Trang trong tổng số 8 trang (71 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Petőfi Sándor cũng là một thi hào lớn của Hungary. Trên Thi viện có trang của ông: http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=jHoc6hWEDEe0hiBqMbxgDQ

Petőfi Sándor (1823-1849) đã dành những thi phẩm, đẹp nhất để tặng mối tình lớn trong đời mình, nàng Szendrey Júlia.
Ngày 8-9-1846, tại một dạ hội ở vùng Nagykároly, nhà thơ làm quen với Szendrey Júlia, một cô gái học thức, gia cảnh khá giả. Trong nhiều tháng trời, Szendrey lưỡng lự trước tình yêu bất ngờ và say đắm của nhà thơ: do đôi bên không được "môn đăng hộ đối" nên thân phụ Júlia còn cấm cô gặp gỡ hoặc thư từ với Petőfi. Một phần vì vậy, cô gái 18 tuổi không có quyết định dứt khoát và đã chối từ lời cầu hôn của thi sĩ. Dầu vậy, Petőfi vẫn cảm thấy người thiếu nữ đã mang lại mùa xuân trong ông, như qua thi phẩm tươi tắn "Em yêu mùa thu" (Te a tavaszt szereted...), với ước vọng có nhau trong đời:

TE A TAVASZT SZERETED…

Te a tavaszt szereted,
Én az őszt szeretem.
Tavasz a te életed,
Ősz az én életem.
 
Piros arcod a tavasz
Virító rózsája,
Bágyadt szemem az ősznek
Lankadt napsugára.
 
Egy lépést kell tennem még,
Egy lépést előre,
S akkor rájutok a tél
Fagyos küszöbére.
 
Lépnél egyet előre,
Lépnék egyet hátra,
S benne volnánk közösen
A szép meleg nyárba.
(Szatmár, 1846. október 7 – 10)

Dịch nghĩa:
 
EM YÊU MÙA XUÂN...

Em yêu mùa xuân
Anh yêu mùa thu
Mùa xuân là đời em
Mùa thu là đời anh

Gương mặt em ửng hồng
Là nụ hồng hé nở mùa xuân
Ánh mắt anh mệt nhoài
Là tia nắng héo hắt mùa thu

Anh cần phải đi thêm một bước
Một bước về phía trước
Và khi ấy anh đến
Ngưỡng cửa mùa đông lạnh lẽo

Giá em bước tới một bước
Giá anh lùi lại một bước
Thì chúng ta sẽ cùng nhau
Trong mùa hè ấm, đẹp
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cuối tháng Mười một năm ấy, Petőfi viết thêm "Bụi cây run rẩy, vì..." mang âm hưởng và hình thức một bản dân ca, như lời tỏ tình mới với người yêu với câu hỏi ở cuối bài như một lời cầu xin: "Còn yêu anh nữa không?"

RESZKET A BOKOR, MERT...

Reszket a bokor, mert
Madárka szállott rá.
Reszket a lelkem, mert
Eszembe jutottál,
Eszembe jutottál,
Kicsiny kis leányka,
Te a nagy világnak
Legnagyobb gyémántja!

Teli van a Duna,
Tán még ki is szalad.
Szivemben is alig
Fér meg az indulat.
Szeretsz, rózsaszálam?
Én ugyan szeretlek,
Apád-anyád nálam
Jobban nem szerethet.

Mikor együtt voltunk,
Tudom, hogy szerettél.
Akkor meleg nyár volt,
Most tél van, hideg tél.
Hogyha már nem szeretsz,
Az isten áldjon meg,
De ha még szeretsz, úgy
Ezerszer áldjon meg!
(Pest, 1846. november 20. után.)

Dịch nghĩa:

BỤI CÂY RUN RẨY, VÌ...

Bụi cây run rẩy, vì
Con chim nhỏ đậu xuống
Hồn anh run rẩy, vì
Anh nghĩ đến em yêu
Anh nghĩ đến em yêu
Người con gái nhỏ
Viên kim cương lớn nhất
Của thế gian này.

Sông Danube dâng tràn
Có khi nước ngập bờ
Trái tim anh cũng khó
Giữ được nỗi lòng mình
Yêu anh không, nhành hồng của anh?
Vì anh yêu em
Nhiều hơn hết thảy
Người trên đời này.

Những khi ở bên nhau
Anh biết em đã yêu
Khi ấy, mùa hè nóng
Giờ, mùa đông lạnh lẽo
Dẫu không còn yêu anh nữa
Cầu Chúa ban phước lành cho em
Nhưng nếu vẫn còn yêu
Hãy ban phước cho em ngàn lần hơn thế!

Bài thơ là một đỉnh cao của thơ tình Petőfi năm 1846, trong đó, có sự hòa hợp giữa hy vọng và nỗi nghi ngờ, nói đúng hơn, sự nghi ngờ xuất hiện rất nên thơ trong niềm hy vọng. Trong thi phẩm này, nhà thơ đã sử dụng những phép tu từ, so sánh của thi ca dân gian một cách nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả cao. "Bụi cây run rẩy, vì..." được đăng lần đầu vào trung tuần tháng Giêng 1847 trên tạp chí "Những hình ảnh cuộc sống" (Életképek). Đọc báo, Júlia biết rằng những tình cảm mà nhà thơ dành cho cô vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều tháng xa nhau. Cô đã trả lời ngắn gọn Petőfi: "Ngàn lần, Júlia".

Rốt cục, gia đình Júlia phải chấp thuận mối tình của hai người và họ đã làm lễ cưới ngày 8-9-1847, đúng dịp kỷ niệm 1 năm ngày quen nhau. Tuy nhiên, cặp vợ chồng trẻ không được nhận bất cứ sự giúp đỡ gì về phía gia đình và phải tự lo liệu cho cuộc sống. Đầu năm 1948, Szendrey có thai, nhưng Petofi không chờ được đến khi cậu con trai Zoltán chào đời (ngày 15-12-1949): ngày 31-7, nhà thơ đã mất tích trong trận chiến bảo vệ độc lập dân tộc ở vùng Segesvár (có nhiều khả năng ông hy sinh tại đó).

Szendrey Júlia là nguồn cảm hứng để Petőfi sáng tác những thi phẩm lãng mạn nhất, như "Không lạ, nếu anh lại sống" (Nem csoda, ha újra élek), "Gọi tên em là gì?" (Minek nevezzelek?), "Mùa thu tới, thu lại tới" (Itt van az ősz, itt van újra) và nhất là "Cuối tháng Chín" (Szeptember végén), một thi phẩm chứa chất những hồ nghi chính yếu của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu và cái chết. Bài thơ được sáng tác tháng 9-1847, trong tuần trăng mật của cặp vợ chồng Petőfi - Júlia ở vùng Koltó, tại lâu đài của bá tước Teleki Sándor (người bạn quý tộc duy nhất của nhà thơ nghèo). Trong "Cuối tháng Chín", nhà thơ trẻ vừa kết hôn, với tâm trạng buồn man mác của mùa Thu, đã có dự cảm bi thảm về sự ra đi của mình, để lại người vợ trẻ và mối tình dang dở...

Dự cảm mang tính tiên tri ấy đã trở thành sự thật: chưa đầy một năm sau khi không tìm ra tung tích của Petőfi, Júlia kết hôn với người khác (ông Horvát Árpád, một giáo sư, sử gia, viện sĩ thông tấn) và không hề để tâm đến người con chung với nhà thơ, khiến công luận Hungary đương thời rất bất bình. Thời gian sau, Szendrey Júlia cũng chia tay người chồng thứ hai và khi qua đời, bà được yên nghỉ trong ngôi mộ chung của gia đình Petőfi. Đời sau có những đánh giá khác nhau về mối tình của bà với nhà thơ, cũng như về lần kết hôn thứ nhì; tuy nhiên, trên bia mộ của bà ở nghĩa trang Kerepesi, người ta vẫn khắc hàng chữ sau: "Bà Petőfi Sándor, Szendrey Júlia, hưởng dương 39 tuổi".

(Theo Hlinh, Nhịp cầu thế giới - Hungary)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Mình rất ấn tượng với bài "Bụi cây run rẩy.." :-)... "Yêu anh không, nhành hồng của anh?".. nghe sao mà dịu dàng thế!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Mình rất ấn tượng với bài "Bụi cây run rẩy.." :-)... "Yêu anh không, nhành hồng của anh?".. nghe sao mà dịu dàng thế!
Hihi, dịu dàng ko chịu nổi nhỉ? Thế nên cô nàng kia mới phải gửi thiệp mà bảo là, "ngàn lần, Júlia" :)

Thêm 1 info: cô ấy có viết văn, làm thơ, là dịch giả các cổ tích Grimm ra tiếng Hung. Trong ngày diễn ra cách mạng 1848, thì cô ta là người ngồi khâu cái phù hiệu dân tộc rồi cài lên ngực áo chồng (khi đó, cổ đã mang thai đứa con trai). Thế mà chồng chết (mất tích) chưa đầy 1 năm đã lấy người khác, bị nước Hung đương thời "dị nghị" lắm...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Em không ngờ người Hung - Tây mà cũng định kiến thế cơ ạ!
Nhưng mà cũng lạ nhỉ, một tình yêu như thế.. mà bà ý lại "không quan tâm đến người con chung.." thế thì phải hiểu làm sao đây?
Chạnh nhớ đến OLga Becgôn, xin lỗi mọi người là em cứ hay liên tưởng. Khi người chồng thứ 2 mất, sau đó không lâu bà đã chung sống với người khác. Chính vì thế bà ấy luôn day dứt, làm nhiều bài thơ chuyện trò với người chồng cũ, khi thì thanh minh, khi thì phân trần, khi thì tự kết tội mình bội bạc... Đọc những bài thơ ấy rất buồn, mà rất thương... Nếu người đàn ông yêu một cô gái khác sau khi vợ mất không lâu.. liệu có bị người đời dị nghị như thế? Liệu ông ta có dằn vặt như thế hay không?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

À nhưng Olga Becgôn lại khác Julia ở chỗ.. với ngay người mẹ của người chồng thứ 1 là Boris Kornilov, bà ấy vẫn quan tâm cho đến tận cùng, lúc nào cũng gọi "mẹ"...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Thực ra ko phải định kiến. Dân Hung ưa "tự do" lắm, ko hề hấn gì với chuyện yêu đương cả.

Có điều, mối tình của Petofi với Júlia, thực ra đã được nhà thơ và một số người lý tưởng háa, trở thành một biểu tượng của tình yêu. Mà Petofi thì ko ai thấy ông ấy qua đời (trong trận chiến), mà chỉ biết làc ông mất tích thôi (đến giờ cũng ko rõ ông chết ra sao; cách đây mươi năm còn có thuyết cho là ôn ko chết ở Hung, mà bị quân Nga bắt về Siberia, và người ta cho là một ngôi mộ ở Siberia là của ông, rồi đòi thủ di truyền DNS, v.v... - nhưng rồi hóa ra ko phải, vì bộ xương là của một... phụ nữ :)). Vì thế, thiên hạ mới dị nghị là 1 năm chưa trôi qua, "mồ Petofi chưa xanh cỏ" (nói hoa mỹ vậy, chú biết mồ ông ở đâu?), mà cô Júlia đã lấy người khác (rồi sau cũng bỏ ông này, dù có 3 người con với ổng).

Tỉnh táo mà nói, thì ông Petofi yêu cô này, chứ cô này cũng nửa nạc nửa mỡ lắm, chả hiểu thế nào. Bạn bè (các nhà văn, thơ) Petofi thời đó đã nhiều người ko thật ưa cô ta... Nên vừa lấy nhau xong, là Petofi đã có bài "Cuối tháng Chín" lo ngại về chuyện có lẽ ông sẽ chết trẻ, thì vợ ông có còn tình cảm nữa ko, v.v... Chuyện lâm ly, sẽ còn bàn tiếp!

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Em không ngờ người Hung - Tây mà cũng định kiến thế cơ ạ!
Nhưng mà cũng lạ nhỉ, một tình yêu như thế.. mà bà ý lại "không quan tâm đến người con chung.." thế thì phải hiểu làm sao đây?
Chạnh nhớ đến OLga Becgôn, xin lỗi mọi người là em cứ hay liên tưởng. Khi người chồng thứ 2 mất, sau đó không lâu bà đã chung sống với người khác. Chính vì thế bà ấy luôn day dứt, làm nhiều bài thơ chuyện trò với người chồng cũ, khi thì thanh minh, khi thì phân trần, khi thì tự kết tội mình bội bạc... Đọc những bài thơ ấy rất buồn, mà rất thương... Nếu người đàn ông yêu một cô gái khác sau khi vợ mất không lâu.. liệu có bị người đời dị nghị như thế? Liệu ông ta có dằn vặt như thế hay không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Thôi anh Linh ạ. Anh mà bàn tiếp nữa chắc em hết hứng dịch luôn :P.. Cứ để cho mình huyễn hoặc cùng với nhà thơ, rằng có một mối tình thật đẹp...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hihi... Sao chị HXT lại nói vậy? Thực ra thì ở đâu em cũng thấy vậy hết. Chuyện yêu như vậy...

Mà em tưởng chị dịch xong "Bụi cây run rẩy... " Nên qua đây đọc. :(
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bài này khi dịch, chị rất rung động, Cammy ạ. Mặc dù hay hay không hay, đúng hay không đúng.. thì chị vẫn cảm thấy sung sướng khi dịch bài này :-P.. Thế đấy!


CỚ GÌ BỤI CÂY RUN RẨY

Cớ gì bụi cây run rẩy
Là khi có con chim nhỏ đậu cành xiêu
Cớ gì hồn anh run rẩy
Là khi anh nghĩ về em yêu
Là khi anh nghĩ về em yêu
nghĩ về người em gái nhỏ
Viên kim cương của đời
lớn nhất trần gian

Sông Đanuyp cũng có lúc dâng tràn
Nước dào dạt ngập lút bờ âu yếm
Trái tim anh đôi lần không dấu giếm
Không giữ được lòng mình nổi sóng vì em
Yêu anh không, nhành hồng của anh?
Anh yêu em
Hỏi cả thế gian này xem
Còn ai yêu được em nhiều bằng anh?

Thuở ấy bên nhau những ngày xanh
Em đã từng yêu anh, anh vẫn biết
Mùa Hè ấy nóng ấm tình tha thiết
Để bây giờ lạnh giá mùa Đông
Dẫu rằng em sẽ nói lời không
Xin Chúa ban phước lành cho em nhé
Nhưng lỡ em vẫn yêu anh bằng tình yêu thơ trẻ
Thì Chúa ơi, xin ban phước cho em hơn thế ngàn lần!


@Anh HL: Cảm ơn anh đã dịch nghĩa và giới thiệu về bài thơ. Đôi khi dịch thơ là để tìm được những niềm hứng khởi và rung động cho riêng mình, như thế đã quá ý nghĩa rồi, anh ạ...

@Cammy: Em ơi, chờ bản dịch của em... Trẻ trung, trẻ trung... dông dài dông dài...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (71 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối