Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:
Nhân dịp các bạn thành viên trao đổi về chủ đề nhân quả và tâm linh, tôi dán vào đây một bài để mở rộng phần tham khảo:

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?


KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

Việt Nga thực hiện cho Bee.net.vn
Xin có mấy ý kiến sơ bộ, hoàn toàn cá nhân sau khi đọc bài viết trên:

1. Khoa học nghiên cứu toàn bộ vũ trụ cả về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy nó cũng nghiên cứu tâm linh. Các nghiên cứu khoa học về tâm linh đã được tiến hành từ xưa và ngày nay vẫn tiếp tục với quy mô và kinh phí ngày càng nhiều, tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được hoàn toàn còn sơ khai, không có tính thực tiễn, chưa đặt được nền móng cơ sở để nghiên cứu tâm linh có thể được coi là một bộ môn khoa học độc lập.

2. Khoa học và Phật giáo nói riêng, Tôn giáo nói chung xem xét tâm linh dưới các góc nhìn khác nhau, theo các bình diện khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau, cho những mục đích khác nhau. Trong khi nói về khoa học nghiên cứu tâm linh thì việc liên hệ với những khái niệm và quan niệm Tôn giáo về tâm linh là không cần thiết và hoàn toàn vô giá trị.

3. Khi nghiên cứu tâm linh, khoa học có thể tham khảo các khái niệm, quan niệm, sự kiện... Tôn giáo giống như tham khảo kết luận của những ngành khoa học khác như Tâm lý, Sinh lý... về tâm linh.

4. Tất cả các quan niệm, phương pháp nghiên cứu tâm linh hiện có đều rất sơ khai và tỏ ra chưa hiệu quả để nghiên cứu tâm linh. Đặc biệt, chưa có một phương pháp luận cơ bản để dẫn hướng cho những nghiên cứu này. Khoa học đang chờ một bước đột phá mạnh mẽ về phương pháp và phương pháp luận trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có lẽ phải hàng trăm năm nữa mới xảy ra bước đột phá đó.

5. Xét thực tế hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam, việc đầu tư lớn, tập trung cho nghiên cứu tâm linh là không cần thiết và không có lợi ích thực tế. Đa số các "nghiên cứu" tâm linh ở Việt Nam và cả trên thế giới đều dần đi đến chỗ mất bản chất vô tư của nghiên cứu khoa học, trở nên vụ lợi, thậm chí lợi dụng, núp bóng khoa học để phục vụ những mục đích khác, phi khoa học.

6. Xét về nghiên cứu khoa học nói chung, Việt Nam nên tập trung vào việc "nghiên cứu lại" cho tốt, cho chắc, cho sâu... những thứ thế giới đã biết, đã có, đã làm... để áp dụng được ngay vào phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.

Tóm lại, nghiên cứu tâm linh, từ xưa tới nay luôn là một phần của khoa học, tuy nhiên, còn rất lâu mới có thể định hình một bộ môn khoa học độc lập và có được những kết quả mang tính thực tế. Có thể nói, nó vẫn chưa thoát thai khỏi hiện trạng nghiên cứu tâm linh ở đầu thế kỷ hai mươi là bao, ngoài việc thu thập, ghi chép được nhiều sự kiện, hiện tượng tâm linh không lý giải được, không phân tích được, không bắt chước, mô phỏng, đào tạo hay luyện tập được.
Tôi đã được nghe kể và đã đọc nhiều bài báo cũng như một số sách viết về vấn đề trên (tức là vấn đề tâm linh), và cũng có lần đã thử làm những "thí nghiệm" mà các sách báo đó nói tới, nhưng (lại nhưng!) chẳng thấy có kết quả gì hết. Thế mới biết, chuyện tâm linh cũng chỉ là chuyện có tính chất "mode" (thời thượng), nếu không muốn nói là chuyện "tào lao" của những người không phải là tầng lớp dân thường, ít tiền!
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Xin chào và cảm ơn anh Tuấn Khỉ!

Có một bạn gái họ Bùi giới thiệu anh (họ Bùi) trên diễn đàn NộnKhê.net của chúng tôi, làm cho tôi (cũng họ Bùi) rất cảm động!
Tôi đã đọc (không hết) thơ của anh trên Thivien.net và rất thích. Làng tôi cũng rất thich thơ, có nhiều người làm thơ, và cũng có những bài thơ hay. Anh có thể vào đọc và cho ý kiến!
Chúc anh vui khoẻ và có nhiều thơ hay hơn nữa!

BÙI XUÂN LÂM
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cảm ơn anh Lâm Nguyệt và các bạn đã chiếu cố đến thơ Tuấn Khỉ! Thật là quá vinh hạnh! Tuấn Khỉ cũng đã ghé thăm diễn đàn Nội Khê, một diễn đàn phong phú, sôi nổi. Một làng mà có được diễn đàn như thế thật quý. Có thời gian, nhất định Tuấn Khỉ sẽ ghé thăm thường xuyên. Một lần nữa, xin cảm ơn và chúc cho diễn đàn Nội Khê ngày càng phát triển!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cõng xe lội sông đến trường



TTCT - Trường học và nhà bị chia cắt bởi sông Nan (con sông từng gây ra đợt lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm toàn bộ xã Tân Hóa đầu tháng 10-2010) nên để đến trường học, ngày hai buổi học sinh ở hai thôn Rị Rị và thôn 5 (xã Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình) phải cõng xe đạp lội sông như thế này.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=489059
Học sinh phải cõng xe đạp đến điểm nước nông trên sông Nan để lội về nhà - Ảnh: Quốc Nam



Con đường cõng xe vượt sông của các em phải vòng theo một cánh đồng bắp để đến điểm nước nông nhất, vô tình tạo nên một bức tranh khiến người xem có hai cảm xúc trái ngược: đẹp và xót xa.

QUỐC NAM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phở bò Kobe 850.000 đồng/tô vẫn hút khách



SGTT.VN - Dù có những lo ngại rằng, thịt bò Kobe không biết có an toàn không, nhưng người đến ăn phở bò Kobe (Nhật Bản) tại khách sạn Vườn Thủ Đô (Hà Nội) vẫn tăng lên.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=135837



Sáng 27.3, chị Tuyết ở phố An Dương cùng năm thành viên khác của gia đình vẫn đến ăn phở tại đây. Chị cho biết, mỗi tháng cả nhà chị thường có một lần đến ăn phở Kobe. “Tuy cũng hơi e ngại, nhưng nghe nói bò Kobe không nằm trong vùng ảnh hưởng của phóng xạ; hơn nữa, nghe nói người Nhật rất khắt khe về chất lượng, an toàn của hàng hoá trước khi xuất khẩu để bảo vệ uy tín, hình ảnh của mình, nên tôi tin tưởng”, chị cho biết.

Theo anh Phạm Văn Sơn, bếp trưởng khách sạn, những ngày qua, khách đến ăn phở không giảm, mà còn có phần đông hơn. Anh nói: “Giá mỗi tô phở cũng vừa tăng thêm 100.000 đồng”, với hai mức giá hiện có là 650.000 đồng và 850.000 đồng mỗi tô.

tin, ảnh: Chí Hiếu
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lâm Nguyệt đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:
Nhân dịp các bạn thành viên trao đổi về chủ đề nhân quả và tâm linh, tôi dán vào đây một bài để mở rộng phần tham khảo:

Khoa học lý giải Tâm linh như thế nào?


KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với GS.VS Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh.

Việt Nga thực hiện cho Bee.net.vn
Xin có mấy ý kiến sơ bộ, hoàn toàn cá nhân sau khi đọc bài viết trên:

1. Khoa học nghiên cứu toàn bộ vũ trụ cả về vật chất lẫn tinh thần, vì vậy nó cũng nghiên cứu tâm linh. Các nghiên cứu khoa học về tâm linh đã được tiến hành từ xưa và ngày nay vẫn tiếp tục với quy mô và kinh phí ngày càng nhiều, tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được hoàn toàn còn sơ khai, không có tính thực tiễn, chưa đặt được nền móng cơ sở để nghiên cứu tâm linh có thể được coi là một bộ môn khoa học độc lập.

2. Khoa học và Phật giáo nói riêng, Tôn giáo nói chung xem xét tâm linh dưới các góc nhìn khác nhau, theo các bình diện khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau, cho những mục đích khác nhau. Trong khi nói về khoa học nghiên cứu tâm linh thì việc liên hệ với những khái niệm và quan niệm Tôn giáo về tâm linh là không cần thiết và hoàn toàn vô giá trị.

3. Khi nghiên cứu tâm linh, khoa học có thể tham khảo các khái niệm, quan niệm, sự kiện... Tôn giáo giống như tham khảo kết luận của những ngành khoa học khác như Tâm lý, Sinh lý... về tâm linh.

4. Tất cả các quan niệm, phương pháp nghiên cứu tâm linh hiện có đều rất sơ khai và tỏ ra chưa hiệu quả để nghiên cứu tâm linh. Đặc biệt, chưa có một phương pháp luận cơ bản để dẫn hướng cho những nghiên cứu này. Khoa học đang chờ một bước đột phá mạnh mẽ về phương pháp và phương pháp luận trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có lẽ phải hàng trăm năm nữa mới xảy ra bước đột phá đó.

5. Xét thực tế hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam, việc đầu tư lớn, tập trung cho nghiên cứu tâm linh là không cần thiết và không có lợi ích thực tế. Đa số các "nghiên cứu" tâm linh ở Việt Nam và cả trên thế giới đều dần đi đến chỗ mất bản chất vô tư của nghiên cứu khoa học, trở nên vụ lợi, thậm chí lợi dụng, núp bóng khoa học để phục vụ những mục đích khác, phi khoa học.

6. Xét về nghiên cứu khoa học nói chung, Việt Nam nên tập trung vào việc "nghiên cứu lại" cho tốt, cho chắc, cho sâu... những thứ thế giới đã biết, đã có, đã làm... để áp dụng được ngay vào phát triển kinh tế, xã hội nước nhà.

Tóm lại, nghiên cứu tâm linh, từ xưa tới nay luôn là một phần của khoa học, tuy nhiên, còn rất lâu mới có thể định hình một bộ môn khoa học độc lập và có được những kết quả mang tính thực tế. Có thể nói, nó vẫn chưa thoát thai khỏi hiện trạng nghiên cứu tâm linh ở đầu thế kỷ hai mươi là bao, ngoài việc thu thập, ghi chép được nhiều sự kiện, hiện tượng tâm linh không lý giải được, không phân tích được, không bắt chước, mô phỏng, đào tạo hay luyện tập được.
Tôi đã được nghe kể và đã đọc nhiều bài báo cũng như một số sách viết về vấn đề trên (tức là vấn đề tâm linh), và cũng có lần đã thử làm những "thí nghiệm" mà các sách báo đó nói tới, nhưng (lại nhưng!) chẳng thấy có kết quả gì hết. Thế mới biết, chuyện tâm linh cũng chỉ là chuyện có tính chất "mode" (thời thượng), nếu không muốn nói là chuyện "tào lao" của những người không phải là tầng lớp dân thường, ít tiền!
Tôi đã nghe ông Đào Vọng Đức thương hại nhiều người lắm. Thật đáng thương! Có người thương hại thì nói ra. Có nhiều người thương hại thì không nói ra. Chỉ có các vong linh thì cười như nắc nẻ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Việt Nam ta nghèo lắm nhưng có nhiều chuyện dị thường.
Nhiều nước giàu bằng vạn ta nhưng về cơ bản, họ không có phong cách ăn chơi như thế.
Nhiều tỉ phú họ tiết kiệm từng cent một nhưng tài sản của họ lại là để làm từ thiện.
Liệu tôi có lạc hậu quá không?
Nhưng tôi biết, vừa qua, nhân dân Nhật Bản bị nạn, Chính phủ ta vì nghèo quá mà chỉ giúp đỡ được 200000 USD mặc dù Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản viện trợ cho ta rất nhiều.

Tôi xin post lại bài thơ sau, mong không bị coi là spam. Và cũng xin đừng cho tôi không có tiền ăn bát phở 850000 đồng mà sinh ra ghen tị:

ĐẶC SẢN NHÀ QUÊ

Đặc sản nhà quê chỉ đắt ở nhà hàng
Một cọng rau mấy chục lần giá cất
Ven đường tới những khu du lịch
Đặc sản nhà quê vẫn theo theo qui luật cung cầu
Mặc cả mua và bán, cũng tranh nhau
Bà mẹ thoáng buồn thấy khách sang hàng khác
Tôi chạnh lòng lập bập châm điếu thuốc
Hẳn bà lo trưa nay gánh hàng về.

Đặc sản nhà quê tràn ra quán vỉa hè
Thịt ếch chán rồi, người ta thèm thịt nhái
Thịt bò đắt xưa nay vẫn vậy
Nhà hàng bây giờ con trâu lại lên ngôi
Đĩa ngô đồng cũng đắt gấp mấy mươi
Rồi lươn, rắn, rồi côn trùng, đủ thấy ...
Lại có phố quảng cáo toàn cơm cháy
Biển hiệu chữ to bò ra tận mép đường.
Liệu có bao giờ bắt chước nước láng giềng
Để thai nhi cũng biến thành đặc sản?
Đặc sản nhà quê mà ở quê thì hiếm
Tôi lạc loài giữa phố thị, ngu ngơ ...

Đặc sản nhà quê ở cả phố đèn mờ
Gái quê bây giờ cũng trở thành đặc sản
Quần lụa xắn, chân vẫn còn bèo tấm
Tôi cố tin em vừa ở ruộng mới về.

Những chiếc xe đời mới sạch lau lia
Những khuôn mặt bóng nhờn và thỏa mãn
Người ta tiêu tiền như quăng như ném
Hẳn muốn khoe sự giàu có đã thừa
Địa vị xã hội ư, văn hóa đấy ư
Hay sành điệu, đẳng cấp, gì gì nữa.

Rời thành thị tanh nồng mùi vôi vữa
Nơi trong lành giờ còn ở những đâu
Tôi về quê gặp lũ trẻ, xoa đầu
Úy lạo mấy đồng đủ mua vài quyển vở
Các cháu thì vui, tôi thì xấu hổ
Chẳng bằng tiền bo cho mấy cậu chạy bàn
Còn với tiếp viên môi đỏ tóc vàng
Chuyện này sao khó kể.

Chị tôi ở nhà quê ra thành thị
Khi về mang theo mấy cân cà
Sản vật tươi ngon ở quê lấy đâu ra
Dẫu có được từ mô hôi của những người chân đất.
Nông sản vào mùa, lựa những gì ngon nhất
Đổi lấy đồng tiền dành dụm chắt chiu.
Đưa con đi thi hết một con trâu
Nằm bênh viện cũng mất vài tấn lúa
Tháng năm tháng mười vào vụ
Gạo tám thơm bữa cơm phố mỗi nhà
Người nông dân đi gặt về nghỉ chút ban trưa
Lùa vội bát cơm đùng đục.

Anh chị tôi và các cháu
Một năm mấy lần có được miếng ngon
Thương đàn con đen nhẻm gầy còm
Đôi khi bữa thường cũng có thêm quả trứng
Các cháu tôi chăm đàn gà chóng lớn
Đợi chú cô ở thành phố nhỡ có về …

Tôi lớn lên ở nhà quê
Với quê hương thấy ngày càng nặng nợ
Đến bao giờ người nông dân hết khổ
Bao giờ họ đi ăn đặc sản nhà hàng
Bao giờ hết những cảnh trái ngang
Tôi nghĩ vậy
Thấy cay nơi khóe mắt.

NTT

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hôm qua đọc báo thấy Hà Nội có món phở bò Kobe giá 850000/tô thấy điếc lỗ tai. May là đang tại vị trên ghế, không thì bật ngửa ra vì "không tin nổi dù đó là sự thật". Chắc bò Kobe thịt nó bằng vàng nhỉ? Ở quê tôi, tô phở có 15000, sau tết là 20000 mà nhiều người không dám ăn. Nghe kể, có bạn nói rằng để bữa nào ra ăn thử một lần rồi chết cũng cam. Thế mới biết chính sách kinh tế thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa vời vợi. Tôi dám chắc, ở QN này, số người có thể ăn tô phở đó chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mợ (từ của người vừa chết lưu lại) ngồi đấy mà chờ thu hẹp khoảng cách...Đúng là mơ tưởng của các nhà thơ, lều thơ, quán thơ, biệt thự thơ, chung cư thơ, cao tầng thơ, mái bằng thơ, mái ngói thơ, mái gianh thơ...Hơ ! Hơ!!!
  Mợ ơi! Có những kẻ tiền nhiều đến nỗi họ không còn biết tiền để làm gì. Nhà ở thì hàng chục biệt thự ở các vị trí đắc địa ở các thành phố, các bãi biển, các khu nghỉ nổi tiếng của đất nước. Đất đai hàng ngàn ha cả trong và ngoài nước, dưới đất đi xe triệu USD, trên không đi bằng máy bay riêng.Dưới nước họ đi bằng du thuyền riêng. Họ không ăn sáng mỗi tô phở ngót triệu VNDD thì hoá ra họ giống tôi và mợ à ? Đấy là báo chí còn chửa nói đến cái sự uống của họ đấy. Hai ông ngồi nhâm nhi một lúc đã hết 30 triệu đồng tiền rượu rồi. Cái siêu việt của người giầu Việt Nam ngày nay so với người giầu ở nước ngoài cũng là ở những điểm ăn chơi này. Mà chả riêng họ, bao người VN bình thường nghèo khó khác mỗi năm cũng đỏ vào bia bọt mấy tỷ USD đấy thôi? Trách người giầu sao được. Tiền của cho con cháu ăn ngàn đời sau không hết. Chết thì chỉ được tiêu tiền âm phủ. Vậy sống không tích cực ăn chơi thì tiền biết chất vào đâu ? Mợ có nhiều tiền như họ, mợ có ăn uống như họ không ???
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

letam đã viết:
Hôm qua đọc báo thấy Hà Nội có món phở bò Kobe giá 850000/tô thấy điếc lỗ tai. May là đang tại vị trên ghế, không thì bật ngửa ra vì "không tin nổi dù đó là sự thật". Chắc bò Kobe thịt nó bằng vàng nhỉ? Ở quê tôi, tô phở có 15000, sau tết là 20000 mà nhiều người không dám ăn. Nghe kể, có bạn nói rằng để bữa nào ra ăn thử một lần rồi chết cũng cam. Thế mới biết chính sách kinh tế thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa vời vợi. Tôi dám chắc, ở QN này, số người có thể ăn tô phở đó chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay.
Quê em phở chỉ có 10 ngàn ăn cũng được!

Hà Nội: Thịt chuột lên... ngôi!

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-Thit-chuot-len-ngoi/20756537/157/
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] ... ›Trang sau »Trang cuối