Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

ảo ảnh

Hôm trước đọc một bài báo nói rằng các uỷ viên trung ương thường xuyên ăn món phở bò này. Mà thiết nghĩ ở cái đất nước nghèo đói này thì làm gì có nhiều người có đủ tiền ăn phở kiểu ni
Vodanhthi đã viết:

Phở bò Kobe 850.000 đồng/tô vẫn hút khách


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=135837



Bao nhiêu bát phở bò thì đủ tiền bắc một cây cầu nơi đây? 100 bát hay 1000 bát?

Vodanhthi đã viết:

Cõng xe lội sông đến trường



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=489059
Học sinh phải cõng xe đạp đến điểm nước nông trên sông Nan để lội về nhà - Ảnh: Quốc Nam

Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Comment trên post ngày hôm qua. Hiệu quả hơn nhiều...
(Lúc nào hưởng thụ cứ hưởng thụ. Biết ra sao ngày sau đâu?)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

“Hèn đại nhân”

Lê Đạt vốn được biết đến như một nhà thơ tài năng, một "phu chữ" vạm vỡ của văn chương Việt Nam. Nhưng, với riêng tôi, Lê Đạt còn là một cây bút truyện ngắn "thứ dữ". Cả đời ông, dường như chỉ in hai tập truyện ngắn là "Hèn đại nhân" và "Mi là người bình thường" đều ở cùng một nhà xuất bản chuyên lo về chuyện của chị em là Nhà xuất bản Phụ Nữ. Nói vui vậy để thấy, sách hay không tùy thuộc, cũng không cần lấy mác nhà xuất bản nào. Sách hay là tự thân nó hay. Vậy thôi.
Nhưng đây không phải là câu chuyện nói về sách, hay về Lê Đạt. Đây là câu chuyện được gợi nhớ từ một truyện ngắn của Lê Đạt có tựa đề "Hèn đại nhân". Chuyện về một nhà toán học (tương lai) trẻ tuổi, vì nghèo rớt mồng tơi nên bị người tình phụ bỏ để theo một viên sĩ quan. Trong một lần đụng độ, tức khí chàng trai trẻ thách đọ súng. Hai mươi ngày sau cuộc đấu súng sẽ diễn ra. Nhưng, éo le thay, trong hai mươi ngày ngắn ngủi đó, những phương trình toán học bỗng mọc lên như nấm trong đầu chàng trai trẻ. Chàng lao vào, say sưa ghi chép. Thời hạn hai mươi ngày đã hết, nhưng công trình toán học vẫn chưa hoàn thành. Không thể bỏ dở công trình toán học, chàng trai xin hủy cuộc đọ súng.  "Đồ hèn" (Lâche) - đó là lời cô người yêu cũ dành tặng cho anh.
Nhục nhã ê chề. Lời miệt thị "đồ hèn" khiến chàng trai trẻ gục ngã, tưởng chỉ có thể chết đi. Nhưng, toán học (chứ không phải văn học) đã cứu anh trong những ngày tháng đó. Nói theo ngôn ngữ bóng đá là "cứu một bàn thua trông thấy". Anh chàng lao vào toán học, mặc cho lời thị phi, ruồng bỏ của đồng loại. Cho đến khi công trình toán học trên hoàn thành, thì "đồ hèn" liền "bùm" một phát vào chính tim mình, bằng chính khẩu súng mà anh đã chuẩn bị cho cuộc đọ súng với tình địch.
Công trình của anh sau đó được một ông thầy tốt bụng lo việc in ấn. Một ngày nọ, nhà bác học trứ danh A.Einstein tình cờ lượm được cuốn Bàn về toán hóa vũ trụ trong một nhà sách cũ, ông cầm lên đọc một cách say mê. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên trước một bút danh kỳ cục: "Le Lâche (Thằng hèn). Không bằng lòng chút nào, A. Einstein cầm bút lên, nắn nót thêm mấy chữ trên bìa sách: Lâche Le Grand - tức "Hèn đại nhân".
Tôi kể lại câu chuyện xưa cũ này không hề có ý định khôi phục lại những cuộc đấu súng hay cổ súy cho việc giải quyết vấn đề danh dự bằng súng đạn. Điều tôi muốn nói là về sự hèn hạ nơi mỗi con người chúng ta! Hèn ư?!  Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là "hèn đại nhân" thì không phải ai cũng xứng đáng.

Nhiều người, suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ mang tiếng thị phi là hèn mà cứ luôn đối phó, luôn "dĩ hòa vi quý" lấy lòng tất cả mọi người (mà làm sao lấy lòng được tất cả mọi người?). Bị một tiếng chê thì "ê ẩm" cả người, bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ...

Cứ thế, rồi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn, làm một người tốt theo kiểu bé mọn, chẳng bao giờ dám nói lên chính kiến của mình, chẳng bao giờ dám hy sinh một thứ gì, chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao... Rồi, một đời vèo qua, một đời tưởng chừng mình sống thanh thản, vì không mích lòng ai, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng... Nhưng cuối cùng chợt nhận ra, đó là một đời nhạt. Một đời, có thể gọi là thong dong mà lại không sung sướng, cảm khoái. Một đời tưởng là nhiều bạn, mà lại không có kẻ tri ân. Một đời, đã nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm chỉ thấy toàn xã giao...

Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó giày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tai lại với tất cả.

Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ... Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là "thằng hèn". Nhưng, rồi chợt anh thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là "hèn đại nhân". Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!

Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó.

Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mang ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo.

Nếu trót hèn, xin nhớ hãy làm "Hèn đại nhân".
Trần Nhà Thụy
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/0102-Apr-110230KimLan.jpg

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/0123-Mar-110911KimLan.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Ăn rau không chú ơi?

http://xembao.net/xbimages/2010/11/ba-cu-ban-rau1.jpg

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình.
Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn.
Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ!
Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung.
Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã.
Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ…
Sưu tầm
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Mợ (từ của người vừa chết lưu lại) ngồi đấy mà chờ thu hẹp khoảng cách...Đúng là mơ tưởng của các nhà thơ, lều thơ, quán thơ, biệt thự thơ, chung cư thơ, cao tầng thơ, mái bằng thơ, mái ngói thơ, mái gianh thơ...Hơ ! Hơ!!!
  Mợ ơi! Có những kẻ tiền nhiều đến nỗi họ không còn biết tiền để làm gì. Nhà ở thì hàng chục biệt thự ở các vị trí đắc địa ở các thành phố, các bãi biển, các khu nghỉ nổi tiếng của đất nước. Đất đai hàng ngàn ha cả trong và ngoài nước, dưới đất đi xe triệu USD, trên không đi bằng máy bay riêng.Dưới nước họ đi bằng du thuyền riêng. Họ không ăn sáng mỗi tô phở ngót triệu VNDD thì hoá ra họ giống tôi và mợ à ? Đấy là báo chí còn chửa nói đến cái sự uống của họ đấy. Hai ông ngồi nhâm nhi một lúc đã hết 30 triệu đồng tiền rượu rồi. Cái siêu việt của người giầu Việt Nam ngày nay so với người giầu ở nước ngoài cũng là ở những điểm ăn chơi này. Mà chả riêng họ, bao người VN bình thường nghèo khó khác mỗi năm cũng đỏ vào bia bọt mấy tỷ USD đấy thôi? Trách người giầu sao được. Tiền của cho con cháu ăn ngàn đời sau không hết. Chết thì chỉ được tiêu tiền âm phủ. Vậy sống không tích cực ăn chơi thì tiền biết chất vào đâu ? Mợ có nhiều tiền như họ, mợ có ăn uống như họ không ???
Bác Thái ạ! Nếu những đồng tiền đó là do họ đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà có được thì xài cũng xứng đáng. Đằng này, chẳng biết bao nhiêu % trong số đó có những đồng tiền "sạch"? Mà đã lao tâm khổ tứ mới có được thì ai cũng biết tiết kiệm. Nói thật, em cũng có chút đỉnh để nuôi sống bản thân, chả dám phung phí, em "kiết" lắm đấy ạ. Tiền của chùa, tha hồ múa. Nói đến tiền chùa, em buôn dưa chuyện này nhé. Số là ở đây có một chị dân Nam Định, gia đình chị thầu một đền ở Phủ Giầy. Cách đây 10 năm chị ấy rủ ra chơi. Thấy người ta cúng bái nhiều tiền lắm. Dân đi lễ cần tiền lẻ để cúng công đức. Thế là tiền chạy vòng quanh, con cháu đem ra ngoài đổi giá 8 hoặc 9 ăn 10. Chưa kể buôn bán đồ lễ nữa, dễ kiếm như không. Địa phương khoán doanh thu một ít nên dư giả lắm. Hi hi...tiền chùa tha hồ mà tiêu.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Đại gia ăn bát phở 750.000 đồng nói gì?
(Tin tuc) - Kể cũng kỳ khôi, một bát phở giá 750.000 đồng đã gây xôn xao dư luận, kẻ cho là nói xạo, người cho là một chiêu tiếp thị độc, có người còn khẳng định đây là sự cợt nhạo giới bình dân... tóm lại là rất nhiều ý kiến trái chiều!
….Để rộng đường dư luận, xin đăng toàn văn bức thư của một vị đại gia về bát phở giá 750.000 đồng như một lời khẳng định hơn là trần tình.
Dưới đây là toàn văn bức thư: Giãi bày của đại gia ăn bát phở 750.000 đồng
Kính gửi các quý ông quý bà
Trước tiên tôi phải nói là tôi nghĩ tôi không có nghĩa vụ phải giải thích về việc tôi bỏ ra 750.000 đồng để ăn một bát phở. Nhưng kể từ khi báo chí viết bài về bát phở này, tôi thấy mọi người xung quanh mình bàn tán xôn xao. Có người trước đó biết tôi thi thoảng vẫn ăn sáng với phở bò Kobe nhưng họ không nói gì. Song từ khi biết giá của nó thì có vẻ ánh mắt họ nhìn tôi khác đi. Có lẽ họ nghĩ tôi giàu hơn mức họ tưởng.

…Còn tiền ở đâu ra để ăn bát phở đó thì có nhất thiết phải là chuyện quan trọng không? Tôi thấy có nhiều người làm công chức Nhà nước đi ăn phở đó thật. Họ là lãnh đạo các cơ quan, công ty lớn, vv… Nhưng cũng không quá quan trọng việc một bát phở có giá bằng một tháng lương. Có nhiều người làm công chức, không làm lãnh đạo nhưng vẫn giàu cơ mà. Nếu gia đình họ giàu sẵn rồi thì sao?

Còn với các doanh nhân thì chuyện đó lại càng không quan trọng. Nhiều doanh nhân giàu có đã nếm trải những bát phở dưới 1 USD ở thời kỳ khó khăn và điều đó nhất thiết không phải rào cản để họ tiếp cận những dịch vụ đắt tiền khi họ trở nên giàu có. Việc này không nói lên được chuyện khi họ giàu sang là quên lúc nghèo hèn để vung tiền phung phí.

Việc ăn uống như thế này ngoài thỏa mãn nhu cầu ăn uống vật chất có thể thỏa mãn được cả tinh thần của người ăn. Khi tinh thần đã thoải mái thì có thể sẽ làm việc những việc to tát hơn nhiều. Biết đâu trong những khi ăn bát phở dưới 1 USD đó, họ nảy ra một ý tưởng gì để làm giàu như ngày nay.

Khi có tiền, người giàu có quyền sử dụng đồng tiền của mình, miễn sao là sử dụng một cách hợp lý. Tôi cũng nghe nhiều ý kiến nói rằng: sao những người ăn phở 750.000 đồng/bát không nghĩ đến những người nghèo và làm từ thiện. Họ cho rằng tiêu tiền như thế là vô lý, là không đúng chỗ đúng cách, v..v… Nhưng tôi không nghĩ vậy. Làm từ thiện để làm gì ngoài mục đích chung cuối cùng là để cộng đồng, xã hội tốt đẹp lên? Vậy thì ăn một bát phở đắt đỏ có làm cộng đồng, xã hội tốt đẹp lên không nhỉ?

Mỗi người sẽ có một câu trả lời cho câu hỏi này. Với cá nhân mình, tôi nghĩ việc ăn bát phở 750.000  đồngbằng tiền của mình không ảnh hưởng đến ai và có thể làm cho nhiều người khác giàu thêm lên (ví dụ chủ quán phở, người phục vụ, người nuôi bò, người nhập khẩu thịt bò, vv…
Có thể những người làm thuê này cũng chỉ có thu nhập trung bình). Tạo ra việc làm và làm nhiều người quanh mình giàu thêm có tốt không? Có ai đo được tác động của việc này so với việc làm từ thiện trực tiếp với người nghèo không?


Nói thế không có nghĩa làm từ thiện trực tiếp với người nghèo là không cần thiết và tạo điều kiện để gia tăng cách biệt giàu nghèo trong xã hội. Người kiếm ra tiền chân chính luôn tìm được cách chi tiêu để đồng tiền của mình phát huy hiệu quả tốt nhất. Người giàu thật sự (tôi không nói đến người tập làm giàu) luôn làm từ thiện dưới nhiều hình thức bởi trách nhiệm xã hội của người giàu lớn hơn, thậm chí họ còn liên kết với nhau để thực hiện việc này. Khi làm, họ có nhất thiết phải nói họ đã làm không?

….Dù những người giàu ăn bát phở này không có nhiều thời gian để xem phản ứng của người xung quanh về việc ăn uống của họ nhưng cũng không nên làm thái quá để khiến người ăn bát phở cảm thấy mình đang làm việc có lỗi. Giàu chính đáng có phải cái tội đâu?
(Theo Phụ nữ & Đời sống)

Lời bình của em: - Gánh rau của cụ già ảnh ở bài viết trên chắc chỉ đủ mua một bát phở bình dân ở thành phố?
Làm đại gia cũng khổ chứ không sướng, họ làm gì có thời gian lên mạng để giao lưu thơ, đọc, nghe, nghĩ và nói? Khi trở về cát bụi chắc gì họ đã được bạn bè "thắp hương...thơ" phúng viếng, tiễn đưa?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

Mỗi người sẽ có một câu trả lời cho câu hỏi này. Với cá nhân mình, tôi nghĩ việc ăn bát phở 750.000  đồng bằng tiền của mình không ảnh hưởng đến ai và có thể làm cho nhiều người khác giàu thêm lên (ví dụ chủ quán phở, người phục vụ, người nuôi bò, người nhập khẩu thịt bò, vv…
Quan trọng của cả lá thư là chỗ này.
Ai cũng cho rằng tôi tiêu tiền của tôi thì việc gì đến ai. Quan trọng là cách nghĩ như vậy có đúng hay không? Nếu ai cũng cho rằng nghĩ như thế là đúng thì ngày trái đất tận thế sẽ đến rất nhanh. Thế giới chẳng việc gì phải tốn hơi kêu gọi "Giảm thiểu (reduce), Tái sử dụng (reuse), Tái chế (recycle)"
http://beneluxcafe.com/yahoo_site_admin2/assets/images/reduce-reuse-recycle.238151402_std.jpg
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Em rất vui khi đọc bài viết phản hồi của bác Ảo Ảnh, mong được giao lưu thường xuyên trên topic này. Cho em hỏi bác hai câu, có thể coi đây là câu đố cũng được :
1- Có một người buôn thịt bò đông lạnh ở nước ngoài mang về Việt Nam bán.
Giá mua vào là 15 USD/ 1 kg, bán ra là 13 USD/1 Kg, sau 10 năm người lái buôn ấy đã trở thành tỷ phú. Tại sao vậy???( Đây là làm ăn chân chính, không buôn lậu, trốn thuế)
2-  Quỹ tiền lương trả cho người lao động có phải là có phải là vốn đầu tư cho sản xuất hay gọi là chi phí sản xuất???

(Cả hai câu hỏi nghe qua thấy có vẻ như vô lý, hãy tìm cái có lý trong sự vô lý đó)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cB4.upanh.com/20.749.27654583.yji0/ungho.jpg

Tấm lòng hảo tâm của mọi người được kết quả thế này đây. Còn bao nhiêu nơi nữa chưa lộ ra hả Trời???

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] ... ›Trang sau »Trang cuối