Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

17
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 16
Hồi 15 : Chân tướng


A. Tóm tắt Hồi 15
- Tại khu rừng thông rậm rạp ngoài thị trấn Long Câu, bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông được Bối Hải Thạch, 9 vị Hương chủ, Hương phó và gần 100 người bang Trường Lạc tiếp đón trong tinh thần hai bên thăm dò, tìm hiểu nhau. Cao Tam Nương, tánh nóng nảy, phóng phi đao làm Hương chủ Trần Xung Chi bị thương ở chân; cuộc xung đột binh khí sắp xẩy ra thì Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) xuất hiện trước sự tôn kính cả hai bên, giảng hoà vui vẻ, tất cả kéo về tổng đà bang Trường Lạc.

- Tại bang Trường Lạc, nhiều cao thủ Tuyết Sơn đang bị đánh thuốc mê và bắt giữ; Bạch Vạn Kiếm đi đến đối chất; rồi Thạch Thanh, Mẫn Nhu và nhiều cao thủ trọng tuổi tiếng tăm trong võ lâm đồng kéo đến để bạch hoá lai lịch của Thạch bang chúa.

- Hai sứ giả đảo Hiệp khách cũng đến đem theo kẻ ẩn trốn Thạch Trung Ngọc. Các âm mưu gian dối của Bối Hải Thạch, bang Trường Lạc, các sai trái của Thạch Trung Ngọc đã tạo ra sự ngộ nhận về Cẩu Tạp Chủng trên giang hồ lần lượt được phơi bày. Con người chân thật, hiệp nghĩa và trong sáng, tài năng của Cẩu Tạp Chủng được toả sáng hơn bao giờ. Các sai quấy, phóng đãng và vị kỷ của Thạch Trung Ngọc lộ rõ. Các ngộ nhận của Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh - Mẫn Nhu và quần hùng được rọi sáng...

- Thạch Trung Ngọc khước từ chức vị bang chủ bang Trường Lạc; Cẩu Tạp Chủng khởi lên từ tâm tự nguyện nhận chức bang chủ để gánh vác " khó khăn " đi dự hội yến, và được toàn bang tín nhiệm, trân trọng. Cẩu Tạp Chủng vui vẻ nhận hai tấm thiệp mời bài đồng từ tay hai " sứ giả "

- Bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông cũng chính thức nhận hai tấm bài đồng;
- Hai vị sứ giả từ giả bang Trường Lạc đi đến Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu để chuyển thiệp thỉnh. Tất cả đồng rời khỏi bang Trường Lạc...

B. Ý Kiến
1. Kinh nghiệm về ánh sáng của sự thật và lịch sử
- Tác giả Kim Dung đã khéo dẫn dắt câu chuyện, chuyển vận các nghi vấn, các việc làm rất kín đáo mà đầy hổ thẹn đến tổng đà Trường Lạc với các nhân sự liên hệ, đủ mặt như là chuẩn bị đầy đủ cho một phiên toà, mà cơ quan điều tra là hai vị sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " rất công chính, đầy đủ tài năng đáng tin cậy. Tại đây, tất cả được đưa ra ánh sáng : xấu hổ, ủ rũ như nhân vật Bối Hải Thạch và bang Trường Lạc; trơ trẻn như Thạch Trung Ngọc; hổ thẹn, mắc cỡ như Bạch Vạn Kiếm; ngỡ ngàng như Thạch Thanh, Mẫn Nhu, ân hận như Triển Phi hương chủ và nhiều cao thủ khác v.v....
Dưới ánh sáng của sự thật và lịch sử, không có gì có thể được dấu kín. Đây là bài học cho các trí thức, hiệp khách, các nhân vật lãnh đạo của các tổ chức xã hội.

2. Mẫu tâm lý hành hiệp lý tưởng :
- Bạch Vạn Kiếm là một tài năng, là một người con có hiếu nên hẳn là một kiếm khách tốt, nhưng tầm nhìn bị hạn chế, tánh tình cố chấp, thiếu bao dung nên hành xử thường rơi vào các sai lầm đáng tiếc !

- Các bang chủ ở Quan Đông thì ngay chính, nhưng thiếu trí tuệ, chưa đủ điều kiện để hành hiệp tốt.

- Các đạo trưởng ở Thượng Thanh Quán chuộng các giá trị hình thức nên thiếu tâm đức và thiếu trí tuệ để phát triển Thượng Thanh Quán và giúp đời !

- Bạch Tự Tại và Sử bà bà thì cố chấp, tự kiêu, háo danh, nên dễ trở thành tác nhân của các rối loạn gia đình và xã hội !

- Thạch Thanh, Mẫn Nhu và hai sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " là các hiệp khách chân chính, nhưng còn đối đãi thị phi nên hành động hiệp nghĩa còn bị hạn chế, chưa thực sự lý tưởng.

° Có thể mẫu tâm lý thông tuệ, vô dục ( hay thiểu dục ), vô chấp và đầy nhân ái của Cẩu Tạp Chủng là thực sự lý tưởng cho việc hành hiệp giúp đời :

Cái nhìn vô sự vô hại của chàng như là vui vẻ chấp nhận, kính trọng các hành vi của người khác, miễn là các hành vi ấy không gây tổn hại đến ai. Cái nhìn nầy giúp tha nhân có " tự do tâm lý " để sống thoải mái, dễ chịu hơn. Cái nhìn đánh giá " xì xào " sẽ gây trở ngại " tự do tâm lý " của tha nhân, gây tổn hại đến quyền sống của tha nhân, và tạo ra một thái độ sống lệch lạc, chuộng giá trị hình thức rất ảo cho người đánh giá và cho xã hội. Con người vốn làm chủ cái nhìn và làm chủ văn hoá, tại sao không xây dựng cái nhìn ấy trong văn hoá ?

Thật đáng suy ngẩm nếu bạn đọc lại một đoạn mà tác giả đã tinh ý viết ở Hồi 14 (tr.167 ) rằng :

" Chủ quán cùng bọn tiểu nhị thấy hôm qua Thạch Phá Thiên theo vợ chồng Thạch Thanh vào ngủ trọ, mà bây giờ lại từ phòng một cô gái xinh đẹp đi ra thì ngấm ngầm kinh ngạc. Họ thi nhau bàn tán về chuyện này đến mười mấy ngày. Những câu chuyện của họ càng lúc càng thêm thắt những chi tiết kỳ dị, phần lớn đều là đoán mò ".

Cái nhìn vô sự , vô hại ấy của Cẩu Tạp Chủng là cái nhìn kính trọng, chấp nhận tha nhân và chấp nhận cuộc sống một cách tích cực. Tâm lý học nhà Phật xếp tâm lý vô hại thuộc nhóm thiện tâm cần được nuôi dưỡng.

Thật đáng kinh ngạc nếu xem thái độ sống vô sự, vô hại kia là" ngố "," khờ khệch ", và xem thái độ vị kỷ, dối gạt, " ma lanh " là lịch đời, khôn ngoan !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

18
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 17
Hồi 16 : Thành Lăng Tiêu


A. Tóm tắt Hồi 16
- Đoàn người Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Thạch Trung Ngọc trở về thành Lăng Tiêu.

- Đinh Đang thuyết phục thành công Thạch Phá Thiên " vác cây thánh giá " thay cho Thạch Trung Ngọc.

- Tại thành Lăng Tiêu, sau khi Sử bà bà ra đi biệt tăm, A Tú mất tích, đoàn cao thủ do Bạch Vạn Kiếm dẫn đầu đi lùng tìm Thạch Trung Ngọc, Bạch Tự Tại trở nên nóng nảy bất thường và trút các cơn thịnh nộ xuống hàng đệ tử : đã vô lý giết chết nhiều đệ tử khiến bang phái trở nên vô cùng bất an. Các sư đệ Bạch Tự Tại cùng hàng đệ tử lập mưu tống ngục Bạch Tự Tại và bàn chuyện phế ông ta, cử người mới lên làm chưởng môn.

- Đoàn người mới trở về cũng bị đánh thuốc mê và giam vào ngục thất. Thạch Phá Thiên nghĩ ra cách thoát ngục và đi cứu giải, vừa lúc Sử bà bà và A Tú đến, đang bị vây quanh các làn kiếm rất nguy kịch. Thạch Phá Thiên nhảy vào cứu nguy cho Sử bà bà và A Tú, tất cả ba cùng tìm cách cứu vãn tình thế nội biến trong bang.

B. Ý Kiến
1. Hai nhóm người
Các nhân vật trong truyện mỗi người một vẻ, có tâm lý biểu hiện khác nhau, tựu trung có thể xếp thành hai loại :

Vị kỷ : Nhóm vị kỷ, điển hình như Thạch Trung Ngọc, Đinh Đang, Đinh Bất Tam, Đinh Bất Tứ, Bạch Tự Tại và rất nhiều cao thủ khác của Tuyết Sơn. Trung tâm hành dinh của vị kỷ là tự ngã, chấp thủ nặng cái " ta " và cái " của ta ", chỉ sống nhằm thoả mãn dục vọng, hiếu danh, hiếu lợi.

Vị tha : Điển hình có hai sứ giả, Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Cẩu Tạp Chủng, A Tú ...
Trung tâm điểm của tâm lý là hoạt động hành hiệp vì lợi ích của tha nhân, vì công lý mà trừ gian diệt hại, vì tình người, yêu con người. Chính sự có mặt của nhóm nầy trong tiểu thuyết kiếm hiệp đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn, một sự đam mê truyện.

2. Hai ảnh hưởng :
- Nhóm thần tượng cái " ta " và cái " của ta " thì mãi là nguyên nhân, tác nhân của các xung đột, bạo hành, gây rối ren xã hội dẫn đến hậu quả không lường.
- Nhóm vị tha có khuynh hướng không nhìn thấy gì là " ta ", " của ta ", nhưng lại thường hành động tích cực giúp đời, giúp người khốn khó, bị bức hiếp, đem lại an lành, ổn định và tình người ấm áp cho xã hội.

Giáo lý nhà Phật có thể được giới thiệu là giáo lý của " không ta ", " không của ta " ấy, là giáo lý của thái độ sống thật, tích cực, mà không phải của triết lý, huyền đàm, rất đáng được tham cứu, trân trọng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

19
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 18
Hồi 17 : Tự đại thành cuồng


A. Tóm tắt Hồi 17
- Các chi thuộc bang Tuyết Sơn đều tụ tập ở sảnh đường và đang múa kiếm tàn sát lẫn nhau thì Trương Tam, Lý Tứ xuất hiện đòi gặp mặt Bạch Tự Tại để trao thiệp mời dự hội yến Lạp bát.

- Các chi trưởng Thành, Tề, Liêu, Lương đang đấu kiếm kịch liệt để giành ngôi bang chủ, nay lại đấu kiếm tranh thua để nhường ngôi bang chủ. Thật mỉa mai!

- Tiếp theo, Sử bà bà, A Tú và Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) tiến vào sảnh đường trước sự kinh hãi của các chi trưởng. Bà lên tiếng : " Các ngươi giam hãm chưởng môn cùng các đệ tử chi trưởng ở đâu, mau thả họ ra ! ". Đoạn bảo Sử Ức Đao ra đao đấu với các chi trưởng. Các ông đều nhường kiếm để nhường ngôi bang chủ...

- Bạch Vạn Kiếm ra khỏi nhà lao liền xuất kiếm đánh Liêu chi trưởng : hai bên giao đấu đến vài trăm chiêu thì Bạch Vạn Kiếm xuất tuyệt chiêu chặt lìa một chân của Liêu sư thúc.

- Sử bà bà ra lệnh cho Sử Ức Đao sử dụng Kim Ô đao pháp đánh bại Bạch Vạn Kiếm để minh bạch xác định ngôi bang chủ. Sử Ức Đao không dám đánh bại Bạch Vạn Kiếm, chỉ thủ cầm chừng, rồi sử chiêu " Bàng Cổ Trắc Kíc " để thủ hoà. Bạch Vạn Kiếm trước đám đông đã thành thật nhìn nhận thua cuộc.

Sử bà bà bèn bảo Sử Ức Đao trao chức chưởng môn và hai thẻ bài đồng để bà đi dự hội yến "một đi không trở lại"

- Sau khi nghe Phong Vạn Lý thuật lại các biến cố thay đổi tâm lý của Bạch Tự Tại, Sử bà bà cùng nhiều người thân vào ngục lao thăm và tâm sự cùng Bạch Tự Tại...
Bạch Tự Tại thử đấu nội lực với Sử Ức Đao và đã kinh hoàng, vừa thất vọng, thấy nội lực của thiếu hiệp hơn xa mình...

Ông nói một cách thê lương : " Bạch Tự Tại mỗ cuồng vọng tự cao, tội nghiệt nặng nề. Bây giờ ta phải ở đây quay mặt vào tường để sám hối lỗi lầm... "

B. Ý Kiến
1. Nguy hiểm của " cái tôi "
- Vì quá tự hãnh về tài kiếm pháp của mình, và kiêu ngạo vì nội lực vượt trội của mình nhờ vào một dược liệu đặc biệt, ông trở nên xem nhẹ cả vợ con, các huynh đệ, môn đồ, đánh phạt và tàn sát vô lý... đã dẫn đến cảnh nội biến tang tóc. Tất cả chỉ vì một cái " Tôi " muôn thuở của cuộc đời, rất chi nguy hiểm !

2." Tôi" vốn là tập thể... :
Cái " tôi " của Bạch Tự Tại không phải chỉ là thân tướng của ông cộng với võ công, nội lực, tham vọng, ham muốn... mà là toàn bộ bang phái Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu, và rộng xa hơn nữa. Bạch Tự Tại trút tức giận, đánh phá chung quanh chính là đang trút giận, đánh phá chính mình : không thể có một cái " tôi " nào độc lập cả.

Đây là tinh thần, nội dung giáo lý Duyên khởi, Vô ngã của Phật giáo.

3. Nhân duyên cứu gỡ :
- Các nhân tố dưới đây là các nhân tố cứu nguy cho thành Lăng Tiêu :
- Hai "sứ giả" Trương Tam, Lý Tứ ;
- Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) ;
- Tâm lý hồi tỉnh, ân hận về việc làm sai quấy ;
- Tâm lý thức tỉnh, nhàm chán các thị phi, tang tóc ;
- Tình người ấm áp...

Đấy là các nhân tố của một hệ văn hoá an lành !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

20
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 19
Hồi 18 : Điều phải cầu xin


A. Tóm tắt Hồi 18
- Tạ Yên Khách sau khi luyện rất thành thạo chiêu " Bích Châm Thanh Chưởng " liền tìm đến Trường Lạc Bang để rửa nhục, cái nhục ngày trước Bối Hải Thạch đã tự tiện đến Ma Thiên Lãnh bắt Cẩu Tạp Chủng đi. Trong thoáng nhìn, ông đã hạ sát liền bốn Hương Chủ; tiếp liền đánh Bối Hải Thạch trọng thương, nằm bất động dưới nền, máu chảy loang lố.

- Thạch Trung Ngọc bắt được sơ hở của Tạ Yên Khách là đang nợ một yêu cầu của Thạch Phá Thiên, nên giả vờ mình là Thạch Phá Thiên, và yêu cầu Tạ Yên Khách tru lục toàn bang phái Tuyết Sơn. Đây là lý do Tạ Yên Khách, Thạch Trung Ngọc và Đinh Đang có mặt ở Lăng Tiêu bấy giờ.

- Bạch Vạn Kiếm, Thành Tự Học và Tề Tự Miễn đang liên thủ tấn công Tạ Yên Khách. Cẩu Tạp Chủng nhảy vào vòng chiến và giàn hoà, thân thiết kính chào Tạ Yên Khách. Ông ta kinh ngạc thấy có mặt đến hai Cẩu Tạp Chủng, bèn hỏi " đứa nào là Cẩu Tạp Chủng thật ? "

Cẩu Tạp Chủng , trước quần hùng, thỉnh cầu Tạ Yên Khách nuôi dạy Thạch Trung Ngọc nên người tốt. Ông ta vô cùng bực bội, nhưng không thể chối từ.

- Bạch Tự Tại đón nhận lại tình cảm chung thuỷ thiết tha của Sử bà bà, bèn điểm huyệt bà, lấy hai tấm bài đồng và ra đi, đi về hướng lên thuyền đi Hiệp Khách đảo.
Sau đó, Cẩu Tạp Chủng, Bạch Vạn Kiếm, Sử bà bà, A Tú, Thạch Thanh - Mẫn Nhu cùng lên đường theo chân Bạch Tự Tại...

B. Ý Kiến
1. Danh tiếng mộng mị
- Tạ Yên Khách là một quái khách giang hồ, võ công cái thế mà chỉ mắc phải một chứng bệnh trầm kha : đó là ưng nổi tiếng " anh hùng " trên giang hồ, mọi người nghe đến tên mình là phải nể vì, kính sợ. Từ đó mắc phải biết bao việc ác :

- Chỉ một chuyện Bối Hải Thạch và quần hào Trường Lạc Bang lầm tưởng Thạch Phá Thiên ở Mã Thiên Nhai, đến đón về mà không được Tạ Yên Khách ưng thuận, thì cho đó là một điều nhục nhã cần được rửa sạch : đã thân hành đến Trường Lạc Bang giết các Hương Chủ và đánh gục Bối Hải Thạch.

- Ngông cuồng ban ra Huyền Thiết Lệnh để rồi giữ lời hứa ấy xem là quan trọng như sinh mạng, lại xem mạng sống của nhiều người khác như cỏ rác, giết chết vô cớ mà không ái ngại.

Những ý tưởng về giá trị của Tạ Yên Khách như thế là rất bệnh hoạn, rất mộng mị, điên đảo! Nhưng, những ý tưởng đó vẫn đeo đẳng con người từ thế kỷ nầy đến thế kỷ khác, giục con người từ bỏ nghĩa sống chân thật mà chạy theo các bóng hình hư ảo, mở ra các bi kịch rất bi thương !

Đó là những gì thuộc điên đảo kiến, điên đảo tâm ( như đã đề cập ở phần trước ) mà giáo lý nhà Phật đã thiết tha chỉ rõ..

2. Cái bất nhân vô hạn của tâm vị kỷ :
Thạch Trung Ngọc sống chỉ biết hưởng thụ khoái lạc cho chính tự thân, không cần biết đến các tổn hại do thói vị kỷ của anh ta gây nên. Trung Ngọc với vẻ khoái chí thỉnh cầu Tạ Yên Khách rằng :

" Tại hạ cả gan xin Tạ tiên sinh đến thành Lăng Tiêu tru diệt sạch sẽ phái Tuyết Sơn từ trên xuống dưới, không để sống sót một người nào ". ( tập 4, tr. 147 )
Thật đáng sợ thay dục vọng và vị kỷ !

3. Tâm lý vị tha :
Cẩu Tạp Chủng thường nghiêm túc làm theo lời " má má " ở núi Hùng Nhĩ rằng : " Trọn đời không mở lời xin ai một điều gì ". Vậy mà khi thấy bà Mẫn Nhu ứa nước mắt lo sợ Tạ Yên Khách xuất chưởng đánh chết Thạch Trung Ngọc, chàng liền lấy thân mình che chắn cho Trung Ngọc và khẩn xin Tạ Yên Khách tha tội cho Trung Ngọc và nuôi dạy chàng cho đến lúc nên người tốt. Không có nguyên tắc, lời hứa nào giá trị bằng lòng nhân ái và mạng sống của con người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

21
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 20
Hồi 19 : Cháo Lạp Bát


A. Tóm tắt Hồi 19
- Ngày mồng 8 tháng chạp năm nay là ngày hội yến Lạp Bát trên Hiệp Khách đảo. Theo truyền thống của Phật giáo Trung Quốc, đó là ngày kỷ niệm Phật thành đạo.
Trên bờ biển, bịn rịn từ giã những người thân tình nhất, Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) lên thuyền con ra đảo. Một đảo vắng giữa biển lớn, phong cảnh đẹp, nơi đến là một vùng hang động thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ có bàn tay con người tu sửa.

- Quần hùng của hơn 30 năm qua, trừ một số chết vì hết tuổi thọ, và quần hùng năm nay, tất cả đều có mặt ở phòng nghinh tân. Long, Mộc nhị vị đảo chúa cùng với hơn 50 chúng đệ tử áo vàng, áo xanh ( Trương Tam ở hàng 12 của áo vàng , Lý Tứ ở hàng 14 áo xanh ) ra mắt quan khách rất trang trọng. Long đảo chúa là vị phương phi đầy tiên phong đạo cốt mở lời chào đón và mời tất cả nhắp rượu và dùng cháo (cháo nấu bằng loại rau cỏ rất quý hiếm )

- Các thắc mắc, nghi ngờ của quần hào về Hiệp Khách đảo lần lượt được Long đảo chúa rất ôn tồn giải toả : Tất cả được mời xem các sổ sách ghi chép công phu về các việc làm thưởng thiện, phạt ác phân minh trên chốn giang hồ 40 năm qua. Các bang phái và các cá nhân bị hai sứ giả tiêu diệt đều là các bang phái, cá nhân thuộc ma đạo, tạo ra quá nhiều tội ác không thể dung tha : sổ sách ghi rõ các lý do trừng phạt : Bấy giờ quần hào mới bớt nỗi lo.

B. Ý Kiến
1. Giáp mặt sự thật
- Các dư luận về hai sứ giả " Thưởng thiện, Phạt ác ", và về các việc làm, chủ trương của Hiệp Khách đảo đều là " hý luận ",” huyền đàm ", " suy nghĩ một chiều " thiếu căn cứ. Tất cả chỉ là tin đồn làm rối tung toàn cõi giang hồ. Sự thật trên đảo cho thấy hoàn toàn khác. Đây là ảnh tượng của diệu nghĩa Kim Cang Bát Nhã : ở ngoài vòng ngôn ngữ, huyền đàm, ở ngoài các ngã tưởng.

Một lời dạy của đức Phật cho các người Kàlamà rất phổ biến trong giới Phật tử Á Đông là : Đừng vội tin những gì thuộc tin đồn ! Đừng vội tin những gì thuộc huyền đàm! Đừng vội tin những gì từ cửa miệng nhà truyền giáo... Nhưng hãy tin những gì tự mình thấy là thiện, lành cho mình và người trong hiện tại và tương lai, hãy xem đó là sự thật mà sống !... cũng cùng một gợi ý rằng hãy tự mình sống, thể nghiệm rồi sẽ tin là thật .

2. Các điều kiện tâm lý có thể khám phá sự thật :
- Các đạo sĩ, như Ngu Trà đạo trưởng, Thiên Hư đạo trưởng là các bậc thanh tu nên hi vọng có điều kiện để tiếp cận chân lý.

- Diệu Đế Thiền sư của Thiếu Lâm tự chuyên hành Giới, Định, Tuệ của Phật giáo, rất có hi vọng để giác ngộ chân lý.

- Mai Nữ hiệp có tâm sáng tạo, hi vọng có thể bắt gặp vài ánh sáng chân lýù.
- Các nhà bác học : hi vọng có điều kiện để mở tung bí pháp.

- Các bang chủ hầu hết đều có định lực cao, và kinh nghiệm khổ đau trần thế nhiều, hi vọng có bừng dậy sự giác tỉnh về sự thật.
- Tâm lý thuần thiện, và thông tuệ như Thạch Phá Thiên hi vọng có nhiều nhân duyên tương ưng với chân lý.

3. Lý do qua 40 năm mà bí kíp vẫn còn khép kín
- Các cao nhân đều bị kẹt vào phân tích luận giải, trong khi chân lý thì ở ngoài thế giới ý nghĩa của các ngã niệm, ngã tưởng.

- Các cao nhân đều đắm trước, dính mắc vào các cảm thọ khinh an, hỷ, lạc nên còn bị trói buộc bởi Thọ uẩn ( của Ngũ uẩn ) như Tôn Hành Giả bị kẹt ở Ngũ Hành sơn : Thọ uẩn là pháp bị làm ra gọi là hữu vi, trong khi sự thật thì không bị làm ra, gọi là vô vi.

- Các cao nhân đều bị dính mắc vào cái thấy biết của mình nên không thể đi xa vào sự phát huy trí tuệ.

Còn bị dính mắc là còn hữu hạn, trong khi trí tuệ giải thoát và giải thoát thì vô hạn.
Điểm dính mắc của các đạo nhân, kiếm khách trên đảo được Kim Dung giới thiệu tương tự sự dính mắc của 62 học thuyết phi Phật giáo ở xứ Ấn trước khi Đức Phật giác ngộ dưới cội bồ đề, đã được trình bày ở Kinh Phạm Võng, Trường Bộ I, Nikàya; và Kinh Phạm Động, Trường A hàm I, tạng A-Hàm.

Theo kinh Phật, kẹt vào ba điểm nêu trên thì hành giả không thể vào đại định của Diệt thọ tưởng định ( định đã dập tắt các cảm thọ và các ngã tưởng ) để toả sáng trí tuệ thể nhập chân lý.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

22
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 21
Hồi 20 : Hiệp Khách Hành


A. Tóm tắt Hồi 20
- Khi mọi cao thủ đều hoan hỷ với các lời dẫn giải của Long đảo chúa thì đồng thanh muốn tận mắt xem bí kíp " Hiệp Khách Hành " , một bài thơ cổ của Lý Thái Bạch, một đại thi hào của Trung Quốc ngày xưa.

- Các môn đồ của đảo trải rộng tấm bản đồ của Động bí pháp gồøm 24 gian thạch thất có chữ và đồ hình trên vách đá. Tất cả được vào, ra tự do, hoặc ở lại luôn trong động tại từng gian thạch thất : đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn , thức uống và các nhu cầu thiết yếu khác.

° Gian thạch thất thứ nhất : Câu đầu bài thơ là :
" Triệu khách mạn hồ anh "
( Khách nước Triệu phất phơ giải mũ )
với đồ hình một chàng văn nhân, phong nhã, thanh tú.

° Gian thạch thất thứ hai :
Câu thơ thứ hai là :
" Ngô câu sương tuyết minh "
( Kiếm ngô câu rực rỡ tuyết sương )

- Các chữ viết trên vách động hất lên, tạc qua, đá xuống như là các đường kiếm : có 24 đường kiếm : nhìn kỹ 24 đường kiếm nầy thì Cẩu Tạp Chủng phát hiện có một nguồn nội lực vận hành từ huyệt Nghinh Hương đến huyệt Thương Dương ; phương vị cùng hình trạng các thanh kiếm hoàn toàn tương hợp với vị trí và đường lối vận chuyển kinh mạch trong nội thể.

- Cẩu Tạp Chủng trở lui nhìn ngắm đồ hình ở gian thạch thất thứ nhất : khi nhìn cái tay áo phất thì nhiệt khí đi theo Túc Thiếu Dương Đảm Kinh, hướng vào hai huyệt Nhật Nguyệt và Kim Môn; các nét trong đồ hình liên quan chặt chẽ với nhau như các đường kinh mạch trong cơ thể.

Có 9 lần 9 là 81 nét bút thuận, nghịch, Cẩu Tạp Chủng luyện theo từng nét cho đến khi thuộc lòng.

° Gian thạch thất thứ ba :
" Ngân Yên chiếu bạch mã "
( Ngân yên bạch mã huy hoàng )

Đồ hình là một con tuấn mã đang nghểnh cổ phóng nước đại, dưới vó có nhiều mây mù, như đang bay lên trời. Tập trung nhìn đồ hình thì Cẩu Tạp Chủng thấy khí nóng trong người ngưng trệ, không chuyển vận; rồi nội lực bỗng cuồn cuộn nổi lên giục giã co chân chạy, chạy tiếp nhiều vòng. Chàng chạy chín vòng, vừa để tâm trên đồ hình vách đá cho đến khi đồ hình khắc sâu vào tâm trí thì chàng ngừng chạy và đến gian thạch thất kế tiếp.

°Gian thạch thất thứ tư :
" Tạp đạp như lưu tinh "
( Vó câu vun vút như ngàn sao bay )

Cẩu Tạp Chủng theo đồ hình mà luyện tập.
Từ đây, Cẩu Tạp Chủng đi qua đủ 24 gian thạch thất và nhận ra rằng :
- Câu thơ số 5, số 10 và số 17 : mỗi câu là một loại kiếm pháp.
- Câu 6, 7, 8 : mỗi câu là một loại khinh công.
- Câu 9, 10, 16 : mỗi câu là một loại chưởng pháp.
- câu 13, 18, 20 : là công phu vận khí, luyện công.

Chàng học rất nhanh : có ngày học đến 3 môn ; có khi 18 ngày mới học xong một môn. Chàng luyện liên tục cho đến gian thạch thất thứ 23. Vậy cho đến nay, chàng ở trong động 75 ngày trọn.

° Gian thạch thất 24 :
- 23 gian đầu đều có đồ hình trên vách đá; gian 24 thì không có đồ hình, mà toàn chữ nghĩa.
- Tại đây, Long Mộc đảo chúa đang ngồi tịnh toạ.
- Các nét bút vừa nhìn vào thì liền choáng váng đầu óc. Nhìn kỹ ngưng thần thì thấy vô số nét bút biến thành những con nòng nọc chuyển động. Nếu chăm chú nhìn thì nòng nọc ngưng chuyển động.

Chàng thanh thản nhìn từng con nòng nọc, thấy nội tức nhảy nhót ở huyệt Chí Dương sau lưng, rồi đến Huyền Khu nối thành một sợi dây. Chàng tìm các con nòng nọc nhìn thế nào để mấy trăm huyệt đạo liên lạc với nhau thành một luồng nội khí thông với nhau thì toàn thân cảm thấy rất khoan khoái. Chàng trải qua ở thạch động 24 nầy đã 7,8 bữa ăn rồi.

Rồi đến một thời điểm nội khí trong người chàng cuồn cuộn dâng trào như một con sông lớn, chàng tự động phóng chưởng " Ngũ nhạc đảo vi khinh ", rồi tiếp sử kiếm pháp " Thập bộ sát nhất nhân " ( dù tay không có kiếm )... đi qua hết 24 câu trên bài thơ cổ.
Khi chàng đi qua một mạch đến câu 23 ( Thuỳ Năng thư các hạ ) thì nội công và khinh công hoà thành một khối ...

Rồi hàng vạn chiêu thức trên vách đá bỗng dưng từ vô thức mà phát ra không ngớt, cảm thấy lòng vui thích mà buột miệng la lên : " Thật là tuyệt diệu ! "
- Long Mộc đảo chúa chứng kiến sự thành tựu ấy cũng buột miệng kêu : " Quả nhiên tuyệt diệu ! " rồi sụp lạy chàng thiếu hiệp một lạy. Thạch Phá Thiên vội lạy đáp lễ.
Bấy giờ, Long, Mộc đảo chúa kiệt sức do vì cả hai liên thủ để đỡ chưởng phong do Thạch Phá Thiên đánh ra, mà không đỡ nỗi ( Sức mạnh nội lực của hai vị là vô song mà cũng kiệt sức )

- Sau đó, Thạch Phá Thiên xin dẫn hai vị đảo chúa trở lại từ động đá thứ nhất đến động 24 và cắt nghĩa ở mỗi động chàng đã làm gì và cho biết rõ chàng không biết chữ. Hai vị đảo chúa cảm tạ mà không đi, vì đã cùng bừng ngộ bí kíp : thì ra các văn tự trên đồ hình là vô dụng !

( thực tại ở ngoài văn tự, ngữ nghĩa )
Chẳng những vô dụng mà còn có hại nữa !
- Hai vị đảo chúa khuyên Thạch Phá Thiên giữ kín sự thành tựu, tuyệt nhiên không tiết lộ để tránh các nguy hiểm ở đời. Động đá bị chấn ,hỏng bởi chưởng phong của ba vị, không bao lâu nữa sẽ đổ. Hai vị liền " quy tiên "

- Chư quan khách được triệu tập mời lên thuyền rời đảo. v.v...
- Hai sứ giả hẹn gặp Thạch Phá Thiên ở đất liền để tiếp tục con đường hành hiệp.

B. Ý Kiến 24 động đá ở Hiệp Khách đảo và Phật học
1. Thạch Phá Thiên ở động thứ nhất và thứ hai cho đến động 23 :
- Trước khi đến các thạch động, Thạch Phá Thiên vốn đã thành tựu " La hán phục ma thần công " do tự huấn luyện thiền chỉ và thiền quán. Ở cấp độ thành tựu nầy, chàng thiếu hiệp đã gột sạch các tâm lý cấu uế, bất thiện.

- Thạch Phá Thiên có tâm lý vô dục, không vướng mắc vào tư biện, chữ nghĩa nên dễ đắc các định.
- Công phu chỉ nhìn các đồ hình là một hình thức thiền quán (Vipassana) của Phật giáo.

- Nhìn và nội khí tự vận hành qua các huyệt đạo cho đến khi tất cả các huyệt đạo trong nội thể đều thông suốt, tâm hoàn toàn xả, khinh an thì sự vật tự phô bày thực tướng duyên sinh của nó như chàng đã ngộ từ động thứ hai.

Cứ thế, lập đi lập lại nhiều lần cho đến động thứ 24 thì định lực sung mãn và cái tuệ thấy rõ sự thật duyên sinh sung mãn sẽ cắt đứt tất cả tâm lý ngăn che tâm thức để thể nhập chân lý (thực tướng). Đây là thành tựu sau rốt gọi là phá giải được bí kíp " Thái Huyền Kinh ".

2. Ý nghĩa của 9x9=81 nét bút xuôi, ngược trên đồ hình
Theo Phật học, cảnh giới chúng sinh có chín cảnh trước khi vào cảnh giới Phật ( giác ngộ thật pháp ); mỗi cảnh giới, mỗi chúng sinh có đủ 9 cảnh giới tâm; 9 cảnh giới chúng sinh sẽ có 9x9=81 cảnh giới tâm sai biệt mà hành giả cần chứng nghiệm.

3. Ý nghĩa 24 thạch động
- Qua mỗi thạch động thì công phu thiền quán của hành giả, và cả định lực, sẽ mạnh hơn, phát triển cao hơn. 24 thạch động là tượng trưng cho tâm thiền định của hành giả qua 24 cảnh giới tâm của cõi trời Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; trước khi giác ngộ sự thật . Đó là :

- Cõi trời Dục giới có 6 : Tứ Thiên vương, Tam thập tam, Dạ ma, Đâu suất đà, Hoá lạc, Tha hoá tự tại.

- Cõi trời sắc giới có 14 :
Sơ thiền có 3 : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm.
Nhị thiền có 3 : Thiện Quang, Vô lượng Quang, Quang Âm.
Tam thiền có 3 : Thiện Tịnh, Vô lượng Tịnh, Biến Tịnh.
Tứ thiền có 5 : Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt và Thiện Hiện.

- Cõi trời vô sắc giới có 4 :
Khôngvô biên.
Thức vô biên.
Vô Sở Hữu.
Phi tưởng phi phi tưởng.

4. Hai vị đảo chúa Long, Mộc đã đến thạch động 24 đối mặt với một bản văn tự "Hiệp Khách Hành " tại đây hai vị rơi vào hai vướng mắc :

- Nghĩ là mình có thành tựu công phu qua 23 thạch động, đang kẹt vào tri kiến, và đang chờ đợi một tri kiến giải mã bí pháp. Đây gọi là chấp thủ tri kiến, theo Phật học.
- Hai vị đang mãi miết an trú vào cảm thọ lạc của thiền định nên đang bị vướng mắc vào Thọ uẩn, chưa có thể thắng vượt được Thọ và Tưởng nên không thể vào được đại định cao nhất gọi là Cữu định ( Diệt thọ tưởng định ) để giáp mặt với chân lý, giải thoát.

5. Hai vị đảo chúa khi biết Thạch Phá Thiên không biết chữ nghĩa, cả hai liền bừng tỉnh, sụp lạy Thạch Phá Thiên, chàng kiếm hiệp lạy đáp lễ. Tâm thức cả ba vị bấy giờ đang reo vui như đang vang vọng đoạn kinh cuối của bài Bát Nhã Tâm Kinh :

" Qua rồi, qua rồi, hoàn toàn đã qua rồi,
Tất cả hoàn toàn đã qua rồi. Ôi giải thoát ! "
( Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế,
Bồ đề tát bà ha )
Đó là thời điểm sinh tử, khổ đau sụp đổ như là hình ảnh 24 động đá bị chấn động vỡ và sắp sụp đổ !

6. Bản văn "Hiệp Khách Hành"
- Theo giáo lý nhà Phật, thế giới chân thật là thế giới vô ngã ở ngoài mọi ngã tính cố định. Do ở ngoài các ngã tính cố định, nên ở ngoài thế giới ý nghĩa của khái niệm, của lý luận, huyền đàm.
Kinh Kim Cương dạy : Đoạn 17 c : Này Tu-Bồ-Đề, Như Lai đồng nghĩa với như tính ( suchness )

Đoạn 17 d : " ... Vì pháp mà Như Lai chứng đắc và tuyên thuyết thì không phải thật, không phải hư. Cho nên Như Lai dạy tất cả pháp đều là pháp đặc biệt và riêng của Như Lai "
Như thế, dưới cái nhìn không chấp thủ ngã tướng, thì các pháp đều xuất hiện như thực, là thực tại như thực.

Đoạn 26 b : ( Bản dịch của Edward Conze )
" Nên thấy chư Phật ở các pháp,
Nên thấy sự chỉ giáo của chư Phật ở pháp thân,
Nhưng thực tính của các pháp không thể nhận thức,
Và không ai có thể nhận thức thực tính như một đối tượng "

Bài cổ thi của Lý Thái Bạch, " Hiệp Khách Hành ", là bài thơ thế tục, nếu được nhìn với cái nhìn ngã tính, ngã tướng ( nhìn với văn tự và ý nghĩa ): nó là như thực, nếu được nhìn với cái nhìn không chấp thủ như cái nhìn thuần khiết của Thạch Phá Thiên. Bấy giờ, với chàng thiếu hiệp, " Hiệp Khách Hành " qủa thật là " Thái Huyền Kinh ", tương tự các dòng Kinh Kim Cương đã nói rằng :

" Nếu thấy ta qua sắc tướng
Cầu Ta qua âm thanh,
Thì người ấy làm sai
Sẽ trọn không thấy Ta "
( " Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Chung bất kiến Như Lai " )
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

23
Thích Chơn Thiện
Bàn về tư tưởng Phật Học
trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung
Phần 22
Hồi 21: Ta là ai ?


A. Tóm tắt Hồi 21
- Thuyền sắp cập bến thì liền thấy Sử bà bà và A Tú từ đỉnh núi phóng xuống biển, Thạch Phá Thiên liền phóng ngay ra một tấm váng thuyền và sử dụng khinh công thượng thừa vượt đến đón bắt : chàng giữ lại A Tú, và dùng lực đẩy Sử bà bà lên thuyền cho Bạch Tự Tại.

- Vừa đến bờ, Đinh Bất Tứ và Mai Văn Hinh đi núi Hùng Nhĩ tìm con.
- Nhóm Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Bạch Tự Tại, Sử bà bà, Bạch Vạn Kiếm, Thạch Phá Thiên và A Tú cũng đến Hùng Nhĩ tìm Mai Phương Cô để xoá nợ cũ.

- Không ngờ Mai Phương Cô là " má má " của Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) và ngôi nhà trên đỉnh Hùng Nhĩ là nhà của chàng sống từ nhỏ với chó A Hoàng.

- Một cuộc hội diện bất ngờ, sau một xung đột nhỏ bằng lời và bằng kiếm, thì Thạch Phá Thiên cầu xin Thạch Thanh - Mẫn Nhu đừng báo thù " má má ". Mẫn Nhu thông cảm với nỗi khổ thâm trầm của Mai Phương Cô, bà trở nên không thù, không hận nữa.

- Sau khi biết rõ sự tình Thạch Thanh không đến gần nàng là bởi nàng giỏi hơn chàng nhiều mặt : võ, văn và tài nấu nướng. Nàng thất vọng tự vẫn và để lộ dấu son xử nữ trên cánh tay người con gái còn nguyên: điều nầy nói lên rằng Thạch Phá Thiên không phải là con của nàng và Thạch Thanh, mà là chính bé Thạch Trung Kiên nàng đã cướp đi từ hồi một tuổi.

- Câu chuyện kết thúc đau buồn từ nhiều phía : Chàng thiếu hiệp tự mình còn mơ hồ về lai lịch của mình !

B. Ý Kiến
1. Cẩu Tạp chủng lớn lên từ núi Hùng Nhĩ, lưu lạc rời xa Hùng Nhĩ, rồi thành tựu công phu võ công thượng thừa lại trở về cảnh cũ của núi rừng Hùng Nhĩ. Đây là hình ảnh gợi lên trong người đọc giai thoại Thiền của đại thi hào Tô Đông Pha trong văn học Thiền, rằng :

" Khói toả Lô sơn, sóng Triết giang,
Khi chưa đến đó, những mơ màng.
Đến rồi lại thấy không gì khác
Khói toả Lô sơn, sóng Triết giang "

( " Lô sơn yên toả Triết giang triều,
Vị đáo sanh tiền hận bất tiêu.
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên toả Triết giang triều " )

Đấy là ý nghĩa :
1. Khi chưa tu, thì núi là núi... ( Hùng Nhĩ )
2. Khi đang tu, núi không phải là núi... ( Hùng Nhĩ )
3. Khi tu xong, núi vẫn là núi ... ( Hùng Nhĩ )
1' --> Núi Hùng Nhĩ của bé Cẩu Tạp chủng ...
2'-- > Núi Hùng Nhĩ chìm vào lãng quên ( rời xa )...
3'--> Núi Hùng Nhĩ của chàng thiếu hiệp Thạch Phá Thiên (hay Thạch Trung Kiên)
đạt đạo...

2. Ta là ai ?
- Mai Phương Cô tự vẫn. Vết son xử nữ trên tay nàng còn nguyên, xác định Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) không phải là con nàng và Thạch Thanh ( bởi Cẩu Tạp Chủng rất giống Thạch Thanh ).

Bất giác Thạch Phá Thiên liền miệng hỏi : Ta là ai ?
- Đấy là câu hỏi rất triết và rất đạo dành cho mọi người hiện diện trên đời : để tự thức tỉnh biết rõ mình, tâm thức, tình cảm, hiểu biết đang ở đâu ?

- Đấy là câu hỏi có hai tiếng rất quan trọng : Ta và Ai bao hàm sự có mặt của một ngã tướng, ngã tính.

Chính cái Ta và cái Ai là đầu mối của mọi tranh chấp, rối loạn trên chốn giang hồ mà " Hiệp Khách Hành " đã ghi lại, và ghi rất đậm nét !

Để xoá tan các khổ đau, bất an ở đời, công việc chính của văn hoá là xoá tan ýniệm về Ta và về Ai trong tư duy của con người. Thực tại thì trôi chảy không ngừng nên không hề có mặt một " cái Ai " nào. Ý niệm về Ta, về Ai chỉ là một vọngtưởng, mà " Thái Huyền Kinh " đã làm nổ tung ở thạch thất thứ 24, khi Thạch Phá Thiên hoàn toàn nhiếp niệm thể nhập với thực tại. Vọng tưởng ấy sẽ tan biến nếu hành giả biết lắng nghe tiếng nói Duyên sinh, Vô ngã thường nói của gió, trăng, mây, nước, âm thanh, ánh sáng, và của thân tâm mỗi người. Nghe như thế là nghe bằng lỗ tai của thực tại , mà không phải bằng lỗ tai máu thịt của con người, gọi là Hùng Nhĩ mà không phải là nhục nhĩ ! Biết lắng nghe như biết nghe và nhìn theo chỉ dẫn của bài kệ cuối Kinh Kim Cương :

" Hãy khởi lên cái nhìn :
Hết thảy hiện hữu bị làm ra
Là như mộng, như huyễn, như bọt nước
Như sương mai, như ánh chớp "

( " Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tác như thị quán " )
°
TỔNG LUẬN
Nét văn hoá Phật giáo trong "Hiệp Khách Hành"
I - Khái quát
- Câu truyện là một chuỗi vận hành của nhân duyên:
Cẩu Tạp Chủng rời núi Hùng Nhĩ đi tìm mẹ - Gặp Huyền Thiết Lệnh và quái nhân Tạ Yên Khách - Gặp Đại bi lão nhân tặng pho tượng La hán là bí kíp nội công " La hán phục ma thần công " do các thần Tăng Thiếu Lâm sáng tạo - Theo Tạ Yên Khách đến sống ở Ma Thiên Lãnh, luyện nội công " La hán phục ma " - bị bắt về Trường Lạc Bang làm bang chủ. Truyện tiếp tục theo bước chân của Cẩu Tạp Chủng ghi lại các chuyện xẩy đến chung quanh chàng thiếu hiệp trên chốn giang hồ, và những diễn biến của tâm thức chàng như là hương hoa Phật giáo để lại trên một vùng văn hoá rộng: Núi Hùng Nhĩ, Ma Thiên Lãnh, Quan Đông, Lăng Tiêu, Hiệp Khách đảo. Đó là lộ trình tu tập để chuyển đổi tâm lý qua nhiều giai đoạn:

- Tu tập hạnh đức : chuyển đổi tâm lý vị kỷ thành vị tha, từ cấu uế đến thiện.
- Tu tập tâm đức : phát triển từ thiện tâm đến các tâm thiền định thuộc Sắc giới, Vô sắc giới, vượt qua các sầu, bi, khổ, ưu não.
- Tu tập tuệ đức : từ định tâm, hành thiền quán để vào Diệt thọ tưởng định phát sinh trí tuệ giải thoát thể nhập sự thật, dập tắt khổ đau.

Con đường chuyển đổi tâm lý cá nhân ấy là cơ sở để xây dựng văn hoá xã hội dưới hai hình thức :
- Hình thức tiêu cực : cá nhân sống lương thiện, không gây ra các rối ren cho tha nhân và xã hội.
- Hình thức tích cực : hành hiệp giúp đời.

II. Xây dựng Hạnh đức
Cẩu Tạp Chủng bẩm tính thuần lương, chân thật, vị tha và thông sáng, lớn lên trong môi trường văn hoá tự nhiên của núi rừng Khô Thảo Lãnh và Ma Thiên Lãnh, ở ngoài vòng tiêm nhiễm của thị phi, được mất, hơn thua, khen chê, dối gạt, hận thù, đố kỵ, ganh ghét, tâm lý phát triển theo hướng thiện lương.

Với các cá nhân khác trong xã hội, thì công phu huấn luyện phải kiểm soát, chế ngự được năm loại tâm lý vốn là tác nhân sinh ra các tâm lý bất thiện khác, là :

- Tâm lý trạo cử : tâm thiếu tập trung, không ổn định, dao động.
- Tâm lý hôn trầm : tâm lý mệt mỏi, thụ động, lười biếng.
- Tâm lý tham dục : ham muốn hưởng thụ sắc, thanh, hương vị, và xúc.
- Tâm lý sân hận : vội vã, nóng nảy, tức bực.
- Tâm lý nghi ngờ : tánh phân vân, mê mờ, chấp ngã, tà kiến.

III. Xây dựng Tâm đức
- Thời gian Cẩu Tạp Chủng tập luyện nội công theo các huyệt đạo, kinh mạch được chỉ dẫn trên 18 tượng đất là thời gian tu tập Tâm đức. Thành tựu bước luyện công nầy là thành tựu Tâm đức phát sinh các tâm lý khinh an, hỷ, lạc; rời khỏi các tham, ưu ở đời.

Đây là công phu Thiền chỉ (Samatha) của Thiền định Phật giáo.
- Thời gian Cẩu Tạp Chủng vận khí theo các đường kinh mạch trên 18 tượng gỗ là thời gian hành thiền quán (Vipassana), hay Chỉ, Quán song hành, dẫn đến kết quả tâm thanh tịnh và thấy biết đúng theo sự thật của sự vật hiện hữu. Kim Dung gọi kết quả này là thành tựu rực rỡ " La hán phục ma thần công ".

IV. Xây dựng Tuệ đức
- Công phu nầy hiện rõ từ thời điểm Cẩu Tạp Chủng biết rõ âm mưu của Bối Hải Thạch và các Hương chủ Trường Lạc Bang mà vẫn khởi đại từ tâm chấp nhận làm bang chủ bang Trường Lạc để đi vào hiểm nguy: dự hội yến Lạp Bát.

- Công phu Chỉ - Quán song hành trên đảo Hiệp Khách : Chú tâm tỉnh giác vào các đồ hình trên vách đá của 24 thạch động cho đến thời điểm giải ngộ bài cổ thi " Hiệp Khách Hành " là công phu xây dựng Tuệ đức.

Tại động 24, Cẩu Tạp Chủng nhiếp phục hoàn toàn các cảm thọ và các niệm tưởng - Nghĩa là hoàn toàn kiểm soát, chế ngự năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức - đi vào định cao nhất: Diệt Thọ Tưởng định. Trí tuệ giải thoát thấy rõ sự thật Duyên sinh, Vô ngã của con người và thế giới bừng toả từ định nầy.

V. Xây dựng các Tâm giải thoát
1. Tâm đại từ đại bi
- Bản tâm của Cẩu Tạp Chủng vốn đã thiểu dục vị tha. Các cảnh khổ hoạn trên giang hồ đã giúp chàng mở rộng từ tâm và bi tâm, không quản ngại gian khó, đi vào cứu giúp tha nhân như cứu Sử bà bà, A Tú, Bạch Vạn Kiếm, Đại bi lão nhân, Tứ đại bang chủ ở Quan Đông, Bạch Tự Tại, kiếm phái Tuyết Sơn, bang Trường Lạc, Thạch Trung Ngọc, và cả hai sứ giả "Thưởng thiện Phạt ác" tại Thiết Xoa Hội.

Tâm đại từ, đại bi có tác dụng mở lớn tâm thức hành giả để cảm nhận hạnh phúc thanh khiết vô bờ, vừa làm lắng dịu hận thù trong xã hội, toả sáng tình người, toả sáng nền văn hoá nhân bản.

2. Tâm không cố chấp (Không chấp thủ)

Cẩu Tạp Chủng sống hồn nhiên với thái độ tâm lý không thấy gì là ta, là của ta, dễ dàng chia xẻ với các người chung quanh mà không nệ hơn, thiệt. Chàng ngạc nhiên thấy các người khác hại nhau vì lợi lộc và quyền thế. Tâm không chấp thủ ấy là đối trọng của tâm lý vì ngã nhan nhản trên võ lâm, giang hồ.

Đây là điều đáng quan tâm của các nhà văn hoá thời đại mới.
3. Hiểu mình và hiểu thế giới Câu hỏi mà Cẩu Tạp Chủng liên miệng hỏi " Ta là ai ? " không chỉ liên hệ ý nghĩa "má má ta là ai ? ", " gia gia ta là ai ? ", ta là người đã lớn lên ở núi Hùng Nhĩ chăng? mà còn gợi lên ý nghĩa rằng : ta là thân thể vật lý ư ? là tâm lý ? sinh lý ? tình cảm? tư duy - hiểu biết ? hay ta làøbao gồm tất cả các thứ ấy ? Có cái ta riêng lẻ để phục vụ không ?

Đấy là các câu hỏi đeo đẳng mãi với con người cho đến thời điểm chứng nhập chân lý.
Kim Dung đã nhẹ nhàng hình dung ra câu trả lời là toàn bộ quá trình phát triển tâm lý của Cẩu Tạp Chủng, giữa khi các hàng cao thủ thì vướng vào tranh cãi chỉ một cái ta vật lý của chàng. Tác giả đã cho thấy sự sống không phải là các câu hỏi và trả lời về cái ta; mà là thực tại của mối tương quan nhân duyên không cùng tận đang giàn trải chung quanh ta. Chỉ có một sự thật rõ ràng nhất mà con người phải thường xuyên đối mặt là giải quyết các phiền não, khổ đau, và khát vọng hạnh phúc không khi nào vơi.

Theo giáo lý nhà Phật, con người hiện tượng là tập hợp không cách ly của năm nhóm :
- Thân thể vật lý, hay sắc uẩn (gồm cả thế giới vật lý);
- Các cảm thọ khổ, lạc, không khổ không lạc, hay thọ uẩn;
- Các tưởng về sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, hay tưởng uẩn;
- Các tư duy, tư niệm về sắc, thinh, hương, vị xúc, và pháp, hay hành uẩn;
- Các thấy biết, nhận thức đến từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, hay thức uẩn.

Cái gọi là Ta do năm nhóm trên tập hợp thành rõ ràng là liên hệ chặt chẽ với tha nhân, xã hội và môi sinh: tách khỏi tha nhân, xã hội và môi sinh thì cái ta không thể có mặt.
Trong tập hợp năm nhóm ấy có thể phát hiện trí tuệ giải thoát và tâm lý giải thoát mà Kim Dung tin tưởng, đã đưa đến sự giải ngộ qua 24 thạch động.

Thấy rõ sự thật ở tự thân, hay ở ngoại cảnh, đều cùng lúc thấy rõ sự thật của thế giới, bởi chân lý không thể có hai. Sau khi kinh nghiệm về sự thật vô ngã ấy, các hiệp khách vong ngã một cách tự nhiên, và hành hiệp một cách tự nhiên, bởi bằng con đường hành hiệp, các hiệp khách có nhiều nhân duyên để tiếp cận nguồn hạnh phúc không tên và không giới hạn. Nếu hành động khác đi, nghĩa là nuôi dưỡng tự ngã (cái ta) và dục vọng thì sẽ đẩy mình và người vào rối ren, khổ não như đã từng kinh nghiệm.

" Hiệp Khách Hành " đã gián tiếp giới thiệu với độc giả các cái ta lạc lõng, bi thương trải khắp toàn truyện, như :

- Cái ta tự cao tự đại thành cuồng của Bạch Tự Tại;
- Cái ta si tình của Mai Phương Cô, Đinh Bất Tứ;
- Cái ta ác loạn của Đinh Bất Tam;
- Cái ta phóng đãng của Thạch Trung Ngọc, Đinh Đang;
- Cái ta cố chấp của Tạ Yên Khách, Sử bà bà;
- Cái ta ước lệ hẹp hòi của Bạch Vạn Kiếm;
- Cái ta của giá trị văn hoá cổ xưa của bốn đại môn chủ ở Quan Đông;
- Cái ta trung chính của Thạch Thanh, Mẫn Nhu;
- Cái ta hiền hậu rất nhân thế của A Tú;
- Cái ta rất hào hiệp và có phần chấp thủ của Trương Tam, Lý Tứ;
- Cái ta vô dục, vô chấp, vị tha của Cẩu Tạp Chủng v.v... ( đây là cái ta duy nhất của niềm tin của văn hoá trí tuệ và nhân ái)

4. Sống hạnh phúc :
- Sống là đi tìm hạnh phúc là sự hiển nhiên.
Người ta sinh ra không phải để khổ đau. Thế nên, giới thiệu các thái độ sống đem lại các cảm nhận hạnh phúc cho cá nhân và tập thể là sứ mệnh của văn hoá.

" Hiệp Khách Hành ", hầu như đặt niềm tin giáp mặt chân lý và hạnh phúc vào con đường thiền định và trí tuệ của Phật giáo - Nói của Phật giáo mà một cách nói; thật ra đó là con đường tâm thức của mọi người - . Con đường đó đã đươc phản ảnh ở Bồ tát Quán Thế Âm trong phẩm kinh Phổ Môn ( Cách cửa vào sự thật của thế giới ), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, như đoạn kệ giới thiệu dưới đây:

Chân quán, thanh tịnh quán,
Quảng đại trí tuệ quán,
Bi quán cập từ quán,
Thường nguyện, thường chiêm ngưỡng.
Vô cấu thanh tịnh quang
Huệ nhật phá chư ám
Năng phục tai phong hoả
Phổ minh chiếu thế gian.
Bi thể, giới lôi chấn,
Từ ý, diệu đại vân
Chú cam lồ pháp vũ
Diệt trừ phiền não diệm "

Dịch nghĩa:
Hãy nhìn thấy sự thật duyên sinh,
Vô ngã của các pháp,
Nhìn với trí huệ lớn,
Nhìn với tâm đại từ, đại bi
Hãy thường tư duy, niệm tưởng như vậy,
Ánh sáng vô cấu của tâm thức sẽ xuất hiện
Trí tuệ, như mặt trời, sẽ phá tan hôn ám
Xua tan các tai nạn
Chiếu sáng khắp thế gian.
Tâm bi như kéo về sấm chớp,
Tâm từ như mây lớn bủa ra
Cho xuống cơn mưa pháp thanh lương

Dập tắt lửa phiền não. Cái nhìn đầy đủ sức mạnh của trí tuệ và từ bi ấy hệt như cái nhìn tập chú của Cẩu Tạp Chủng dán chặt vào 24 đồ hình và chữ nghĩa trên vách đá của 24 thạch động (chàng nhìn với tâm tuệ và tâm từ của chàng), toả sáng sự giải ngộ bí kíp mà Long, Mộc nhị vị đảo chúa đã phải chờ đợi suốt 40 năm, phải chăng ?

- Hạnh phúc, phải chăng có mặt trong cái nhìn ấy, cái nhìn không dính mắc vào bất cứ gì ở đời, đã bùng vỡ trong tiếng la đầy niềm hoan lạc của Thạch Phá Thiên và Long Mộc đảo chúa vào thời điểm cuối của thạch động thứ 24:" Thật là tuyệt vời!" và " Quả thật là tuyệt vời ! " ? Cái nhìn tương tự kinh Kim Cương Bát Nhã diễn đạt : " Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm " (hãy khởi lên cái tâm lý không dính mắc).

Với tâm lý " không dinh mắc vào bất cứ gì " ấy, các hiệp khách dễ dàng đối mặt với các vô thường, hiểm nguy ở đời. Bấy giờ bốn mùa vẫn vận hành như từng vận hành, nhưng vắng bóng các ngã niệm, các sầu ưu. Bấy giờ, ở đó, là điểm hẹn của ba đại hiệp khách : Trương Tam, Lý Tứ và Thạch Phá Thiên tiếp nối gieo vãi các hạt giống tỉnh thức với thái độ của Châu Hợi, Hầu Doanh ngày trước :

" Việc xong rũ áo ra đi ;
Ẩn thân rừng núi kể gì tiếng tăm "
( " Sự liễu bất y khứ ;
Thâm tàng thân dữ danh " )

Viết xong ngày 25/9/2003
Chùa Tường Vân, Huế
Tỷ kheo Thích Chơn Tìện


HẾT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

TẠP LỤC
VỀ TRUYỆN VÕ HIỆP KỲ TÌNH
KIM DUNG


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhL0oX1oK_32F1S2Rx8k794VkgukAXV-AGMDTc66kdOpbR4Mham1hWlHJNIZcorkb-64VYD02sAAiuhcfA3BT8wJckX1bIJvzjPvAP4Ybu-IIaj94h2iwrdQbn05FpkGqPEuITEUXMTy6ErYG70ELDeHw2XGh88WyDI3JnXT0ADbb1JHFyFC5gUlXj36w/w640-h422/100-0-KD.PNG

15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

1.
Thử đọc lại Kim Dung
Nguyên Nguyên


Phần I
Có lẽ trong tiềm thức của tôi trong hơn 35 năm qua luôn luôn vẫn có một số thắc mắc, tức bực về tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Trước hết nếu so với các truyện kiếm hiệp cổ điển của Trung Quốc như Lã Mai Nương, Càn Long du Giang nam, Tiết Nhân Quý chinh đông, Thuyết Ðường, Thuỷ Hử v.v..., trong các truyện chưởng của Kim Dung - ít khi nào ông cho khai tử bớt những nhân vật cực ác khi đến quá nửa truyện. Thậm chí nhiều khi cho đến hết truyện những nhân vật cực kỳ nham hiểm và gian ác đó vẫn chưa được cho gác kiếm về chầu Diêm Vương, nhưng lại vẫn cứ tiếp tục sống dai và “quậy” dài dài cho đến một thế hệ tiếp nối trong một truyện kiếm hiệp nối tiếp khác.

Thí dụ như Tây độc Âu Dương Phong trong Xạ điêu Anh hùng truyện đã sống luôn qua đến khoảng nửa truyện kế tiếp mang tên Thần Ðiêu hiệp lữ rồi mới lăn đùng ra chết sau khi đấu võ nghệ với Bắc cái Hồng Thất công suốt mấy ngaỳ liền trên một đỉnh núi tuyết trước sự chứng kiến của cậu thanh niên Dương Quá. Hoặc giả như Tinh Tú lão quái Ðinh Xuân Thu trong Lục Mạch thần kiếm và Thiên Long bát bộ - một nhân vật cực kỳ hung ác ai cũng ghét thế mà cứ sống dài dài - sống lâu hơn một trong những nhân vật chính là Tiêu Phong - cho đến hết truyện luôn. Cũng giống như Mộ Dung Phục - lúc đầu truyện mang cá tính nửa chính nửa tà nhưng đến lúc cuối truyện trở nên hoàn toàn gian ác bởi mang nhiều tham vọng khôi phục nước Yên - tác giả cũng không cho chết quách cho xong nhưng lại trở nên điên điên khùng khùng như Âu Dương Phong trong cuối truyện Anh hùng xạ điêu nói trên.

Tranh chấp để xem xem ai võ công cao nhất, ai là anh hùng vô địch thiên hạ cũng thường không được giải đáp cho thật chắc chắn như trong các truyện kiếm hiệp ngày xưa trước thời Kim Dung. Trong Anh hùng xạ điêu và Võ lâm ngũ bá, có tất cả 5 người với võ nghệ tuyệt luân: Bắc cái Hồng Thất công, Nhất Đăng đại sư Ðoàn Nam đế, Tây độc Âu Dương Phong, Ðông tà Hoàng Dược Sư và Trung thần thông Vương Trùng Dương. Năm người đó mỗi người có một hai ngón võ tuyệt chiêu bao trùm thiên hạ. Nhưng khổ nổi nếu họ đấu với nhau thì lại “bất phân thắng bại”!!! Vương Trùng Dương thường được xem như “trên cơ” 4 người kia một chút nhưng lại... chẳng may chết sớm, và trước khi chết thật Vương Trùng Dương đóng kịch chết giả để cố ý thọc vào chính huyệt của Tây độc Âu Dương Phong một ngón Nhất dương chỉ cho Tây Ðộc chừa bỏ tham vọng đi ăn cắp quyển võ công bí kíp Cửu Âm chân kinh.

Thành ra trong hầu hết suốt các truyện Anh hùng xạ điêu hoặc Võ lâm ngũ bá ta không thấy một ai có thể xưng anh hùng vô địch hay võ lâm minh chủ cả. Thất vọng nhất trong cái “lô gích” của Kim Dung phải là anh chàng Quách Tỉnh. Anh này có nội công tự nhiên trời cho như hút được máu rắn quí của một thiền sư nào đó, học võ nghệ từ nhỏ với Giang Nam thất quái, học leo núi với Mã Ngọc, học các võ chính như Hàng long thập bát chưởng của Hồng Thất công, học thế đánh Thiên cang Bắc đẩu trận của phái Toàn Chân, học Cửu Âm chân kinh và Song thủ hỗ bác từ Chu Bá Thông một cao thủ tương đương hay hơn Võ lâm ngũ bá một chút, vài ngón nghề Nhất dương chỉ từ chính Ðoàn Nam đế. Quách Tỉnh như vậy đã học các món võ chính tông của ít lắm là 3 trên 5 vị ngũ bá đó - cộng với tuổi trẻ, với “tư duy” sẵn có, với nội công thâm hậu nhờ uống máu rắn. Thế mà lúc đấu với các cao thủ khác như Cừu Thiên Nhận (chính hiệu), Quách Tỉnh không bao giờ chứng tỏ được thế thượng phong đánh hạ được họ hay cho họ nằm “đo đất” cả.

Lô gích đó của Kim Dung hồi còn trẻ người viết xem như hơi “lổng chổng” không được chặt chẽ chút nào. Thêm một thí dụ khác: Trương Vô Kỵ trong Cô gái Ðồ long đã trải qua bao nhiêu thăng trầm và học được bao nhiêu thế võ tuyệt chiêu: Cửu Dương chân linh lúc sống dưới thung lũng núi tuyết qua quyển sách dấu trong bụng con khỉ, ăn được con ếch đỏ cũng ở dưới thung lũng để bổ xung dương khí, luyện được Càn Khôn đại na di tâm pháp lúc bị nhốt trên Quang Minh đỉnh, học Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm rất thuần thục với Trương Tam Phong, v.v... và v.v... thế đến khi đụng độ với người yêu cũ Chu Chỉ Nhược, hình như Trương Giáo chủ phải chịu lép mặc dù cô Chu chưởng môn Nga Mi chỉ học được có Cửu Âm Chân Kinh và một số chiêu của Nga Mi kiếm pháp mà thôi. Lô gích nằm ở đâu hay Kim Dung đã theo mốt thời đại trọng nữ khinh nam? Tức bực cho độc giả còn phải kể đến cái ngón Lục mạch thần kiếm của thái tử Ðoàn Dự! Võ nghệ thứ gì mà khi được khi không, trong cuộc đời thật chắc làm gì có loại võ nghệ kỳ cục như vậy - giống như chiếc xe hơi, cái radio hay tivi rất cũ kỹ khi chạy khi không? Rồi còn rất nhiều, nhiều nữa những cái lủng củng trong lô gích của Kim Dung về ai giỏi võ hơn ai trong các bộ truyện chưởng của ông.

Những thắc mắc đó hình như cứ lởn vởn trong đầu người viết qua nhiều năm tháng, rồi trở đi trở lại trong hai thập niên qua khi xem phim tập Hongkong quay đi quay lại nhiều lần các truyện của Kim Dung. Nhiều khi người viết cũng thử đặt ra một vài giả thuyết dựa trên kiến thức rất hạn hẹp của mình về triết lý Đông phương - thử giải thích các dụng ý của Kim Dung khi ông ra công sáng tác các tác phẩm kiếm hiệp để đời đó. Người viết thử dùng những triết lý như “nhân vô thập toàn” hay bắt chước các người viết khác moi Kinh Dịch, hay sưu tầm những “ẩn số chính trị” để tìm giải đáp cho một thắc mắc lâu năm về Kim Dung. Nhưng rất tiếc và nói cho đúng người viết vẫn chưa được hoàn toàn thoả mãn về những ẩn ý của Kim Dung khi ông cho vào các truyện của ông một lôgích có vẻ hoàn toàn bác bỏ lôgích của Tam đoạn luận: A giỏi hơn B, B giỏi hơn C, do đó A phải giỏi hơn C.

Nói một cách khác và thông thường, nếu A có nhiều tiền và của cải hơn B, ta nói A giàu hơn B. Nếu A cùng cỡ tuổi với B và A học được và thành thục nhiều ngón võ hơn B, A chắc sẽ giỏi võ hơn B và sẽ “nốc ao” B khi đấu với B. Tương tự Trương Vô Kỵ có vẻ học được nhiều ngón võ tuyệt chiêu hơn Chu Chỉ Nhược - đại khái Cửu Dương chân kinh, Càn Khôn đại nã di, Thái Cực kiếm, Thái Cực quyền, v.v... Nội cái Càn Khôn đại nã di - một môn võ tối cao của Minh giáo thời đó có mãnh lực biến đối thủ dùng gậy ông đập lưng ông - Vô Kỵ đã học được trong lúc bị nhốt với Tiểu Siêu ở trong mật động của Quang Minh Ðỉnh - nếu theo đúng mô tả của chính tác giả - cũng đủ dùng để chế ngự được Cửu Âm Chân Kinh, nếu không kể đến các thứ võ lâm chi bảo như Thái Cực kiếm và Thái cực quyền. Càn Khôn Ðại Nả Di chắc chắn - theo lôgích của mô tả trong truyện - sẽ chế ngự được thế đánh móc vào sọ người kiểu Cửu Âm bạch cốt trảo trong Cửu Âm Chân Kinh bởi nó có thể khiến bàn tay bạch cốt trảo quay về tự móc sọ của người xử dụng nó để tấn công mình!

Trong khi ấy Chu Chỉ Nhược theo với ước đoán của độc giả (vì đoạn Chu Chỉ Nhược luyện Cửu Âm Chân Kinh tác giả dấu không kể ra) chỉ biết có Cửu Âm Chân Kinh và rất có thể chỉ biết qua loa về Nga Mi kiếm pháp bởi lúc Diệt Tuyệt Sư Thái nhường ngôi chưởng môn Nga Mi cho họ Chu, Diệt Tuyệt Sư Thái đang sắp sửa tự tử nên chưa có thì giờ truyền lại trọn vẹn các ngón nghề của Nga Mi kiếm pháp cho nàng. Thế mà Kim Dung tự ý cho Vô Kỵ gần như bất lực trước Chỉ Nhược và có vẻ “dưới cơ” Chu Chỉ Nhược. Thật bực mình!!!

Thế nhưng, gần đây nhân lúc đọc được quyển “Cờ Bạc” của Huỳnh Văn Lang do Nhà văn nghệ Tổng Phát Hành xuất bản vào năm 1998, người viết tự nhiên thấy những “cái đinh” kể ra trong quyển Cờ Bạc, nhất là những chương về nghệ thuật đá gà khả dĩ có thể dùng để giải thích những hiện tượng tréo cẳng ngỗng trong các phần đấu võ trong các truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Theo tác giả Huỳnh Văn Lang (HVL) trong suốt “sự nghiệp” đá gà ăn tiền của ông kéo dài hàng chục năm sau khi rời chiếc ghế Tổng giám đốc Viện Hối đoái VNCH, ông đã kiếm tiền khá bộn trong việc nuôi gà đá và đá gà nhờ ở việc áp dụng thuyết Ngũ hành của triết lý Trung Quốc. Tác giả kể lại một ngày nào đó năm xưa ông được một người bạn tặng cho một quyển sách cũ viết về nghệ thuật đá gà áp dụng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành do chính đức Tả quân Lê Văn Duyệt viết. Xin tạm trích một đoạn quan trọng của quyển Cờ Bạc:
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Bây giờ xin trở lại những điểm “lổng chổng” trong một vài truyện kiếm hiệp Kim Dung mà người viết còn nhớ. Tuy nhiên, trước hết xin minh định người viết không thể xác nhận người viết có tin vào luật Ngũ hành hay không, nhưng chỉ có thể tiết lộ rằng qua mấy mươi năm đọc truyện Tàu và kiếm hiệp Kim Dung, cho mãi đến lúc đọc được quyển Cờ Bạc của Huỳnh Văn Lang người viết vẫn thường cho rằng mấy ông viết truyện Tàu có vẻ quên đầu quên đuôi không áp dụng lô-gích tây phương cặn kẽ, nhất là lô gích kiểu tam đoạn luận: A thắng B, B thắng C, vậy A chắc chắn phải thắng C. Chỉ đến lúc đọc xong đoạn đá gà trong quyển Cờ Bạc, mới thấy truyện Tàu nói chung và võ hiệp Kim Dung nói riêng hiếm khi dựa trên lô-gích tam đoạn luận của Tây Phương, nhưng lại chính yếu dựa trên lô-gích của thuyết Ngũ hành. Ðem lô gích của luật Ngũ hành vào truyện Tàu, Tam Ðoạn Luận phải cuốn gói đi chỗ khác chơi.

Xin trở lại với Kim Dung:
Trước hết xin xét kĩ lại “Cô Gái Ðồ Long” tức Ỷ Thiên Ðồ Long ký. Trương Vô Kỵ mạng gì? Ðầu tiên ta để ý Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh cho bị bệnh gần chết. Huyền Minh thần chưởng lại là một băng hàn chưởng thuộc thế âm chỉ có Cửu Dương chân kinh - thế dương, chất nóng - mới trị được thôi. Sau đó Vô Kỵ làm Giáo chủ Minh giáo biểu hiệu bằng ngọn lửa, rồi lại mang vào nhiệm vụ đi tìm lại Thánh Hoả lệnh. Hoả hoả hoả. Ðích thị Vô Kỵ mang mạng Hoả. Còn tại sao tác giả gọi Huyền Minh thần chưởng thứ chưởng đã khiến cho Vô Kỵ bị trọng thương gần 8, 9 năm trời mà không gọi Huyết Minh hay Hồng Minh thần chưởng cho có vẻ rùng rợn? Huyền tức Ðen chỉ mạng Thuỷ, Thuỷ (nước) dập hay khắc được Hoả (lửa). Thế Chu Chỉ Nhược mang mạng gì mà Vô Kỵ phải chịu xếp de?

Ta xem binh khí hay võ công chính của Chu Chỉ Nhược là gì? Ỷ Thiên kiếm? Không phải, Ỷ Thiên Kiếm thật sự của Diêt Tuyệt Sư Thái, nó màu xanh và Diệt Tuyệt Sư Thái mạng Mộc - dễ bị Vô Kỵ làm cho quê mặt vì Vô Kỵ mạng Hoả - Mộc chỉ sinh Hoả (gỗ chỉ bị cháy vì lửa) thôi chứ không khắc được Hoả. Ta nhớ lại Chu Chỉ Nhược nghe lời dặn dò của sư phụ Diệt Tuyệt Sư Thái lo đi ăn cắp bảo đao Ðồ Long để rồi dùng Ỷ Thiên Kiếm chặt vỡ đao Ðồ Long để lấy quyển bí kiếp Cửu Âm Chân Kinh được dấu trong đao Ðồ Long. Mạng Chu Chỉ Nhược dính liền với đao Ðồ Long (thầm phục dịch giả Từ Khánh Phụng không biết vì sao ông dịch tựa Ỷ Thiên Ðồ Long Ký thành ra Cô Gái Ðồ Long - và tất nhiên Chu Chỉ Nhược chính là Cô Gái Ðồ Long - sự nghiệp của họ Chu đã dính liền với đao Ðồ Long).

Ðao Ðồ Long màu gì? Kim Dung đã tả Dư Ðại Nham lần đầu thấy đao Ðồ Long, chàng cầm lấy, lau sạch và đem đến gần ánh lửa xem cho kĩ, thấy nó màu ÐEN sì, chẳng phải sắt và cũng chẳng phải vàng... (Chương Thứ 3). Màu đen đích thị là màu của mạng Thuỷ. Mạng của Chu Chỉ Nhược là mạng Thuỷ (4)[black]. Thuỷ khắc Hoả (mạng của Trương Vô Kỵ). Nước dùng để làm tắt lửa!! Và đó cũng xảy ra cùng lúc với chu kỳ Âm thịnh Dương suy. Vô Kỵ phải dưới cơ Chu Chỉ Nhược dù giỏi võ và nội công thâm hậu hơn Chu Chỉ Nhược!!! Vô Kỵ mang tên với nghĩa đơn sơ “Không kị thứ gì hết” thật ra lại kị Thuỷ và những chất âm đó chứ!

Chưa hết, nếu ta nhớ ở đoạn cuối khi Vô Kỵ, Chu Chỉ Nhược đấu nhau với 3 vị sư ở chùa Thiếu Lâm trước mặt bao nhiêu quần hùng. Chu Chỉ Nhược định dùng đòn lén để hạ thủ Tạ Tốn, đột nhiên xuất hiện một thiếu nữ mặc áo vàng phi thân từ đâu đến chỉ múa vài đường quyền qua cây gậy trúc đã đủ áp chế Chu Chỉ Nhược. Trước khi cáo biệt giới võ lâm thiếu nữ áo vàng đó tiết lộ nàng từ núi Chung Nam đến, tức con cháu của Thần Ðiêu đại hiệp Dương Quá! Thế nhưng tại sao Kim Dung cho họ mặc áo vàng? Lại không mặc áo xanh lam hay áo tím cho có màu sắc đỡ chói và thơ mộng? Áo vàng dùng để ám chỉ mạng Thổ. Thổ trị Thuỷ. Chỉ có nàng thiếu nữ áo vàng (Thổ) mới có cơ trị được Chu Chỉ Nhược (Thuỷ) theo đúng rơ và cơ sở của Ngũ hành!!!

Vẫn chưa hết, trong Ỷ Thiên Ðồ Long ký còn có Y tiên Sĩ Hồ Thanh Ngưu. Hồ dược sĩ tối ngày mài miệt với cây cỏ và các vị thuốc, liên quan đến Mộc. Trong tên Hồ Thanh Ngưu có từ THANH dùng để chỉ màu xanh. Màu xanh chính là màu của mạng Mộc. Hồ Thanh Ngưu rõ ràng mang mạng Mộc. Thế Hồ Thanh Ngưu tán mạng vì ai? Vì Kim Hoa Bà Bà, đâu từ phương Tây đến. Kim Dung đã cho thấy rõ chân tướng mạng của Kim Hoa Bà Bà: Tóc bạc trắng, có tên mang chữ KIM, gốc ở phương Tây - mạng Bà Bà mạng KIM. Kim khắc Mộc, nên vợ chồng Hồ Thanh Ngưu phải mất mạng về tay Kim Hoa Bà Bà. Thật quá rõ! Còn một chi tiết nhỏ: Hồ Thanh Ngưu mạng Mộc - Mộc sinh Hoả, Mộc giúp Hoả, và Hồ Thanh Ngưu đã giúp Vô Kỵ mạng Hoả một thời gian vài ba năm truyền dạy Vô Kỵ gần hết những y thuật bí truyền của ông ta.

Thế còn Triệu Minh mạng gì? Triệu Minh có hai đặc tính: người Mông Cổ và yêu rồi cuối cùng nên duyên vợ chồng với đối thủ phản động Trương Vô Kỵ. Nhìn ở bản đồ, nước Mông Cổ nằm ở hướng Tây Bắc của Trung Hoa. Hướng Tây chỉ mạng KIM, hướng Bắc chỉ mạng Thuỷ. Có thể Triệu Minh mang mạng Tây và chút ít mạng Thuỷ hay chăng? Xem kĩ thêm một chút ta thấy Triệu Minh lúc ban đầu mang sứ mệnh đi triệt hạ Minh giáo nhưng sau dần dần đâm ra phục Vô Kỵ rồi yêu con người hùng đi làm cách mạng này. Tức Triệu Minh (hay Triệu Mẫn trong bản hiệu đính mới của Kim Dung) đã khâm phục rồi yêu Trương giáo chủ hay nói cách khác bị Trương Vô Kỵ khắc phục bằng tài và ... tình. Có vẻ Triệu Minh mang mạng Kim chính, mạng Thuỷ phụ. Muốn chắc ăn hơn ta thử liệt kê các đặc tính của một người mang mạng Kim, một người mang mạng Thuỷ, mạng Hoả, mạng Thổ và mạng Mộc:

+ Tính người mạng Kim: có đầu óc tổ chức, thích ở trong thế chủ động và lãnh đạo, cần cho rằng mình đúng, thích trật tự và sạch sẽ.
+ Tính người mạng Thuỷ: giàu tưởng tượng, trung hậu, thông minh, rất “cứng cựa”, độc lập, kín đáo, ...
+ Tính người mạng Hoả: giàu tình người, nhiều trực giác, thích được thương yêu, thích sôi nổi, giao tế giỏi, ...
+ Mạng Thổ: rất chừng mực, hài hoà, trung thành và đòi hỏi trung thành, thích chi tiết, thích bầu bạn nhưng có thể rất cứng đầu.
+ Mạng Mộc: vui tính, có mục đích, năng động, thích bận rộn, có thể rất hách xì xằng, thực tế, hiếu thắng,. ..

Theo đó Triệu Minh mang nhiều cá tính mạng Kim hơn mạng Thuỷ và Chu Chỉ Nhược chắc chắn mang mạng Thuỷ, Vô Kỵ mạng Hoả. Mối tình giữa Triệu Minh và Vô Kỵ thật sự là mối tình chớm nở bằng việc khâm phục mến tài. Hoả khắc phục được Kim. Mối tình này khác với mối tình giữa Quách Tỉnh và Hoàng Dung, như sẽ phân tích phiá dưới, đã chứng tỏ ngòi bút hết sức điêu luyện của Kim Dung - mặc nhiên nói lên tình yêu giữa người nam và người nữ - dù cho trong giới giang hồ kiếm hiệp đi nữa (trừ trường hợp anh chàng pê đê Ðông Phương Bất Bại trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ) - không một mối tình nào giống mối tình nào.

__________________________________________________ _____________________

Chú thích:

(4) Theo ý kiến cá nhân của Nhất Tiếu, Chu Chỉ Nhược mạng thuỷ là hợp lý, nhưng phân tích như vậy e rằng hơi quá khiên cưỡng. Nhất Tiếu xin tạm lý giải theo một cách khác: Chỉ Nhược là con nhà thuyền chài, được Trương Tam Phong gửi lên Nga Mi. Nàng sinh trưởng ở nơi sông nước, tức là thuộc về mệnh thuỷ.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối