Bảng 1: Đặc điểm phe phái của các ứng cử viên hàng đầu vào Ban thường vụ Bộ chính trị sắp tớiLiên minh tinh hoa
Họ tên Năm sinh Chức vụ hiện nay Lai lịch Phe phái
Tập Cận Bình 1953 Ủy viên TVBCT Phó Chủ tịch CMC,
Phó Chủ tịch CHNDTH “con ông cháu cha”
Vương Kỳ Sơn 1948 Ủy viên Bộ chính trị,
Phó Thủ tướng “con ông cháu cha”
Trương Đức Giang 1946 Ủy viên Bộ chính trị,
Phó Thủ tướng “con ông cháu cha”
Du Chính Thanh 1945 Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư thành ủy Thượng Hải “con ông cháu cha”
Bạc Hy Lai 1949 Ủy viên Bộ Chính trị,(đã bị cách chức)
Bí thư Thành ủy Trùng Khánh “con ông cháu cha”
Trương Cao Lệ 1946 Ủy viên Bộ chính trị,
Bí thư thành ủy Thiên Tân Người được Giang Trạch Dân bảo trợ
Mạnh Kiến Trụ 1947 Ủy viên Quốc vụ viện,Bộ trưởng Bộ Công an Phái Thượng Hải
Liên minh Dân túy
Họ tên Năm sinh Chức vụ hiện nay Lai lịch Phe phái
Lý Khắc Cường 1955 Ủy viên TVBCT,
Phó Thủ tướng thường trực Phái Đoàn thanh niên
Lý Nguyên Triều 1950 Ủy viên Bộ Chính Trị,
Trưởng Ban Tổ chức ĐCSTQ Phái Đoàn thanh niên (con ông cháu cha)
Lưu Vân Sơn 1947 Ủy viên Bộ Chính trị,
Lưu Diên Đông 1945 Ủy viên Bộ Chính trị,
Ủy viên Quốc Vụ viện Phái Đoàn thanh niên (con ông cháu cha)
Uông Dương 1955 Ủy viên Bộ Chínhtrị,
Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Phái Đoàn thanh niên
Lệnh Kế Hoạch 1956 Thành viên Ban bí thư,
Chánh văn phòng ĐCSTQ Phái Đoàn thanh niên
Hồ Xuân Hoa 1963 Bí thư khu ủy Nội Mông Phái Đoàn thanh niên
Ghi chú: ĐCSTQ: Đảng Cộng sản Trung Quốc; CMC: Quân ủy Trung ương; CHNDTH: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; TVBCT: Ban thường vụ Bộ chính trị.
Bảng 1 cũng cho thấy trong khi các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5 sẽ hầu như chắc chắn chiếm giữ các vị trí cao nhất trong ban lãnh đạo quốc gia sau Đại hội Đảng năm 2012, một số lượng đáng kể các ứng cử viên hàng đầu là từ thế hệ thứ 4, sinh vào giữa những năm 1940. Nói chung, các nhà lãnh đạo từ liên minh dân túy đều trẻ tuổi hơn so với những người đồng chức thuộc liên minh tinh hoa, và do đó có lợi thế về tuổi tác. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng nhân tố tuổi tác có thể làm cho một số người trong giới tinh hoa thậm chí tích cực hơn trong việc tìm cách trở thành ủy viên TVBCT vì đây sẽ là cơ hội cuối cùng của họ.
Tất nhiên, một số nhà lãnh đạo có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với những người khác. Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ chắc chắn giữ được ghế của họ. Vương Kỳ Sơn và Lý Nguyên Triều sẽ không có vấn đề gì với việc giữ ghế của họ, và có thể nằm trong số bốn thành viên cấp cao nhất (cùng với Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường). Phó Thủ tướng Trương Đức Giang và Trưởng Ban tuyên huấn ĐCSTQ Lưu Vân Sơn đều là ủy viên Bộ chính trị 2 nhiệm kỳ, và do đó dường như “được quyền” thăng tiến hơn những người đồng chức của họ. Khi 6 nhà lãnh đạo này ít nhiều đảm bảo cương vị ủy viên của họ trong TVBCT, sẽ chỉ còn 3 ghế cho 8 ứng cử viên khác, cho thấy số thành viên vẫn là 9.
Nếu năm sinh sớm nhất được phép đối với các ủy viên Ban chấp hành trung ương sắp tới là năm 1945, thì Bí thư thành ủy Thượng Hải Du Chính Thanh cũng sẽ là một ứng cử viên có sức nặng, do thực tế rằng, giống như Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn, ông này đã là ủy viên Bộ Chính trị hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng đáng gờm tiềm tàng của Du Chính Thanh, Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác trong liên minh dân túy có thể cố gắng thương lượng để ông về hưu vào Đại hội Đảng 18. Du Chính Thanh và Lưu Diên Đông, cùng sinh năm 1945, có thể bị loại nếu TVBCT đương nhiệm quyết định làm cho cơ quan vạch quyết định tối cao này trẻ hơn và chủ yếu bao gồm các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ 5.
Ba ủy viên Bộ Chính trị giữ cương vị một nhiệm kỳ hiện nay là bí thư tỉnh ủy trong các chính quyền địa phương – Uông Dương ở Quảng Đông, Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, và Trương Cao Lệ ở Thiên Tân – thường được coi là đang tranh giành nhau để trở thành ủy viên TVBCT. Uông Dương và Bạc Hy Lai hoàn toàn không im lặng, đều có chung biệt hiệu là “hai khẩu đại bác”. Ngay khi Uông Dương được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông năm 2007, ông đã và đang chủ trương một mô hình tăng trưởng kinh tế mới và khẳng định sự cần thiết của các cuộc cải cách chính trị. Ông đích thân phát động một làn sóng mới về “giải phóng tư tưởng”, yêu cầu các quan chức địa phương vượt qua những điều cấm kỵ về tư tưởng và chính trị. Chiến dịch tự quảng cáo của Bạc Hy Lai thậm chí làm cho dân chúng biết đến nhiều hơn, như đã được bàn luận ở trên. Đường hướng của Bạc Hy Lai là không diễn ra thông thường một cách đáng chú ý: ông là người thuộc giới tinh hoa luôn được ủng hộ và được hưởng đặc quyền đặc lợi trong chế độ Cộng sản (trừ vài năm trong cuộc Cách mạng Văn hóa), nhưng ông lại tuyên bố bảo vệ chủ nghĩa dân túy Mao ít. Trái với “hai khẩu đại bác”, Trương Cao Lệ vẫn giữ phong cách lãnh đạo thông thường hơn, ít phô trương hơn. Trương cao Lệ gần đây đã nói với một du khách nước ngoài rằng ông quan tâm hơn đến việc thúc đẩy “kiểu cách nỗ lực mạnh mẽ thực tế hơn với ít phô trương hơn”. Phương châm của ông (và chiến lược của ông) là: “Làm nhiều, nói ít”.
Ba nhà lãnh đạo khác, mặc dù họ hiện tại chưa là ủy viên Bộ Chính trị, đang cạnh tranh vì những lý do khác. Lệnh Kế Hoạch, hiện là thành viên Ban bí thư gồm 6 người và là Chánh văn phòng Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, là người đáng tin cậy nhất của Hồ Cẩm Đào. Giống như Giang Trạch Dân đưa Tăng Khánh Hồng lên làm ủy viên TVBCT năm 2002, Hồ Cẩm Đào có thể sẽ đẩy Lệnh Kế Hoạch lên 2 bậc. Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Công an, và Phó ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, dường như là một ứng cử viên lý tưởng để kế nhiệm ông chủ của mình là Chu Vĩnh Khang trong TVBCT. Hồ Xuân Hoa, một ngôi sao đang lên 48 tuổi, thuộc các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 6 sinh vào những năm 1960. Nếu ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc quyết định lựa chọn một nhà lãnh đạo trẻ hơn cho TVBCT để kéo dài tính liên tục của ban lãnh đạo vượt qua thế hệ thứ 5, thì Hồ Xuân Hoa sẽ là một ứng cử viên hàng đầu. Trước đó, Hồ Cẩm Đào đã ở trong TVBCT 10 năm trước khi ông trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ năm 2002.
Ban lãnh đạo mới thường dẫn đến các chính sách mới. Mặc dù các nhà lãnh đạo sắp tới có thể sẽ không có xu hướng tỏ ra khác biệt với những người tiền nhiệm của họ cho đến khi họ củng cố được vị trí của mình, rõ ràng cả Tập Cận Bình lẫn Lý Khắc Cường đều đại diện cho phong cách lãnh đạo mới và muốn theo đuổi những ưu tiên mới về chính sách. Chẳng hạn, nhân dịp Năm mới 2010, Tập Cận Bình đã gửi tin nhắn chúc tết mang tính “cá nhân” tới khoảng 1 triệu quan chức trong các đảng bộ của ĐCSTQ trên khắp nước này – một việc làm chưa từng thấy đối với một nhà lãnh đạo cấp cao của đảng để liên lạc với các quan chức địa phương. Trên mặt trận kinh tế, kinh nghiệm lãnh đạo của Tập Cận Bình trong việc điều hành Phúc Kiến, Chiết Giang, và Thượng Hải, ba khu vực phát triển về kinh tế, đã chuẩn bị tốt cho ông theo đuổi các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài và ngoại thương, và tự do hóa hệ thống tài chính của Trung Quốc, tất cả các lĩnh vực này đã gặp phải những thất bại nghiêm trọng trong những năm gần đây.
Trong khi đó, Lý Khắc Cường đã thu hút sự chú ý về việc ông quan tâm mạnh mẽ tới các lĩnh vực có những vấn đề mới như dự án nhà ở khả thi, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí hậu, năng lượng sạch và tái sinh. Đây không phải là những mục tiêu ưu tiên của ban lãnh đạo Trung Quốc 10 năm trước. Các phương tiện truyền thông chính thức và bán chính thức của Trung Quốc gần đây đã tìm cách phác họa những kế hoạch quản lý chính quyền trong các ngôi sao đang lên thuộc các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5.
Bảng 2 cho thấy sự nhìn nhận khái quát về những ưu tiên trong chính sách và sở thích của 14 ứng cử viên để vào TVBCT. Nói chung, “liên minh tinh hoa” có xu hướng thân thiện với thị trường hơn và quan tâm đến sự tăng trưởng GDP, trong khi đó “liên minh dân túy” quan tâm hơn đến việc theo đuổi sự công bằng xã hội, các biện pháp chống tham nhũng, và những lựa chọn trong đảng. Các nhà lãnh đạo thuộc một trong hai liên minh này cũng khác nhau về những gì mà họ coi là các vấn đề nóng.
Trong khi ủy viên TVBCT tiếp theo sẽ gần như chắc chắn được lựa chọn từ 14 ứng cử viên được bàn luận ở trên, người ta không thể loại trừ khả năng một “ứng cử viên bất ngờ” xuất hiện, có thể trong số các bí thư tỉnh ủy hiện nay. Chẳng hạn, Bí thư khu ủy Tân Cương Trương Xuân Hiền gần đây đã chứng tỏ một đường hướng “quả đấm sắt” trong việc xử lý các cuộc nổi loạn ở Tân Cương và cũng tuyên bố rằng ông có thể công bố toàn bộ thông tin về thu nhập và tài sản có liên quan đến bản thân và gia đình ông để hỗ trợ các biện pháp mạnh mẽ xử lý nạn tham nhũng của các quan chức. Theo quan điểm của ban lãnh đạo Trung Quốc, cả hai đường hướng dường như tạo tiếng vang ở một đất nước tràn ngập những vấn đề nghiêm trọng về rối loạn xã hội và tham nhũng lan tràn. Trong số các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 6, Hồ Xuân Hoa đã được nói đến ở trên không phải là ngôi sao đang lên duy nhất. Bí thư tỉnh ủy Hồ Nam Chu Cường và Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm Tôn Chính Tài đều là ứng cử viên lựa chọn cho TVBCT. Đại điện đông đảo của “phái thái tử” và “phái Đoàn thanh niên” trong ban lãnh đạo cấp cao nhất cũng là một nguồn gốc gây ra sự tức giận đáng kể giữa dân chúng Trung Quốc lẫn các cán bộ cấp thấp hơn. Do đó các quan chức chính trị có thể muốn lựa chọn một nhà lãnh đạo không có những đặc điểm phe phái mạnh mẽ. Vì mục đích này, Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Lư Triển Công sẽ là một ứng cử viên triển vọng. Ông gần đây đã tiến hành một loạt thử nghiệm chính trị để áp dụng thêm các biện pháp bầu cử nhằm lựa chọn các bí thư đảng và thị trưởng ở các thành phố lớn của Hà Nam như Trịnh Châu.
Hướng về phía trước: Một nghịch lý của hy vọng và sợ hãi
Sẽ là điều thú vị nếu quan sát cuộc cạnh tranh vào TVBCT sắp tới diễn ra như thế nào trong những tháng tiến tới Đại hội Đảng 18, và thậm chí quan trọng hơn, động cơ “một đảng, hai liên minh” sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với sự thay đổi chính trị của Trung Quốc trong những năm tới. Hình thức mới về lãnh đạo tập thể của Trung Quốc là một nghịch lý của hy vọng và sợ hãi.
(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư