Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

THÙNG RÁC HIỆN ĐẠI

  
Bạn đừng tưởng rằng ở thế kỷ 21 này, chỉ có tivi, điện thoại di động, máy tính xách tay và dầu gội đầu mới thay đổi nhanh chóng. Thùng rác hiện nay cũng nằm trong số các sản phẩm kỹ thuật cao và cũng được nâng cấp không ngừng.

Ở châu Âu, khi dẫn khách vào nhà, người ta khoe phòng ngủ, phòng tắm và thùng rác. Còn ở châu Mỹ, người ta hỏi nhau đã ly dị hay chưa và đã đổi thùng rác mới hay chưa. Dân Pháp có câu tục ngữ “Cho tôi xem thùng rác anh ra sao, tôi sẽ biết anh là kẻ như thế nào”.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số kiểu thùng rác hiện đại ở vài quốc gia để các bạn có một nhận thức toàn diện về vấn đề này.

Mỹ: Nước Mỹ có rất nhiều loại thùng rác với đủ kích cỡ khác nhau. Có thùng to đến mức bỏ vừa một chiếc xe tăng, nhưng cũng có loại thùng bé xíu đặt trong phòng ngủ, chỉ bỏ lọt chiếc nhẫn cưới.

Nước Mỹ có luật những gì trong thùng rác là bí mật quốc gia, cho nên tất cả các công nhân vệ sinh đều được FBI kiểm tra lý lịch. Khi chơi với một người Mỹ, ta có thể biết được kẻ đó ăn gì, mặc gì, đi xe gì, nhưng chả bao giờ hiểu anh ta vứt đi cái gì. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất có những buổi đấu giá thùng rác, vì theo họ, có nhiều thùng đã thuộc về lịch sử. Nếu bạn nhìn một cô gái tắm, bạn có thể được khuyến khích, nhưng nhìn vào thùng rác, bạn có khả năng đi tù.

Singapore: Tại sao Singapore sạch bóng? Tại vì ở đảo quốc này, mỗi khi bỏ một thứ vào thùng rác, nó sẽ in ra một cái biên lai. Căn cứ vào lượng biên lai nhiều hay ít mà bạn được thăng chức và được hưởng sự tôn trọng của xã hội. Ví dụ: muốn lên làm giám đốc phải có năm trăm biên lai, muốn đóng vai chính trong phim truyền hình phải có một ngàn hai trăm lẻ ba biên lai, khi các cô gái đăng báo tìm bạn trai, họ cũng viết: “Cần đứng đắn, ngoại hình tốt, học thức cao và nhiều biên lai đổ rác”.

Chính vì thế, dân Singapore suốt ngày lùng sục rác để bỏ vào thùng. Thậm chí, bạn sểnh ra cái gì là kẻ khác vớ lấy, cho vào thùng rác ngay. Quốc gia này là nơi duy nhất trên thế giới có rác giả, hoặc rác đóng gói sẵn, bán trong siêu thị, bà con mua để bỏ vào thùng.

Pháp: Dân Pháp nổi tiếng lãng mạn. Các chàng trai có thể hẹn cô gái: “Bảy giờ tối nay anh chờ em ở thùng rác thứ ba” hoặc các cô gái có thể viết thư cho chàng trai: “Em không bao giờ quên phút chúng ta cầm tay nhau trên thùng rác”.

Do đó, các thùng rác ở Paris đều có tẩm dầu thơm và có chỗ cắm hoa. Những cuộc thi “Hoa hậu đổ rác” hoặc “Siêu mẫu quét rác” được tổ chức thường xuyên, có rất đông bạn trẻ tham gia. Những khẩu hiệu về rác giăng khắp nơi, kiểu như: “Rác, một phần tất yếu của cuộc sống” hoặc: “Dù bạn làm gì, dù bạn là ai, bạn cũng cần có rác của đời mình”. Đã có nhiều buổi biểu diễn “Thời trang rác” hoặc những đêm hòa nhạc mang tên “Rác đầy sao”.

Đức: Dân Đức vô cùng chính xác. Nếu bỏ một thứ vào thùng rác mà thứ ấy không phải rác sẽ bị phạt rất nặng, do đó ở Đức có nhiều phiên tòa, xét xử một đồ vật có phải rác hay không.

Thùng rác ở Đức cực kỳ hiện đại, có khả năng tái chế tại chỗ, do đấy nhiều kẻ bỏ rác vào thùng, sau mười lăm phút quay lại lấy ra thứ mới. Thậm chí, có thể bỏ vào một tivi cũ rồi lấy ra hai tivi hiện đại hơn. Nhiều tài sản ở Đức, do đó không phải có nhờ mua, mà nhờ rác cung cấp. Không kẻ nào được đánh đập hoặc xúc phạm nhân phẩm rác. Có cả những chàng trai cực đoan cưới thùng rác làm vợ vì theo họ, chưa hề có rác phản bội hoặc rác ngoại tình.

Đức cũng là quốc gia duy nhất có bảo tàng rác, khách đến tham quan bàng hoàng nhận ra nhiều thứ mình rất quý đã bị vứt vào sọt rác từ lâu. Có nhiều đề tài tiến sĩ được công nhận ở Đức với tựa đề “Rác và các ảnh hưởng tiêu cực tới triết học” hoặc “Khảo sát về bản chất rác trong thời đại Phục hưng” hay “Vai trò to lớn của rác trong Đệ tam đế chế”. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định phát minh cao nhất của loài người là phát minh ra rác. Một số rác được dùng để đặt tên cho các công trình.

Nhật Bản: Dân Nhật coi rác là tài sản cá nhân. Do đấy rác nhà ai nhà ấy bỏ, và đi đâu họ cũng mang theo rác về tận thùng của mình. Đã có nhiều vụ đánh cướp rác hoặc ăn trộm rác, cho nên két sắt ở Nhật có thể mở toang chứ thùng rác lại có khóa.

Người Nhật rất tinh tế, họ cảm nhận được rác ngày xưa đẹp hơn rác ngày nay, cho nên nhiều cửa hàng có bán những băng ghi âm ghi tiếng bỏ rác vào thùng hàng chục năm trước, để bà con mang về nhà mở ra nghe một cách thư giãn. Trước khi bỏ rác vào thùng, họ có thói quen nhìn ngắm rất lâu nên nhiều công ty quảng cáo lợi dụng in logo trên rác.

Việt Nam: Ở đây có nhiều thùng rác thiết kế theo kiểu lộ thiên. Ưu điểm của nó là mọi người ai cũng biết mình vứt gì và đứa khác vứt gì. Ở đây còn phát minh ra phương pháp độc đáo là bỏ rác cạnh thùng rác chứ không cần vào thùng vì thế rác rất nhiều mà thùng rất sạch!

Lê Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói một cách vắn tắt thì "rác ở Việt Nam là sướng nhất". Có vô vàn bằng chứng thuyết phục thuộc nhiều kiểu khác nhau để chứng tỏ luận điểm trên, chỉ xin đơn cử một ví dụ: Ta đang nhập khẩu rác, kể cả dạng vật thể hay phi vật thể, từ mọi nơi về dùng.

Trong chừng mực nào đó, Việt Nam có thể được coi là cái Thùng Rác của thế giới.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Nỗi áy náy nhân ngày 20-11



TT - Chúng tôi về Ninh Thuận thực hiện chương trình “Giúp học sinh vùng lũ trở lại trường”. Ở Trường tiểu học Lạc Tiến (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam) sau khi trao 200 suất quà cho các em, chúng tôi bỗng thấy lòng vô cùng áy náy: trường nghèo, học trò nghèo và thầy cô cũng quá nghèo...Trao quà cho học sinh (mỗi suất trị giá 300.000 đồng, gồm quà và 200.000 đồng tiền mặt), trong khi chúng tôi chẳng chuẩn bị gì để tặng thầy cô, nhất là đang rơi vào dịp 20-11...

Đang không biết làm cách nào thì may quá, tôi biết đoàn có mang theo một số thùng mì gói. Đắn đo mãi cuối cùng nghĩ có còn hơn không, để bày tỏ một chút lòng với các thầy cô, tôi gặp cô hiệu trưởng của trường thưa thật: “Thưa cô, chúng tôi vô tình quá, không chuẩn bị quà gì cho thầy cô. Thôi, tôi xin phép gửi tặng mỗi thầy cô một thùng mì, lấy tình...”.

Ôi, thật bất ngờ, vẻ mặt cô hiệu trưởng bỗng sáng hẳn lên sự vui mừng. Cô rối rít nói lời cảm ơn. “Quý hóa quá, mừng lắm anh à. Trường có 29 giáo viên - công nhân viên, trong đó nhiều giáo viên cũng bị ngập nhà ngập cửa, nhưng biết làm sao...”.

Khi hay tin mỗi thầy cô được tặng một thùng mì, cả trường như vui hẳn lên. Một cô giáo đến nói với tôi: “Cảm ơn rất nhiều. Các em được nhận quà, chúng tôi vui rồi, lại thêm quà cho chúng tôi nữa, niềm vui được nhân lên...”. Rời trường, chúng tôi mang theo sự vui mừng của các thầy cô vùng lũ nhưng sao nghe trong lòng nặng một nỗi xót xa...

Chuyện về một thùng mì cho thầy cô và nỗi xót xa chưa dừng lại. Tiếp theo các trường khác, sau khi trao quà cho học sinh, chúng tôi đều gửi tặng mỗi thầy cô một thùng mì. Ở đâu chúng tôi cũng bắt gặp niềm vui và lời cảm ơn chân tình. Đến Trường Mỹ Tâm 1 (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước) thì số mì chỉ còn khoảng 40 thùng, vừa đủ tặng 39 thầy cô. Nhưng thật khó xử vì có nhiều thầy cô của Trường Mỹ Tâm 2 cũng đưa học trò mình đến Trường Mỹ Tâm 1 để nhận quà, biết làm sao bây giờ...

Đoàn đến Trường tiểu học Thành Tín, rồi Trường tiểu học Hòa Thủy (xã Phước Hải), ở đâu chúng tôi cũng thấy thầy cô tất bật, chu đáo dắt học sinh lớp mình đến nhận quà. Tôi biết hầu hết thầy cô rất vui khi thấy những đứa học trò nghèo khó ở vùng lũ của mình nhận được quà. Chúng tôi rất muốn tặng chút quà gì đó cho thầy cô, dẫu là một thùng mì gói nhưng không còn.

Áy náy quá, tôi hội ý với đoàn và quyết định tặng mỗi thầy cô 100.000 đồng. Khi trở lại Trường Thành Tín, thật bất ngờ, cả ban giám hiệu và nhiều thầy cô đã ngồi trong phòng... đón tiếp chúng tôi. Tôi lại áy náy quá: món quà quá nhỏ, có đáng là bao... Ấy vậy mà khi nói lời cảm ơn, cô hiệu trưởng đã rưng rưng nước mắt: “... Ngày 20-11 năm nào cũng đến nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận được quà...”.

Tôi biết ở vùng xa, vùng sâu, lũ lụt, phụ huynh nghèo, trò nghèo, xã nghèo... quà là một thứ gì đó quá lạ xa. Ngày 20-11, với vài cái bánh cái kẹo, ấm trà, các thầy cô ngồi lại với nhau, chúc mừng nhau và ôn chuyện lớp chuyện trường...

Vậy đấy, nhưng đi qua nhiều vùng lũ ở đâu tôi cũng cảm nhận được tấm lòng của các thầy cô: nhà sập, trôi, hư hại vẫn để đó, cứ lao vào lo cho học trò, lo cho trường lớp thân yêu của mình...

HÀNG CHỨC NGUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đọc mà rớm nước mắt. Ở đây có cô giáo làm tiền học sinh ghê lắm. Bắt phụ huynh làm đơn xin cho con học thêm. Cô lấy tháng 150 000 mà dặn trò ra đường ai hỏi thì phải nói 100 000 thôi. Vậy mà có dạy tử tế gì, môn văn nên dễ cho điểm kém, học trò sợ phải học thôi. Mỗi khi có bài kiểm tra là cho bài làm trước rồi. Học trò có đứa phải học thêm bên ngoài cho có kiến thức.   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Nói một cách vắn tắt thì "rác ở Việt Nam là sướng nhất". Có vô vàn bằng chứng thuyết phục thuộc nhiều kiểu khác nhau để chứng tỏ luận điểm trên, chỉ xin đơn cử một ví dụ: Ta đang nhập khẩu rác, kể cả dạng vật thể hay phi vật thể, từ mọi nơi về dùng.

Trong chừng mực nào đó, Việt Nam có thể được coi là cái Thùng Rác của thế giới.
Đầu gì thì sản phẩm ấy !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Nói một cách vắn tắt thì "rác ở Việt Nam là sướng nhất". Có vô vàn bằng chứng thuyết phục thuộc nhiều kiểu khác nhau để chứng tỏ luận điểm trên, chỉ xin đơn cử một ví dụ: Ta đang nhập khẩu rác, kể cả dạng vật thể hay phi vật thể, từ mọi nơi về dùng.

Trong chừng mực nào đó, Việt Nam có thể được coi là cái Thùng Rác của thế giới.
Đầu gì thì sản phẩm ấy !
Sản phẩm được hơn rác
Thì cũng còn là phúc.
Sản phẩm lại kém rác
Ấy mới nhục càng nhục!

:((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Đầu đạn không có suy nghĩ nhưng đường đi và đích của nó thì được chỉ đạo bởi suy nghĩ thật sự!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek





(Nguồn: Thanh Niên)


Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chữ "hán" trong từ "hảo hán" cũng có nghĩa là người Hán
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Đại hán là tư tưởng của Tàu khựa coi người hán là chủng tộc thượng đẳng

Có nhiều người nhầm đại đại hãn với đại hán.Hãn trong đại hãn nghĩa là thủ lĩnh trong tiếng Mông Cổ,hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đều được gọi là đại hãn.Gọi Vi Tiểu Bảo là đại hán có phần không đúng,vì Vi là quan triều Thanh

Truyện Lộc Đỉnh Ký không có ý tôn vinh Trung Quốc,đó là câu chuyện mỉa mai giới chính trị trong xã hội.Người ta vẫn thường nói đùa với nhau muốn thăng quan tiến chức phải là sự kết hợp của Vi Tiểu bảo và Triển Chiêu.Triển hộ vệ là đứa luôn đi theo sếp để đỡ đòn,đỡ rượu cho sếp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối