh.

Giai đoạn đàm phán hiện đại được hình thành khi văn minh tinh thần và văn minh vật chất phát triển lên, có tính chất đặc trưng chung là : tính phổ biến, tính tự giác và cân bằng lợi ích. Đàm phán của cân bằng lợi ích là cơ sở của tăng cường hợp tác nhân loại. Văn minh nhân loại càng cao, thủ đoạn của đàm phán ngày càng có hiệu quả, phạm vi càng rộng.

Trong thế kỷ 20 đã có trên 400.000 cuộc đàm phán, mỗi năm tăng 1.100 cuộc.

Đối tượng đàm phán có tính rộng rãi và không xác định, tính đa dạng và tùy cơ trong đàm phán, tính hợp tác và tính cạnh tranh trong đàm phán. Về mặt khoa học người ta khuyến nghị cần kiên trì nguyên tắc thực sự cầu thị, tránh chủ quan và siêu hình, phải xuất phát từ thực tế, lý luận kết hợp thực tế, không ngừng kiểm nghiệm và phát triển trong thực tiễn.

Có rất nhiều chủng loại đàm phán.

     Chia theo nội dung: đàm phán chính trị, đàm phán kinh tế, đàm phán văn hóa, đàm phán quân sự, v.v…

     Chia theo chủ thể: hai bên, nhiều bên, nội bộ, đối ngoại, đối đẳng, không đối đẳng, v.v…

     Chia theo hình thức: trực tiếp, gián tiếp,, bí mật, công khai, bằng văn bản, bằng miệng, v.v…

Nguyên tắc chung để đàm phán thành công: Trong quá trình đàm phán, người đàm phán cần tuân thủ các nguyên tắc: chân thành, thực sự, bình đẳng cùng có lợi, công bằng cạnh tranh, cầu đồng tồn dị, làm theo luật pháp, chuẩn bị chu đáo.

Nguyên tắc đàm phán là cơ sở chung của hai bên, là tổng kết khoa học của kinh nghiệm đàm phán thành công của nhân loại.

Trình tự đàm phán. Chung là chia 4 giai đọan: chuẩn bị, mở màn đàm phán, bàn bạc thương lượng, kêt cục đàm phán.

Trong giai đọan chuẩn bị, phải làm tốt mấy khâu: xác định mục tiêu đàm phán, thiết kế phương án đàm phán, tổ chức lực lượng đàm phán, làm thử đàm phán với đối thủ giả tưởng và chuẩn bị tốt tâm lý đàm phán. Sau chuẩn bị chu đáo, bước vào đàm phán chính thức.

Giai đoạn đàm phán chính thức có 6 giai đoạn nhỏ:

     a) Giai đoạn dẫn nhập: chủ yếu là người đàm phán các bên làm quen, nhận biết nhau, mấu chốt là tạo ra không khí thoái mái nhẹ nhàng, tạo thuận lợi cho đàm phán;

     b) Giai đoạn khái thuyết: Mục đích là để đối phương hiểu mục đích và cách suy nghĩ của mình, nhưng lại không để lộ đáy của mình, tìm mọi cách hiểu được đáy của đối phương;

     c) Giai đoạn biểu thị: hai bên tỏ rõ ý kiến và yêu cầu của mình, để cùng nhau bàn bạc thảo luận trong đàm phán;

     d) Giai đoạn tranh giành: Hai bên ăn miếng trả miếng, triển khai sách lược của mình để mở rộng lợi ích của phía mình, thể hiện trạng thái đối kháng và cạnh tranh, không phải một bên thắng và một bên bại, mà lợi dụng nguyên tắc “đưa ra và tiếp nhận, cho và lấy” để tìm ra phạm vi thỏa hiệp hai bên;

     đ) Giai đoạn thỏa hiệp: là bộ phận không thể thiếu trong đàm phán. Nếu không có thỏa hiệp, tranh gianh cứ tiếp tục không ngừng, đàm phán sẽ tan. Đàm phán đi đến được thỏa hiệp mới là đàm phán có thành công. Nhưng phạm vi thỏa hiệp, phải có dự kiến sẵn trong ruột, phải đạt cho được mục tiêu dự định của đàm phán. Nếu đạt không được mục tiêu gần kề của mình mà phải thỏa hiệp, là không thành công của đàm phán;

     e) Giai đoạn hiệp nghị: Qua giai đoạn tranh giành và thỏa hiệp, hai bên cho rằng về cơ bản đạt được yêu cầu của mình, là biểu thị ngã giá đồng ý, sau đó đại biểu hai bên ký tên vào hiệp nghị, tay bắt lời chào, kết thúc đàm phán.

Tố chất người đàm phán và tiêu chuẩn thành công của đàm phán:

- Yêu cầu tố chất người đàm phán rất cao, vì thực hiện mục tiêu đàm phán là dựa vào con người để hoàn thành. Vì vậy người đàm phán phải có chính trị kiên định, đạo đức tốt, tâm lý lành mạnh ổn định, có kinh nghiệm xã hội sâu rộng, kiến thức uyên bác, có năng lực đàm phán siêu việt, nghiêm khắc tuân thủ qui phạm hành vi người đàm phán.

- Tiêu chuẩn đánh giá thành công thất bại phải khoa học, khách quan, không thể dùng cảm tính chủ quan để đánh giá. Như nếu lấy có đánh gục được đối phương không, có thỏa mãn yêu cầu của mình không, được lợi nhiều ít, … để đánh giá thành bại đàm phán là không đúng.

Tiêu chuẩn đàm phàn đúng đắn là từ 4 mặt để xét:

- Mỗi bên đếu là người thắng lợi, không phải kết cục bên này ép bên kia, nuốt bên kia, mà là thống nhất giữa cạnh tranh và hợp tác;

- Yêu cầu của mỗi bên đều có thể được thỏa mãn về cơ bản;

- Kết cục đàm phán phù hợp lợi ích chỉnh thể và lợi ich lâu dài của phía mình;

- Đàm phán cần phù hợp quan niệm hiệu suất của xã hội hiện đại.

Bất cứ đàm phán nào phù hợp 4 tiêu chuẩn trên là có thể coi là đàm phán thành công.

Như vậy đàm phán phải là một môn nghệ thuật, khoa học, không thể không học mà tự biết được, mà phải học thực sự.

Kỹ xảo nghệ thuật và sách lược đàm phán.

Đàm phán là sự đọ sức về trí tuệ, lời nói, tâm lý của người đàm phán. Kỹ xảo và sách lược đàm phán là được hình thành trong thời kỳ dài lịch sử của nhân loại, là kết tinh thực tiễn vĩ đại của loài người, khái quát lại có mấy điểm nổi bật nhất là:

     a) Kỹ xảo của lôgích đàm phán, như sách lược tính thời cơ trong đàm phán chính trị; tìm phương pháp phá vỡ thế gay cấn trong đàm phán kinh tế đều thông qua vận dụng kỹ xảo lôgích.

     b) Kỹ xảo trong ngôn từ đàm phán. Đàm phán là dựa vào lời nói để truyền đi và trao đổi thông tin. Kỹ xảo ngôn từ đàm phán gồm nghệ thuật ngôn từ có lời nói và ngôn từ không có lời nói, ngoài ra còn có kỹ xảo không gian giao tiếp con người.

Kỹ xảo ngôn từ có lời nói gồm: nghe, hỏi, đáp, thuật, trình bày và thuyết phục. Kỹ xảo ngôn từ không có lời nói gồm: kỹ xảo ngôn ngữ thân thể, kỹ xảo ngôn ngữ vật thể. Không thể coi thường vai trò của kỹ xảo ngôn ngữ không lời nói trong đàm phán (như động tác Môlôtốp ôm chặt cánh tay phải Churchil sau kết thúc đàm phán Xô-Anh chống bọn Mut-xô-li-ni, có hàm ý sâu xa). Lời nói hài hước có tác dụng phá tan không khí nặng nề trong đàm phán.

Ngoài ra còn có kỹ xảo sách lược khác trong đàm phán như các phép thả khí cầu thăm dò (ném đá hỏi đường), phép thông tin, kế không thành, dương đông kích tây, bới lông tìm vết, hồi ký lịch sử, xuất kỳ chế thắng, thời hạn cuối cùng.

II. Cách thức đàm phán của Trung Cộng.

Đàm phán đã trở thành một bộ phận của đời sống nhân loại, cũng là thủ đoạn quan trọng của cá nhân, xã hội, cho đến quốc gia dùng để xử lý xung đột lợi ích. Nhưng lý luận khoa học về đàm phán đang trong quá trình hình thành.

Các giới khoa học về đàm phán đã bằng cách tiếp cận nơi có số cuộc đàm phán của Trung quốc vào các thời kỳ khác nhau để phân tích tìm ra đặc điểm hành vi đàm phán của Trung Cộng. Gồm đàm phán Quốc-Cộng năm 1937, đàm phán Trùng khành năm 1945, đàm phán Quốc-Cộng năm 1949, đàm phán Trung-Anh về Hồng kông và đàm phán Trung-Bồ về Ma-cao.

Trong 5 cuộc đàm phán đó, 3 cuộc đầu là đàm phán nội bộ, 2 cuộc sau là đàm phán đối ngoại. Trong đàm phán nội bộ cũng như đối ngoại có lúc đối đẳng, có lúc không đối đẳng quyền lực và thực lực thay đổi từng thời kỳ của mỗi bên, dẫn đến sách lược và hành vi đàm phán của Trung Cộng cũng khác nhau:

Ngô Trường Chí (Đài Loan)
Dịch : Đặng Đình Lựu
(xem tiếp các phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Phần tiếp theo)

Kỹ xảo đàm phán của Trung Quốc

Thực lực của Trung cộng và Quốc dân đảng.

Thời gian            Quân Q dân đảng              Quân đảng C.sản                    Tỷ lệ

Tháng 7-1946            4,3 triệu quân               1,2 triệu quân                      3,58/1

Tháng 6-1947             3,73  -     -                1,95  -    -                        1,9/1

Tháng 6-1948            3,65  -     -                 2,8    -    -                       1,3/1

Tháng 6-1949            1,149 -    -                 4,00  -    -                        0,3/1

Quyền lực Trung Công qua các thời kỳ.

Các cuộc đàm phán               Mạnh                      Yếu                     Ghi chú

Đàm phán Quốc /Cộng          Chính phủ QD Đảng           Đảng CS Trung quốc          Không đối đẳng
(1937)

Đàm phán Trùng Khánh        Chính phủ QD Đảng           Đảng CS Trung quốc         Đảng CSTQ có năng lực thách thức
(1945)                                                                             chính phủ QD Đảng

Đàm phán Quốc/Cộng         Đảng CS Trung Quốc           Chính phủ QD Đảng                Không đối đẳng.
(1949)

Đàm phán Trung-Anh         Đảng CS Trung Quốc           Anh quốc                   Anh có con bài Hiệp ước Kinh tế                                                                                     và dân ý.

Đàm phán Trung-Bồ          Trung cộng                   Bồ Đào Nha                 Không đối đẳng.

                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Hành vi đàm phán các giai đoạn của Trung Cộng.

Các đà/phán  Cứng rắn   Kiên trì   Nhương bộ   Yếu ớt  Hợp tác       Cứng+Mềm

Đà/phán QC         -               -               +                  -             -                +

(1937)

Đà/phánTrgkhah   -              +               -                  -              -                +              

 (1945)

Đà/phán QC          +              +               -                  -              -                -

  (1949)

Đà/phán Trg/Anh   -              +               -                  -               -               +

Đà/phán Trg/Bồ     -               -               -                   -              +               +    



Thời gian, không gian, thực lực, quyền lực các bên khác nhau, hành vi đàm phán của Trung cộng cũng khác nhau qua từng cuộc đàm phán. Qua phân tích nghiên cứu kết quả sau mỗi cuộc đàm phán, qui nạp lại rút ra một số đặc điểm hành vi đàm phán của Trung Cộng như sau:

- Đàm phán Quốc - Cộng thời chống Nhật (1937), rút ra 11 đặc điểm:

1) Phối hợp về tuyên truyền;                    2) Phối hợp về tổ chức;

3) Kiên trì về nguyên tắc     ;                    4) Đề cao chủ nghĩa dân tộc;

5) Sách lược tính giai đoạn;                      6) Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ;

7) Kết quả có tính không-tổng;                  8) Lợi dụng tính mâu thuẫn;

9) Tạo ra khủng hoảng;                            10) Dùng Mặt trận thống nhất   

11) Kiên trì quyết tâm đến cùng.                     chống nhau;

(Không – Tổng = Zero – Sum, một bên không được gì, một bên được tất cả, được tổng.)

- Đàm phán Trùng Khánh (1945), rút ra 9 điểm:

1)Trước tiên xác định rõ nguyên tắc đàm phán;

2) Cùng ngôn ngữ, nhưng giải thích khác nhau;

3) Xây dựng quan hệ;                                 4) Chuẩn bị đầy đủ;

5) Ngụy trang thiệnchí, tạo hình ảnh giả;    6) Đàm phán hòa không-không;

7) Hành vi khác nhau khi quyền lực khác nhau;

8) Đặc tính người đàm phán;                  9) Mô thức tư tưởng bọn phỉ.

- Đàm phán Quốc-Cộng (1949), rút ra 9 điểm:

1) Công kích trung tâm lãnh đạo;             2) Tác phong ngang ngược, dữ dội;

3) Mô thức không – tổng;                         4) Lựa chọn đại biểu đàm phán;

5) Tạo ra hòa bình cục bộ;                        6) Cùng sử dụng hòa và chiến;

7) Kiên trì nguyên tắc;                              8) Thái độ không chút thỏa hiệp;

9) Lời nói phần nhiều là uy hiếp, coi khinh.

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(tiếp theo phần trên)

Kỹ xảo đàm phán của Trung cộng

-Đàm phán Trung – Anh, rút ra 11 điểm:

1) Tính nhất quán từ trên xuống dưới;        2) Trước sau bất nhất;

3) Giữ vững nguyên tắc và tính co dãn về tiểu tiết;

4) Đề cao chủ nghĩa dân tộc;                       5) Tranh thủ dân ý;

6) Tính ưu tiên chính trị;                             7) Xây dựng quan hệ;

8) Lợi dụng tính bức bách về thời gian;      

9) Tính lịch sử của tâm thái người thống trị;

10)Lợi dụng báo chí truyền thông;              11) Tính mơ hồ của đàm phán.

- Đàm phán Trung-Bồ, rút ra 8 điểm:

1) Xóa bỏ hiểu lầm;                                        2) Đàm phán kiểu bầu bạn;

3) Tranh thủ dân chúng ủng hộ;                     4) Chuẩn bị đầy đủ;

5) Co dãn vận dụng;                                       6) Vận dụng báo đài;

7) Lựa chọn địa điểm;                                    8) Kiên trì nguyên tắc.

Từ các đặc điểm rút ra trên cho thấy: 1) có số điểm lần đàm phán nào cũng sử dụng, có điểm chỉ xuất hiện khi Trung Cộng là thế yếu hoặc thế mạnh, v.v… Như kiên trì nguyên tắc cả 5 cuộc đều xuất hiện. 2) Mô thức đàm phán không - tổng (zero - Sum) có 3 lần và đều với đàm phán Quốc-Cộng. Đây là do Trung Cộng quyết giành chính quyền với Quốc dân đảng, nên không chút nhân nhượng. Tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng cũng xuất hiện 3 lần.Về lợi dụng báo chí, lợi dụng xây dựng quan hệ, tuy ghi số lần ít hơn, nhưng thực tế Trung Cộng đều coi trọng lợi dụng hai điểm này.

Các điểm trên có điều giống nhau và khác nhau trong vận dụng khi thế yếu và thế mạnh.

Chỗ giống nhau:

1)Kiên trì nguyên tắc: Trong đàm phán năm 1937, kiên trì nguyên tắc là kiên trì sự lãnh đạo của đảng CS đối với quân đội CS, tuyệt đối không để quân đội CS bị “hòa tan” vào quân Quốc dân đảng. Trong đàm phán Trùng khánh năm 1945, Trung Cộng tranh thủ mở rộng biên chế quân đội, kiên trì chính quyền vùng Xô viết giải phóng cho đến đàm phán Quốc - Cộng năm 1949, Trung Cộng quyết không nhượng bộ 8 khoản 22 điều mà Trung Cộng đề ra. Căn cứ các điều này, chính phủ Quốc dân đảng giao lại chính quyền cho đảng CS, khác nào đầu hàng CS.

2) Mô thức đàm phán không-tổng (zero-Sum). Đàm phán năm 1937, mục tiêu Trung Cộng là làm sao không bị Quốc dân đảng tiêu diệt, do đó muốn hợp tác Quốc Cộng lần hai. Đàm phán Trùng khánh năm 1945, chỉ là bề ngoài đạt được hiệp nghị song thập, sự thực thì Trung Cộng không giao nộp 1 viên đạn, 1 khẩu súng, mà còn muốn đấu tranh đến cùng với Quốc dân đảng. Đàm phán năm 1949, tác phong ngang ngược dữ dội, Trung Cộng đưa ra điều kiện nghiệt ngã. Đàm phán Quốc Cộng về cơ bản có tính không-tổng (zero-sum).

3) Phối hợp về tuyên truyền, tổ chức. Trong đàm phán Quốc Cộng năm 1937, Trung Cộng tuyên truyền là chính phủ Quốc dân đảng không chống Nhật, động viên các đoàn thể xã hội tạo khủng hoảng gây sức ép với chính phủ, và tuyên truyền với quân đội Đông bắc (của Quốc dân đảng) là người Trung quốc không đánh người Trung quốc.

Chỗ khác nhau:

1)Đối chọi gay gắt, hòa chiến cùng sử dụng. Ngày 14/01/1949, Tuyên ngôn về thời cuộc mà Mao Trạch Đông phát ra, còn đưa 8 điều kiện. Nhưng ngày 15/01, quân đảng CSTQ vây đánh Thiên tân, sau khi lấy được Thiên tân, tiếp tục bao vây Bắc kinh, muốn cùng Phó Tác Nghĩa thương lượng giải quyết vấn đề hòa bình giải phóng Bắc kinh. Sau khi Phó Tác Nghĩa đầu hàng Trung Cộng, Trung Cộng liền tích cực triển khái xuống phía nam chuẩn bị tấn công, lúc này Trung Cộng lại chuẩn bị đàm phán với chính phủ Quốc dân đảng. qua đây chứng tỏ Trung Cộng khi đã có thực lực càng không dễ nhẹ nhàng thỏa hiệp, mà áp dụng thủ đoạn đối chọi gay gắt, hòa chiến cùng sử dụng. Cho nên, đối với Trung Cộng mà nói, đánh là để cho đàm, đàm lại phải đứng chân ở đánh, lấy đánh làm hậu thuẫn cho đàm.

2) Đưa ra đàm phán. Đàm phán Quốc Cộng năm 1937 và 1949, hai bên đưa ra trước sau là có khác nhau. Quân của đảng CS, sau lần vây quét thứ 5 của Quốc dân đảng, chỉ còn hơn 2 vạn quân. Lúc này Trung Cọng bằng mọi cách yêu cầu quân Quốc dân đảng ngừng tấn công, muốn đàm phán với Quốc dân đảng. Còn năm 1949, lại do Quốc dân đảng đưa ra trước đề nghị đàm phán, với thế phía yếu đưa ra trước yêu cầu đàm phán. Đồng thời cũng tỏ rõ khi quyền lợi thay đổi, là nẩy sinh thời cơ đàm phán.

3) Lựa chọn đại biểu đàm phán. Đàm phán năm 1949, đại biểu của đoàn Quốc dân đảng là Bành thúc Hiền, Trung Cộng cho Bành là phái CC (Chống Cộng – Contre Communis), không tiếp nhận, các người khác trong đoàn cũng phải được Trung Cộng đồng ý. Qua phân tích, những đại biểu đàm phán này, không phải đồng tình Trung Cộng, thì cũng là những nhân sỹ có quan hệ lâu dài với Trung Cộng, cho nên sau khi đàm phán tan vỡ, họ đều nhảy sang Trung Cộng.

4) Tác phong ngang ngược. Trong đàm phán năm 1949,Trung Cọng ngoài việc lựa chọn đại biểu của phía Quốc dân đảng ra, còn quyết định cả thời gian, địa điểm đàm phán. Gọi chính phủ Quốc dân đảng ở Nam kinh là chính phủ phản động, liệt các thành viên chính phủ là tội phạm chiến tranh. Khi đàm phán, đại biểu Trung cộng ở thế trên, đại biểu Quốc dân đảng ở thế dưới. Nghiễm nhiên Trung Cộng đang tiếp nhận đầu hàng. Trong đàm phán, Chu Ân Lai nhiều lần chỉ trích gay gắt Quốc dân đảng.

5) Lời nhiều uy hiếp. Năm 1937, lúc Trung Cộng ở thế yếu, hết sức nhún nhường, nào là thừa nhận Tưởng Giới Thạch là Tổng thống, luôn hô Tưởng muôn năm, đồng ý đưa quân của đảng CS nhập vào quân chính phủ, thừa nhận lấy chủ nghĩa Tam dân để xây dựng đất nước, v.v…Nay ở thế mạnh lại lật ngược 180 độ. Từ đó người ta rút ra là nghe Trung Cộng nói không bằng xem Trung Cộng làm.

Ở trên là những điểm rút ra từ đàm phán nội bộ. Còn đàm phán đối ngoại với Anh và Bồ cũng phát hiện một số điểm.

Chỗ giống nhau:

1) Kiên trì đối với nguyên tắc.Kiên trì nguyên tắc không chỉ trong đàm phán nội bộ, mà trong bất cứ lúc nào, nơi nào, đối tượng nào, Trung Cộng vẫn kiên trì nguyên tắc. Như kiên trì chủ quyền của Trung cộng ở Hồng Kông. Lúc đầu Trung Cộng cho rằng chủ quyền Hồng Kông là không dễ đàm phán, sau đó Anh quốc nghĩ mở ra lối sau về giữ lại trị quyền (quyền cai trị), nhưng Trung Cộng kiên trì đến cùng. Hoặc vấn đề Ma cao, Bồ Đào Nha muốn sau năm 2000 giao lại Trung quốc, nhưng Trung quốc kiên quyết thu về trước năm 2000, thực tế thực hiện vào năm 1999.

2) Chủ nghĩa dân tộc. chủ nghĩa dân tộc là vũ khí lợi hại về đối ngoại của Trung Cộng. Năm 1937, Nhật xâm chiếm Trung quốc là lá bùa hộ mệnh tốt nhất của Trung cộng, đã chuyển được mục tiêu vây quét đảng CS sang chống Nhật của Quốc dân đảng. Trong đàm phán Trung - Anh, Trung Cộng cho rằng điều ước là không có hiệu lực, vì đó là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc thế kỷ XIX dùng chính sách pháo hãm để xâm lược Trung quốc, là sự sỉ nhục lớn đối với nhân dân Trung quốc, nhân dân Trung quốc không thể tiếp nhận. Vận dụng chủ nghĩa dân tộc đã làm tăng thêm sức nặng của Trung Cộng.

3) Vận dụng chiến lược chiến thuật. Trong các đàm phán đều lấy chiến lược chiến thuật linh hoạt để ra sức chiếm ưu thế trong đàm phán. Trong đàm phán Trung - Anh, hai bên đều có quyền lực của mình, nhưng Trung Cộng đã lấy “một nước hai chế độ” và “người Hồng Kông quản lý Hồng Kông” làm chiến lược tối cao, cùng vận động các chiến thuật phối hợp về tổ chức động viên, báo chí thông tin, động viên quần chúng bức bách thời gian, tạo quan hệ, tranh thủ đồng tình ủng hộ, v.v… làm cho “thuyết điều ước” của Anh không cách gì tiếp tục duy trì được, con bài kinh tế, dân ý đều không thể triển khai, cuối cùng chỉ có giao cho Trung Cộng cả chủ quyền và trị quyền về Hồng Kông.

Chỗ khác nhau:

1) Tính chất và kết quả khác nhau. Chủ đề, tính chất đàm phán có nhiều loại, như rút quân, ngừng bắn, đất thực dân, hải quan, mậu dịch, v.v…

Đàm phán Quốc - Cộng chủ yếu là đàm phán quân sự, chính trị, chính quyền, là đàm phán nội bộ, giữa chính phủ với chính đảng. Kết quả cuối cùng của đàm phán là dùng vũ lực để quyết đoán.

Còn đàm phán Trung - Anh, Trung - Bồ là đàm phán có tính chính trị và ngoạị giao, đàm phán giữa nhà nước với nhà nước giải quyết vấn đề qui thuộc chủ quyền. Kết quả cuối cùng là đi đến hiệp nghị, không phải bằng vũ lực giải quyết.

2) Đàm phán kiểu bầu bạn. Đàm phán Trung - Bồ, Trung Cộng gọi là đàm phán kiểu bạn bè. Quyền lực, thực lực hai bên chênh lệch lớn, Bồ vốn đã có ý định trao trả, hai bên không có tranh chấp gì. Đây có thể là trường hợp ngoại lệ.

3) Tính lịch sử của người thống trị. Người thống trị của Trung quốc là Đặng Tiểu Bình có tâm nguyện thống nhất đất nước khi còn sống, cho nên đã đưa ra mô thức “một nước hai chế độ” không chỉ cho Hồng Kông, Ma cao, mà cả cho Đài loan.

4) Người nhảy vào khác nhau. Đàm phán năm 1937, về quốc tế có Nhật, Liên Xô đều có ảnh hưởng đến. Đàm phán Trùng khánh năm 1945, Mỹ đóng vai trò đứng giữa vòng xoay, cả Trung Cộng và Quốc dân đảng đều liên quan đến nguồn quân sự, kinh tế của Mỹ, cả hai đều nghe ngóng. Đàm phán năm 1949, chính phủ Quốc dân tìm đủ cách lôi kéo lực lượng quốc tế vào can dự, xoay chuyển, nhưng đều không được. còn đàm phán Trung - Anh, Trung - Bồ không có can dự quốc tế.      

5)Đàm phán không - tổng và hợp tác. Trong đàm phán Quốc - Cộng, Trung Cộng lấy đàm phán làm thủ đoạn, cho nên thường chiếm ưu thế về kết quả đàm phán. Bắt đầu đàm phán từ năm 1937 đến 1949, Trung Cộng càng đàm phán, quyền lực càng lớn, điều kiện đưa ra ngày càng cao, cuối cùng kết quả của Quóc dân đảng là con số không. Trung Cộng đàm phán với Anh, Bồ về Hồng Kông, Ma cao, tuy không phải là đàm phán nội bộ, kết quả đàm phán, Trung Cộng vẫn là chiếm ưu thế. Phía Anh, Bồ còn hy vọng có quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Cộng về sau, nên đây cũng là một mục đích cùa Anh, Bồ trong đàm phán, nên không gây ra căng thẳng.

Ngoài ra về địa điểm đàm phán Anh, Bồ, Trung Cộng chọn Bắc kinh, là nơi thiên thời địa lợi, tâm lý, v.v.. có lợi cho Trung Cộng.

(xem tiếp phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(phần tiếp theo)
Kỹ xảo đàm phán của Trung Cộng

III. Tính chất đặc điểm đàm phán Trung Cộng

Từ phân tích các cuộc đàm phán trên, chỉnh lý tổng hợp lại, thì hành vi đàm phán của Trung Cộng co các tính chất đặc điểm sau:

Chuẩn bị đầy đủ.
Xưa nay, Trung Cộng trước khi đàm phán đều chuẩn bị rất công phu, đầy đủ. Mao đã từng nói:”chúng ta đã cho phép đàm phán, là phải chuẩn bị một đầu óc tỉnh táo để đối phó với đối phương áp dụng chính sách Tôn Hành Giả chui vào bụng, cái quạt công chúa và yêu quái tác quái. Chỉ có chúng ta chuẩn bị đầy đủ về tinh thần, chúng ta có thể chiến thắng bất kỳ Tôn Hành Giả yêu quái tác quái nào”.

Bất cứ lúc thế yếu hay thế mạnh, Trung Cộng đều chuẩn bị kỹ lưỡng. Chung mà nói, bên ở vào thế mạnh là không muốn vào đàm phán, mà là một phương pháp vận dụng của thế yếu, làm cho bên mạnh bước vào bàn đàm phán.

Đàm phán Quốc-Cộng từ năm 1937 – 1949, Trung Cộng đều đưa ra chủ đề và phương án đàm phán. Như đàm phán năm 1937, Trung Cộng đưa ra 5 yêu cầu và 4 bảo đảm. Đàm phán Trùng khánh, Trung Cộng đưa ra 8 vấn đề (Hội nghị chính trị, Đại hội quốc dân, vấn đề tự do, Đảng chính quyền, thả chính trị phạm, vấn đề vùng giải phóng, quân đội, tiếp nhận đầu hang của Nhật). Ngoài ra Chu Ân Lai, Vương Nhược Phi còn đưa ra 11 phương án đàm phán. Tổng hợp các vấn đề này lại là tập trung vào tranh thủ quyền lực về chính trị và quân sự. Ngược lại, chính phủ Quốc dân không đưa ra phương án đàm phán nào, chỉ cho rằng Trung Cộng đưa ra vấn đề gì cũng được, nhưng lại bị Trung Cộng chỉ trích là thiếu thành ý. Lúc này chính phủ Quốc dân ở vào thế thủ không tấn công. Đàm phán năm 1949, Trung Cộng đồng ý khi đàm phán sẽ đưa ra 8 phương án, nhưng đến bàn đàm phán Trung Cộng càng đưa ra 8 khoản 22 điều. Rõ ràng, trước đàm phán Trung Cộng chuẩn bị rất kỹ càng.

Đàm phán Trung-Anh về Hồng Kông cũng vậy. Trước đàm phán đã điều chỉnh hệ thống lãnh đạo, lập Văn phòng công tác Hông Kông – Ma cao trong Quốc vụ viện, nâng cấp Ủy ban công tác Hông Kông-Ma cao lên đơn vị cấp tỉnh. Trước khi bước vào giai đoạn 2 đàm phán, sau khi Hứa Gia Đốn đến Hồng Kông từ điều chỉnh tổ chức, tranh thủ kinh phí nhân viên đến tranh thủ lòng người đều làm rất công phu. Đó đều là công việc chuẩn bị cho đàm phán.

Đàm phán về Ma cao cũng vậy, không vì Bồ ở vào thế yếu mà không chuẩn bị kỹ.

Trong đàm phán cấp Đại sứ Trung quốc với Mỹ, Vương Bình chỉ rõ là dưới sự chỉ đạo Của Chu Ân Lai, đã chuẩn bị các mặt:

1) Trang phục, để trân trọng tham gia hội nghị quyết định chuyên viên đoàn đại biểu đều may mỗi người một bộ Tôn Trung Sơn.

2) Định ra kỷ luật đoàn đại biểu. Bất cứ chuyên viên nào đều phải tuân thủ chế độ và kỷ luật của đoàn đại biểu.

3) Diễn thử trước khi đàm phán, để ứng phó các tình huống đều làm thử trước.

4) Phân công chuyên môn: Đối với công việc khác nhau gíao cho thành viên khác nhau đảm trách.

5) Lựa chọn đầu bếp: Lựa chọn 2 đầu bếp giỏi để phục vụ mời khách gây quan hệ tốt trong thời gian hội nghị.

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc đàm phán là đặc tính hành vi đàm phán của Trung Cộng.

2) Kiên trì nguyên tắc và co dãn về chi tiết.

Năm 1949 Mao đã từng nói:”Tính nguyên tắc của chúng ta là phải kiên định, chúng ta cũng phải vì tất cả của tính nguyên tắc, cho phép và cần thiết linh hoạt”.

Như lúc thế yếu năm 1937, hết sức nhân nhượng, thậm chí có thể đổi quân đội đảng CS thành quân cách mạng quốc dân, nhưng không thể thay đổi sự lãnh đạo của đảng CS. Trong đàm phán Trung-Anh cũng gặp xã hội không ổn định, cổ phiếu sụt xuống, nhưng không nhượng bộ chủ quyền và trị quyền đối với Hồng Kông.

Trong đàm phán Trung-Bồ, Trung Cộng kiên trì thu Ma cao về trước năm 2000. Mô thức “một nước hai chế độ”, hai chế độ ở đây, Trung Cộng cho phép về kinh tế duy trì chế độ tư bản, nhưng về chính trị dứt khoát không cho phép.

Như trong vấn đề Đài loan, lâu nay Trung Cộng vẫn kiên trì từ các vấn đề nguyên tắc: vấn đề Đài loan là vấn đề nội bộ Trung quốc, nguyên tắc một Trung quốc.

3)Tính tranh thủ quan hệ.

Trong đàm phán Trung Cộng rất tích cực xây dựng quan hệ, tranh thủ quan hệ, nhằm tạo ra môi trường tốt cho đàm phán. Việc xây dựng quan hệ được bắt đầu từ nhiều mặt, như tranh thủ tình hữu nghị trước đây trong đối thủ đàm phán, tìm lại bạn bè cũ trong đối phương, xây dựng quan hệ với phía thứ ba. Cho nên trong đàm phán năm 1937, bạn bè, thầy giáo, quen biết cũ…không ngừng gửi thư đến tác động. Đàm phán Trùng Khành, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cũng hoạt động tích cực xây dựng các quan hệ.

Về quan hệ với phía thứ ba,Trung Cộng thường dùng danh nghĩa môi giới để tiếp xúc với đối phương. Như trong đàm phán Quốc Cộng dùng cái gọi là “Nhân sỹ dân chủ” hoặc “Đồng minh dân chủ”. Trong đàm phán Trung-Mỹ trước đây, thường dùng Liên Xô làm người thứ ba. Đàm phán chiến tranh Triều tiên, Trung Cộng dùng Anh và Ấn độ làm người trung gian. Lập lại quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ cũng thông qua Pakistan chắp nối. Việc lựa chọn người thứ ba, tuy không có một chuẩn mực nhất định, nhưng quyết không phải là người chống lại Trung quốc. Trong tìm kiếm quan hệ với Mỹ là bằng cách tiếp cận những nhân sỹ cấp cao trong chính phủ Mỹ và có thể hiểu được quan điểm chính trị và lợi ích của Trung quốc, đồng tình với Trung quốc. Từ đó Trung quốc chú ý xây dựng quan hệ hữu nghị, thân thiết với họ, lôi kéo họ, nắm họ. Những người này đã có tác động nhất định đối với đàm phán.

Đàm phán Trung-Anh, Trung-Bồ, không có người thứ ba tham gia vào, Trung quốc không cho phép người thứ ba can thiệp. với nguyên tắc chủ quyền, đến đoàn đại biểu Hồng Kông cũng bị Trung Cộng đảy ra ngoài, không được tham gia.

4) Tính bức bách của nguyên tắc và tinh thần.

Trung Cộng thường lấy nguyên tắc hoặc tinh thần để gây sức ép đối phương, sau hội đàm thường dùng các hình thức “Nguyên tắc nào đó…”, “Kỷ yếu hội họp”, “Thông cáo chung báo chí”, “Tuyên bố chung”, v.v… để phát biểu ra ngoài, mà lấy hình thức Hiệp ước chính thức hoặc hình thức Hiệp ước rất cụ thể để xử lý. Điều này hầu như phản ứng co dãn của Trung Cộng bằng cách mơ hồ câu chữ, để có thể đàm phán sau hoặc gây sức ép hơn nữa đối phương, nhằm đưa ra căn cứ mạnh mẽ khi thực hiện “tinh thần” Hiệp nghị, đồng thời cũng phản ánh Trung Cộng không tin cậy vào phương thức dùng biện pháp pháp luật xử lý vấn đề, Trung Cộng tin tưởng vào quan hệ tốt phù hợp lợi ích quan trọng, mới là bảo đảm quan trọng nhất của Hiệp nghị chính trị. Kiểu lợi dụng tinh thần và nguyên tắc này, đều thể hiện trong các cuộc đàm phán. Như trong đàm phán Trùng khánh, Trung Cộng trước tiên đưa ra nguyên tắc hòa bình, dân chủ, tiếp đó đưa ra yêu cầu quốc gia hóa quân đội, dân chủ hóa chính trị, vấn đề chính quyền vùng giải phóng. Những yêu cầu này đều từ nguyên tắc trên mà đề ra.

5) Xây dựng không khí êm đẹp.

Xây dựng không khí êm đẹp trong đàm phán là tác phong lâu nay của Trung Cộng, là công việc quan trọng hàng đầu. Như trong và sau khi đàm phán tổ chức cho đoàn đàm phán đi thâm quan, xem văn nghệ, chiêu đãi, v.v…

6) Tính chủ nghĩa dân tộc là trên hết.

Cộng không chỉ nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc, mà càng lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, thậm chí hòa trộn với chủ nghĩa yêu nước, trở thành một sức mạnh to lớn. Cho nên trong các cuộc đàm phán đều vận dụng lực lượng này làm hậu thuẫn.

7) Tính không xác định của lời hứa.

Đàm phán Quốc – Cộng nhiều lần, tuy cũng đạt được một số Hiệp nghị, nhưng Trung Cộng đều không tuân thủ, chủ yếu là họ còn để tranh thủ càng nhiều lợi ích hơn. Thường là Hiệp nghị ký là một chuyện, nói là một chuyện, làm lại là một chuyện khác. Bề ngoài là thế, nhưng bên trong, đằng sau đều có tính toán khác và làm khác. Khi cần thiết, tạo ra khủng hoảng để bàn lại, thương lượng lại.

Như thời chống Nhật, đàm phán nhất trí là Cộng quân đổi thành quân cách mạng quốc dân. Nhưng thực tế vẫn không ngừng mở rộng thực lực, nên xẩy ra “sự kiện Tân Tứ quân”.

Sau chống Nhật, tuy Quốc –Cộng ký được “Hiệp định song thập”, nhưng trên thực tế vẫn luôn xẩy ra đụng độ.

Trong đàm phán Trung - Anh, Trung Cộng nói là không đóng quân ở Hồng Kông, nhưng sau đó Đặng Tiểu Bình nói:”không đóng quân còn gọi là lãnh thổ của Trung quốc không ?” Cho nên đã đóng quân, v.v…

Trung Cộng thường nói:”Chúng tôi đã nói là chắc chắn, không làm tác động nhỏ”, nhưng thực tế qua nhiều cuộc đàm phán đã ký, đã thực hiện là không phải vậy.

8) Nắm chặt thời gian.

Bản thân việc nắm chặt thời gian là một sách lược, cũng là tính toán hiệu quả. Trong đàm phán Trung Cộng thường lấy một mốc thời gian nào đó làm kỳ hạn, nếu quá hạn định đó, Trung Cộng sẽ quyết định, không ngó tới đối phương, hoặc lấy đó làm hòa hoãn đàm phán. Như thời kỳ đầu chống Nhật, Trung Cộng lợi dụng quân Nhật tiến gần, ép chính phủ Quốc dân đảng sớm ký hiệp định, nếu không Trung Cộng sẽ tự có hành động. hoặc năm 1949, Trung Cộng trước khi muốn vượt sông, nhưng ở một số đơn vị chuẩn bị chưa xong, thì cố kéo dài đàm phán không quyết, đợi thời cơ chin muồi mới dùng thời gian ép đối phương. Đàm phán với Anh, Bồ, Trung Cộng vận dụng khâu thời gian rất chắc.

9) Khéo dùng sức ép báo chí.

Trong quá trình đàm phán, Trung Cộng lợi dụng báo chí, một mặt để truyền đạt lập trường, chính sách của mình, mặt khác vận dụng dư luận tạo thành sức ép đối phương chấp nhận yêu cầu của họ đưa ra.

CIA trong giải mã văn kiện “hành vi đàm phán chính trị của Trung Cộng” chỉ rằng, Trung Cộng từ rất sớm đã coi báo chí là một vũ khí hết sức mạnh mẽ, và đưa ra những việc cụ thể mà Trung Cộng đã thao túng báo chí:

     (1) Ra tay trước: Trung Cộng thường giành trước thời gian trước khi đối phương đàm phán chính thức, thông qua báo chí phát biểu là có thể sẽ bàn, như 3 tuần trước khi Đặng Tiểu Bình đị Mỹ, là tiếp một đại biểu Quốc hội phỏng vấn để đưa tin.

     (2) Lợi dụng báo chí tạo ra cái bẫy. Lợi dụng báo chí tạo ra ấn tượng tiến triển tốt về quan hệ Trung-Mỹ, để khi họ đàm phán với Mỹ chiếm thế trên.

     (3) Nói bóng, nói gió, ám chỉ. Chung là, quan chức Trung Cộng không thích đả kích đích danh quan chức Mỹ, mà bằng cách gián tiếp.

     (4) Nâng cao hy vọng. Nhờ vào sức ép dư luận của báo chí tạo ra để ảnh hưởng đến chính phủ Mỹ, Trung Cộng trong quá trình đàm phán, hễ khi mong muốn của dân ý có lợi cho Trung Cộng, là tìm cách tăng mức độ của chủ đề thảo luận, nhằm làm cho báo chí tăng sức ép đối với Mỹ.

     (5) Báo chí kích động. Trung Cộng khéo vận dụng sức mạnh báo chí để ảnh hưởng đối phương, như báo chí Trung quốc nhiều lần đả kích chính sách của Mỹ, lợi dụng phê phán công khai của họ như đã dự kiến, có thể sẽ làm cho chính phủ Mỹ chuyển biến lập trường hoặc áp dụng một vài hành động hợp với ý đồ Trung Cộng.

     (6) Định ra giới hạn cho phép. Báo chí Trung quốc thường phát biểu bình luận theo tiến trình đối với mục đích là có ý, định ra mức độ giới hạn co dãn đối với chủ đề đàm phán trong con mắt của đối phương đàm phán ở nước ngoài.

Các nước phương tây như Anh cũng vận dụng dư luận, nhưng cách làm khác hẳn với cách của Trung Cộng. Trung Cộng không chỉ vận dụng công cụ báo chí của mình, tiến hành tuyên truyền toàn diện; mặt khác lại lợi dụng thủ đoạn gián tiếp làm cho báo chí tuân theo.

(xem tiếp phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối