Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lốc Cốc Tử

PHONG CÁCH KINH DỊ CỦA NHẠC TRẺ THỜI THƯỢNG

Hôm nọ, thầy bói mù kiếm được tí đỉnh tiền còm. Bèn tính chuyện quay về với bà Cốc tí cho đỡ ...nhớ nhung. Cốc đón xe thồ để về là thượng sách. Phương tiện chuyên dụng trên từng cây số..

Hôm ấy chắc là xúi quẩy! Xe đang phon phon thì loạng choạng tí nữa là té đâm đầu vào đâu đó mà chết phéng rồi. Bác xe thồ cho biết là: Xe chúng ta vừa dính bẫy...đinh tặc! Vì vậy Cốc và bác xe thồ đành phải cuốc bộ kiếm nơi vá ruột cách đấy vài trăm mét...

Trong thời gian chờ vá xe, cái quán cà phê cạnh tiệm sửa xe ven đường phát ra những dòng nhạc thời thượng, trẻ trung nghe như một màn tra tấn. Đó là những giọng nam, nữ hát một thứ nhạc gì đó mà giai điệu cũng như lời nhạc Cốc đều không thể thẩm thấu được. Giai điệu thì..cà bụp, cà giựt không biết nên xếp vào loại nhạc nào? Rap cũng chẳng phải, Pop Rock cũng không. Ca từ chẳng biết diễn tả ..cái giống gì?

http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/Decorated%20images/uo.jpg


Đại loại như: Em có hiểu không? Tại sao em khôn nạn thế hử? Rồi là tiếng ly bể loảng xoảng, tiếng ga xe máy rú lên....Nhạc xịt bụp!

Giọng ca thì đãi ra, nhão nhoẹt. TD: Từ em không phát âm cho gọn gàng mà kéo dài ra như thể là: I...Ê...M...xong rồi đệm thêm mấy từ nguyên âm vớ vẩn như: Ú...Ơ...Ú ...Ơ...

Cốc hãi quá thể vì sự tra tấn đó, cặp mắt đã kém, còn mỗi cặp..lỗ tai mà còn bị như rứa. Thế nên Cốc len lén lấy hai miếng...bông gòn..nút quách lại cho xong chuyện...Hehe...Giờ tưởng tượng ra mà vẫn còn hãi quá chừng chừng!!!
:D:D:D:D:D:D:D:D
Con nhang nơi công sở
Lại mê mẩn bói toán rồi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nỗi buồn... giấy dó



TTCT - Tôi không có ý định ngược dòng thời gian bình luận về cuộc triển lãm “Hồn giấy dó” cách đây đã nhiều năm của Nguyễn Duy. Tôi cũng chẳng định bàn về số phận thăng trầm của loại giấy này. Tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người nỗi buồn của một phụ huynh có con đang học tiểu học.

Chuyện là thế này. Trong sách Tiếng Việt lớp 4 của con trai tôi, ở phân môn chính tả có một bài tập như sau: Điền “gió” hay “dó” vào chỗ trống: Giấy... Cháu không biết chọn từ nào nên quay sang hỏi tôi. Tôi bảo cháu điền từ “dó” là đúng đồng thời giải thích giấy dó là loại giấy ngày xưa người ta hay dùng để vẽ tranh dân gian. Hôm sau cháu về nói với tôi rằng cô giáo đã sửa bài và bảo cả lớp phải điền từ “gió” mới đúng.

Cháu kể cô giáo có giải thích từ “giấy gió” nhưng cháu không hiểu. Tôi cũng không hiểu “giấy gió” là gì. Mấy hôm sau tôi có hỏi lại một số cháu trong lớp, cháu nào cũng trả lời “Cô sửa sao, cháu nghe vậy”.

Đây không phải là lần đầu tiên cô giáo của cháu làm tôi đi từ ngạc nhiên, sửng sốt đến ngán ngẩm. Đã có lần cô định nghĩa cho học sinh rằng: nước độc lập là nước... không có chiến tranh, vì thế từ trái nghĩa với độc lập là... chiến tranh.

Chưa hết, còn một chuyện cười ra nước mắt nữa là khi dạy về các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, cô giáo đã “mở rộng” kiến thức cho học sinh rằng các từ kiểu như kilômet, hectômet, kilôgam, hectôgam... chính là tên của những người đã đặt ra các đơn vị đo lường đó (?!).

Con trai tôi cứ băn khoăn không biết các vị đó có anh em họ hàng gì với nhau không mà đều có mét mét, gam gam... Còn chồng tôi lắc đầu nói tếu: “Mấy ông Tấn, Tạ, Yến chắc là người Việt Nam hay Trung Quốc gì đấy”. Nhưng tôi không sao cười nổi. Tôi chỉ cảm thấy buồn.

Không biết có bao nhiêu thế hệ học sinh tiểu học đã, đang và sẽ được truyền đạt những kiến thức kỳ cục kiểu như vậy? Và trường hợp cô giáo dạy con tôi có phải là cá biệt không? Đó là con tôi đang học tại một trường đạt “chuẩn quốc gia” thuộc một quận nội thành Hà Nội, nơi vẫn được tuyên dương là có phong trào dạy và học tốt nhất nhì thủ đô.

Vậy thì những nơi không phải là “chuẩn”, không phải là “nhất nhì” thì chất lượng giảng dạy sẽ còn tệ hại đến mức nào nữa? Và nỗi buồn mà tôi tạm gọi tên là nỗi buồn... giấy dó e rằng không phải của riêng tôi.

DIỄM HN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

               CẢM THỨC MIỀN TÂY

Tôi chơi với một số người cầm bút là dân đồng bằng sông Cửu Long, tạm rút ra vài dòng về chân dung của họ: Xuề xòa, ngay thẳng, nghĩa hiệp, như cốt cách của dân Nam Bộ lâu nay.


Tất nhiên, họ cũng sâu sắc như ai, nhưng cái sự thâm hậu của họ khác người miền Bắc, không có những cú giật chỏ hiểm ác, những cú đá hậu chết người, cũng không như dân miền Trung sâu sắc như sự tích hợp đau nhói mũi khoan cứa vào da thịt giằng qua xé lại. Sự thâm trầm của họ trải ra, lúc mênh mông như đồng chó ngáp, lúc nhỏ nhắn giản dị như hạt gạo.

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/mt.jpg

Ảnh: L.T.V

Nhà văn Võ Đắc Danh là dân miền Tây “lưu vong”, nghĩa là đã tháo chạy khỏi kênh rạch, về Sài Gòn mưu sinh và cầu danh. Với tôi, đi và ở là cuộc chơi của số phận, không hề có hơn thua gì ở đây, người quẩn quanh với ruộng đồng làng mạc và kẻ ở phố ngang ngửa nhau về thân phận. Với câu chuyện chữ nghĩa, chỉ có chữ nghĩa mới đủ tư cách phán xét cái gọi là thành đạt. Có lần tôi chọc anh: “Nhà văn nông dân chi anh, trùm địa ốc, đi ô tô láng cóng, qua Mỹ như cơm bữa”. Anh khùng ngay:

“Nhà văn cũng phải kiếm ăn chứ, không lẽ đi ăn mày, ăn cướp à, rồi ngửa tay xin tiền nhà nước, chờ ngân sách văn nghệ đổ về kiếm mấy đồng, nhục không!?”. “Vì sao anh rời quê ?”. “Không chịu nổi. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long có còn chi đâu mà bám”. Hỏi chơi vậy thôi, chứ tôi biết Võ Đắc Danh đã ra đi bởi bị trù dập cho tan nát khi dám đưa lên báo bút ký đình đám một thời Nỗi niềm U Minh Hạ.

Gia đình nhà văn Phan Trung Nghĩa 5 đời gốc nông dân, đến lượt anh mới thành kẻ chợ. “Nhưng tau là nông dân thứ thiệt chứ không phải “đổi màu” dần như Võ Đắc Danh”. Anh dẫn tôi về nhà ăn cơm. Anh còn có ngôi nhà dưới quê, hôm tôi về rồi, anh điện ra nhờ hỏi mua nhà gỗ chuyển vào để làm từ đường, chờ lúc hưu là quay về. Tôi đặc biệt chú ý, là anh thích ngồi bệt xuống đất ăn cơm, và lúc ăn anh bới thêm một chén, bỏ thức ăn lên đó. “Dành cho ông già tau”. Cha anh mất đã lâu. Dân miền Tây là dân miền Trung đi khẩn hoang, hành trang của họ mang đi có giáo lý Nho học về gia đình. Tôi cho rằng, đạo đức khuôn phép gia đình Nho giáo, theo lưu dân vào đây, đã giãn ra.

Anh gật, nó giãn để phù hợp với vùng đất mới, nhưng không thay đổi về bản chất, bối cảnh xã hội nó tự thêm vào cho phù hợp mà thôi. Gần đây, bạo hành gia đình nổi lên liên tục ở đồng bằng sông Cửu Long, rồi nạn con gái miền Tây lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan nhiều nhất nước, đi làm nghề này nghề nọ bị thiên hạ cười chê… Nhưng Phan Trung Nghĩa nghĩ khác: “Như dòng họ tau, đã qua 5 thế hệ, vẫn giữ được gia phong. Ông nội tau vào đây, vũ khí lợi hại đem theo là truyền thống đạo đức gia đình. Người miền Tây nhẹ dạ lắm. Mới đây cháu tau lấy chồng Đài Loan. Nó tự nguyện hy sinh cho gia đình, bởi cha mẹ nó đều cực khổ”.  

“Không, nông thôn không có gì thay đổi lớn đâu. Cái đáng lo là mai một bản sắc” - anh quả quyết. “Có hay không bản tính căn cốt trượng phu, hào hiệp của đàn ông miền Tây đã phai dần theo thời gian? Nếu có, cứu cách nào?”. “Có  đấy, nhưng  chịu. Tôn vinh gia đình là cách duy nhất để cứu vãn những gì tốt đẹp nhất. Tau nhớ chuyện ông sui của ông già tau, có đứa con ăn cắp con vịt hàng xóm, mẹ nó biết được, bắt để con vịt trên dĩa, mang qua trả lại và xin lỗi người ta.

Hiện nay có những vấn đề mà pháp luật không đụng tới được, thì phải dựa vào gia đình thôi”. “Nghĩa là nông thôn miền Tây trong anh nguyên vẹn, không như Cánh đồng bất tận”? “Đúng, tất nhiên nó đã thay đổi, nhưng nó diễn ra từ từ, do nhiều nguyên nhân, chứ không phải nổ cái đùng. Nó sẽ lên đến đỉnh điểm như Cánh đồng bất tận, nếu không cứu vãn. Cánh đồng bất tận là siêu hiện thực, có ý nghĩa cảnh báo, chứ người phụ nữ miền Tây không phải vậy”.

Tôi nói: “Anh đã 50 tuổi, là thế hệ cuối cùng giữ nếp gia phong có từ thời khẩn hoang, là người “muôn năm cũ”. Con cái anh sẽ khác”. Anh ậm ừ. Với anh, ngày xưa, tổ tiên là máu thịt, không yêu ngày xưa thì làm sao hiểu bây giờ.

Tôi đem chuyện này kể lại với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Cánh đồng bất tận. Cô gật: “Anh Nghĩa yêu làng quê lắm”. Ngọc Tư trả lời tôi như viết tạp văn, từ từ, thong thả, như đang kể chuyện, dừng lại để nhớ. “Cơ cực có từ xưa chứ không phải bây giờ đâu. Ngay cả bạo hành gia đình, lúc em còn nhỏ, đã thấy rồi. Càng ngày càng nhiều, là do đạo đức xuống cấp, rồi thông tin bây giờ dễ dàng khiến người khác biết đến. Em nghĩ nhà văn chưa tha thiết, bức xúc với nông thôn. Với em, nếu có đề tài em viết ngay, không ngại gì cả. Văn học khác báo chí là hướng đến số phận chứ không phải sự kiện. Bây giờ đề tài nông thôn, viết mới là hơi khó”.

Tôi  kể cho Ngọc Tư, ngoài miền Trung, nhất là Quảng Nam quê tôi, nhiều năm qua nhiều tộc họ thi nhau làm hương ước, qui ước. Trong tộc, ai làm điều bậy bạ, nếu gia đình khuyên răn không được sẽ bị ông tộc trưởng la rầy, bí quá mới mời đến chính quyền. Cô cười ngặt nghẽo: “Trong này không có đâu! Nghe nói ông trưởng họ là buồn cười”. Tôi quay lại với chuyện những mảnh đời con gái miền Tây, đi qua vùng miền nào cũng có, người ta kết luận là do đói nghèo, ít học, nhưng nơi khác có khá hơn, có chữ hơn, vẫn làm bậy, thì sao? “Gái miền Tây đi đâu cũng gặp, không phải nghèo đâu, miền Trung nghèo hơn chứ! Tất cả là do họ có máu phiêu lưu, không coi điều gì là quan trọng cả.

Tất nhiên đây là giả thuyết. Em có mấy đứa bạn gái, mục tiêu đặt ra là tiền thì phải làm mọi cách, bất luận phương tiện gì. Danh dự, vấn đề là không phải ở cô đó mà là ở cộng đồng. Còn cam chịu à? Thời mẹ em chưa có cơ hội vùng lên, cởi mở với thế giới thôi, biết đâu nếu có, họ còn hơn mình. Theo em, giả thuyết mọi thứ đều do đạo đức gia phong ràng buộc hay không, có vẻ đúng”.  

“Con người sống dưới tán cây khác người sống ở sa mạc về tâm thế. Nông dân bây giờ đang sống ở sa mạc, không có cảm giác đất, như cầu thủ không có cảm giác bóng. Đất đâu có được cày mà có dinh dưỡng. Đất cũng cần ăn. Bây giờ nó đâu có cái để ăn nữa! Làm lúa có thể thở phào chứ không thể ngặt nghèo. Giờ làm tôm dễ kiếm tiền, nhưng không bền”…

  http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/nt.jpg                                                  
(Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư)

Tôi đã đọc truyện ngắn lẫn tạp văn Thư gởi ông Sơn Nam của Nguyễn Ngọc Tư, trong đó có thể nói cô đã dũng cảm chỉ ra mảng tối ở quê mình. Tôi phục. “Em quan niệm về làng quê khác anh Nghĩa. Ở đó, cái tốt và cái xấu đang vật lộn nhau. Nó như đất, như cây, cái gì cũng thoái hóa”. “Có nhà văn nói nông thôn là tường lũy cuối cùng để bảo vệ đạo đức truyền thống”. “Vậy thì theo em, tường lũy đó đang vật vã, chuẩn bị sập. Cái gì cũng thoái trào, mà biết đâu nó sập lại mọc lên cái tốt hơn”.  

Trong cuộc tranh luận với Phan Trung Nghĩa, anh cho rằng nông thôn loạn là do nuôi tôm, quẩn với tiền, được mùa cũng hư, mất mùa càng nản, đâm ra rượu chè nặng, rồi ồn ào gia đình hàng xóm. Tôi nói, do con người chứ không phải con tôm. Người miền Tây không chuẩn bị tư thế “vỡ trận”, lâu nay sống khỏe do thiên nhiên ban tặng quá nhiều. Nay mọi thứ đã cạn kiệt, co cụm, họ bí thế, trong khi do không chịu đựng được sự tằn tiện, nghiến răng vượt khó, nên họ chọn cách hành xử, hoặc thả cho chim trời cá nước, hoặc đi ngang đi tắt cho nhanh.

Cuộc sống đi tới. Cái gì hợp lý thì sẽ tồn tại. Nhưng có những “di sản đã mất”, lúc muốn tìm lại thì chỉ biết khóc với lòng mình. Nông thôn miền Tây khác miền Trung từ nhà cửa đến nếp nghĩ, nhưng có cái không khác, là hồn cốt xóm làng, bởi có bữa muốn nhìn lại mủng thúng giần sàng, biệt tăm cả rồi, đành phải vào bảo tàng. Tôi đã ngồi với một số người cầm bút xứ mình, họ thừa nhận nông thôn trong trang viết nhạt nhòa, do nhiều nguyên nhân, nhưng không nghe ai nói như Nguyễn Ngọc Tư. Có phải nguyên nhân lớn nhất là họ không tha thiết với nông dân và nông thôn, trong khi ai cũng đi ra từ đó ?

Ghi chép của LÊ TRUNG VIỆT
   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Jollibee


Truyện tranh Việt Nam: Tìm lại chính mình
“Chẩn bệnh” truyện tranh Việt







(Chép từ Thể Thao & Văn Hoá cuối tuần)


<img src="http://www.clicksmilies.com/s1106/natur/nature-smiley-013.gif" width=80 height=50>http://www.clicksmilies.com/s1106/natur/nature-smiley-009.gif<img src="http://www.clicksmilies.com/s1106/natur/nature-smiley-013.gif" width=80 height=50>http://www.clicksmilies.com/s1106/natur/nature-smiley-009.gif<img src="http://www.clicksmilies.com/s1106/natur/nature-smiley-013.gif" width=80 height=50>
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

LŨ LỤT TRÀN ĐẾN HUẾ...




(Nguồn: Thanh Niên)


Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

         Thư gửi ông Sơn Nam

Nhà Quê nhiều lần làm con giận lắm, ông à. Con mua táo về, táo Mỹ nghen, mắc tiền lắm, Nhà Quê cắn xong một miếng, nhấm nhẳn, ăn thua... mộng dừa, con ức không chịu nổi vì đã bị phụ lòng còn bị giũa một trận te tua, tội phí tiền mua mấy thứ không ngon lành gì. Con bị sốc đâu cũng năm ba lần như vậy, tặng măng cụt Nhà Quê nói ăn cũng không hơn... mãng cầu gai, còn sầu riêng thì bị quăng ngay ra cửa, vì cái mùi... thúi chịu hổng nổi.


Con thấy tổn thương ghê gớm. Nhà Quê mà ông và con yêu mến cũng có điều đáng phàn nàn, không chịu tiếp nhận cái mới gì cả, đôi lúc còn cực đoan nữa. Nhà Quê ít chịu mở ti vi coi thời sự, đã qua thời dùng bình ắc quy nhưng Nhà Quê đợi tới cải lương (hay phim) mới chịu bật ti vi. Nên hiểu biết của Nhà Quê không vượt ra khỏi cái xóm đó, con kinh đó, bờ chuối, bờ dừa đó. Sách báo thì chỉ được mấy lão nông đảng viên về hưu để mắt tới, tầm 30- 40 rảnh thì nhậu thôi, cầm tờ báo lên than buồn ngủ quá trời. Những kiến thức, những thông tin của thế giới bao la này nhiều khi bị cắt xén ra từng mẩu bằng... bàn tay, lúc ngồi soi bóng nước trong cầu cá tra, buồn tình mới săm soi vài chữ.

Vậy nên những chuyện đồng cốt thầy bà thì miễn bàn, Nhà Quê mê vô kể. Ai đó cắt lưỡi lấy máu để gỡ bùa, ai đó chữa bệnh ung thư bằng nước lạnh, ai đó lấy ếm trên nóc nhà tóe lửa, ai đó được bà cậu (tại sao bà mà là cậu được ta?!) nhập vào, bứt cọng tóc của thân chủ mà biết được quá khứ vị lai, sáng mai đi hướng nào mới tốt; ai đó một bữa đi nhậu về té sông, lội lên không biết bị người cõi nào nhập mà ho một cái, kẻ thù lăn ra chết. Sợ thiệt! Nhà Quê chịu khó chèo lắm, mỗi khi nghe đồn đãi có đồng cốt nào đó mới lập bàn thờ, tưng bừng như đi hội. Lúc đi tìm giống lúa mới, hay tham quan các mô hình canh tác cũng không hào hứng, đông đủ vậy.

Con có ghét gì Nhà Quê đâu, con thương còn không hết. Vì thương nên con mới bực mình. Hồi đó có câu "dân như mắt khóm". Trái khóm, ông cũng biết, quá chừng mắt. Nhưng bây giờ những con mắt đó đã nhắm lại rồi, không hiểu tại sao. Nhà Quê hay bị nhằn kiểu vầy, mấy ông Nhà nước làm sao chứ để số đề hoành hành quá, mấy ông Nhà nước tính làm sao chứ nò đó trên sông nhiều quá, có bữa không biết đường chạy xuồng. Vụ số đề, rốt cuộc ai chơi? Nhà Quê chơi. Ai làm thầu? Nhà Quê luôn. Biết tỏng tòng tong đường dây mua bán, biết luôn kẻ mua người bán, nhưng Nhà Quê vẫn thấy việc dẹp bỏ nó không phải của mình. Và những cái nò đó chằng chịt trên sông cũng vậy, và những trò đồng cốt lường gạt cũng vậy... chúng được tồn tại, nuôi nấng, chiều chuộng ngay trong lòng Nhà Quê.

Con biết cái thư này làm ông buồn, ông nghi hoặc, Nhà Quê làm gì đến nỗi, dù gì, cũng còn phần hồn vía giản dị, trong trẻo. Dạ còn, hào sảng còn, chơi hết mình còn, hồn hậu còn, nhưng cũng giống như bức tường xây lâu ngày, vôi vữa bắt đầu rơi ra từng mảng nhỏ, Nhà Quê bây giờ đi đám giỗ cũng bằng tiền, cũng ghi sổ để tới đám giỗ nhà khác coi người ta đi bao nhiêu mình đi lại bấy nhiêu. Trai gái không biết làm gì nên lấy nhau sớm, có đứa mười sáu tuổi đã bồng con nèo nẹo. Có xóm, vợ nhậu vô rượt đánh... chồng te tua. Sổ đỏ nằm ở ngân hàng, nhưng có thừa ra chút tiền, đi sắm dàn karaoke về ca cho đã, chứ đằng xóm người ta sắm hết rồi, mình không có, cũng kỳ.

Bữa nay con méc mấy chuyện này với ông, Nhà Quê hay được, lại giận, nói chân con còn dính phèn mà đã day qua nói xấu quê hương xứ sở mình. Con lại được đội thêm cái nón nữa, dù con không muốn, con đủ đen rồi, muốn làm hảo hán đầu đội trời chân đạp đất.

Thôi, con dừng bút, chừng nào nhớ ra cái gì, con lại viết thư cho ông. Biết đâu chừng, thư sau, con sẽ kể một chuyện dễ thương của Nhà Quê để chứng minh là con yêu Nhà Quê, như ông.  


          Nguyễn Ngọc Tư
  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ letam:


Nốt buồn

Cọc ximăng chia cắt thâm tình
Quê tôi vào vùng qui hoạch
Xóm nghèo bao đời yên ắng
Phút chốc trở mình.

Con đường làng mất dấu lũy tre xanh
Câu vọng cổ thôi ngân dài mỗi tối
Có anh nông dân lười ra ruộng
Đắm mình trong quán nhạc xập xình
Có những người trẻ chạy theo "lối sống văn minh"
Thể hiện mình bằng điện thoại cầm tay, tóc vàng, tóc đỏ...
Đánh rơi "lời chào cao hơn mâm cỗ"
Khi gặp người quen
"Dạo này mét đất giá bao nhiêu?"
Thay câu hỏi thăm mùa màng đặng, thất...

Quê tôi vào vùng qui họach
Bản nhạc vui sao lắm nốt buồn!

LÊ MINH TÚ (Tạp san Áo Trắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

KHI HỌC SINH THIẾU CÁI ĐỂ CHƠI





(TT&VH Online) - Những bức ảnh chụp tại trường Tiểu học Phương Liệt (Hà Nội) thể hiện các em học sinh đang nô đùa ở những nơi hoặc với những "đồ chơi" không phù hợp. Thiết nghĩ, nhà nước, nhà trường nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động tinh thần và thể chất của các cháu học sinh.

(Nguồn: Thể Thao & Văn Hoá)


Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cái hàng rào vô tâm



TT - Ngày còn bé, cuối tuần hồi hộp mong được nhận phiếu bé ngoan để chủ nhật được ba mẹ chở đi chơi công viên. Tha hồ nhé những cầu tuột, xích đu và thỉnh thoảng còn được thưởng bong bóng hoặc một ly chè. Thỉnh thoảng, vì ngày còn bé ly chè hay quả bong bóng là phần thưởng đặc biệt mỗi khi ba mẹ lãnh lương.

Lớn lên, có gia đình, có con... Nhìn niềm vui trẻ thơ của con mỗi cuối tuần được chở đến Tao Đàn chơi lại nhớ ngày thơ bé của mình.

Những tuần gần đây cái chỗ con chơi đã bị tấm lưới B40 rào lại, phải chở con đi xa hơn đến tận công viên Lê Văn Tám... chứ không nỡ làm mất đi niềm vui của bé. Khi bé ngơ ngác hỏi: “Vì sao người ta rào lại vậy ba? Bao giờ người ta lại mở ra?”, tôi đã lúng túng một hồi lâu, đành trả lời là “ba cũng không biết nữa”.

Nào có thể trả lời cho bé hiểu như những gì người lớn giải thích rằng thì là như báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 30-9: khu trò chơi này sẽ được bố trí tại một vị trí khác trong công viên, và thời hạn hợp đồng tài trợ cho khu trò chơi đã hết, đơn vị liên quan đang tìm cơ chế về vốn phục vụ công tác bảo dưỡng, bảo vệ...

Bé vẫn thích chơi ở Tao Đàn hơn vì ở đó bé có bạn bè quen thuộc. Các ông bố bà mẹ cũng thành bạn từ hồi nào nhờ việc cho con đi chơi. Giờ đây mỗi người mỗi ngả, chưa biết ngày tái ngộ.

Một chiều đi ngang qua Tao Đàn với hi vọng nhỏ nhoi biết đâu sân chơi đã được mở lại hoặc sân mới đã được mở ra. Nhưng kia kìa, vẫn cái hàng rào B40 lạnh lẽo, những bộ trò chơi nằm im lìm, chắc chúng cô đơn lắm.

Đầu tôi bỗng nhảy nhót rất nhiều câu hỏi: thế bao giờ sẽ có khu vui chơi giải trí mới, ngày mai, ngày kia hay một tháng, nửa năm, một năm nữa? Sao không chờ khi có khu vui chơi giải trí mới hãy đóng cửa cái cũ? Có phải vì hợp đồng tài trợ đã hết nên phải đóng cửa, nếu mở cửa thêm một thời gian nữa thì có sao không, nhà tài trợ có phật lòng, hay vi phạm hợp đồng thì sẽ bị kiện cáo? Hay vì để bảo vệ thì phải có kinh phí? Đằng nào chả có bảo vệ của công viên, vấn đề chỉ là bố trí lại vị trí bảo vệ. Liệu những con người như tôi đang nghĩ đây cũng là giải pháp?

Ôi, chỉ là những câu hỏi bé nhưng không tìm được lời giải đáp.

Kinh nghiệm cá nhân của một bạn đọc tên là Le Mai trong phần ý kiến “Đừng tước đi những sân chơi cuối cùng” trên Tuổi Trẻ ngày 1-10 cho biết: “TP.HCM là đô thị đặc biệt mà khu vui chơi cho trẻ em như ở công viên Tao Đàn đếm trên đầu ngón tay”.

Nghĩa là chúng ta giàu có sân chơi gì cho cam, thế mà nay lãng phí. Trẻ thơ vốn ngây thơ (may là thế), buồn chút vì không có chỗ chơi, sau lại sáng tạo ra trò chơi mới. Còn người lớn, đặc biệt trong chuyện này, là những người lớn có trách nhiệm: có ngây thơ như trẻ không hay đã vô tâm, vô cảm với trẻ thơ.

Tháo một hàng rào bằng thép B40 chắc mất nhiều lắm tám tiếng (tính theo thời gian vàng ngọc ở công sở để so với 24 tiếng nêu trên), nhưng tháo cái hàng rào vô tâm trong đầu người lớn có trách nhiệm không biết sẽ mất bao lâu thời gian?

ANH CHI  (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hàng rào ngoài đường phá đi thì hết
Hàng rào trong tâm phá đi vết vẫn còn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối