Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://dantri.com.vn/xa-h...inh-trung-uong-680682.htm

color=blue]Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương[/color]

(Dân trí) - Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định thành lập Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương cùng chức năng, nhiệm vụ và phân công nhân sự đứng đầu các ban này .
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 160-QĐ/TW về việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương; Quyết định số 161-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/Nguy1EC5nBaacuteThanh_zps3d75a0d3.jpg
Ông Nguyễn Bá Thanh

Bộ Chính trị cũng ban hành các Quyết định số 655-QĐNS/TW về việc phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 656-QĐNS/TW về việc phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Vương Đình Huệ
Ông Vương Đình Huệ

Ông Nguyễn Bá Thanh hiện là ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ông Vương Đình Huệ hiện là ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

TTXVN - Kim Tân
Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương 10 7 79688
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://dantri.com.vn/su-k...guyen-ba-thanh-682185.htm

Cái khó của ông Nguyễn Bá Thanh

Tân Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh có nhiều lợi thế, vốn liếng kinh nghiệm trong tay không phải ít, nhưng đồng thời cũng có cái khó của mình.
>>  Sáu nhóm nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương
>>  Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Lợi thế

Ông Thanh ở Đà Nẵng giờ đã ra Hà Nội.

Tôi có may mắn được vào Đà Nẵng nhiều lần, trước cả thời ông làm chủ tịch và bí thư. Đến thời ông, khi quay lại tôi đã thấy một Đà Nẵng rất khác, khang trang và sạch đẹp. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây bình quân gần 12%. Dư luận có kẻ khen người chê. Có nhà báo cho ông Thanh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng, có báo còn giật tít “ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng”, đủ thấy sức lan tỏa của những việc ông làm.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/NBATHANH_zps599fc4a7.jpg

Ông Nguyễn Bá Thanh (phải). Ảnh: Lê Anh Dũng

Vì thế, việc ông ra Hà Nội được nhiều người kỳ vọng. Họ muốn thấy một Nguyễn Bá Thanh làm như ông từng làm, như ông “trị” những công bộc của dân chỉ hứa mà chưa có giải pháp hay chưa làm được những điều đã hứa trước dân.

Ông nhận nhiệm vụ mới trong bối cảnh Đảng đang tiến hành cuộc vận động chỉnh đốn, trong đó chống tham nhũng, chống suy thoái đạo đức lối sống được coi trọng.

Lập lại Ban Nội chính TƯ, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, với người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Thanh có nhiều lợi thế, vốn liếng kinh nghiệm có trong tay không phải ít nhưng đồng thời cũng có cái khó của mình.

Ở Đà Nẵng ông là người thứ nhất vừa là Bí thư, vừa là Chủ tịch HĐND, lời nói của ông là mệnh lệnh, “là gang là thép”. Giám đốc Sở Xây dựng toát mồ hôi khi ông xoay về cách trả lời vòng vo xuân hạ thu đông như lời ông nói trong khi dân chỉ cần biết bao giờ có điện nước. Hay Sở Tài chính thu ngân sách chỉ đạt hơn 30% nhưng chi tiêu đến hơn 50%, ông bảo nếu là tui, tui sẽ vặn tiền lấy đâu ra…

Thật ra “làm vua”, như từ mà dân ta quen dùng cho các vị đứng đầu tỉnh, có cái khó nhưng cũng có cái không hẳn là khó.

Cái khó vì anh là người đứng đầu phải nắm và chỉ đạo toàn diện. Làm tốt làm dở đều được đo đếm bằng thực tế. Cứ lấy thước đo là chỉ số phát triển và mức độ hài lòng ủng hộ của người dân mà đánh giá. Nói là lãnh đạo tập thể nhưng vai trò cá nhân của người đứng đầu là quan trọng bậc nhất. Có tâm, có tầm thì từ cái khó có thể chuyển thành dễ. Khi trí tuệ biết lo cho cái chung, biết đoàn kết nội bộ, loại bỏ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thì tự nó trở thành sức mạnh. Sức mạnh ấy được quần chúng ủng hộ, cấp dưới ủng hộ và được nhân lên.

Nay ông Bá Thanh ra Hà Nội đứng đầu một ban quan trọng. Chức năng được xác định là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Không khoan nhượng

Chống tham nhũng là vấn đề cốt tử nhất hiện nay mà dân quan tâm.

Đảng đã xác định tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Suốt các kỳ Đại hội, Đảng đã đưa ra những tư tưởng quan trọng về phòng chống tham nhũng. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật Phòng, chống tham nhũng, thể hiện được những tư tưởng cơ bản và quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Luật đã có, các ban từ Trung ương đến địa phương đã thành lập song từ đó đến nay, chúng ta mới chỉ “đạt kết quả bước đầu” như mỗi lần tổng kết đánh giá. Và nói hình ảnh như Chủ tịch nước, "trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này"

Đủ thấy nhiệm vụ mới mà ông Thanh đảm nhận rất cấp bách, rất quan trọng và vì thế mà người dân đều kỳ vọng.

Nhưng ông Thanh cũng có cái khó của mình.

Ở các nước, người đứng đầu có quyền cách chức những kẻ tham nhũng làm sai. Mà chẳng cần cách chức, họ cũng đã xin từ chức. Thế mà họ còn khó. Cái khó của ông với chức năng tham mưu lại càng khó hơn.

Nhưng với Nguyễn Bá Thanh, tôi tin ông sẽ quyết liệt, không khoan nhượng. Quyết liệt ngay cả chuyện chỉ tên, điểm mặt những “đồng chí chưa bị lộ”.

Ta nói nhiều đến quốc nạn song khi đề cập đến ai, ở đâu thì hình như còn rất khó và công việc xử lý cũng chỉ mới “từ vai trở xuống” như lời nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từng nói.

Công cuộc đấu tranh này không phải ngày một ngày hai mà thành công, tất nhiên cũng không thể kéo dài. Để như vậy thì “còn đâu cái đất nước này nữa”, như Chủ tịch nước đã chia sẻ. Tuy nhiên mọi việc muốn thành công phải bắt đầu xây dựng nền móng, phải bắt đầu có tiền lệ. Đây là kỳ vọng của người dân đối với cương vị mới của ông Nguyễn Bá Thanh.

Theo Nguyễn Đăng Tấn
VietNamnet
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://blogtiengviet.net/...r_t_la_tham_a_a_ng_a_ar_c

MỘT LÁ THƯ ĐÁNG ĐỌC

Link cố định 09/01/2013@11h24, 376 lượt xem, viết bởi: nguyenlandung
Chuyên mục: Nhật ký

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/V1EACNTUY1EC0N_zps88b87e41.jpg
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)... Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .

Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:

KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:

Các con thân mến!

Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ai tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luỵ vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là miễn phí cả.

9.Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Hiểu đời-Chu Dung Cơ


http://hoangkimvietnam.files.wordpress.com/2010/09/chu-dung-co1.jpg?w=584

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

-Qua một ngày mất một ngày.

-Qua một ngày vui một ngày.

-Vui một ngày lãi một ngày.

-Hạnh phúc do mình tạo ra.

-Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.

- Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

-Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

-“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. -Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

-Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

-Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

-Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

-Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

-Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử).

-Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

-Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

-Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

-Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

-Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

-Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

-Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu… Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

-Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).

-Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

-Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

-Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.

-Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

-“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

-Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

-Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

-Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Trần Hồng Giang sưu tầm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viết cho nỗi sợ hãi khi làm người



Vào những ngày này, thế giới hân hoan đón nhận bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền 1948 ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại cho cả cộng đồng nhân loại.

Lần đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của loài người, đã ghi nhận lại một văn kiện lịch sử vượt ra khỏi khác biệt và giới hạn của địa lý quốc qua, xung đột ý thức hệ, đặc thù thể chế chính trị, và nền tảng văn hóa trong một thời điểm khó khăn nhất để làm nên “một tiêu chuẩn thực hiện chung” cho tất cả các quốc gia và dân tộc trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền làm người.

Khác biệt nhân quyền
Thế nhưng, vào lúc thế giới đang dần được thắt chặt trong xu thế toàn cầu hóa thì cũng là lúc giá trị nền tảng Nhân quyền lại bị chia rẽ và xung đột, thông qua cụm từ “khác biệt nhân quyền” mà chúng ta nghe rất quen tai.

Xem ra sau 64 năm tồn tại, chuẩn mực chung của Nhân quyền đang bị thử thách hơn lúc nào hết.

Nhân quyền được nhắc tới nhiều trong quan hệ quốc tế. Một bên thì muốn cho đi cái mình đang có, nhưng bên kia thì “chê” không phù hợp với mình.

Chúng ta cũng không lạ gì khi nghe điệp khúc “yêu cầu cải thiện nhân quyền” từ chính quyền Mỹ và các nước Phương Tây dành cho Việt Nam.

Nhưng nhà nước Việt Nam luôn cho rằng: chúng tôi có những “đặc điểm khác biệt riêng” về nhân quyền. Đừng áp đặt cái tiêu chí của anh vào cho chúng tôi, các anh hãy tự xem lại chính mình đi.

Để rồi chưa bao giờ có một quốc gia nào trên thế giới tự nhận dân chúng của mình bị hạn chế nhân quyền.

Quả bóng 'hạn chế nhân quyền' được đá qua đá lại giữa các quốc gia, mà “trọng tài” là các Cơ quan bảo vệ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không thể làm gì hơn ngoài kêu gọi sự tự giác của người chơi, và “bày tỏ quan ngại sâu sắc” mỗi khi người dân bị chính quyền xâm hại nhân quyền.

Từ bỏ quyền làm người
Khi không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu Nhân quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, xem ra chủ đề được chọn cho Ngày Nhân quyền 10/12/2012 năm nay của Liên Hiệp Quốc là “Quyền tham gia” vào đời sống chính trị xã hội vào lúc này chẳng khác nào đi “xúi dại” người dân.

Vì không có sự thống nhất trong nhận thức về nhân quyền, sẽ là sự bất hạnh cho bất kỳ ai nếu thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội, quyền tự do xuất bản, hay quyền tự do biểu tình… theo tinh thần của Tuyên ngôn, ở những quốc gia có “đặc thù riêng” vào thời điểm này.

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn độc lập theo tinh thần của Điều 23, mà ở đó nhà cầm quyền còn đang bị “ám ảnh” bởi Công đoàn Đoàn kết Ba Lan?

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do lập hội ôn hòa theo tinh thần của Điều 20, mà ở đó nhà cầm quyền vẫn xem Xã hội dân sự là “nguy hiểm”?

Sẽ là như thế nào nếu thực hiện quyền tự do xuất bản mà ở đó nhà cầm quyền còn đang muốn “bao cấp học thuật” và qua đó muốn bao cấp luôn tư duy?

Sẽ như thế nào nếu việc thực hiện quyền tự do biểu tình mà ở đó nhà cầm quyền lại xem biểu tình là đe dọa cho an ninh quốc gia và trật tự xã hội?

Và còn rất nhiều câu hỏi “sẽ như thế nào (?)” cho những ai hiểu được tinh thần của bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và những ai đang có nhu cầu làm con người theo đúng nghĩa của một con người.

Nhìn thấy sự trả giá của những người chỉ vì muốn thực hiện quyền làm người theo những gì Tuyên ngôn đã ghi nhận, buộc rất nhiều người trên thế giới này, dù không muốn, nhưng cũng phải từ bỏ các quyền chính đáng của mình để đổi lấy sự an toàn và yên thân.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/03/121203105517_cn_beijing_petitioner_512x288_afp_nocredit.jpg



Nỗi sợ hãi
Xem ra đã đến lúc cần phải xét lại mục đích ra đời của Tuyên ngôn.

Nó có còn nhằm giúp cho mọi người dân trên thế giới đều ý thức được rằng họ có các quyền mà không một chính quyền nào có thể tước đi được, và qua đó giúp mỗi người được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng như trong Lời mở đầu của Tuyên ngôn đã nêu?

Bởi lẽ dường như nó đang là một nghịch lý . Hiểu biết về Nhân quyền bao nhiêu lại tỉ lệ thuận với với nỗi sợ hãi và khốn cùng bấy nhiêu.

Nhà cầm quyền thì tỏ ra sợ hãi khi dân chúng ý thức được quyền con người để thoát khỏi sự kìm kẹp và cai trị của mình, nên thường sử dụng đến các phương pháp khốn cùng để hạn chế thông tin. Đây đang là nguy cơ đang đe dọa trực tiếp cho xã hội loài người vì “có nhiều người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi cũng không biết mình có được những quyền gì”.

Còn dân chúng có hiểu biết thì sợ cường quyền nên đành chấp nhận “ngoan ngoãn” mà khước từ các quyền chính đáng của mình để tránh khỏi sự khốn cùng.

Chắc có lẽ sau một kỷ nguyên Giáo dục Nhân quyền kết thúc, đã đến lúc Liên Hiệp Quốc cần mở ra một kỷ nguyên mới : “Đừng sợ hãi khi làm người”.

Đừng sợ hãi không chỉ dành mỗi người dân, mà còn đối với tất cả những nhà cầm quyền trên thế giới.

Nhưng nhà cầm quyền cần phải vượt qua nỗi sợ hãi trước tiên, để có những bước đột phá trong việc phát triển Nhân quyền, sử dụng pháp luật với mục đích để bảo vệ và mở rộng quyền tự do, cũng như đảm bảo những giá trị mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người.

Nếu dân chúng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi nhanh hơn nhà cầm quyền, thì họ sẽ dùng đến biện pháp cuối cùng là nổi dậy nhằm chống lại áp bức và cường quyền như trong Lời nói đầu của bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã khẳng định.

Đây không phải là nhận định mang tính chất dự báo, mà nó là một phần từ lịch sử. Nó là một quy luật tất yếu trong việc đòi hỏi quyền làm người.

Điều này đã đặt ra một câu hỏi cho tất cả các nhà cầm quyền trên thế giới rằng: “Liệu các vị có nên tiếp tục duy trì nỗi sợ hãi hay không?”

PHẠM LÊ VƯƠNG CÁC
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bộ trưởng Y tế thị sát cảnh bệnh nhân nằm gầm giường

http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/01/14/qua-tai-jpg-1358147681_500x0.jpg

Khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có mặt ở Bệnh viện Ung bướu TP HCM lúc 8h30 sáng nay, khu vực phòng khám đông nghịt với hơn 200 người đang chờ lượt. Họ cho biết phải xếp hàng từ mờ sáng.
Quá tải bệnh viện, bệnh nhân nằm gầm giường, hành lang
Bệnh viện Ung bướu là một trong những cơ sở y tế quá tải nhất tại TP HCM. Khoa Nội nhi là nơi các em bé điều trị nội trú. Nhiều cháu rụng hết tóc với cái đầu trọc lóc, tay còn cắm ống truyền dịch mà phải nằm dưới gầm giường để điều trị.

Chị Hoa nhà ở Tây Ninh nuôi con nằm viện vì bệnh ung thư máu cho biết, bé đã phải nằm dưới gầm giường từ nhiều tháng nay vì phòng bệnh luôn quá tải. "Nhìn thấy cảnh con phải chui ra chui vào gầm giường mỗi khi lên cơn đau thật xót xa nhưng bệnh viện chật quá đành phải chịu", chị Hoa nói.

Cùng cảnh ngộ, một phụ huynh nhà ở Bến Tre cho biết, con chị cũng phải nằm dưới sàn phòng bệnh từ hồi mới nhập viện đến nay. "Có phòng nằm là may rồi nên chẳng ai có ý kiến gì", chị này nói.

Đại diện khoa Nội nhi cho biết, tình hình quá tải đã kéo dài từ nhiều năm nay. Cảnh bệnh nhân nằm 2-3 người một giường hay phải tá túc dưới gầm giường là chuyện bình thường.


Bộ trưởng Y tế thăm và tặng quà bệnh nhi ung bướu. Ảnh: Thiên Chương.
Đông đúc hơn cả là hai khu vực chờ khám bệnh mới và bệnh cũ. Gần 9h sáng, lượng người lấy số thứ tự ngồi chờ đã lên đến hơn trăm trường hợp. Nhiều bệnh nhân ở tỉnh cho biết mỗi lần khám họ phải đi từ tận 21h hôm trước mới mong khám kịp để về luôn trong ngày hôm sau.

"Cứ vài tuần tôi lại phải đưa mẹ đi khám một lần, lần nào cũng khởi hành từ chiều hôm trước, vậy mà có khi đến tận trưa vẫn chưa khám xong", chị Xuân nhà ở Cà Mau nói.

Không chỉ những người nhà ở tỉnh, bệnh nhân nhà ở TP HCM nếu muốn tránh cảnh chờ đợi quá lâu cũng phải đến lấy số thứ tự từ rạng sáng.

Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM khẳng định tình trạng quá tải đến nỗi bệnh nhân phải nằm gầm giường là khó có thể tránh khỏi, bởi diện tích của bệnh viện hiện nay quá khiêm tốn.

"Chúng tôi đã tìm mọi cách để giảm tải cho bệnh viện như chuyển bớt bệnh nhân nội trú sang ngoại trú, chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối tại nhà nhưng vẫn chưa thể giảm bớt quá tải, do mỗi năm số bệnh mới tăng khoảng 8%", ông Minh nói.

Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc bệnh viện cũng cho hay, tình hình quá tải khiến đội ngũ cán bộ y tế phải hoạt động hết công suất từ 6h sáng đến chiều tối. Trung bình mỗi ngày bệnh viện nhận khoảng 1.500 lượt người đến khám, trong đó khoảng 80% người bệnh ở các tỉnh lân cận.


Khoa Nội nhi của bệnh viện vẫn còn cảnh trẻ phải nằm gầm giường. Ảnh: Thiên Chương.
"Thời gian chờ đợi trung bình của mỗi bệnh nhân sau khi làm thủ tục phải mất hơn 40 phút trong khi thời gian khám chỉ khoảng 5 phút. Bác sĩ làm liên tục nhưng người bệnh còn vất vả hơn, đặc biệt là những người ở tỉnh xa. Chuyện đi khám từ nửa đêm rồi xếp hàng từ 4h sáng không có gì lạ", ông Dũng nói.

Kể cả những người cần được điều trị cũng phải chờ đợi. Hiện có khoảng 800 bệnh nhân cần xạ trị gia tốc nhưng máy móc không còn trống. Theo ban giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, tình trạng quá tải chỉ có thể được khắc phục khi bệnh viện này có thêm cơ sở 2, song phải vài tháng tới công trình này mới được xây phần bờ bao.

"Hiện chúng tôi đã nỗ lực giảm tải bằng cách triển khai đặt lịch khám qua tổng đài điện thoại 1080, lập phòng khám vệ tinh tại quận 2 và liên kết điều trị với Bệnh viện quân y 175 ở Gò Vấp", giám đốc bệnh viện nói.

Bộ trưởng Y tế cho biết sẽ sớm có giải pháp cải thiện tình trạng này. Cụ thể, Bộ đã trình Chính phủ duyệt đề án giảm tải nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó tập trung hàng đầu là chuyên khoa ung bướu.

Trước khi đề án được thực hiện, bà Tiến yêu cầu bệnh viện có kế hoạch lập thêm các ô khám, tăng bác sĩ khám để bệnh nhân bớt cảnh chờ đợi.

Đây là lần thứ hai Bộ trưởng Y tế thị sát Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Thiên Chương

.....

Giá hàng trăn ngàn tỷ bị bốc hơi mấy năm qua, được giành một phần nhỏ nhoi lo cho dân thì đâu đến nỗi này.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

KHÔNG ĐỀ

Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro gửi đất
Sống là cho và chết cũng là tro

TH

...

Chắc gì còn được vần nào
Bạn đi đường bạn, tro nhào bùn đen.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giữ ký ức



Một người bạn Pháp, sống ở Đức từ hơn ba chục năm nay, nói với tôi về thái độ dũng cảm của người Đức khi phải đối mặt với ký ức đen tối của dân tộc mình, so sánh với sự thiếu dũng cảm của người Pháp. Bà nói rằng, ở Essen nơi bà sống, vùng bắc sông Ranh, học sinh trung học được giao việc, như bài tập về nhà, đi điều tra trong khu phố nơi mình đang sống đã từng có những gia đình Do thái nào sinh sống, họ đã bị Đức quốc xã bắt đi như thế nào, họ đã chết ở trại tập trung như thế nào. Ký ức về một trong những tội ác kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại cần được làm sống lại, không chỉ qua những trang sách lịch sử, mà cả bởi những ngôi nhà, những khu phố thân quen. Cần phải mở toang những cánh cửa cứ muốn khép lên số phận những con người đã từng bị đối xử như súc vật.

Ký ức đen tối của dân tộc là một nỗi đau qua lớn đối với tâm hồn trẻ thơ. Một đứa trẻ còn ở tuổi cắp sách tới trường không có trách nhiệm với những tội ác mà ông cha nó đã phạm. Liệu có cần thiết hay không khuấy lên cái nỗi đau đó, làm sống lại cái nỗi đau đó qua từng năm tháng, qua từng thế hệ. Tại sao người lớn muốn làm đau trẻ con với ký ức về tội ác xảy ra nửa thế kỷ trước khi chúng ra đời. Tại sao trẻ con không được quyền sống một cuộc sống hồn nhiên, tin tưởng rằng đất nước mình luôn luôn tươi đẹp, cha ông mình không làm điều gì mà mình phải cảm thấy xấu hổ.

Với tôi, lý do ở đây là dân tộc Đức là một dân tộc đã trưởng thành, người Đức muốn con mình trở thành thành viên của một dân tộc trưởng thành. Mỗi người thừa kế từ cha ông mình tài sản hữu hình là nhà cửa, đường sá, tài sản vô hình là thể chế xã hội, là nền tảng đạo đức, tài sản tâm hồn là ký ức cả vinh quang và nhục nhã. Cái làm nên lòng yêu nước chính là việc cùng thừa kế, cùng chia sẻ những tài sản đó, có cái hữu hình, cái vô hình, có cái vinh quang và cái nhục nhã.  Tại sao không lờ những gì nhục nhã, chỉ lưu lại lại những gì vinh quang, ngọt ngào? Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi.

Ông bà ngoại tôi sinh ra ở làng Bạch Mai, người ở giữa làng, người ở cuối làng, gần ngã tư Trung Hiền. Có lần tôi hỏi bà ngoại, làm sao mà ông bà, người ở giữa làng, người ở cuối làng lại gặp được nhau. Ông ngoại tôi đã mất, bà ngoại tôi đã lớn tuổi nên cơ hội cho tôi tìm lại ký ức của mình không còn nhiều nữa. Bà tôi bảo, hôm ấy ông đứng ở gốc bàng dưới phố mà ngửa cổ gọi vọng lên: “Cô Hằng ơi, cô Hằng ơi”. Được một lúc thì cụ thân sinh ra bà ngoại tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ mắng: “Cái anh kia, sao cứ đứng giữa đường mà réo người ta thế. Anh gọi con tôi có việc gì?”.Ông tôi trả lời: “Dạ, con chỉ rủ cô Hằng đi dạy bình dân học vụ thôi ạ.” Vậy là ông bà ngoại tôi quen nhau khi đi dạy bình dân học vụ.

Tôi đưa bà ngoại về phố Bạch Mai với hy vọng tìm lại được gốc bàng nơi ông ngoại tôi đứng gọi bà ngoại tôi ngày xưa. Bà tôi cũng chỉ nhớ mang máng số nhà và dáng dấp của ngôi nhà nên chúng tôi phải vòng đi vòng lại mấy lần mà chưa thấy. May mà có cây bàng. Dọc phố Bạch Mai vốn trồng toàn bàng. Cái không may nhưng lại là may trong trường hợp của tôi là số bàng còn sống sót cũng không nhiều. Cái nhà giống nhất với những gì bà tôi còn nhớ bây giờ là một hiệu cầm đồ. Cả dãy phố đó còn lại một hai cây bàng nhưng có cả chục hiệu cầm đồ. Cái nào cũng giống cái nào, một đống máy vi tĩnh cũ nát, ba bốn cái xe máy lấm bùn. Tuy là trưa hè, nhưng người ta vẫn ngồi thành vòng trên hè phố quanh cỗ bài tá lả. Một vài người nhìn hai bà cháu tôi với ánh mắt thù địch. Tự nhiên nảy ra trong đầu tôi có một ý nghĩ vu vơ, nhưng là một sự tiếc nuối vô bờ cho một ký ức đẹp đẽ tinh khôi đã bị mất, để đổi lại hình ảnh bạc nhược của một đống máy vi tính vô hồn cũ nát, của những chiếc xe máy gỉ sét trong tiệm cầm đồ. Đành rằng, cầm đồ là một loại hình kinh doanh có lợi.


(Trích blog GS Ngô Bảo Châu)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vnexpress.net/gl/k...y-o-du-an-cau-nhat-tan-1/

Nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỷ ở dự án cầu Nhật Tân


Phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đề nghị được bồi thường 200 tỷ đồng. Bộ Giao thông cho hay, sẽ tính toán mức thiệt hại của doanh nghiệp này.

Tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về các dự án hạ tầng giao thông, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị bồi thường 200 tỷ đồng do chậm tiến độ giao mặt bằng 1,5 năm tại dự án cầu Nhật Tân.

"Chúng tôi đã trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản là chưa bao giờ có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nhà thầu đã phát đơn thì mình phải vào cuộc", Thứ trưởng Trường nói.

Ông Trường cũng cho biết, Bộ Giao thông có tính đến đền bù thiệt hại cho nhà thầu song mức đền bù bao nhiêu thì phải tính toán chặt chẽ và có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/10/3c/a5.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: ĐL


Khâu giải phóng mặt bằng cầu Nhật Tân do TP Hà Nội thực hiện, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn. Trong ba gói thầu của dự án, gói số 3 đường dẫn phía bắc cầu Nhật Tân do Công ty TNHH Xây dựng Tokyu (Nhật Bản) làm nhà thầu chính được khởi công tháng 3/2009.

Mặc dù đã được khởi công, song nhà thầu phải thi công cầm chừng do thiếu mặt bằng. Tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án này đã nhiều lần phải gia hạn cho các địa phương vì lý do như thiếu nhà tái định cư, chậm lên phương án đền bù, dân không đồng thuận... Hiện, khu vực đảo giao thông tại nút giao Phú Thượng, quận Tây Hồ vẫn chưa được giải phóng mặt bằng.

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án như đường Nhật Tân - Nội Bài, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên...

"Cần có giải pháp để các dự án trên địa bàn Hà Nội rút ngắn tiến độ 3 - 6 tháng. Thời gian qua, vành đai 3 trên cao đã có gói thầu rút ngắn tiến độ 15 tháng", lãnh đạo Bộ Giao thông bày tỏ.

Theo quy hoạch tổng thể, dự án cầu Nhật Tân là một trong 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Với thiết kế dây văng, cầu bắt đầu tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 (huyện Đông Anh). Cầu được thiết kế vĩnh cửu với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, thép và dây văng. Chiều dài toàn tuyến là 8,4 km, trong đó cầu dài 3,9 km, đường dẫn 4,5 km, chiều rộng đảm bảo cho 8 làn xe, trong đó 6 làn xe cơ giới.

Dự án có tổng mức đầu tư 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau khi hoàn thành, cầu Nhật Tân sẽ giảm tải cho cầu Chương Dương, rút ngắn quãng đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thủ đô.

Theo kế hoạch, tháng 10/2014, cây cầu này sẽ hoàn thiện và đi vào khai thác. Tuy nhiên, hiện các nhà thầu mới hoàn thành được 60% khối lượng công việc.

Đoàn Loan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://dantri.com.vn/xa-h...-cam-vao-1-cho-687465.htm

TPHCM kiến nghị gom dịch vụ “nhạy cảm” vào 1 chỗ


(Dân trí) - Trên địa bàn TPHCM có khoảng 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội như vũ trường, karaoke, nhà hàng, khách sạn, xông hơi xoa bóp, hớt tóc thanh nữ… TPHCM kiến nghị “gom” các điểm kinh doanh “nhạy cảm” trên vào 1 chỗ cho dễ quản lý.

Công nghệ cao khiến mại dâm thêm phức tạp

Báo cáo Bộ Lao động - Thương bình & Xã hội, UBND TPHCM cho biết: “Tình hình mại dâm trên địa bàn thành phố năm 2012 có nhiều diễn biến khá phức tạp, hoạt động mại dâm biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn ngày càng tinh vi…”.

Hoạt động mua bán dâm hiện nay không chỉ đơn thuần là giao cấu tại các khách sạn, nhà nghỉ hoặc ăn chơi thác loạn ở vũ trường, quán bar như trước. Hiện phổ biến nhất lại là hành vi khiêu dâm, kích dục tại các cơ sở dịch vụ từ bình dân cho đến cao cấp, núp bóng tại các quán cà phê, hớt tóc gội đầu, xông hơi, xoa bóp, ấn huyệt, spa chăm sóc da…


http://dantri4.vcmedia.vn/ZIBfP10h1bNGDgMRbGR/Image/2012/12/maidam_21.1.2012-bba57.JPG
Một “động” mại dâm trong quán cà phê từng bị cơ quan chức năng triệt phá (ảnh: Trung Kiên)

Theo báo cáo của UBND TP, sự phức tạp của tệ nạn mại dâm càng gia tăng khi thời gian gần đây lại tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm “gái gọi hạng sang” với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu với giá bán dâm lên đến cả ngàn USD. Đặc biệt phức tạp là hiện tượng chào hàng, môi giới mại dâm trên internet, giao dịch qua điện thoại diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, theo UBND TPHCM, hoạt động mại dâm nam, mại dâm trong nhóm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố người nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng. Đồng thời, mại dâm ở nơi công cộng, hoạt động bằng xe máy trên đường đang làm xấu đi hình ảnh thành phố về đêm.

Theo UBND TP, từ khi quy định không áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại xã - phường - thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm được thông qua, tình hình người mại dâm hoạt động nơi công cộng và núp bóng trá hình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng.

“Siết” văn hóa phẩm đồi trụy, “gom” cơ sở “nhạy cảm”

Trong năm 2012, TPHCM cũng thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền, đấu tranh triệt phá các ổ nhóm mại dâm và đạt được nhiều thành quả như: đưa vào cơ sở chữa bệnh 65 người bán dâm (trước khi luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực); tổ chức hơn 12.000 cuộc thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, dễ phát sinh tệ nạn; tổ chức hơn 3.000 lượt truy quét hoạt động mại dâm nơi công cộng; phá 133 vụ mua bán dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, bắt gần 600 đối tượng…

Theo UBND TP, kết quả đó chưa bền vững vì vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho hoạt động này phát triển. Đặc biệt, hiện trên địa bàn TPHCM có khoảng 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội như vũ trường, karaoke, nhà hàng, khách sạn, xông hơi xoa bóp, hớt tóc thanh nữ, cà phê ca nhạc có tiếp viên nữ… Đó là chưa kể khoảng 5.000 cơ sở kinh doanh không có đăng ký. Đây là địa bàn thuận lợi cho hoạt động mua bán dâm phát sinh.

Do đó, UBND TP đã kiến nghị Trung ương tiến hành công tác quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” như trên tại khu vực nhất định để tăng cường quản lý một cách chặt chẽ đối với người mại dâm. Đồng thời kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe phòng ngừa giảm tác hại… nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn mại dâm hoạt động tràn lan ngoài cộng đồng.

Đồng thời, UBND TP kiến nghị Trung ương ban hành quy định xử lý hành chính kiên quyết và chặt chẽ hơn đối với các đối tượng sản xuất, lưu hành, phổ biến các ấn phẩm, phim ảnh, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật có nội dung khiêu dâm, đồi trụy, độc hại, làm tha hóa thanh niên, cổ xúy lối sống ăn chơi trụy lạc, kích thích tệ nạn mại dâm…

Ngoài ra, thành phố đề nghị nghiên cứu ban hành quy chế về đạo đức, nhân cách trong công tác đào tạo văn nghệ sỹ, tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu và các biện pháp chế tài vi phạm hành chính kèm theo. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, không để xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở để tổ chức hoặc tham gia hoạt động mại dâm trá hình.

UBND TP cũng kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy định xử lý các hành vi chứa chấp, sử dụng phương thức khiêu dâm, kích dục tại cơ sở kinh doanh dịch vụ; quy định xử lý đối tượng mại dâm nam, mại dâm đồng tính, mại dâm có yếu tố người nước ngoài và các biện pháp chế tài để thực thi pháp luật đảm bảo có hiệu lực.

Tùng Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối