Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

NGUYÊN SA


Người yêu thơ thời trước cũng như ngày nay đều xem Nguyên Sa như một nhà thơ tình. Có thể đây là “lỗi” của các tác giả phổ nhạc từ những bài thơ “Áo Lụa Hà Đông”,  “Paris có gì lạ không em” quá hay chăng? Nếu nhìn lại một chặng đường sáng tác của ông, người ta sẽ thấy ông là một nhà triết học ( với “Decartes nhìn từ phương đông”), một nhà lý luận phê bình văn nghệ ( với “Một bông Hồng Cho Văn Nghệ -Một Mình Một Ngựa”)  và sau cùng là một nhà văn (với “Giấc Mơ, Vài Ngày Ở Chung Sự Vụ”) . Có một giai đoạn sáng tác quan trọng trong đời ông, một bước ngoặt khi ông phải thụ huấn ở quân trường Thủ Đức vào năm 1966 mà GS Nguyễn Văn Trung trong quyển “Nhìn Lại Những Chặng Đường Đã Qua” nhận định: “Rất tiếc là khi Nguyên Sa qua đời , hầu hết các bài viết về Nguyên Sa đều không đả động đến khúc quặt quan trọng , rất có ý nghĩa giá trị trong sự nghiệp thơ văn của Nguyên Sa viết vào thời kỳ làm lính. Nếu bây giờ đọc lại thơ văn thời kỳ đó,  sẽ thấy thơ văn Nguyên Sa không phải chỉ là mà còn là Giã Từ Khoá Đàn Anh, Giã từ nền văn chương trú ẩn”

TẬP THƠ BỊ KIỂM DUYỆT

Thật vậy, ông đã có một tập thơ nhưng không được trình làng với bạn đọc. Đó là tập thơ “Những năm Sáu Mươi” với những bài thơ viết về chiến tranh như “Giã từ Khoá Đàn Anh”. Và đặc biệt là bài “Sân Bắn”: Bia lên ta thấy thân người/Thấy ta thấy địch, thấy đời lãng du. /Thấy tay dư, thấy chân thừa./Thấy tay nghễnh ngãng, mắt mù óc không/Một đời phơ phất hình nhân, Thấy còn thấy hết, sau cùng thấy đau/Bia lên thấy mẹ u sầu/Giấy bồi tơi tả cúi đầu trong ta…/Trời cao ngó xuốt thịt da/Bia lên trông cũng vật vờ cỏ xanh,?Bia lên tìm chỗ ta nằm/Non cao đuối cẳng em còn thấy đâu…?Hầm bia buồn đến mộ sâu/Nghìn cây nên thắp trên đầu đạn bay.”

Những bài thơ chiến tranh là những bài thơ từ chiêm nghiệm thực tế, chứ không phải từ những tháp ngà của tình yêu, những đêm vũ trường cùng với Mai Thảo.Ông đã ghi trong hồi ký về hoàn cảnh ra đời bài thơ nầy như sau: “…không khí của sân bắn còn mang lại những ấn tượng thật đặc biệt. Có những buổi tập bắn, mục tiêu ở trước mặt cố định. Những buổi tập bắn, khác với đối tượng di động. Khi huấn luyện viên tác xạ hô lớn “bia lên”, nhiều chục tấm bia từ một con đường hầm dài ở phía xa trước mặt được nhất loạt đưa lên. Người SV sĩ quan thụ huấn phải bắn trúng mục tiêu dành cho mình trong thời gian ngắn trước khi tiêng hô “hạ bia” vang lên.

Bia là những tấm hình đầu  và thân người, nhưng không có cánh tay nào cả. Tiếng động cơ nổ đều, độ rung của chiếc xe, kỷ niệm vang vọng những tiếng hô “bia lên”, những tiếng nổ chát chúa kế tiếp, những tiếng reo vui “trúng hồng tâm”, tiếng reo vui “có bằng thiện xạ rồi”, âm thanh nào trở thành sợi giây liên tưởng mang lại cho tôi “bia lên ta thấy thân người, thấy ta thấy địch thấy đời lãng du…”

Tập thơ gồm bốn chục bài thơ nầy tác giả đưa cho nhà xuất bản Trình Bầy vào năm 1970 không được Bộ Thông Tin giấy phép xuất bản. Năm 1971, NXB Trình Bầy cho in lậu tập thơ nầy trên giấy ronéo dành cho tác giả và bằng hữu. Nguyên Sa trong bài “Bài tựa cho tập thơ bị Kiểm Duyệt”  (Trình Bầy- xuân Tân Hợi) viết “ Cho nên làm xong tập thơ của 10 năm thì phải in nó ra. Thông Tin không cho in trên nền long ly quy phụng thì in ronéo như một phân định rõ rệt hoài niệm, về hạnh phúc và cái thuộc về một nguồn gốc và chính nó và cũng là sự chia xẻ phân định tìm thấy với bằng hữu.”

BỊ TRUY TỐ RA TOÀ TIỂU HÌNH

Cứ những tưởng chỉ một tập thơ nầy bị số xui, ai mà dè đến giữa năm 1972, nhà thơ Nguyên Sa lại bị một cú “đúp” nữa. Nhưng lần nầy thì bị sao quả tạ chiếu nặng hơn.

Số là giữa năm 1971, thời gian nhà thơ gắn bó nhiều với tạp chí Trình Bầy, ông có viết từng kỳ truyện “Vài Ngày Làm Việc Ở Chung Sự Vụ”. Các người lính VNCH khi còn sống thì chẳng bao giờ biết Chung Sự Vụ là gì và ngay cả khi chết họ cũng không biết mặc dù đạn bom vốn không mắt, vô tình đã đưa họ về với chốn cuối cùng nầy. Chốn cuối cùng của họ không phải là những nấm mộ ở nghĩa trang mà là Chung Sự Vụ. Nhà thơ Nguyên Sa lại càng không biết cho đến khi ông học ở bộ phận Quân Nhu bốn tháng rưỡi vào năm 1966 tại ngôi trường nằm trong khuôn viên trại Lê Văn Duyệt . Tại đây, ông cũng chỉ được biết đến Chung Sự Vụ qua chương trình học nhưng chưa một lần đến thăm hay làm việc ở nơi chốn đầy những tử thi cụt đầu, cụt tay hoặc tan rữa nầy. Nhiệm vụ của những người lính trong đơn vị Chung Sự Vụ là tìm lắp ghép những thi thể nầy lại, sắp xếp vào quan tài và giao lại cho thân nhân về chôn cất hoặc đơn vị nầy sẽ tự chôn cất theo yêu cầu của thân nhân.

Trong quyển truyện nầy, với một giọng văn mạnh bạo, trần tục, đôi lúc du côn không hề có một chút xíu chất thơ, Nguyên Sa đã phơi bầy bộ mặt thối nát của “hậu trường” quân lực VNCH qua việc hai bà vợ tranh giành cái thây ma của Thiếu tá Nguyễn Văn Tình với đủ mọi thế lực chống lưng phía sau. Truyện được đăng từng kỳ trên Trình Bầy vẫm im re trót lọt qua mắt được “bà hốt, cắt đục” ( danh từ báo chí Sài Gòn đặt cho Bộ Thông tin) dù có quá nhiều đoạn “mó d. ngựa”, chửi các tướng tá tưng bừng hoa lá như “khóc biểu dương lực lượng có kèm theo chủi bới tùm lum, chủi bới chánh phủ, chủi cả lò những thằng to đầu để chồng bà chết. Trời chu đất diệt năm đời, mười đời chúng mầy, chúng bay ngồi ở Sài gòn, ngồi vơ vét móc hầu, bóp cổ người ta, bắt chồng bắt con người ta đi chỗ hòn tên mũi đạn…”(trang 7). “Đồ khốn nạn. Chúng mày là đồ khốn nạn. Tôi đã bảo rồi , mà anh ấy không nghe,  chúng mày đưa chồng tao vào chỗ chết .Ông ơi,  ông lấy tôi được 6 tháng để tôi bụng mang dạ chữa ông bỏ, ông đi, tiên sư cha chúng mày .Chúng nó ở Sài Gòn ăn ngon ngủ kỹ. Chúng nó xúi anh đi ra nơi hòn tên mũi đạn. Chúng nó đẩy anh vào chỗ chết. Anh bỏ vợ bụng mang dạ chữa . Anh ơi …Tổ sư cha chúng mày …”(trang 17) “…bà thiếu tướng gọi giật giọng.  Trung uý tôi ra lệnh cho ông ở đây giải quyết cho xong ông đi đâu, ông không nghe,  tôi nói ông tướng giáng cấp ông tức khắc .Trung uý  Lan đang bước nhanh dừng lại đột ngột , mặt tái nhợt trong mắt căm phẫn ngùn ngụt. Trung uý hét lớn các người nói gì. Bàn tay đưa lên cổ áo trái dằng mạnh, ném ra phía trước hai bông mai đồng.  Các người nói gì? Lon đó, các người mang về mà nấu mà ăn , nếu điều đó mang lại cho các ông,  các bà sự sung sướng . Các người là một bọn bạo tàn, không phải, bọn vô liêm sĩ,  cũng không phải,  bọn trống rỗng,  bọn không tim không óc…”

Nhưng  đến khi “Vài Ngày Làm Việc Ở Chung Sự Vụ” được tạp chí nguyệt san Nhân Văn số 14 (thuộc tạp chí Văn Học), phát hành vào tháng 6 năm 72 thì bị Bộ Thông tin ra lệnh tịch thu và Biện Lý cuộc Toà Sơ thẩm Sài Gòn ra lệnh truy tố trước toà tiểu hình chánh phạm là chủ nhiệm tạp chí và tòng phạm là tác giả Nguyên Sa vì “đã dùng báo chí để phổ biến luận điệu có thể phương hại nền an ninh quốc gia và làm suy giảm kỷ luật và tinh thần chiến đấu của quân đội”.

Theo Nguyên Sa, “Chung Sự Vụ là cớ quan có thật nhưng Đại đội Chung Sự của Trung Uý Lan trong truyện là một sản phẩm hoàn toàn tưởng tượng.” Từ năm 66 ông đã nghe đã tìm hiểu và đã…để chìm vào ký ức khi xuất ngũ. Mãi đến năm 1971, trong một “sự xúc động có tên là khổ đau của tâm hồn trước số phận của dân tộc trong chiến tranh triền miên” (N.Sa) đã giúp ông viết tác phẩm nầy-một quyển “truyện có nhiều chuyện” chứ không phải là “truyện không có chuyện”, một khuynh hướng thời thượng lúc đó.

LÊ VĂN NGHĨA
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

AI ĐƯA BÙI GIÁNG
VÀO NHÀ THƯƠNG ĐIÊN?


Có cuộn băng cassette ghi lời kể của chính Bùi Giáng về nguyên do ông bị “áp tải” vào nhà thương điên Biên Hoà.

Những tài liệu này ghi nhận qua các buổi gặp gỡ với đại diện của Bùi tộc Vĩnh Trinh tại TP.HCM - ông Bùi Dương Thạch, hoặc những người từng sống gắn bó nhiều năm với Bùi Giáng như ông Nguyễn Thanh Hoài tại số 482/35/5 Lê Quang Định, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Chính ở địa chỉ đó, hiện vẫn còn lưu giữ các cuốn băng với nhiều chi tiết sống động do Bùi Giáng kể ra, được Thanh Hoài ghi âm:

“Những năm cuối đời của bác Giáng, nhất là từ 1990 trở đi, hai bác cháu thường ngồi nói những chuyện riêng tư cho đỡ buồn trước hiên nhà, hoặc dưới tàng cây trong sân vào mỗi đêm khi gia đình đã đi ngủ hết. Bác kể hết sức chi tiết về chuyện đời của bác, từ thời còn nhỏ cho đến lúc lớn lên, rời miền Trung vào Sài Gòn sinh sống, làm thơ và giao du với ai, cũng như việc sáng tác, in ấn như thế nào… Một bữa, tôi lấy máy cassette để ghi âm lại lời nói của bác thì thấy bác có vẻ băn khoăn hỏi: “Mi thâu làm cái chi?”. Tôi nói với bác thâu để có gì hay thì cháu nghe lại không thôi nó quên! Bác nói rứa thì được, mi cứ thâu đi, tao nói cho nghe”. Và Bùi Giáng nói về “sự cố” đã đẩy ông vào nhà thương Biên Hoà với nội dung như lời Thanh Hoài tóm lược dưới đây.

“Vào những năm đầu tiên của thập niên 1960, bác Giáng viết rất nhiều, gần như không có ngày nào dừng bút, bản thảo dày lên chưa kịp in thì xảy ra vụ cháy nhà nơi bác đang ở trên đường Phan Thanh Giản, nay là đường Điện Biên Phủ, khiến bao nhiêu bản thảo cháy rụi. Bác nói với tôi là tao quá tiếc và đau đớn nhất là công trình biên soạn về truyện Kiều ròng rã suốt 3 năm trời đã thành tro, làm tao buồn quá bỏ hết để rong chơi khắp lục tỉnh, sông nước kênh rạch chỗ nào có dịp là tao tới.

Khi về, thì Toà đại sứ Pháp và Toà đại sứ Đức ở Sài Gòn có mời tao đến hỏi thăm, họ nói nếu tao cần sách gì họ sẽ mang tặng không đòi một đồng nào. Nhưng nhà cháy rồi, lấy sách của Pháp của Đức về cũng không có chỗ để, nên tao cám ơn rồi từ chối, không nhận. Thế nhưng hai toà đại sứ kia không biết thế nào vẫn lại tìm cách gửi đến tao mấy thùng sách quý của các tác giả nổi danh ở nước họ và trên thế giới. Tao đành phải nhận nhưng không biết cất nơi nào nên tao mới đến gặp ông chủ (tạm giấu tên) của NXB VT để vui vẻ tặng lại cho ông ta. Nhưng ông ta không nhận, vì ông nói người Pháp người Đức tặng cho anh toàn sách quý, nếu anh không có chỗ cất vì nhà đã cháy, thì tôi chỉ giữ giùm, khi nào anh cần đến nói là tôi giao lại cho anh. Tao vui vẻ ra về.

Đến không lâu sau tao kẹt quá, không có tiền đủ để ăn cơm bình dân và uống la-de con cọp chai loại lớn nên tao đến gặp ông chủ NXB kia để nhận lại số sách đã gửi. Nhưng kỳ cục là khi tao đến lấy, thì ông ta không giữ lời, nhất định không chịu trả. Tao nhắc lại là tại sao khi tao tặng thì không nhận, nói giữ giùm, bây chừ đến lấy tại sao lại không đưa? Ông ta cứ một mực tỉnh bơ, không trả. Tao nổi điên tao chửi một trận, rồi tao về. Bước ra ngoài đường tao thấy chiếc xe hơi kiểu Nhật sang trọng của ông chủ đó đang đậu trước nhà, luôn tiện tức quá tao lượm một cục đá xanh thiệt to ném thẳng vào chiếc xe đó cho hả giận, ai dè nó bể cái kính xe, mà lúc đó chiếc xe trị giá cả bạc triệu. Ông ta chạy ra thì sự đã rồi, vừa tiếc của, vừa giận tao lắm, mới điện thoại cho thằng em ruột của tao (không nêu tên) lúc ấy là sĩ quan của quân đội ông Thiệu đến mắng vốn và để chở tao về. Khi về đến nhà, thằng em ruột của tao ngao ngán nhìn tao và có lẽ nhớ đến chiếc xe đắt giá bị bể kiếng rồi sợ rằng tao ở trong nhà nó có thể cũng sẽ gây ra cảnh tương tự như thế. Nói trắng ra là thằng em tao với đứa con gái út của nó chắc hẳn nghĩ rằng tao điên nên đã cùng nói với tao là thôi để ngày mai tụi em chở anh về Vũng Tàu vài hôm nghỉ mát cho khoẻ người tĩnh trí anh à. Tao cứ tưởng thật nên sáng hôm sau ngồi lên xe cho chúng chở đi về Vũng Tàu. Nào ngờ đến Biên Hoà tụi nó đã chở thẳng tao vào nhà thương điên để gửi, tao có nói gì đi nữa thì bọn “cai ngục” chung quanh cũng chẳng ai tin, mi thấy có đắng họng không?”. Về sau ông viết mấy câu: “Gặp người tôi tưởng người điên - gặp tôi tôi tưởng tôi điên như người”… (Còn nữa)
“Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẽ dễ hiểu là Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ luý tuý càn khôn của anh. Thời kỳ của Bùi Giáng bộc phát ra bên ngoài mà chúng ta gọi là điên, ấy là thời kỳ tĩnh tại và hưng phấn cùng độ của người nghệ sĩ. Tất cả lẽ chân thiện mỹ của nghệ thuật thi ca từ nhiều đời nhiều kiếp đều dồn về lúc đó… Bây giờ người thi sĩ này chỉ còn một cách duy nhất để sáng tác nguồn cảm hứng kia là sống. Sống dạt dào -  sống nóng hổi tươi mới. Sống và sống là thi ca tràn đầy trong thiên nhiên, trong tình cảm và giữa vạn loài. Ôi thời gian là thực chất mới mẻ đang dâng hiến, dâng hiến bất tuyệt cho người, cho ta, cho cây cỏ, cho nắng mưa, cho rượu chè, cho phở tái, cho tình yêu chan chứa giữa lòng nhau mà đau khổ càng rõ nét, càng vút cao tính khoan hoà thánh thiện… Tính cách này đạo Thiền gọi là phỉ lạc, Bùi Giáng gọi là Niết bàn của thi sĩ…”.
Trần Đới
(Thích Thông Bác)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HAI SẮC TIGÔN


Khoảng giữa thập niên 1970, ở Nam bộ có phong trào in lại những tác phẩm văn học nổi tiếng từ trước 1945 hay thơ văn của những tác giả cách mạng. Tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, thơ truyện của những tác giả kháng chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Thẩm Thệ Hà, Trần Quang Long, … được in lại theo hình thức roneo, và bày bán tại các vỉa hè chợ cũ Sài Gòn. Bên cạnh đó, một số bài thơ hay của thi sĩ nổi tiếng thời tiến chiến như: Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Kiên Giang, T.T.Kh,… được in chính thức theo loại cánh bướm xếp gọn ba tờ giá rẻ, dễ phổ biến, được bày bán tại sạp báo như : Tương tư, Hành phương Nam, Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Hai sắc hoa ti-gôn…

Với những bài thơ của T.T.Kh, tiểu biểu là Hai sắc hoa ti-gôn, nhà thơ ẩn danh đã gợi lại cho người yêu thơ một giai thoại thú vị trong văn học nước nhà. Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện  tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ. Mãi cho đến hôm nay, dư luận vẫn băn khoăn không biết nhà thơ ẩn danh T.T Kh là ai và ‘người ấy’ của tác giả cũng chưa ai biết rõ trong khi bốn áng tình thư tha thiết lâm ly vẫn chưa hết làm chạnh lòng bao người trong xã hội thi ca. Tổng cộng có 4 bài thơ của T.T. Kh đăng báo, trong đó bài đầu tiên “Hai sắc hoa ti-gôn”, là nổi tiếng nhất nhiều người thuộc lòng, được các nhạc sĩ Trần Trịnh, Anh Bằng phổ ra ca khúc (1958) cùng tên tên do các danh ca Hoàng Oanh, Thanh Lan trình bày …, hiện nay vẫn còn sử dụng.     
         
Người ta còn nhớ, vào đầu mùa Trung Thu năm 1937, trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy  do Vũ Đình Long làm chủ bút tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” của nhà văn Thanh Châu (1912-2007). Hơn một tháng sau, toà soạn nhận được một phong bì dán kín trong đó chỉ vỏn vẹn có bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” bên dưới ký tên T.T. Kh…, do một thiếu phụ đẹp khoảng 20 tuổi, dáng nhỏ bé, vẻ thuỳ mỵ, nhưng có nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút tờ báo. Đây là lần duy nhất người thiếu phụ ấy xuất hiện. Sau đó, T.T.Kh gửi tiếp đến toà soạn báo này một bài thơ nữa có nhan đề : “Bài thơ thứ nhất” và bài thơ “Đan áo” có ghi đề tặng riêng Thâm Tâm gởi đăng tờ Phụ nữ thời đàm (1938). Và vào ngày 30 tháng 10 năm 1938, T.T.Kh gửi đăng thêm “Bài thơ cuối cùng” cũng trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Như vậy là có tất cả 4 bài thơ của T.T.Kh.    

Thiên tình sử lâm ly ngang trái theo nhiều người nghĩ là được hình thành từ truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” của nhà văn Thanh Châu.  Đó là chuyện tình buồn của một nghệ sĩ: Hoạ sĩ Lê Chất mượn cớ đi tìm cảnh đẹp sáng tác để tìm lại một thiếu nữ yêu kiều chàng mới gặp chiều hôm trước. Khi đạp xe ngang qua một biệt thự cũ tường mái rêu phong, tình cờ chàng bắt gặp một cô gái dưới giàn hoa ti-gôn. Thiếu nữ mặc áo cánh lụa, đôi má hồng tươi với vẻ đẹp đài các rất hiếm hoi, khiến ai trông thấy một lần là không sao quên được. Thiếu nữ vô tình, mãi tới khi sắp vào nhà, mới trông thấy có người đứng nhìn lén mình. Từ đó, hôm nào chàng hoạ sĩ cũng đạp xe vào làng Mọc nhưng thiếu nữ thấy động là lẫn vào nhà ngay. Lê Chất được gặp nàng vài lần nữa rồi thôi, ngôi nhà hình như vắng người, chỉ còn thấy có một bác cao tuổi cuốc cỏ ở trong vườn. Nỗi nhớ nhung cứ ngày ngày triền miên đến với chàng hoạ sĩ cả trong giấc mơ. Một mùa đông trời se sắt lạnh, hoạ sĩ Lê Chất mang giá vẽ đi sáng tác ở vùng Vân Nam phủ. Trong một bữa tiệc đông vui tấp nập khách mời, chàng chợt gặp lại người xưa. Đã tám năm qua, chàng quên sao được khuôn mặt người mình thầm thương trộm nhớ. Mai Hạnh là tên người thiếu nữ, và nàng đã lấy một người chồng quyền thế giàu sang.

                Những ngày sau, cuộc tình lãng mạn nẩy nở. Nàng hay đến chỗ trọ thăm chàng. Hai người yêu nhau và như sống trong cơn mê. Mai Hạnh dù cố chống chọi lại với cuộc tình ngang trái nhưng sau cùng nàng cũng nhận lời cùng Lê Chất sắp đặt để cả hai người cùng trốn đi xa. Nhưng cuối cùng sợ người đời khinh bỉ, họ hàng hai bên bị tai tiếng, Mai Hạnh đành nén nỗi đau thương trong lòng từ chối chàng. Cuộc tình chấm dứt. Bốn năm sau, chàng hoạ sĩ đa tình Lê Chất được báo tin: nàng đã mất.

                Từ sau ngày đặt lên nấm mộ người yêu những dây hoa ti-gôn màu máu với hình quả tim vỡ cho đến cuối đời, cứ đến mùa hoa ti-gôn nở, không buổi sáng nào chàng không mua một ôm hoa ti-gôn tươi thắm về để thay cho hoa cũ trong phòng vẽ của chàng…
                                                                  **                                                                                           
                 Bài thơ đầu tiên Hai sắc hoa ti-gôn gửi đăng trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy (năm 1937) của T.T.Kh đã gây sóng gió ngay trên văn đàn về nội dung trữ tình đặc biệt mà nhất là về tác giả ẩn danh của bài thơ này. Sáng tác theo thể loại thơ mới bảy chữ gồm 11 khổ, mỗi khổ 4 câu, tổng cộng 44 câu theo phong cách thơ tứ tuyệt, giai điệu phảng phất sương khói Đường thi nên đọc dễ cảm. Bài thơ được T.T.Kh sáng tác theo lối thơ tự thuật, nói về tâm sự của mình, một thiếu nữ phải đau đớn trải qua một cuộc tình éo le ngang trái. Bi kịch đầy tính lãng mạn này được đặt trong bối cảnh không gian có giàn hoa ti-gôn được coi là biểu tượng của một cuộc tình tan vỡ.

Tưởng cũng nên biết hoa ti-gôn là loại hoa dây, hoa nhỏ bé, xinh xắn với đầu cánh hoa màu hồng nhạt, gần cuống hoa màu trắng. Hoa ti-gôn được du nhập từ phương Tây, tên gọi là antigone (Anh/Pháp) thuộc giống dây leo, thân cành mỏng manh, lá nhỏ mỏng gần giống lá nho (la vigne: cây nho/ tiếng Pháp) nên được nhiều người gọi là hoa nho. Ta được biết có không ít nhà thơ mượn hình tượng của loài hoa khác khi sáng tác :hoa chanh (Nguyễn Bính, Quang Dũng); hoa đào (Vũ Đình Liên); hoa bưởi (Phan Thị Thanh Nhàn), hoa cau, hoa bần (Kiên Giang), hoa mai (Ngũ Lang)…

Trong truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu, nàng là một cô gái ngây thơ, sống hồn nhiên, coi màu trắng của hoa tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung: “Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn/ Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn/ Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc/ Tôi chờ người đến với yêu đương/ Cho nên cười đáp màu hoa trắng/ Là chút lòng trong chẳng biến suy”. Trong khi đó, chàng là một tâm hồn lãng mạn đa cảm đa sầu, lại nhìn dáng hoa hình tim vỡ với tâm trạng lo lắng cho mai sau về một tình yêu không trọn: “Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/ Thở dài trong lúc thấy tôi vui/ Bảo rằng: “Hoa dáng hình tim vỡ/ Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”.  Hai sắc hoa ti-gôn - bài thơ đầu tiên - là sự hoài niệm về một tình yêu đằm thắm, lãng mạn với bao nỗ lo lắng băn khoăn của hai người đang yêu về một tương lai .
   
                Bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn : Khởi đầu nói lên sự lo lắng ở mai sau cho tình yêu giữa hai người cùng nỗi nhớ đến tâm trạng người ấy khi biết mình đã sang sông: “Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ/ Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu/ Gió về lạnh lẽo chân mây vắng/ Người ấy ngang sông đứng ngóng đò/…Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/ Trời ơi ! người ấy có buồn không/ Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ/ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

“Bài thơ thứ nhất : Những ngày sống gượng trong nỗi cô đơn tâm hồn bên người chồng nghiêm  ở vườn Thanh: “Ở lại vườn Thanh có một mình/ Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh/ Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo/ Yêu bóng chim sa nắng lướt mành”; “Biết đâu tôi, một tâm hồn héo/Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”.

Bài thơ đan áo : T.T.Kh đã chuyển cung làm thay đổi giai điệu: từ thơ mới 7 chữ sang lục bát truyền thống để chân tình thổ lộ nỗi đau đớn xót xa đầy nước mắt trong cuộc sống gia đình không hạnh phúc: “Ngoài trời mưa gió xôn xao/ Ai đem khoá chết chim vào lồng nghiêm/ Ai đem lễ giáo giam em/ Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời”. Bài thơ cuối cùng chứa đựng lời hờn giận trách móc người ấy, thông điệp cuối cùng về sự chia tay: “Là giết đời nhau đấy biết không/ Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung/ Giận anh anh viết dòng dư lệ/ Là chút dư hương điệu cuối cùng”.      
                                                                        
                Trong thực tế, người ta biết ‘Con trai chỉ hình thành viên ngọc quý khi phải chịu đau đớn ngậm dị vật trong miệng’. Ta có thể nói đau thương là mảnh đất màu cho kiệt tác của tài hoa. Chỉ trong đau khổ, T.T.Kh mới viết nên được những vần thơ lâm ly đẫm lệ làm người đọc đau đáu cháy lòng.

Được nói nhiều đến bốn bài thơ tình nổi tiếng trên là vấn đề tác giả , tức là lai lịch của T.T.Kh và người ấy được tác giả nhắc đến trong thơ là ai. Trước hết,“Người ấy” là một phiếm chỉ đại từ mang ý nghĩa rất mơ hồ nhưng rất tình tứ, để chỉ ‘người tình xa vắng’ nghe khá não ruột, cũng được nhiều văn nghệ sĩ sử dụng (Nguyễn Trọng Quản, Khái Hưng, Song Hảo…)

                 Ở trong thơ T.T.Kh, dường như tất cả những điều được nhiều nói đến về tác giả từ trước tới nay đều là những giả thiết, chưa có gì chắc chắn. Trước tiên, hai nhân vật chính trong bốn bài thơ tình bi thương là tác giả bài thơ và người ấy, đối tác tình cảm của nhà thơ. Chân dung người thương của T.T.Kh chỉ hình dung ra được là một chàng nghệ sĩ tài hoa, phong thái lãng tử giang hồ, sống cuộc đời xê dịch, không cùng quê quán với tác giả: “Thuở trước, hồn tôi phơi phới quá/ Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/ Bỗng nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương…”// Người xa xăm quá, tôi buồn lắm/ Trong một ngày vui pháo nhuộm đường”. Lời thơ tự nhiên, thành thật nghe rất dễ thương, làm theo thể loại thơ mới 7 chữ, nhạc điệu uyển chuyển du dương, mang mang sương khói Đường thi nên dễ len vào hồn người đọc. Ta biết về chàng chỉ bấy nhiêu đó thôi.

                 Điều làm nhiều người muốn biết chính thức T.T.Kh là ai ? Có người bảo đó là tên tắt của Trần Thị Khánh, người yêu của nhà thơ Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình, tác giả bài thơ “Tống biệt hành” được đưa vào chương trình ngữ văn Trung học phổ thông. Người khác (nhà văn Thế Nguyên) cho T.T.Kh là bút danh viết bớt chữ của nhà giáo-nhà thơ yêu nước Thẩm Thệ Hà (1923-2009) có tên thật là Tạ Thành Kỉnh, cũng có người đọc là Thâm Tâm Khánh, kết hợp theo lối giản thể giữa hai tên Thâm Tâm và Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Có người tự nhận T.T. Kh chính là người yêu của mình, sau đó viết tiếp thêm những bài thơ sau bài Hai sắc hoa ti-gôn như Nguyễn Bính (Cô gái vườn Thanh), Thâm Tâm (Màu máu ti-gôn) hoặc khẳng định mình là T.T.Kh tức tác giả những bài thơ trên : Thâm Tâm (1917-1950), Nguyễn Bính (1918-1966),…

                Theo Nguyễn Vỹ (1912-1971), nhà thơ-nhà báo nguyên soái của Tao đàn Bạch Nga và chủ bút tạp chí Phổ Thông, với những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc đời hoạt động văn nghệ khi còn ở miền Bắc trước 1945, đã khẳng định T.T. Kh chính là nhà thơ Thâm Tâm, đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu khá như : Nguyễn Tấn Long… Trong  khi đó có người cho T.T.Kh là cô Trần Thị Khánh nào đó hoặc là giai nhân Phạm Thị Sứ của đất Hà thành hay Trần Thị Vân Chung, người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả tuyện ngắn “Hai sắc hoa ti-gôn”, nguồn cội của những bài thơ tình ký với bút danh T.T.Kh từng gây sóng gió làng văn một dạo nào. Dù sao, ta cũng có thể nói, mối tình giữa T.T.Kh và người ấy là một trong những mối đẹp nhất tình hiện hữu trong văn chương : “Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở” (Xuân Diệu) .      
      
                 “Tất cả qua đi, chỉ còn lại văn hoá” (Tout s’oublie, seule la culture reste) là cái vĩnh hằng của con người, trong đó có nghệ thuật văn chương. Cho đến hôm nay, những vần thơ bất hủ của T. T. Kh dù chưa hẵn là kiệt tác, cũng đã đi vào văn học sử và trái tim của công chúng yêu thi ca. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng có ý kiến : Có kẻ không ngần ngại cho những bài thơ ấy là áng thơ kiệt tác.

                Đốt lò hương cũ, tìm lại dư hương nghệ thuật của một thời vang bóng, thiển nghĩ ta cũng không nhất thiết phải băn khoăn về nguồn cội nhân thân của một tác giả -như kiểu điều tra hình sự - mà vì một lý do nào đó rất cần sự yên ổn cho tâm hồn, T.T.Kh đã cố ý ẩn danh khi khai sinh ra đứa con tinh huyết của mình. Có lẽ điều cần có là những phút lắng đọng tâm tư để thưởng thức trọn vẹn giai điệu ngọt ngào và hương sắc ngọt ngào những áng tình thư của T.T.Kh. Hôm nay trân trọng ca ngợi kiệt tác và tài hoa của T.T. Kh, có lẽ ta hãy tạm quên đi mọi băn khoăn về lai lịch nhà thơ, để trả lại tất cả về vị trí đặc biệt của một huyền thoại văn chương.  

NGUYỄN THANH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÚT MỰC THUỞ NÀO


Có lẽ ngành sản xuất dụng cụ học tập cho trẻ em là vững bền nhất trong các ngành công nghiệp nhẹ.

Mỗi thời mỗi khác, tuỳ điều kiện xã hội mà việc sản xuất dụng cụ học tập thay đổi về chủng loại và chất lượng hàng hoá, nhưng chắc chắn đây là một ngành sản xuất luôn phát triển bởi nhu cầu cả về số lượng và chất lượng ngày một tăng.

Những năm hoà bình mới lập lại sau 1954 trên miền Bắc, có khá nhiều cơ sở sản xuất đồ dùng học tập cho trẻ. Những đồ dùng đơn giản như cây bút sắt, cái thước kẻ, quyển vở kẻ ô li, chiếc compa, bàn tính, cái túi đựng sách vở là mặt hàng do các hợp tác xã thủ công nghiệp sản xuất.

Cao cấp hơn là chiếc bút máy, ê ke, thước đo độ được chế tạo ở Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà với độ chính xác cao hơn.

Càng ở những cấp học dưới, đồ dùng học tập càng đơn sơ. Nhưng cái thước kẻ làm bằng gỗ sơn đỏ dập số bằng màu nhũ trắng bán ở Bách hoá tổng hợp chỉ với giá 1 hào mà không phải gia đình nào cũng mua được cho con.

Đám trẻ ở phố lang thang lên mạn Hàng Hòm, Hàng Quạt - nơi có những gia đình làm nghề đóng đồ gỗ sinh hoạt - xin về những thanh gỗ thẳng làm thước. Xin được thước rồi còn kỳ kèo mấy bác thợ đánh véc-ni hộ, dĩ nhiên miễn phí.

Đứa nào gia đình có người đi nước ngoài mang về những chiếc thước nhựa trong suốt in chữ số rõ ràng, chính xác thì được coi như có một báu vật, muốn mượn cũng không dễ.
Thuở tôi đi học, chiếc compa được sản xuất thủ công bằng vỏ hộp sắt tây cuộn lại, một đầu gắn chiếc ghim nhọn, đầu còn lại là một ống rỗng nhét vừa đoạn bút chì.

Để quay được một vòng tròn khép kín bằng chiếc compa này không dễ bởi nó rất lỏng lẻo. Những chiếc compa do nhà máy văn phòng phẩm làm tốt hơn một chút, nhưng tất cả đều bằng sắt có nước mạ kém, chỉ hết năm học đã rỉ ngoèn, gãy kim.

Những đồ dùng đắt tiền hơn cho học sinh lớn như ê ke, thước đo độ… dĩ nhiên chẳng bao giờ đủ. Giờ học nào cũng nghe thấy chúng lao nhao hỏi mượn nhau là vì vậy, nên nhiều đứa làm bài kiểm tra chờ mượn được thước đo độ thì đã hết giờ, ấm ức buồn bã mất mấy ngày.

Chiếc bút máy Trường Sơn của học sinh lớp lớn là tài sản bất ly thân. Đấy là loại bút mua về mà chưa dùng ngay được, lũ trẻ phải mài hạt gạo đầu ngòi xuống sàn nhà đá hoa khá lâu mới có thể viết trơn tru. Thế nên đứa nào có chiếc bút máy hiệu Anh Hùng hay Kim Tinh mua về viết trơn tru ngay được đều rất lấy làm hãnh diện.

Loại bút này mỗi năm chỉ được mang ra dùng lúc cả lớp viết sổ lưu bút tặng nhau. Và bởi đó là cây bút máy nhập ngoại hiếm hoi, nên người lớn đi làm cũng hãnh diện cài nó lên túi áo ngực. Đôi khi, những anh chàng đi tán gái cũng mượn cây bút máy ấy cài lên lấy oai chữ nghĩa, chẳng cô nào biết việc hằng ngày của anh ấy là leo cột điện sửa đường dây.

Những năm chiến tranh sơ tán, không mấy học sinh Hà Nội có chiếc cặp sách cho ra hồn. Đứa thì dùng túi vải bạt đựng đồ nghề của bố. Đứa thì túi nhựa đi chợ của mẹ. Vài đứa xách chiếc túi cói thùng thình đến lớp.

Thương nhất là nhiều đứa ôm nguyên chồng sách vở trên tay. Những dụng cụ học tập khác nhét túi quần. Cái thước kẻ thòi lòi trên mép túi. Cái compa thỉnh thoảng chích đầu kim vào đùi đau điếng. Bút máy nhiều khi quên ngồi đè lên vỡ nắp chảy mực be bét. Cục tẩy bỏ quên trong túi quần mang giặt vò nát bét.

Giờ thì dụng cụ học tập cho trẻ bán đầy trong các cửa hàng, hằng hà sa số mặt hàng, chất lượng được nâng cao về thẩm mỹ lẫn độ chính xác. Và hơn thế, mọi thứ đều rất rẻ, nên trẻ con đầu năm học mới mua hàng chục chiếc bút dùng dần.

Ê ke, thước kẻ, compa, thước đo độ, máy tính nhỏ được làm chính xác không kém đồ nghề chuyên nghiệp của người lớn. Nhiều trường học còn mang cả những thứ này vào căngtin trường bày bán. Trẻ con làm mất, làm hỏng đồ dùng học tập, chạy xuống mua ngay trong ấy, chẳng cần phải mượn ai. Bút mực thuở nào giờ nhạt mất một phần quý giá nâng niu.

ĐỖ PHẤN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÚT MỰC THUỞ NÀO


Có lẽ ngành sản xuất dụng cụ học tập cho trẻ em là vững bền nhất trong các ngành công nghiệp nhẹ.

Mỗi thời mỗi khác, tuỳ điều kiện xã hội mà việc sản xuất dụng cụ học tập thay đổi về chủng loại và chất lượng hàng hoá, nhưng chắc chắn đây là một ngành sản xuất luôn phát triển bởi nhu cầu cả về số lượng và chất lượng ngày một tăng.

Những năm hoà bình mới lập lại sau 1954 trên miền Bắc, có khá nhiều cơ sở sản xuất đồ dùng học tập cho trẻ. Những đồ dùng đơn giản như cây bút sắt, cái thước kẻ, quyển vở kẻ ô li, chiếc compa, bàn tính, cái túi đựng sách vở là mặt hàng do các hợp tác xã thủ công nghiệp sản xuất.

Cao cấp hơn là chiếc bút máy, ê ke, thước đo độ được chế tạo ở Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà với độ chính xác cao hơn.

Càng ở những cấp học dưới, đồ dùng học tập càng đơn sơ. Nhưng cái thước kẻ làm bằng gỗ sơn đỏ dập số bằng màu nhũ trắng bán ở Bách hoá tổng hợp chỉ với giá 1 hào mà không phải gia đình nào cũng mua được cho con.

Đám trẻ ở phố lang thang lên mạn Hàng Hòm, Hàng Quạt - nơi có những gia đình làm nghề đóng đồ gỗ sinh hoạt - xin về những thanh gỗ thẳng làm thước. Xin được thước rồi còn kỳ kèo mấy bác thợ đánh véc-ni hộ, dĩ nhiên miễn phí.

Đứa nào gia đình có người đi nước ngoài mang về những chiếc thước nhựa trong suốt in chữ số rõ ràng, chính xác thì được coi như có một báu vật, muốn mượn cũng không dễ.
Thuở tôi đi học, chiếc compa được sản xuất thủ công bằng vỏ hộp sắt tây cuộn lại, một đầu gắn chiếc ghim nhọn, đầu còn lại là một ống rỗng nhét vừa đoạn bút chì.

Để quay được một vòng tròn khép kín bằng chiếc compa này không dễ bởi nó rất lỏng lẻo. Những chiếc compa do nhà máy văn phòng phẩm làm tốt hơn một chút, nhưng tất cả đều bằng sắt có nước mạ kém, chỉ hết năm học đã rỉ ngoèn, gãy kim.

Những đồ dùng đắt tiền hơn cho học sinh lớn như ê ke, thước đo độ… dĩ nhiên chẳng bao giờ đủ. Giờ học nào cũng nghe thấy chúng lao nhao hỏi mượn nhau là vì vậy, nên nhiều đứa làm bài kiểm tra chờ mượn được thước đo độ thì đã hết giờ, ấm ức buồn bã mất mấy ngày.

Chiếc bút máy Trường Sơn của học sinh lớp lớn là tài sản bất ly thân. Đấy là loại bút mua về mà chưa dùng ngay được, lũ trẻ phải mài hạt gạo đầu ngòi xuống sàn nhà đá hoa khá lâu mới có thể viết trơn tru. Thế nên đứa nào có chiếc bút máy hiệu Anh Hùng hay Kim Tinh mua về viết trơn tru ngay được đều rất lấy làm hãnh diện.

Loại bút này mỗi năm chỉ được mang ra dùng lúc cả lớp viết sổ lưu bút tặng nhau. Và bởi đó là cây bút máy nhập ngoại hiếm hoi, nên người lớn đi làm cũng hãnh diện cài nó lên túi áo ngực. Đôi khi, những anh chàng đi tán gái cũng mượn cây bút máy ấy cài lên lấy oai chữ nghĩa, chẳng cô nào biết việc hằng ngày của anh ấy là leo cột điện sửa đường dây.

Những năm chiến tranh sơ tán, không mấy học sinh Hà Nội có chiếc cặp sách cho ra hồn. Đứa thì dùng túi vải bạt đựng đồ nghề của bố. Đứa thì túi nhựa đi chợ của mẹ. Vài đứa xách chiếc túi cói thùng thình đến lớp.

Thương nhất là nhiều đứa ôm nguyên chồng sách vở trên tay. Những dụng cụ học tập khác nhét túi quần. Cái thước kẻ thòi lòi trên mép túi. Cái compa thỉnh thoảng chích đầu kim vào đùi đau điếng. Bút máy nhiều khi quên ngồi đè lên vỡ nắp chảy mực be bét. Cục tẩy bỏ quên trong túi quần mang giặt vò nát bét.

Giờ thì dụng cụ học tập cho trẻ bán đầy trong các cửa hàng, hằng hà sa số mặt hàng, chất lượng được nâng cao về thẩm mỹ lẫn độ chính xác. Và hơn thế, mọi thứ đều rất rẻ, nên trẻ con đầu năm học mới mua hàng chục chiếc bút dùng dần.

Ê ke, thước kẻ, compa, thước đo độ, máy tính nhỏ được làm chính xác không kém đồ nghề chuyên nghiệp của người lớn. Nhiều trường học còn mang cả những thứ này vào căngtin trường bày bán. Trẻ con làm mất, làm hỏng đồ dùng học tập, chạy xuống mua ngay trong ấy, chẳng cần phải mượn ai. Bút mực thuở nào giờ nhạt mất một phần quý giá nâng niu.

ĐỖ PHẤN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG
VÀ CÔNG AN


Đến bây giờ thì ai cũng biết Bùi Giáng là ai. Trước 1975 thì ông cũng đã là người nổi tiếng. Cái " tiếng " là thi sĩ và những bài thơ của ông thì cũng có nhiều người biết tới, nhưng phải nói cái " tiếng " về những cơn điên của ông thì xem ra nhiều người biết đến hơn. Thậm chí có người không hề biết đến một câu thơ nào của tiên sinh cả mà khi nhắc đến Bùi quân đều thốt lên : " Ồ, nhà thơ điên ". Thế đấy. Trường hợp của Bùi Giáng phải nói là một trường hợp lạ lùng nhất trong toàn bộ lịch sử thi ca Việt Nam.

Trước 1975, dù tên tuổi ông mỗi khi nhắc đến, thì dường như trong làng văn thơ, những đồng nghiệp cũng như giới thưởng ngoạn đều có cảm giác như có một cái gì đó mặc định rằng ông là một. . .tài năng thi ca hiếm hoi ở. . .trên trời rớt xuống. Dù rằng chưa bao giờ có một phân tích nào cho ra đầu ra đũa về những trước tác của ông cả. Dường như thiên hạ cố tránh né nói về ông. Vậy mà không hiểu sao tôi có cảm giác, ai cũng...yêu Bùi Giáng. Như vậy có lạ không ? Còn nếu như bảo rằng sở dĩ mọi người...yêu Bùi quân thì sự yêu thích đó hoàn toàn có tính...phi văn học, có lẽ nó nằm ở chỗ về những câu chuyện " cà tửng " của ông, mà chuyện nào cũng có tính...” dzui dzẻ " để người nghe có thể phá ra cười trong sự ngạc nhiên đầy thuyết phục.

Cách lý giải này cũng mù mờ không kém . . .thơ ông. Vì lẽ. cũng có hằng khối kẻ điên loạn khác, cũng tiếng tăm như cồn, nhưng có được yêu thích như Bùi quân đâu.
Thôi, tạm gát qua chuyện dài hơi này đi, ở đây tôi chỉ muốn nói đến những giai thoại về Bùi Giáng. Phải nói thêm ở đây về một điều nghịch lý về " trung niên thi sĩ " là không hiểu sao kể từ khi Bùi tiên sinh qua đời thì nhà nước ta bật đèn xanh cho báo chí chính thống mở công suất ca ngợi Bùi quân và sự nghiệp thi ca của ông lên tít cung thang. Chứ trước kia, nghe nói trong đợt truy quét văn nghệ sĩ Sài gòn (mà danh sách phân loại có sự góp phần đắc lực của Lữ Phương ) thì cái tên Bùi Giáng cũng nằm trong " top of the line ". May mà nhờ điên khùng nên mới được " vờ " đi như thế. Còn như tác phẩm của ông dĩ nhiên cũng nằm trong danh sách " hàng quốc cấm " Vậy mà không hiểu sao, từ khi Bùi quân về bên kia thế giới thì hình như đảng ta lại cố tình cho " các loa báo chi " phát inh ỏi những bài viết ca ngợi Bùi quân, và kể cả báo Công An.

Mới hôm kia tờ Công An Nhân Dân lại đang thêm một bài về Bùi Giáng, không phải chuyện văn học mà là chuyện " gặp gỡ " Bùi trung niên. Tác giả cũng đã. ..” ca " Bùi tiên sinh rất là...mùi. Cái anh công an này chắc đã quên vụ trước đây đã nhiều lần cho " tổ trinh sát " ập vào chùa Già Lam ở Bà Chiểu với ý định bắt Bùi quân trong đợt truy quét vừa nêu trên. Nhưng may mắn cho Bùi tiên sinh là cả tổ ba người đó đều có cảm tình đặc biệt với ông già điên đó nên đã. . .cho qua phà vụ bắt bớ, dù rằng có gặp mặt BG hẳn hoi. Hai anh trong tổ này sau đó ít lâu ra khỏi ngành ( không phải vì vụ này mà vì lấy vợ con cái trong gia đình sĩ quan chế độ cũ ) và chính một trong hai anh đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện màn đột nhập chùa để bắt " đối tượng Bùi Giáng ".

. . . .” ....Sau khi lục soát hết trong chùa và khu vực xung quanh chùa Già Lam vẫn không thấy bóng dáng " ổng " đâu..” anh cựu công an trinh sát " ngày nào ( giờ đây là một tay buôn xe máy hàng Nhật ) vừa chậm rãi cầm ly bia lên và nốc một ngụm, đoạn anh đặt ly xuống rồi mĩm miệng cười, tiếp : "...ai có ngờ là tụi tui đi qua chỗ ổng...nằm tới ba bốn lần mà nào có thấy ổng đâu..hihi..” Tôi nôn nóng, hỏi: "...bộ ổng trốn hả ? Hơ..ơ..ý tui muốn nói là...ổng núp...tránh né, khi thấy mấy anh đang truy lùng, lục soát..? " Anh " công an cũ " này ngoác miệng cười rồi tiếp : " Trốn đâu mà trốn, không biết tự lúc nào, ổng đã đào ngoài vườn một...cái hố, . ..hơ..hổng phải giống như hầm trú ẩn mà ngày xưa các đồng chí ta dùng để. . .trốn hay nấp đâu nha. Mà đằng này là một cái hố vuông vức như một cái huyệt chưa lấp. Rồi ổng lót lá cây bên dưới, một chiếc chiếu lót lưng, một cái chiếu khác đắp trên người, và như thế ổng nằm thoải mái ngắm sao trời để đi vào giấc ngủ. Khi tụi tôi tới thì lúc đó ổng đang ngủ say như chết. "

Nghe tới đây tôi lại nôn nóng ngắt lời : " Rồi..rồi...ổng phản ứng ra sao khi bị mấy anh đánh thức bất ngờ ?. . .và. ..nhất là khi ổng thấy mấy anh là. . .công an, ổng có giật mình hoảng hốt gì hôn ? "

Người kể chuyện lại cười ra vẻ thích thú, gương mặt biểu lộ rõ ràng sức tự tin rằng câu chuyện của mình rất hấp dẫn người nghe. Điều này cho tôi nghĩ rằng tôi không phải là người đầu tiên được may mắn nghe anh kể lại " sự cố " này.

Cười xong anh tiếp : " Không, không có vụ hoảng hốt hay giật mình giật mẩy gì cả. Ổng tỉnh queo hỏi : ' Mấy anh là công an hả ? Kiếm tui có chuyện gì không ? ' làm cho tụi tôi cũng. . .chới với vì không chờ đợi một thứ phản ứng " lạ " nhất từ trước, khi một người dân bị công an đánh thức vào lúc nửa đêm.” Tôi lại thúc , " ..rồi sao nữa ? " " rồi thì tụi tôi hỏi . . .hộ khẩu ông chứ còn gì nữa, chỉ cần không có hộ khẩu, không có đăng ký tạm trú là đủ lý do để bắt đi mút chỉ rồi. Anh lại còn hỏi đố tôi, vào thời điểm đó, từng ấy yếu tố đã quá đủ để. . .cấu thành tội phạm rồi, khỏi cần xét hay xử gì cả. Hứ...toà với chả án..”

Tôi lại nôn nóng, " rồi ổng trả lời sao ? " Anh lại cười, lần này thì anh phá ra cười vang cả nhà : " Câu trả lời của ổng cũng...” lạ " nhất trong suốt thời gian làm. . .công an của tôi, ổng không trả lời trực tiếp câu hỏi của tụi tôi mà hỏi ngược lại : ' Ủa, ở dưới . . .lòng đất mà cũng phải có hộ khẩu sao ? ' Câu hỏi của ổng dĩ nhiên tụi tôi không thể trả lời được, dù rằng chúng tôi lúc ấy không cần phải trả lời. Tuy nhiên chính câu hỏi đó làm cả ba chúng tôi tự cảm thấy...mắc cỡ với chính mình. " Anh ngừng lại, nghiêm mặt, không cười nữa, nâng ly uống thêm một ngụm nữa rồi chậm rãi, lần này giọng nói ra chiều nghiêm trang : " Sau đó chúng tôi bỏ về, không bắt bớ gì cả, cả tổ ba người chúng tôi cùng đồng tình với nhau như thế. "

Và cũng theo lời anh cựu công an này thì, cả tổ trinh sát của anh đều " nhất trí " về làm báo cáo láo là không gặp đối tượng. Vậy mà, khoảng hai tháng sau, tưởng mọi chuyện đã qua đi, không ngờ " trên " lại giao cho tổ của mấy anh làm chuyện đó thêm một lần nữa, có nghĩa thực hiện lệnh bắt Bùi Giáng. Lần sau này họ cũng " gặp gỡ " Bùi quân vào lúc nữa đêm. Cũng ở ngoài vườn của khuôn viên chùa Già Lam, nhưng lần này không ở lòng đất nữa mà là đang mơ màng trên một chiếc võng được mắc toòng teng trên một cành cây cao. Và khi được hỏi hộ khẩu ổng lại đáp : " Ủa, ở trên cành cây mà cũng phải có hộ khẩu sao ? "

Anh kết thúc câu chuyện bằng một giọng đượm buồn : " Đó là lần cuối cùng chúng tôi được giao lệnh tìm bắt Bùi Giáng. Không biết có ai khác làm việc đó sau này không, nhưng ổng vẫn ung dung đi về, lang thang khắp phố phường mà không thấy bị bắt bớ gì cả. "

Nghe vậy, tôi ra vẻ. . .tài lanh đưa ra nhận định : " Hay là họ thấy ổng điên khùng như thế nên. ..tha cho ? " Anh bạn cựu công an cười ngất : " Anh thiệt ngây thơ, một khi mà họ đã muốn bắt ai, thì cho dù người đó có điên khùng hay tỉnh táo, già cả hay con nít, khoẻ mạnh hay gần chết thì họ cũng bắt ráo trọi. Riêng trường hợp Bùi Giáng quả là một bí ẩn, cũng bí ẩn như cuộc đời và sự nghiệp của Bùi tiên sinh vậy. " Vừa dứt câu, anh bạn tôi tự rót đầy ly bia cho mình, rồi nâng ly, chẳng nói thêm tiếng nào, lần này anh uống cạn.

(bacthanhrau.multiply.com)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SÔNG CÓ THỂ CẠN
NÚI CÓ THỂ MÒN


Một người bạn Nhật làm công việc xuất bản ở Tokyo có lần hỏi tôi về sự khác biệt trong thức ăn Việt Nam, giữa miền Bắc và miền Nam. Tuy không phải là chuyên gia ẩm thực, tôi đã thẳng thắn trả lời anh ấy rằng trong hành trình kéo dài qua bao thế kỷ để tiến về phương Nam, người Việt vẫn mang theo những vốn liếng văn hoá cội nguồn được làm vững chãi cho một cuộc sống đầy những thử thách, chỉ có biến dạng ít nhiều do sự thích nghi với vùng đất mới và do giao lưu với các nền văn hoá khác.

Trên căn bản, người Việt miền Nam vẫn ăn uống như đồng bào miền Bắc. Họ vẫn lấy cơm làm thức ăn chính, vẫn sử dụng đũa dầu chịu áp lực nặng nề của thứ văn hoá muỗng nĩa Tây phương từ cuối thế kỷ XIX. Người Việt miền Nam vẫn dùng chung chén nước mắm trong mâm cơm, và điều quan trọng là khi cúng giỗ ông bà vẫn nấu các món truyền thống vốn có từ xưa, ở miền Bắc, như là món thịt hầm măng tre, thịt luộc, thịt – hay cá – kho và món xào. Vì Nam bộ không nhiều tre nên thiếu măng khô, người ta hầm thịt với loại măng tươi hoặc cổ hũ dừa. Nếu món gà luộc miền Bắc phải được gia vị bằng những lá chanh xắt nhỏ, thì ở miền Nam dùng lá rau răm hay lá vạn thọ. Món ốc miền Bắc hấp với lá gừng thì ở miền Nam hấp với lá sả, vì gừng Nam bộ được coi như ít thơm hơn… Tóm lại, khác biệt ăn uống giữa hai miền chỉ là ở trong gia vị, trong vài thủ thuật chế biến và trong đôi món có tính đặc điểm địa phương, còn thì ẩm thực Việt Nam vẫn là dòng chảy liên tục từ Bắc vào Nam.
Sự thống nhất ấy không chỉ tìm gặp trong chuyện ăn uống mà thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực văn hoá tinh thần, đặc biệt là ngôn ngữ, phong tục, lễ nghi và các giá trị đạo đức thuộc về truyền thống, nổi bật là sự sùng bái danh nhân, anh hùng, thờ cúng tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, tư tưởng hiền hoà và lòng nhân ái mang tính đồng hoá rất cao, thể hiện qua câu “Thương người như thể thương thân”.

Tính thống nhất ấy là món quà vô giá mà sự hình thành quốc gia đem lại cho dân tộc này, từ một bức xúc lịch sử là sự đe doạ thường xuyên của các thế lực ngoại xâm đến từ nhiều ngả. Do vậy, thống nhất ở đây không chỉ là một đặc điểm mà còn là một sức mạnh thần kỳ. Trong những năm đầu hạ bán thế kỷ XIX, khi xâm lược đất nước này, người Pháp cảm nhận điều ấy một cách cụ thể, như sử gia Pháp – Gosselin – từng viết: “Khi đặt chân đến đất nước này chúng ta đã phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta”. Có thể nói rằng, một trong các sự nỗ lực lớn nhất của Pháp trong gần trăm năm thống trị là tìm mọi cách chia rẽ để hòng phân tán, cắt rời sinh lực cũng như tiềm lực của dân tộc này.

Bấy giờ Việt Nam bị chia cắt thành 3 kỳ, như là 3 nước, mỗi miền là một thể chế chính trị riêng biệt, đồng thời chúng lại thuê bọn bồi bút Việt gian đặt những câu vè, tục ngữ để cho miền này nói xấu miền kia. Nhưng họ đã lầm. Khi tạo được cơ hội để vùng lên, tiếng súng kháng chiến đầu tiên nổ ra ở miền Nam này vào thời điểm cuối thượng bán thế kỷ XX, đồng thời đã gọi dậy hết tất cả họng súng căm thù trong toàn quốc. Và cái chiến trường cuối cùng mang tính quyết định để đưa người Pháp ra khỏi Việt Nam đã được chọn lựa ở trên miền Bắc.

Tiếp theo, người Mỹ không nhìn thấy được sự thật rất lớn lao đó qua cái mưu đồ chia cắt mảnh đất Việt Nam. Động chạm vào sự thống nhất của quốc gia này tức là đã xúc phạm đến một điều gì rất đỗi thiêng liêng. Thay vì làm nó đứt đoạn, lại càng làm nó dính liền, thay vì làm nó suy yếu lại khiến cho nó vùng lên để mạnh mẽ hơn. Người ta không sao tiêu diệt được một chân lý, và đây là cái chân lý bất biến. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người công dân tiêu biểu nhất của dân tộc này, đã từng khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không hề thay đổi”.

Xưa nay người ta đã nói nhiều về các đặc điểm quốc gia này nhưng ít chú trọng đến sự thống nhất, coi như là một sự thật hiển nhiên mà không thấy đó là kết quả của nhiều phấn đấu và nhiều máu xương, trong một tấm lòng gắn bó đầy nỗi thiết tha và cả bức xúc. Người ta được biết – qua sự phát hiện của một số nhà địa chất quốc tế – rằng nước dòng sông Hồng Hà miền Bắc cùng dòng sông Cửu Long miền Nam – dầu ở cách nhau mấy ngàn cây số – nhưng khi chảy ra biển Đông đã cùng đổ vào một cái hố lớn, cách xa bờ khoảng 300 cây số. Điều đó cũng đã góp phần giải thích sự kiện giữa lúc các máy bay B52 ném bom Hà Nội thì một nhạc sĩ ra khỏi hầm trú ẩn để nhìn tận mắt những thứ công cụ huỷ diệt đe doạ thủ đô và tìm được niềm xúc động để viết nên một bản nhạc tuyệt vời: Hà Nội, niềm tin và hy vọng. Và nhạc sĩ ấy – Phan Nhân – là một người con của đất Nam bộ.

Cũng như ở miền Nam này có hai câu thơ của một chiến sĩ, đồng thời là một thi sĩ không chuyên – tướng Huỳnh Văn Nghệ, ở đất Đồng Nai – vẫn được nhắc đến thường xuyên:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.

Thăng Long, có nghĩa là Rồng bay lên, tức là Hà Nội, được vua đầu đời nhà Lý chọn làm kinh đô vào năm 1010. Tương truyền cái tên ấy được chọn vì khi nhà vua đến mảnh đất này nhìn thấy rồng đang bay lượn. Và con rồng ấy, bay lên, là cái khát vọng thống nhất về sự phát triển trên mọi lĩnh vực đời sống, của dân tộc này.

VŨ HẠNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHÚNG TA
TRONG BÙI GIÁNG


Bởi thế mà viết về ông tưởng như rất dễ mà hoá ra không dễ tí nào.

Nguyễn Hưng Quốc: “Thơ ông cũng lạ lùng, lạ lùng đến nỗi ai cũng ngại ngùng khi viết về ông. Kể chuyện về ông: có; nhưng phê bình thơ ông: chưa”[5]

Huy Tưởng: "...vốn sống, vốn chữ nghĩa và cảm thức của mình vẫn chưa thể hứng chờ nỗi chiếc bóng lồng lộng, đa âm sắc và linh hoạt của ông”. (HL, tr. 9)

Cung Tích Biền: “Viết về Bùi Giáng là tôi làm cái việc chỉ vào cục gạch mà bảo rằng đây là Nhu Lai phu nhân”. (HL, tr. 55)

Hoàng Nguyên Nhuận: “Những điều tôi sắp nói chỉ là viên đá dò đường ném vào hư không hoặc chỉ như người chạy bắt bóng” (HL, tr. 95)

Huỳnh Ngọc Chiến: “Viết về ông quả là điều mạo muội nếu không muốn nói là liều lĩnh” (HL, tr. 137)

Chắc chắn là không ai giả đò khiêm tốn trong những lời thú nhận thêm. Chắc chắn không ai cố tình viết “cho quá”, phóng đại để tâng bốc, kiểu tâng bốc lãnh tụ trong các chiến dịch tuyên truyền, mà là nói thực. Dường như khi viết về Bùi Giáng, chúng ta càng tỏ ra khiêm tốn càng hay. Có lẽ càng khiêm tốn chúng ta càng thấy dễ chịu, để cam đảm cầm bút viết về ông. Tâm trạng đó chẳng phải là lạ lùng, độc nhất vô nhị sao? Cầm bút viết về Bùi Giáng người ta rất ngần ngại, dù chỉ viết để khen, nói gì đến chuyện viết để phê bình. Ấy thế mà có người “dám” phê bình; không những chỉ phê bình chung chung, lấy lệ mà là phê bình “nặng tay”, nghĩa là chê, chê thật. Ðó là nhà phê bình Thuỵ Khuê. Chị viết:

“Trong gần nửa thế kỷ làm thơ, Bùi Giáng để lại hàng ngàn bài, có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng. Những dạ thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị của Bùi Giáng, tà huy của Nguyễn Gia Thiều, mù sa, trăm năm của Nguyễn Du ban đầu làm xao xuyến người đọc: (...) Nhưng vì lập lại nhiều lần, chúng bị phá giá. Hiện tượng phá giá này có mặt ngay ở những tác phẩm đầu và chủ yếu của Bùi Giáng” (HL, tr. 39-40)
.........
“Nhà thơ tiện tay bắt đươc chữ nào vội bỏ ngay vào lục bát, không màng nhìn lại những câu đầu nữa” (HL, tr. 42)
...
“Cho nên biết bao lần người đọc tiếc, giá Bùi Giáng đừng ham chơi, chịu khó dừng lại ở chỗ đáng dừng để những câu thơ sáng giá như (...) khỏi bị lọt vào khu rừng hoang, ôm đồm những lời thơ vội vàng, mọc lên như cỏ dại”. (HL, tr. 43)

Ðọc xong bài Thuỵ Khuê, ít nhất có hai người bạn gọi điện thoại hỏi ý kiến tôi và bày tỏ “thái độ”: sao bà Thuỵ Khuê “dám” phê bình Bùi Giáng? Sao lại không dám nhỉ, tôi trả lời. Bùi Giáng khi sống thì phiêu lãng như hương đồng cỏ nội, như châu chấu như chuồn chuồn, lúc chết thì chết bình thường, thậm chí tầm thường hơn cả những kẻ tầm thường, chứ có phải lãnh tụ vĩ đại gì đâu mà phải dám với không dám. Tôi cho rằng, nếu Bùi Giáng sống lại, đọc được những giòng trên của nhà phê bình Thuỵ Khuê, chắc phải vô cùng sảng khoái kêu lên: “Thiệt đúng ý qua! Thiệt đúng ý qua!”. Y như Archimedes la lên: “Euréka, euréka!” khi tìm ra được nguyên lý về sức đẩy của nước. Hay như nhân vật Ðộc Cô Cầu Bại của Kim Dung vô cùng sung sướng khi tìm ra được kẻ có thể đánh bại được mình. Theo thiển ý của tôi, nhận xét của chị Thuỵ Khuê không có gì sai (không có gì sai không tất nhiên có nghĩa là đúng). Thơ Bùi Giáng, và kể cả văn, quả là bị “phá giá”, ông làm thơ theo kiểu “tiện tay gặp được chữ nào là bỏ vào chữ nấy”, rồi lại “ham chơi” khiến cho có những lời thơ “vội vàng mọc lên như cỏ dại”.

Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay - chưa hẳn là rất hay -, còn lại hầu hết thơ ông đều dở. Tôi có cảm tưởng rất nhiều câu thơ ông làm chẳng khác gì những câu thơ ngây ngô của mình khi mới bắt đầu tập tễnh làm thơ hồi còn học trò. Thậm chí có nhiều câu hệt như các em “ma-ri-sến” làm thơ tặng tình nhân. Vần điệu ráp nối tuỳ tiện, ý tứ lại tầm thường. Chúng ta thử đọc lại một vài câu:

ngô nghê:

Giật mình lúc chợt nghĩ ra
Rằng toàn thân thuộc đã qua đời rồi.

đạo văn (của Nguyễn Du):

Rừng phong thu đã nhuốm màu
Quan san ngần ấy tư trào ngần kia

gượng ép chữ cho có vần:

Thưa em ngôn ngữ quặt què
Làm sao nói được nghiệp nghề người điên

lập lại (vần):

Non nửa thế kỷ xa quê
Mà chưa có dịp về quê một lần

nói nhăng nói cuội:

một hôm gầu guốc gầm ghì
hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm

vv...và vv...

Tóm lại, những câu thơ như thế rất, rất nhiều trong sự nghiệp thi ca của ông. Ðôi khi tôi có cảm tưởng ta cứ làm đại một bài thơ lục bát nào đó thật dở rồi đề tên Bùi Giáng là ta có một bài thơ rất Bùi Giáng. Nếu bạn không tin, bạn cứ thử đi rồi sẽ biết.

Ta có thể nói, cái dở trở thành tính cách của thơ ông. Nói cho đúng ra, nhà văn nhà thơ nào chẳng có cái dở. Chẳng hạn Mai Thảo, nhà văn được xem như một trong những khuôn mặt hàng đầu của văn học miền Nam, cũng có nhiều cái dở, đến nỗi ta khó mà không đồng ý với nhận xét sau đây của Nguyễn Ngọc Tuấn: “Ðọc lại những cuốn tiểu thuyết một thời rất ăn khách ở miền Nam, sau này được in lại tràn lan ở hải ngoại của Mai Thảo, dù thương ông đến mấy, tôi nghĩ, chúng ta cũng nên thẳng thắn thừa nhận một điều là chúng chỉ là những cuốn tiểu thuyết đèm đẹp. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ đọc vài chục trang là phải buông sách xuống”.

Cái dở của Mai Thảo cũng như cái dở của nhiều nhà văn, nhà thơ khác là vì không thể viết hay hơn hoặc theo như Nguyễn Ngọc Tuấn “người ta không thể không cúi xuống vỗ về những thị hiếu kém cỏi của quần chúng” [6] . Nhưng Bùi Giáng có cái dở riêng, phải nói là rất riêng, của Bùi Giáng. Và ông không che dấu cái dở của mình. Không bao giờ. Chẳng những thế, ông lại còn cố ý phô bày nó ra, phô bày một cách chân tình, hồn nhiên, toàn diện. Hay nói cho đúng hơn, ông phô bày mọi thứ. Chúng có thể hay, có thể dở, có thể thế này có thể thế khác. Chúng dính kết vào nhau thành từng chùm, đến nỗi chị Thuỵ Khuê lấy làm tiếc, cho rằng vì ông quá “ham chơi”. Mấy câu thơ đang hay như thế này, bỗng xen vào những câu thơ dở không chịu nỗi. Thật uổng!

Gẫm lại, con người chúng ta thường sống hai mặt: tốt và xấu. Tốt khoe, xấu che. Trong văn chương, có bản nháp, bản thật. Thường thì chúng ta tìm cách dấu đi, càng dấu kín càng tốt, bản nháp hay background của đời mình. Chúng ta sống với cái phía khác của đời mình, một phía khác thường không mấy thật. Nếu viết văn, làm thơ, chúng ta rất sợ những câu thơ dở, những đoạn văn tầm thường, nhạt nhẽo hay chữ nghĩa ngô nghê phô bày ra giữa ba quân thiên hạ để tránh bị xem thường, tránh bị tổn hại “thanh danh” (nếu lỡ có thanh danh). Chúng ta trau chuốt chữ nghĩa, tạo nên “nhân cách’, tạo nên bề mặt, tạo nên cái vỏ, càng nhiều lớp càng tốt. Biết bao nhiêu bản nháp của đời mình bị chính mình cố tình quên lãng, tìm cách quên lãng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CHÚNG TA
TRONG BÙI GIÁNG-[2]


Cũng như biết bao nhiêu bản nháp của thơ, văn, tiểu luận bị đôi vào sọt rác. Chúng không phải là của mình, vì chúng dở. Tưởng chừng như, một kẻ thiên tài như ta đâu có đời nào lại có thể sáng tác ra cái thứ dở như thế. Chúng ta không thích cái dở của mình, không thích cái sai của mình, không thích cái điên của mình, không thích cái xấu của mình trong lúc biết rất rõ, thấy rất rõ cái dở, cái sai, cái điên của người khác. Ta đâu có cam đảm công bố một câu thơ dở, một đoạn văn dở của chính chúng ta, trừ phi nó dở mà ta cứ tưởng là hay, là số một. Cái gì xuất hiện trên văn đàn thường cũng đã được cắt xén, hoàn chỉnh, được “review” năm lần bảy lượt. Chúng ta hoàn thành “nhân cách” của mình, vai trò xã hội của mình trong cái vỏ đó.

Bùi Giáng làm trái lại. Bùi Giáng cho chúng ta thoải mái xem bản nháp của đời ông, của văn chương ông. Ông sống và làm thơ, viết văn hở hang, trần trụi. Không trau chuốt, kiểu cách. Ông bỏ cái dở vào đời mình, vào sự nghiệp của mình, trân trọng nó y như chúng ta trân trọng cái hay. Càng nổi danh, chúng ta càng nguỵ trang, càng dấu dốt. Bùi Giáng thì càng nổi danh, càng được ca ngợi, tâng bốc, lại càng dở, dở một cách thành thật, hồn hậu. Cái dở của Bùi Giáng, hiểu một cách nào đó, chính là phía khác của Bùi Giáng, cũng là phía khác của đời người, mà cũng là phía khác của chúng ta. Vì sao? Cái hay có thể chúng ta không giống nhau (nếu giống nhau thì làm sao mà hay được). Nhưng cái dở thì hầu như chắc chắn rất giống nhau. Ðại loại là...dở. Ta cứ tưởng Bùi Giáng tách bạch cái hay, cái dở. Hay thì để dành cho ông, còn dở thì xem như ông diễu cợt (kiểu làm thơ tự trào). Không. Hay và dở trong Bùi Giáng trộn vào nhau y như bụi trộn với đất, nước lạnh trộn với nước nóng, rất khó lựa ra, khiến chị Thuỵ Khuê tiếc hùi hụi: “giá như ông đừng ham chơi...để những câu thơ sáng giá như (...) khỏi bi lọt vào khu rừng hoang”.

Tôi tin rằng có mặt của mỗi một người chúng ta trong vô vàn nhưng câu thơ dở đó, trong cuộc tồn sinh trần trụi đó của Bùi Giáng. Hãy dùng chữ của Thanh Tâm Tuyền: bóng vang. “Ông luôn luôn nhắc nhở nơi ông là những bóng vang của ai khác. Và ta hãy là bóng vang của ông” [7] Chúng ta đã từng làm thơ dở và có thể vẫn tiếp tục làm thơ dở như thế. Ví như, có thể trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta vẫn vang lên tiếng hát thuộc loại “sến” của Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Chế Linh trong lúc, bên ngoài, chúng ta chỉ thích nghe Tuấn Ngọc, Thái Thanh, Vũ Khanh...Ta vẫn “sến” ngay khi rất “trí thức”, vẫn yếu đuối trong lúc vô cùng mạnh mẽ, vẫn vô cùng bần tiện, tục tằn ngay khi được tôn thờ như lãnh tụ, thánh nhân (Quang Trung, Gia Long của Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn). Có một đứa bé trong người lớn, có một ác quỷ trong tâm hồn thánh thiện, một lão ngoan đồng trong vị “bắc đẩu võ lâm”. Chúng ta sống trong và bằng nguỵ tín. Bùi Giáng gánh hết cái dở của đời ông, của đời người, của chính ông và của chúng ta. Ông là kẻ cứu chuộc chúng ta bằng cái dở toàn diện của đời ông và thơ ông. Ông giúp ta nhìn thấy “bản lai diện mục” của mình: dở. Ðôi khi tôi cũng muốn lý luận như sau về ông: thơ ông càng về sau càng ngô nghê, càng dở là vì ông đi từ hữu chiêu tới vô chiêu, từ chấp ngã tới phi ngã, từ chấp trước tới phá chấp, từ lý luận đến triệt bỏ lý luận, từ chữ nghĩa đến phá bỏ chữ nghĩa, từ nói đến...vô ngôn (như hiện giờ dưới lòng đất). Nhưng thành thật mà nói, khi chúng ta khen ông biết đâu lại chính là chê ông, tưởng “thấu hiểu” được ông, té ra chẳng hiểu mô tê gì ráo:

điên cuồng mà tưởng nên thơ
cuồng điên mà tưởng làm thơ như thần

Gặp

Khoảng mùa hè năm 1969. Ðêm đó, nhân nhà tôi ở trọ có giỗ, tôi mang một ít thức ăn đến chỗ thầy Tuệ Sĩ để thầy dùng. Phòng thầy ở thuộc tầng hai đại học Vạn Hạnh. Kế bên phòng thầy là phòng của anh Nguyễn Hữu Hiệu (hồi đó là nhà tu Thích Chơn Pháp). Ðến gõ cửa phòng thầy thì thầy đi vắng. Anh Hiệu cũng đi vắng. Thường thì khi thầy Tuệ Sĩ không ở nhà, tôi dùng lối đi bên phòng anh Hiệu để đột nhập phòng thầy, ở đó nằm đọc sách hoặc nghe nhạc đợi thầy về. Lần này cả hai đều đi vắng. Vậy là tôi tìm một lối leo ra phía lan can, bò dọc bên ngoài, đến chỗ cửa sổ, thò tay kéo cửa sổ để vào phòng thầy Tuệ Sĩ. Tới nơi, thấy cửa đã mở sẵn, tôi hơi ngạc nhiên. Trèo vào, thấy có một người đàn ông đã ở trong phòng. Ông mặc quần xà lỏn, áo mai-ô. Tôi hết sức ngạc nhiên, không biết người đàn ông này là ai và sao ông ta lại biết lối đi này để vào. Cảm giác đầu tiên của tôi là: ông ta là một tay trộm cắp. Tôi hỏi: “Anh quen với Tuệ Sĩ à? Anh là ai vậy?”. Người đàn ông trả lời tỉnh bơ: “Ta chẳng biết ta là ai nữa. Mà sao? Nếu ta nói ta không phải là ta, thì sao?”. Câu trả lời là lạ khiến tôi nhìn kỹ lại khuôn mặt và chợt biết ngay đó là ai. Tôi mừng rỡ nhào vào ôm người đàn ông, la lên: “Bùi Giáng hả?!”.

Vâng, ông ta là Bùi Giáng. Thấy tôi mang đồ ăn vào, ông hỏi và tự nhiên lấy đồ ăn ra ăn, chừa lại một ít cho thầy Tuệ Sĩ. Ăn xong, ông hỏi: “Có rượu không?”. “Không. Nhưng hề gì, đi mua thôi”. Tôi lao xuống lầu, chạy ra tiệm rượu gần chợ Trương Minh Giảng mua chai Johnnie Walker và một ít đồ nhắm. Tôi nói nhậu ở trong phòng thầy bất tiện. Ông bảo: “Ðược, đi theo ta”. Ông kéo tôi đi lên tầng bốn, đến chỗ Thiền viện. Hai chúng tôi ngồi giữa sân Thiền viện bày ra nhậu. Nơi đây, thực là một chỗ nhậu lý tưởng. Ðêm trời đầy sao, không trăng, ánh đèn đường từ bên ngoài phản chiếu lên vừa đủ. Lại nghe tiếng khánh reo leng keng đồng loạt khi có gió thổi qua. Không khí vô cùng tĩnh lặng.

Ðêm đó, hai chúng tôi nhậu quên trời quên đất, quên luôn chuyện trở lại phòng Tuệ Sĩ (đêm đó, may là thầy không về). Tôi, anh học trò nhỏ từ Huế vào, mang trong mình một ít mớ kiến thức triết học tạp nham, thảo luận về đủ thứ chuyện cùng một bậc thầy về nhiều mặt. Nói cho đúng , chẳng thảo luận gì ráo. Tôi chỉ thắc mắc, đặt câu hỏi và nghe trả lời. Thỉnh thoảng dè dặt đưa ra một vài ý lấy lệ. Nhưng rồi, khi rượu đã ngà ngà, tôi bắt đầu chẳng uý kỵ gì nữa, gặp đâu nói đó, ngông nghênh, lếu láo y như đang đấu hót với đàn em. Chẳng hiểu sao, Bùi Giáng cũng hứng chí, đấu hót với mình y như bạn. Ôi, thiên thung mang nai, từ Platon, Socrate đến Sartre, Heiddeger, Gabriel Marcel, Camus, Lão Tử, Trang Tử, rồi Freud, Jung...

rồi Kim Dung, gái điếm, chiến tranh, Cộng sản, Mỹ. Ðược nói chuyện với ông dường như làm tôi hứng khởi cực độ, nên có gì trong đầu là tuôn ra tưới hột sen. Cái làm tôi ngạc nhiên nhất là tôi tiếp cận với một Bùi Giáng hoàn toàn khác hẳn với điều tôi tưởng nghĩ, khác hẳn với những giai thoại, những hình ảnh khác thường mà thi ca và những cuốn khảo luận triết học của ông gợi ra. Ông bình thường, vô cùng bình thường. Một Bùi Giáng thông tuệ, ưu tư, tra vấn về mình và về cuộc đời với một ý thức tỉnh táo vô lượng. Một Bùi Giáng uyên bác, kinh viện hết mực. Chẳng ba đào, tồn lưu, mù sa, thưa rằng...Chẳng châu chấu, chuồn chuồn, xoang điệu, hồng quần, mẫu thân Phùng Khánh...

Mà là một Bùi Giáng trên bục giảng đại học. Một Bùi Giáng rất mực luận lý. Một Bùi Giáng rất đời thường với những bất bình, giận hờn, tủi nhục, đau đớn của những đoạn đời trải qua. Ông nói về cái học của ông, về hai người mà ông hận nhất trong đời. Ông nói về việc học chữ Hán và đọc cho tôi nghe mấy bài thơ mới nhất bằng chữ Hán ông vừa mới làm để tặng Kim Dung (Kim Dung thời gian này đang ở Sài Gòn trong một chuyến viếng thăm hình như khá dài ngày) [8] . Triết gia mà ông đề cập nhiều nhất đêm hôm đó là Pierre Teilhard de Chardin [9] . Tôi không còn nhớ rõ từ đâu lại đưa đến đề tài này. Nhưng lạ là ông nói về những quan điểm triết lý của cha Teilhard rất say sưa hào hứng. Khoa học và triết lý. Tôn giáo và triết lý. Giáo điều, bảo thủ và tiến bộ...Nhất là ông bàn về một trong những quan điểm của Teilhard: việc “thấy” (“voir” trong tiếng Pháp). Ông đối chiếu quan điểm này với khái niệm về “kiến tánh” trong Phật Giáo.

Nửa đêm, hết rượu, tôi lại phải leo tường ra tìm mua thêm rượu. May mà chưa đến giờ giới nghiêm và may mà có một quán phở ở đường Kỳ Ðồng còn mở cửa. Rốt cuộc cả hai người nằm gục trên sân Thiền viện. Sáng ra, chúng tôi thất thểu tìm về phòng thầy Tuệ Sĩ. Ở đây, Bùi Giáng lục tìm một số sách của ông, tặng tôi hai cuốn sách vừa mới in. Ở cuốn “Trăng Tỳ Hải”, ông đề tặng như sau:

Tồn lỡ bốn lần sinh bấn loạn
Tặng chàng Hữu Thục hục hay hang.

Sau lần đó, tôi còn tìm gặp ông hoặc tình cờ gặp ông nhiều lần, khi thì giữa đường, khi thì trong Vạn Hạnh, khi thì đâu đó trên đường phố Sài Gòn. Ông chẳng hề nhớ tôi, và cũng chẳng nhớ gì về cuộc nhậu trên sân thiền viện Vạn Hạnh ngày nào. Nói chi đến hai câu thơ ông hồn nhiên viết vội sau một đêm nhậu sa đà. Hai câu thơ ngây ngô, vô nghĩa và dở. Như rất nhiều, rất nhiều câu thơ vô nghĩa, ngây ngô và dở khác của ông. Ấy thế mà tôi cứ nhớ mãi, nhớ mãi đến bây giờ. Ba mươi năm sau.

Xin thưa rõ, Bùi Giáng mà tôi gặp đó chỉ là một hư cấu! Tất nhiên, câu chuyện trên cũng hoàn toàn là hư cấu!

Trần Hữu Thục
__________________________________________________________

[1]Trừ những đoạn trích có ghi chú riêng, tất cả những trích dẫn trong bài này đều lấy từ Hợp Lưu (viết tắt là HL) số 44 đặc biệt về Bùi Giáng, tháng 12/98 và tháng 1/99.
[2]Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, một hồn thơ bị vây khốn, Tạp chí Thơ (Cali) số 1, năm 1994, tr. 73
[3]Nguyễn Hưng Quốc, Thơ, V.V...và V.V..., Văn Nghệ (Cali) 1996, tr. 217-218
[4]Nguyễn Hoàng Văn, Về nơi cố quận..., tiểu luận, Văn Học số 152, tháng 12/98, tr. 6
[5]Nguyễn Hưng Quốc, sđd, tr. 217
[6]Nguyễn Ngọc Tuấn, Mai Thảo, tiểu luận, Tạp chí Việt số 2, Úc châu, tr. 184-185
[7]Thanh Tâm Tuyền, bđd, tr. 75
[8]Có thể là nhà văn Quỳnh Dao, tôi nhớ không rõ lắm. Nhưng chắc chắn Kim Dung đã từng đến Sài Gòn, nếu không dịp đó thì cũng trước đó không lâu.
[9]Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955), linh mục Công giáo người Pháp, triết gia, nhà cổ sinh vật học. Ông dùng các nghiên cứu khoa học để chứng minh sự hiện hữu của Thượng Ðế. Nhưng vì ông chấp nhận quan điểm tiến hoá luận, nên trong một thời gian khá dài ông gặp nhiều chống đối từ phía giáo hội Công giáo.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

BÙI GIÁNG GIỮA CHÚNG TA:
HƯ CẤU


Thế là, năm nay (1998) , văn học Việt Nam có ba cái tang lớn: Mai Thảo, Nguyên Sa và Bùi Giáng. Nói chung, cảm giác của chúng ta đối với ba cái chết không hoàn toàn giống nhau, Mai Thảo một cách, Nguyên Sa một cách và Bùi Giáng một cách. Nhưng Bùi Giáng khác xa nhất.

Theo tôi, khi nghĩ đến Mai Thảo hay Nguyên Sa, ta nghĩ đến những con người thật. Họ đã đến, đã sống, đã tồn tại đâu đó, như ta, bên cạnh ta, vui buồn với ta, chia sẻ với ta, cao thượng như ta và cũng tục tằn như ta. Mai Thảo chết như là một maithảo. Nguyên Sa chết như một nguyênsa. Cũng như, tôi rồi sẽ chết như tôi, anh rồi sẽ chết như anh. Bùi Giáng thì khác. Bùi Giáng không chết như Bùi Giáng. Ông chết như một người khác chết. Khi nghe tin ông chết, ta có thương tiếc, nhưng dường như không xúc động mấy. Không bàng hoàng mấy. Không xót xa mấy. Ta có cảm giác như nhà thơ vừa lên đường rong chơi ở một nơi nào đấy rất xa, rất khác thế giới chúng ta đang ở. Và sẽ trở về. Mai, mốt, hay một lúc nào đó, nhưng chắc chắn trở về.

Tại sao ta có cảm giác đó? Tôi không nghĩ rằng vì Bùi Giáng hiện đang ở trong nước còn Mai Thảo hay Nguyên Sa thì ở ngoài nước, tức là gần chúng ta hơn. Theo tôi, ngay khi ông còn sống, ông vốn đã cư ngụ ở một thế giới khác với chúng ta rồi, dù ông vẫn ăn, vẫn uống, vẫn gần cận ta hàng ngày. Chúng ta vẫn gặp ông đâu đó, thỉnh thoảng, hoặc có khi hàng ngày, hàng tuần mà không có cảm giác gì khác ngoài cảm giác này: đó là Bùi Giáng. Thế thôi. Ta biết ông vẫn còn đó, chưa đi đâu xa. Cần cho ông cái gì, ta sẽ có ông bên cạnh để cho. Cần thơ, ông sẽ chép ngay một loạt mấy bài thơ hay cả chục bài thơ không chừng. Ông ở đó, như ta, với ta, nhưng dường như khác băng tầng. Hồi còn ở Sài Gòn, nhiều khi ở tiệm sách ra, trên tay còn cầm cuốn sách của ông vừa mới mua, lại gặp ông đang đứng ngay giữa đường, múa may, cười cợt mà tôi vẫn ít có liên hệ nào giữa cuốn sách đang cầm trên tay và tác giả đang ở đó. Hình như Bùi Giáng trên sách không dính dáng gì đến Bùi Giáng đang ở kia.

Thế đấy! Trong chúng ta, Bùi Giáng nửa thực, nửa hư. Vừa thiên tài, vừa là người điên. Vừa rất giống lại vừa quá khác chúng ta. Trong chúng ta, Bùi Giáng luôn luôn là một nghịch lý. Ta vừa quan tâm đến ông, vừa hững hờ với ông. Tin ông chết không làm tim ta đau nhói lên như một số người khác, Nguyên Sa chẳng hạn. Tôi muốn nói: Bùi Giáng hiện hiện giữa cuộc đời và giữa chúng ta như một hư cấu. Nghĩa là một nhân vật. Một câu chuyện. Có thể nói cho rõ hơn, theo tôi, ông là nhân vật trong một cuốn truyện dài không kết thúc. Và sẽ không bao giờ kết thúc. Ngay lúc này đây, ông chết đã mấy tháng rồi mà tâm thức của tôi về ông vẫn chẳng khác gì trước đây, khi còn ở Sài Gòn hay cách xa ông đến ½ vòng trái đất. Tôi vẫn tự hỏi: chẳng biết ông chết thật hay ông giả vờ. Bùi Giáng thân xác đã tiêu tán, nhưng Bùi-Giáng-như-một-hiện-sinh vẫn còn đâu đó, nghêu ngao ca hát, làm thơ và sống hồn nhiên trên các đường phố Sài Gòn. Một Sài Gòn có Bùi Giáng và một Bùi Giáng có Sài Gòn:

Và ở Sài Gòn vẫn còn Bùi Giáng
Tối tối về chùa đêm làm thơ
Ngày ca múa khóc cười giữa chợ
Kẻ sĩ điên thế kỷ mù rồi.
Mai Thảo

Sống như là hư cấu. Chết như là hư cấu. Và vì là hư cấu, ta có quyền đọc lại đời ông. Nghĩa là cũng như bất cứ một nhân vật hư cấu nào khác, nhân vật Bùi Giáng sẽ phục sinh và lại chết và lại phục sinh và lại chết...cứ thế. Ðiều đó giúp ta hiểu thêm vì sao đời ông kết tinh bởi những giai thoại. Những giai thoại chồng chất, trùng nhau và khác nhau. “Ðã có rất nhiều giai thoại, huyền thoại về ông; vô số được thế gian tô bồi sau này, khó minh xác thực hư” (Cung Tích Biền, tr. 56 & 57)). Không hề gặp ông, ta nghe kể về ông như một hư cấu, kiểu Trạng Quỳnh hay Ba Giai Tú Xuất chẳng hạn.

Gặp được ông, đối diện với ông, nắm tay nắm chân ông, nhậu với ông, mà cũng như ta đọc về ông. Cuộc đời ông = giai thoại + thơ. Chính vì thế mà tôi có thể quả quyết rằng, tất cả những gì mà ta đang nghĩ về Bùi Giáng thảy đều là nghĩ về một nhân vật, một hư cấu. Hư cấu của hư cấu. Rồi hư cấu của hư cấu của hư cấu. Nghĩa là, hiểu theo một cách nào đó, ta có thể tuỳ tiện bày ra một giai thoại nào đó về Bùi Giáng mà vẫn có cảm giác không hề xúc phạm tới ông và làm thương tổn người nghe. Nghĩa là, hư cấu mà là thực. Ta thì hư cấu mà Bùi Giáng trong đó vẫn cứ thực như thường.

Và Bùi Giáng đứng bên cạnh ta mà vẫn hư cấu như thường. “Sống giữa đời, ông có khả năng lấy mật đắng ớt cay làm ngọt. Ăn cơm để thiu nguội rất nhiều ngày. Ông ăn chè ngọt nấu cả với tương chao, nêm vài con mắm. Ông nổi tam bành lúc người đời lẽ ra nên cười, được phúc đắc lợi. Ông rất vui với những ngày chói loà ánh dương trong một thị thành mà nhìn xe cộ tưởng hươu nai”... “Ông lạ trong sinh hoạt đời thường, lạ trong thi ca, tư tưởng. Ông rất đỗi cô đơn tự đoạ đày; vầy cuộc chơi múa hát chỗ vô thanh, đùa giỡn quỷ thần, tương đắc kẻ ở mộ, nhớ nhung người sẽ tới. Ông trào lộng tuyệt cùng giữa bi đát, siêu thoát ngay giữa một tồn sinh tinh mật. Nói chung cuộc sống của ông khá bí ẩn và kỳ dị.” (Cung Tích Biền, tr. 56).

Tôi vốn mê Kim Dung, vì mê những nhân vật đầy “chất khái niệm” mà ông tạo dựng ra trong hơn chục pho truyện đồ sộ của ông, nào Thần Ðiều Ðại Hiệp, Anh hùng Xạ Ðiêu, Tiếu Ngạo Giang Hồ...Tôi tìm thấy nhân vật Bùi Giáng của tôi chứa đầy “chất khái niệm” như thế. Ngẫm mà xem, ta có thể tìm thấy ở Bùi Giáng khi thì một chút cuồng ngạo nghịch thường hoàngdượcsư, khi thì lém lỉnh hoàngdung, khi thì ngờ nghệch quáchtỉnh, khi thì đầy cả trào lộng lãongoanđồng, khi thì chân chính, hào sảng, trượng phu hồngthấtcông, khi thì quái đản kiểu mấy quái nhân luyện võ trong hang động, khi thì điên tàn, thống hận tạtốn...

Ngẫm mà xem, ông sống đó cũng như ông mất đi. Ông như có đó mà như không hề có đó. Kẻ sĩ hay người điên. Nhà thơ hay triết nhân. Ông sống giữa thế kỷ này hay một ngàn, hai ngàn năm trước. Thiên tài hay tên vô lại. Trong hay ngoài. Tỉnh hay say. Ông làm thơ hay thơ làm ông. Chính vì thế, ngẫm mà xem, tưởng nghĩ đến ông lúc nào cũng làm ta bối rối. Ðọc thơ ông lại càng bối rối hơn. Dở hay, hay dở. Ðiên tỉnh, tỉnh điên. Ðời ông như một dấu hỏi lớn ném vào hư không. Rất giống mọi người và chẳng giống ai. Tôi có thể quả quyết rằng, nếu bạn chịu khó tưởng tượng ra một nhân vật, rồi vẽ rắn thêm chân, tô màu tô mè, vẽ râu vẽ ria...theo cách của bạn, bạn sẽ có ngay một Bùi Giáng để thưởng thức, để làm quen.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (523 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối