Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú. (bài 4)

Nguyễn Xuân Hưng

 Một câu chuyện chính trị bi hài, được ông Trần Đình Hiến kể lại. Đó là chuyện liên quan đến vụ án Lâm Bưu.
Sau này, mọi người mới biết ngày 13/9/1971 là ngày mà vụ án Lâm Bưu xảy ra. Nhưng trong ngày hôm đó, không ai hiểu được sự căng thẳng, hoang mang bao trùm lên giới chóp bu Bắc Kinh. Một phái đoàn của Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đi qua Bắc Kinh mấy ngày hôm sau xảy ra vụ Lâm Bưu, đã phải chờ đợi lệnh đồng ý hạ cánh rất lâu. Cuối cùng thì ông Lê Thanh Nghị đã phải hạ cánh ở một sân bay quân sự nhỏ, rồi được đưa bằng ô tô về Bắc Kinh. Lúc đó, ông Lê Thanh Nghị cũng không hiểu thế nào.
Mười ngày sau, một phái đoàn cấp cao của Việt Nam đến Trung Quốc, thì Chính phủ Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc mới được thông báo về cái chết của Lâm Bưu. Theo phía Trung Quốc, Lâm Bưu đã định làm đảo chính chống lại lãnh tụ Mao Trạch Đông, cùng với Lâm Bưu, có một danh sách 9 vị lãnh đạo ủng hộ Lâm Bưu. Cả 10 người này, sau khi thấy âm mưu thất bại, đã lên máy bay bay đi Liên Xô, nhưng bị bắn hạ tại Mông Cổ.
9 người tạo phản theo Lâm Bưu được đưa ra danh sách, gồm: vợ, con trai, thư ký và 6 vị tướng lĩnh là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Khưu Hội Tác,… và nhiều vị nữa. Trong đó toàn các tướng lĩnh, nguyên soái và đại tướng cầm đầu một số quân binh chủng.
Nhưng, khi vụ án Giang Thanh xảy ra, nhiều vị tướng lĩnh bị gọi ra làm nhân chứng, trong đó có đến 6 vị trong danh sách mà phía Trung Quốc đã thông báo với Việt Nam là chết theo Lâm Bưu khi nổ máy bay ở Mông Cổ. Các vị này được phía Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố đã chết ở thảo nguyên Mông Cổ, sau hơn 10 năm lại đội mồ sống lại ư?
Vậy thì, sự thật về cái chết của Lâm Bưu thế nào? Chắc chắn rằng ông ta không phải bị chết khi bay lên máy bay chạy đi Liên Xô.
Lại nữa, khi Tổng bí thư Lê Duẩn có việc đi qua Bắc Kinh, được Mao tiếp đón. Mao đã thông báo với Lê Duẩn về vụ Lâm Bưu, cuối cùng nói thêm một câu: Trong vụ này, tôi và Chu thủ tướng là một.
Tức là thường thì hai vị ấy không chắc đã là một?
Nhà văn Trần Đình Hiến do cương vị công tác, đã chứng kiến sự việc lịch sử này.
Vả lại, sự thật về Lâm Bưu, hay chính sự thật về Mao- Chu có là một hay không, chắc khó mà biết được. Những động thái chính trị của Trung Nam Hải mang đậm màu sắc sân khấu bi hài. Những con người chính trị của Trung Quốc từ thời Xuân Thu cho đến nay đều có đức tính chung là trí trá.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cụ Hồ thừa biết TQ muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Trung Quốc muốn VN đưa hết quân vào miền nam đánh Mỹ Ngụy, để miền Bắc cho TQ lo. Mao còn có lần nói với Cụ, TQ "Trả" lưỡng Quảng cho Đại Việt nhưng Cụ không nhận. TQ muốn VN không thống nhất một mối và cũng không muốn miền Bắc mất vào tay Mỹ. Cho nên TQ phải "giúp" lấy "giúp" để. TQ thế nào Cụ biết cả. Than ôi Cụ đi sớm quá. Biết bao thế kỷ mới có được một người như Cụ ?
Chu kỳ sinh ra thánh nhân theo thống kê là trung bình khoảng 800 năm, bác Tâm ạ

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

. Xin phép các bác cho em "bới" lại chuyện cũ để thêm một số thông tin cho rộng đường "xem xét" vụ Nô ben thơ này:


“Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”:
Chạm đến thơ, vì lòng thành thực


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/6_thi2578-180.jpg



Hoàng Quang Thuận dường như không mấy quan tâm, câu nệ về niêm luật, cấu trúc của Đường luật, bởi lẽ ngay từ đầu ông không có ý định “làm thơ”, mà ông chỉ mượn ngôn ngữ thơ để ghi lại tâm tịnh, cảm xúc của mình ở chốn Thiền định này thôi.

Hơn 20 tham luận của các nghiên cứu, lý luận, phê bình v.v… gửi đến, đủ thấy sự quan tâm của giới chuyên môn dành cho Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn tổ chức ngày 8/8, tại Hà Nội.

Dự hội thảo còn có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương; ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, Phó Tổng cục Tổng cục XDLL CAND, Tổng Biên tập Báo CAND; TS Lê Thị Bích Hồng, Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo TW và nhiều chính khách, nhà văn, nhà thơ, nhà báo v.v…

15 năm trước, đặt chân đến Yên Tử, nhà thơ, GS.TS Hoàng Quang Thuận đã bất ngờ được đất Phật “khai tâm”. Với những ngẫu nhiên lạ lùng mang hơi hướng tâm linh giữa mênh mang Yên Tử, chỉ ba ngày đêm anh lưu lại ở vùng non thiêng, 63 bài thơ đã ra đời. Ba năm sau, Hoàng Quang Thuận công bố tiếp 80 bài và “Thi Vân Yên Tử” gồm 143 bài ra đời, khiến mọi người ngỡ ngàng. Vì thế, mong muốn lý giải phần nào hiện tượng làm thơ của Hoàng Quang Thuận chính là mục đích của hội thảo này.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/6_nhaedit2570-450.jpg

Ảnh: Nhà thơ Hữu Thỉnh cùng nhà thơ Hoàng Quang Thuận và các đại biểu tại hội thảo.



Mỗi tham luận đem đến một cách cảm, cách nghĩ riêng, nhưng tất cả đều ghi nhận sự xuất hiện của “Thi Vân Yên Tử” như một hiện tượng văn học, bởi tự nó đã có một số phận, một đời sống lịch sử riêng, bởi những kỷ lục về số lượng in, khổ sách, mức độ phổ cập ở trong cũng như ngoài nước và số lượng các bài nghiên cứu, phê bình, trao đổi suốt thời gian qua.

Vấn đề nổi bật được hội thảo quan tâm là khả năng sáng tạo của nhà thơ Hoàng Quang Thuận thuộc dòng thơ tâm linh, viết như lên đồng, viết trong vô thức vv… nhưng cuối cùng, giới nghiên cứu vẫn chưa có được lời giải thích thỏa đáng. Nhiều ý kiến tập trung vào bàn luận “Thi Vân Yên Tử”, trong đó nhấn mạnh khía cạnh ngọn nguồn cảm hứng thiền, tâm thế thiền và xác định các đặc điểm trong thơ thiền Hoàng Quang Thuận, còn một số ý kiến khác lại dè dặt khi nói về cảm thức tâm linh.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học, cho rằng: Điều này cho thấy những băn khoăn và cách hiểu với nhiều mức độ khác nhau trong việc định giá thơ Hoàng Quang Thuận thực sự là thơ thiền, hay là thơ mang cảm quan Phật giáo, thơ viết về vùng đất Phật Yên Tử? Nhưng nếu không phải là thơ thiền thì là thơ gì?

Một nội dung khác được hội thảo quan tâm tìm hiểu là thể thơ và hình thức nghệ thuật của “Thi Vân Yên Tử” với nhiều ý kiến khác nhau: Trong khi nhà phê bình Nguyễn Hòa phản biện, thì Đỗ Ngọc Yên lại cho rằng: Hoàng Quang Thuận đã khai phá một hướng đi mới cho thơ Việt. “Thi Vân Yên Tử” hầu hết được viết theo thể Đường luật biến thể, vì các bài thơ đều không thuộc thời gian, không gian mà chính thể Đường luật đã trở thành một hình mẫu.

Mặt khác, Hoàng Quang Thuận dường như không mấy quan tâm, câu nệ về niêm luật, cấu trúc của Đường luật, bởi lẽ ngay từ đầu ông không có ý định “làm thơ”, mà ông chỉ mượn ngôn ngữ thơ để ghi lại tâm tịnh, cảm xúc của mình ở chốn Thiền định này thôi. Nhà phê bình Nguyên An bày tỏ: “Trong cả hơn trăm bài đã được đọc (và săm soi, và trầm trồ, rồi nghĩ thêm nữa), anh có thấy là chúng, phần lớn, đều thuộc loại thơ vịnh cảnh? Loại thể thơ này đã sống khỏe trong quá khứ, đang có mặt trong hôm nay một cách đàng hoàng, được vì nể, trân trọng...”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh phấn khởi khi hội thảo này làm đa dạng hóa cuộc trao đổi về thơ đang sôi nổi thời gian qua. Trong lúc đời sống đang có dấu hiệu tầm thường hóa, thì nhà thơ Hoàng Quang Thuận lại thiêng liêng hóa, thanh khiết hóa tâm hồn-một đóng góp làm cho vượng khí tinh thần dân tộc phát triển. Một người đến thăm và làm hơn 100 bài thơ về Yên Tử, nghĩa là tác giả đã đến, sống và hòa mình vào cảnh sắc, vào các giá trị của dân tộc.

Hoàng Quang Thuận vừa làm thơ về Yên Tử, vừa mượn Yên Tử để làm thơ, để gửi một thông điệp đến cho con người và đó là phẩm chất của thi ca. Anh công phu, kỹ càng và rung bật không bỏ qua một sự tích nào. Thơ anh có đủ yếu tố của thơ thiền, một sự hòa quyện say đắm giữa cảnh, sự và tình. Tất cả tạo nên những bức tranh tôn giáo trầm mặc mà sống động, thanh khiết mà run rẩy. Hoàng Quang Thuận đặt vào đấy tất cả phần hồn, phần cảm của mình, thả bút theo dòng xiết của tâm hồn. Anh làm thơ như kẻ vâng lệnh của tâm hồn, của lòng thành thực. Vì thành thực, anh đã chạm đến thơ.

Đọc thơ về Yên Tử của Hoàng Quang Thuận, nhà thơ Dương Kỳ Anh trầm trồ: “Những vần thơ nghe như của một thiền sư, của một người thoát tục, của tự ngàn xưa vọng lại chứ đâu biết rằng đó là thơ của một GS.TS, Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông. Quả là những câu thơ hay đến lạnh người, những câu thơ mà tôi đồ rằng nó đã nhập vào Hoàng Quang Thuận như người ta nhập đồng. Bởi khi đọc lại các bài cổ thi của các nhà thơ Việt Nam, các bài thơ của các nhà thơ đời Đường... Tôi khó mà phân biệt đâu là xưa, đâu là nay, đâu là cổ, đâu là tân, nó như là một sự ám ảnh của tâm linh”.

Người con của đất Quảng Ninh, nhà thơ Trần Nhuận Minh tấm tắc: “Những câu thơ thể hiện tấm lòng yêu mến và những cảm xúc không hề nguôi cạn của tâm hồn tác giả với đất thiêng Yên Tử. Cái duyên gì đã đưa ông về Yên Tử và điều gì ở danh sơn này đã biến một nhà khoa học thành một nhà thơ hào hoa và đặc biệt, đã viết suốt đời mình về Yên Tử, dành riêng cho Yên Tử, góp công làm cho một ngôi chùa, một ngọn tháp, một ngọn núi... ở đây thành một vang hưởng tâm hồn và bay xa… Đó là phúc địa của Yên Tử, phúc trạch của tỉnh Quảng Ninh từ ngàn đời.”

TS Lê Thị Bích Hồng chia sẻ: “Thơ Hoàng Quang Thuận thấm đẫm chất thiền trong cảnh, trong mây, trong tâm thức, không chỉ là những vần thơ tả cảnh sắc, thơ anh còn động thấu đến thế sự…”

Xin được kết bằng ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, nhà phê bình văn học, chủ trì cuộc hội thảo: Những ý kiến tranh luận sôi nổi cho thấy thành công của hội thảo. Hy vọng, qua hội thảo lần này, các vấn đề không phải đã khép lại, mà cần tiếp tục mở ra, giúp chúng ta làm quen và chủ động trước mọi hiện tượng văn học, trong đó có “Thi Vân Yên Tử”


Thanh Hằng
Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi...hongsu/2012/6/177988.cand
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Tác giả Trần Trương: “Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn



"Khi chúng tôi có sự đồng điệu trong tâm hồn, lại cùng viết văn làm thơ tả cảnh, thì việc sử dụng ngôn ngữ chung để nói về một điều thì chả có gì lạ! Một bên tôi diễn đạt thành văn, còn một bên, anh Thuận, diễn đạt thành thơ, thì sự trùng lặp sao gọi là “đạo” được?"

Sau hội thảo thơ “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn tổ chức ngày 8/8 tại Hà Nội, với sự góp mặt của hơn 20 tham luận của các nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học, dư luận vẫn còn xôn xao xung quanh chuyện thơ “nhập đồng”, thơ “thiền” của nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Bởi việc sáng tác 121 bài thơ chỉ trong 4 giờ, hoặc làm 143 bài thơ trong 3 đêm liền là chuyện lạ, vì riêng việc chép lại cẩn thận những câu chữ có sẵn chưa chắc đã kịp, chứ nói gì đến sáng tạo tứ thơ, hồn thơ, kết cấu bố cục bài thơ. Cũng vì vậy, tới đây, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương sẽ thẩm định để đưa ra câu trả lời thỏa đáng xem đây có phải là hiện tượng kỳ bí và hiếm có của thi đàn hay không.

Chỉ sau hội thảo thơ “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” vài hôm, một số tờ báo đã đăng bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tâm, xưng là “bạn thân” của nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Nội dung bài viết cho rằng, “Thi Vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận là “đạo” từ cuốn sách “Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng” của tác giả Trần Trương, Trưởng ban Quản lý Yên Tử (1992-2003).

Thậm chí, ông Tâm còn dẫn chứng một số bài thơ trong “Thi Vân Yên Tử” để so sánh với cuốn sách của Trần Trương và: “Tôi có thể suy luận rằng: Tập thơ Thi Vân Yên Tử của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ “nhập đồng”, cũng không phải là “thơ Thiền” mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương. Vì những bài thơ ấy thuần túy chỉ là tả cảnh vật qua con mắt của người phàm trần. Nếu thơ “nhập đồng” sẽ có giọng thơ khác, thâm linh, huyền bí và mang hồn cách của “người nhập”.

Trước thông tin trên có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ uy tín của cá nhân nhà thơ Hoàng Quang Thuận, mà còn tác động không hay đến uy tín của Hội Nhà văn, Tạp chí Nhà văn cùng nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình… đã có tham luận tại hội thảo thơ “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, để rộng đường dư luận, ngày 16/8, chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Trương, tác giả cuốn sách “Chùa Yên Tử - Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng”, hiện là Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, tìm hiểu sự việc…

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/6_tac2578-450.jpg

Ông Trần Trương



Dưới đây là trao đổi giữa PV Báo CAND với ông Trần Trương:

PV: Thưa ông! Trước việc tác giả Nguyễn Minh Tâm đăng bài viết và nêu ý kiến trên một số tờ báo về việc nhà thơ Hoàng Quang Thuận “đạo” văn từ cuốn sách của ông, là người trong cuộc và là tác giả của tác phẩm văn xuôi “Chùa Yên Tử”- Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Trần Trương: Khi tác giả Nguyễn Minh Tâm viết bài đó, có thể anh ấy tưởng tôi với anh Hoàng Quang Thuận là người xa lạ, mà không biết mối quan hệ của chúng tôi là tâm giao, đồng điệu từ lâu. Vì thế, tác giả Nguyễn Minh Tâm đã so sánh kỹ lưỡng giữa cuốn sách “Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng” với “Thi Vân Yên Tử” của anh Thuận, nhằm rút ra một kết luận: Thơ anh Thuận viết là “đạo” văn của tôi. Nhưng thực tế, trong văn chương, sự ảnh hưởng lẫn nhau về ngôn từ sáng tác, dẫn đến sự trùng hợp là hoàn toàn bình thường.

Tôi chỉ là người viết văn ở địa phương, nhưng khi viết cũng luôn chú ý chắt lọc ngôn từ để có nhạc điệu, hình ảnh, thì người khác, khi diễn tả về điều đó, cũng phải dùng những hình ảnh, từ ngữ đó mới nói được.

Hai chúng tôi thân thiết nhau, thường xuyên gặp gỡ nhất là ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), đàm đạo từ nhiều năm nay, ngày càng quí mến, trân trọng nhau hơn. Khi chúng tôi có sự đồng điệu trong tâm hồn, lại cùng viết văn làm thơ tả cảnh, thì việc sử dụng ngôn ngữ chung để nói về một điều thì chả có gì lạ! Một bên tôi diễn đạt thành văn, còn một bên, anh Thuận, diễn đạt thành thơ, thì sự trùng lặp sao gọi là “đạo” được?

Trước đây, Yên Tử khó khăn lắm, chứ chưa như bây giờ và chúng tôi đều có mối quan tâm là làm sao cho Yên Tử ngày càng phát triển, để vùng đất thiêng không trở thành phế tích. Năm 1998, khi anh Thuận tặng tôi tập “Thi Vân Yên Tử”, tôi đọc thấy có sự giống nhau và tôi rất vui, vì những ý tưởng 2 người cùng quan tâm đã có tiếng nói chung vì chúng tôi đã có những đêm thức trắng để đàm đạo về vấn đề này.

PV: Là người chủ sở hữu bản quyền “Chùa Yên Tử - Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng”, ông nghĩ sao khi một người xa lạ lên tiếng về tác phẩm của  ông bị “đạo”?

Ông Trần Trương: Với chuyện văn chương, sự tranh luận kiểu thế này vẫn diễn ra. Tôi chỉ nghĩ rằng, làm sao trong sinh hoạt của giới văn chương, phê bình, hay nghiên cứu nước mình, để lại sự lành mạnh, tránh gây phiền não, suy nghĩ cho nhau. Đặc biệt là với những người có trách nhiệm với bạn bè, nếu thấy có điều gì chưa phải, thì vỗ vai, nhắc nhở, có phải đáng trân trọng biết bao, hơn là chưa tìm hiểu, đã vội đưa lên mạng, tạo thành scandal không đáng có như những ngày qua, thì tình người như thế nào đây?

Việc dư luận ồn ào vừa qua không ảnh hưởng đến tình cảm giữa tôi với anh Hoàng Quang Thuận, vì chúng tôi rất hiểu nhau. Nhưng tôi rất buồn khi có quá nhiều người quan tâm đến một việc nhỏ, thậm chí là không đáng có này, mà cứ coi như là cháy nhà chết người, hay biển Đông có vấn đề gì vậy. Đến mức tôi phải thay số điện thoại cũ để có thể yên tâm làm việc. Cuộc sống đã nhiều âu lo, chúng ta không nên gây ra những âu lo cho người khác nữa.

PV: Ông có mối quan hệ với tác giả Nguyễn Minh Tâm không?

Ông Trần Trương: Tôi không biết ông Nguyễn Minh Tâm là ai. Chỉ thấy xưng là bạn thân của anh Hoàng Quang Thuận. Nhưng tôi cho rằng, nếu đã là bạn thân đúng nghĩa, thì sẽ không bao giờ viết những bài như tác giả Nguyễn Minh Tâm đã viết. Vì nếu thấy bạn mình có điều gì sai, người bạn tốt thường nói thẳng với bạn: cái này chưa được, cái kia cần sửa, một cách chân tình, chứ không đưa ra thiên hạ khi chưa kiểm chứng như thế!

PV: Ông có muốn nhắn gửi gì đến người “ngoài cuộc” đã tham gia vào sự việc này không?

Ông Trần Trương: Nếu những ai quan tâm, đọc những điều tôi vừa nói, sẽ thấy rõ quan điểm của tôi!

PV: Cám ơn ông!

Dưới đây là nguyên văn ý kiến của tác giả Trần Trương gửi một số cơ quan thông tin đại chúng:

Tôi tên là Trần Trương, nguyên Trưởng ban Quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử (1992 - 2003), hiện là Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh.

Năm 1997, tôi và anh Hoàng Quang Thuận gặp nhau tại Yên Tử. Ngày đó, Yên Tử còn hoang vắng, chưa được đầu tư khang trang, người về đông đúc như bây giờ.

Tôi tặng anh Hoàng Quang Thuận cuốn sách Chùa Yên Tử - Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng. Hai anh em tôi đã thức suốt đêm đàm đạo với nhau về nội dung cuốn sách tại chùa Hoa Yên (Yên Tử). Chúng tôi thấy hai tâm hồn văn chương và thi ca có sự đồng điệu, giao cảm và hòa hợp.

Một thời gian sau, anh Hoàng Quang Thuận về Hà Nội, có viết một tập thơ Thi Vân Yên Tử để tặng tôi. Tôi rất vui vì những điều chúng tôi đàm đạo với nhau về nội dung cuốn sách cũng như các cảnh quan của Non Thiêng Yên Tử đã trở thành những bài thơ của anh. Anh Thuận kể lại: “Vào lúc nửa đêm, sau khi thiền định, tôi thấy trong tôi trào dâng nguồn thi cảm mãnh liệt. Tôi  lấy giấy bút viết liền một mạch, ba đêm được sáu mươi ba bài”.

Tôi nghĩ: những bài thơ này chỉ có những người có khả năng thiền định ở một mức nào đó thì mới có được công năng này. Sau đó, anh Hoàng Quang Thuận cho in 1.000 cuốn Thi vân Yên Tử tặng cho Ban Quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử để Ban làm quà biếu du khách thập phương về Yên Tử trong các dịp Hội Xuân hàng năm và tặng cán bộ, nhân viên trong Ban.

Tôi còn được biết: Từ đó đến nay, anh Hoàng Quang Thuận đã cho in hàng chục ngàn cuốn Thi Vân Yên Tử được dịch ra Tiếng Anh, Tiếng Pháp để tuyên truyền, quảng bá Yên Tử với khách thập phương trong, ngoài nước.

Thi Vân Yên Tử không phải là đạo văn vì nó xuất phát từ cái Tâm của người viết với Yên Tử - một Vùng Đất Phật linh thiêng của chúng ta!

Trần Trương




Thanh Hằng (thực hiện)
Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi...vanhoa/2012/8/178575.cand

.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với nhà văn Trần Đình Hiến và nhà văn Hà Phạm Phú. (bài 5)

Nguyễn Xuân Hưng


Trần Đình Hiến có một giai đoạn công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc từ 1965 đến 1973. Đó là những năm tháng động loạn, cuộc cách mạng văn hóa kinh hoàng trên đất nước ấy. Ông Hiến vô tình là người quan sát trực tiếp đất nước và con người Trung Quốc trong một thời điểm đặc biệt mấy nghìn năm không bao giờ có.
Sau năm 1949, cuộc cải cách ruộng đất của Trung Quốc rung chuyển cả quốc gia sáu trăm triệu dân, cái tiếng vọng của nó rơi rớt về phương Nam, làm cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Một thanh âm rơi rớt mơ hồ thế, mà cho đến nay, mấy thế hệ cứ nghĩ đến còn sây sẩm mặt mày, thế thì tiếng nổ thật của nó ghê gớm thế nào. Vậy mà, so tiếng gầm đại bác cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản nổ ra năm 65, 66, thì cuộc cải cách ruộng đất sau giải phóng Trung Quốc chỉ là cái pháo tép. May thay, cuộc cách mạng văn hóa điên đảo ấy không thâm nhập được một tý ty nào vào đến Việt Nam. Có nhiều chuyện âm u mơ hồ nói về việc vì sao “nó” không vào được nước ta, là do sự cứng cỏi, trưởng thành hơn của các nhà lãnh đạo, cũng có thể là do đất nước ta lúc đó đang đánh Mỹ.
Hồi năm 2000 hay 2001 gì đó, khi chuẩn bị làm báo Tết báo Đầu Tư, tôi có trực tiếp đến đặt bài ông Trần Quốc Vượng. Ông Vượng viết tay, bài báo ấy giờ tôi còn nhớ, nó là bài về “Thăng Long tứ trấn”. Tôi đến ông Trần Quốc Vượng một lần để đặt bài, và một lần để lấy bài. Leo lên gian nhà ông Vượng ở Khu tập thể Kim Liên. Nhà cũ, chật chội, hành lang tối lắm.
Ông Trần Quốc Vượng nói mấy chuyện, thế nào lại nói về cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, và nói về Hồ Chí Minh. Ông Vượng nói đại ý: Ban lãnh đạo Trung Quốc tất nhiên là hối thúc Việt Nam cùng làm cách mạng văn hóa. Thông điệp chuyển đến, họp hành nhiều, “họ” vẫn động viên các đồng chí “làm”, rồi họ hứa cho súng, cho giày dép, cho lương thực. Lúc đó, Mao Trạch Đông vừa đi bơi qua sông Trường Giang, có một tiểu đội người nhái đỡ bụng. Cụ Hồ bèn viết cho Mao Trạch Đông một bức thư, đó là bài từ có 4 câu, bằng chữ Hán, dịch ra như sau: “Nghe tin ngài xuống Trường Giang/ Nhân dân Trung Hoa vui mừng khôn xiết/ Việt Nam chúng tôi đang đánh giặc/ Chúc ngài vạn thọ vô cương”. Mao Trạch Đông nhận được thư, không nói gì đến làm cách mạng văn hóa với Việt Nam nữa. Ông Vượng khi đó bảo tôi: Cậu biết vì sao Mao thôi không nói gì nữa không? Có câu nào Ông cụ bảo thôi chúng tôi không làm theo các ông đâu. Thế mà “nó” thôi. Ông cụ thâm lắm, phải hiểu người Hán mới viết như thế để cho nó thôi. Chứ có câu chuyện nói rằng, cụ Hồ bảo Mao: Chúng tôi còn làm cách mạng võ hóa. Cụ Hồ sao lại nói năng thô thiển thế. Mao nghe thế “nó” không cười cho à?
Sau đó, tiếc thay tôi không gặp ông Vượng lần nào nữa để hỏi ra chuyện đó thực hư ra sao. Đến khi tôi hỏi ông Trần Đình Hiến, thì ông Hiến bảo ông không biết chuyện bài từ đó. Nhưng ông Hiến biết, và chứng kiến một chuyện.
Cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc có tiền đề từ những bất đồng nội bộ sau cuộc phát động đại nhảy vọt của Mao. Ngày 16/5/1966, Bộ Chính trị Trung Quốc chính thức có thông báo về cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản. Ngày 18/5/1966, Lâm Bưu tuyên bố sùng bái Mao Chủ tịch, chính thức phát động đấu tranh nhằm vào phái hữu. Ngày 29/5 thì nhóm Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập ở Trường Đại học Bắc Kinh. Đến ngày 1/6/1966, Nhân Dân nhật báo chính thức hô hào tiến hành công kích vào giới phản động. Họ đã tìm thấy rất nhiều phản động, từ cấp Phó chủ tịch nước và cấp lãnh đạo khai quốc công thần, cho đến các dân đen.
Trong những ngày âm ỉ một cuộc đảo lộn trời đất Trung Quốc ấy thì Hồ Chí Minh đến Trung Quốc. Đó là ngày 25/5/1966. Mối quan tâm lớn của nhà lãnh đạo Việt Nam hẳn là mấy vạn quân Mỹ đã và đang nhảy vào miền Nam, chiến tranh leo thang ra miền Bắc. Hồ Chí Minh lúc đó sức khỏe bắt đầu kém, nên đánh tiếng là đi nghỉ tại một khu nghỉ mát có suối khoáng dành riêng cho lãnh đạo ởTrung Quốc. Hồ Chí Minh đến đó, và Mao Trạch Đông cũng đến đó. Hai ông đã gặp nhau suốt hai ngày hai đêm và không cho bất cứ ai đến gần. Không phiên dịch, vì Hồ Chí Minh nói tiếng Hán. Không ghi chép, hay nhân viên phục vụ văn thư, chỉ có những người nấu bếp. Hai ông già đã nói những chuyện gì cho đến nay chưa một ai tiết lộ. Chỉ biết rằng, Mao Trạch Đông không thể đi chơi, trong khi tình hình chính trị Trung Quốc đang sôi sùng sục. Chính ngày 25/5, xảy ra câu chuyện báo chữ to ở Trường Đại học Bắc Kinh, sau này là cớ để bùng nổ đội quân Hồng vệ binh. Những ngày đó, Mao lại đang nói chuyện với Hồ Chí Minh. Vậy họ nói chuyện gì? Chuyện gì thì chắc chắn có nội dung về cuộc cách mạng sắp nổ ra, xoay chuyển Trung Quốc.
Sau đó, có một đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Lao động Việt Nam đi Liên Xô, qua Bắc Kinh, ông Lê Duẩn trực tiếp đến thăm Hồ Chí Minh tại nơi nghỉ dưỡng. Hồ Chí Minh có nói với Lê Duẩn và cán bộ đi cùng, có sự có mặt của cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, rằng: “Chuyện của người ta phức tạp lắm, các chú phải theo dõi kỹ mới hiểu được”. Nghĩa là Hồ Chí Minh dặn, người ta nói vậy nhưng phải xem họ làm thế nào, cứ nên đứng nhìn xem thôi, chớ có hồ đồ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nói chuyện Trung Quốc với ông Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú (bài 6)

Nguyễn Xuân Hưng


Nhà văn Hà Phạm Phú gần đây ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử “Trưng Trắc”. mô tả cuộc khởi nghĩa Bai Bà Trưng năm 40. Đọc tiểu thuyết của ông Phú về giai đoạn đầu thế kỷ thấy cũng thích, nhưng thủ vị nhất là ông Phú lý giải mối quan hệ Giao Chỉ với nhà Hán. Theo ông Hà Phạm Phú, trước khi Mã Viện đàn áp Hai Bà Trưng, cơ cấu xã hội, phong tục tập quán của nước Nam Việt hầu như còn nguyên vẹn. Dù cho triều đình Nam Việt do Triệu Đà dựng nên đã sụp đổ, nhưng do thủ đô ở xa, sự đô hộ của nhà Hán lỏng lẻo, miền đất Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam ngày nay vốn nằm trong địa phận nước Nam Việt vẫn chưa bị Hán hóa đáng kể gì. Phong tục tập quán của Âu Lạc lấy sự nguyên sơ làm căn bản, phong hóa bản địa rõ rệt, ảnh hưởng Nho giáo còn chưa có, mãi sau này Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp mới truyền bá Nho học, vậy thì lúc Hai Bà Trưng sống, chế độ mẫu hệ mới có đất sống chứ.
Tại sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lãnh tụ phần lớn là đàn bà? Bởi vì thái thú và bộ máy chính quyền Hán đô hộ là đàn ông, còn lại tín ngưỡng, phong tục vẫn là mẫu hệ. Hai Bà Trưng phất cờ, thì các bộ tộc có các thủ lĩnh đàn bà theo ngay. Và, điều căn bản, theo ông Hà Phạm Phú, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không phải chỉ xảy ra ở phần đất sau này là Bắc Việt Nam, mà xảy ra ở phần đất nước Nam Việt cũ, tức bao gồm mấy tỉnh Nam Trung Quốc, như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam ngày nay.
Ông Hà Phạm Phú có thời gian công tác tại 3 tỉnh Nam Trung Quốc trên đây, với vốn tiếng Hán dày dặn, ông đã tích trữ tư liệu và kinh nghiệm sống để thai nghén tiểu thuyết “Trưng Trắc”. Hầu hết các tỉnh Nam Trung Quốc đều có đền thờ Vua Bà. Sau này, do nguyên nhân nào đó mà Trung Quốc diễn đạt khác đi, nhưng đó chính là thờ Hai Bà Trưng.
Tôi cho rằng, truyền thống thờ Vua Bà còn ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu đạo Phật. Thiền tông truyền từ Ấn Độ qua Nam Trung Quốc, rồi lần thứ hai vào Việt Nam, sau làn sóng khởi thủy từ đầu công nguyên. Trong Thiền tông và Phật giáo nói chung theo hệ phái này, Phật Bà Quan Âm đặc biệt được đề cao. Tín ngưỡng truyền thống có thể đã sống lại, len lỏi qua luật lệ chính quyền Hán hóa, sống lại với tôn giáo.
Ông Phú lý giải có thực tiễn và có dẫn chứng, Hai Bà Trưng giải phóng 65 thành, đó là thành lũy của nước Nam Việt cũ, chứ chỉ có Giao Chỉ thì làm sao có 65 thành?
Như vậy, có một sự thật mà các giáo trình lịch sử nước ta không nói ra, mà chỉ có các nhà sử học biết thì biết với nhau: Có mệnh đề quan trọng là:  Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra tại phần đất nước Nam Việt cũ, tức là Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc ngày nay. Từ mệnh đề này, có thể soi sáng cuộc tranh luận về cột đồng Mã Viện. Mã Viện diệt Hai Bà Trưng xong, trồng một cái trụ đồng ở phân giới Việt -Hán. Thư tịch Trung Quốc cổ đã chỉ ra vị trí trụ đồng ở trong nội địa Nam Trung Quốc. Dĩ nhiên cũng có tam sao thất bản, nhưng sau thời Minh -Thanh,  thuyết mang cột trụ đồng về phía Nam nước ta thực ra vô tình tiếp tay cho tư tưởng Đại Hán mà thôi.
Tôi hỏi các ông Hà Phạm Phú và Trần Đình Hiến, tại sao mệnh đề này người Việt Nam ta không nhắc đến một cách đàng hoàng và rõ ràng? Tại sao không giáo dục cho con em chúng ta lòng tự hào dân tộc như vậy. Ta nói thế, nhưng không bao giờ đi đòi đất Trung Quốc cơ mà. Lịch sử vốn nó như vậy… Hai ông nhà văn đều nói: Chúng ta là nhà văn, việc này có lẽ để nhà sử học và nhà giáo dục giải quyết chăng?
Dĩ nhiên là tôi biết, chuyện này liên quan sâu sắc đến việc các cụ nhà ta thời phong kiến nhìn nhận Triệu Đà là vua nước Nam Việt, và quốc thống nối nước Âu Lạc là Nam Việt. Như vậy dẫn đến một tranh luận về Triệu Đà và nước Nam Việt, về quá trình Hán hóa các dân tộc phương Nam (không chỉ ở Việt Nam). Bây giờ ai, phía nào sợ điều đó, suy ra được ngay. Người Việt chắc là không sợ rồi. Dẫn đến một hệ quả quan trọng: Người làm chính trị ở một tầm nào đó nhất định phải am hiểu lịch sử dân tộc.
Điều tôi ủng hộ ông Hà Phạm Phú là lao động nghiêm túc khi viết một tiểu thuyết lịch sử. Tôi chỉ dám viết về thời vua Đinh, về thời Trịnh –Nguyễn. Khi đó lịch sử tương đối rõ trong tư liệu thành văn. Còn thời Hai Bà Trưng, phải mô tả xã hội Hai Bà Trưng sống thế nào đây, nếu hiểu rằng Hai Bà chỉ làm khởi nghĩa ở phần đất ngày nay là Việt Nam thôi. Và, nếu không hiểu căn nguyên bối cảnh xã hội ấy, sẽ nông cạn cho rằng ông Phú miêu tả sex thái quá, phồn thực thái quá. Bởi vì một xã hội chưa có Nho giáo đè nặng vào như một cái cùm tôn ty trật tự, thì xã hội ấy tươi vui và hạnh phúc lắm. Dấu vết ở ca dao, phong tục qua hai ngàn năm còn nhiều ở các lễ hội đình làng minh chứng cho nhận định đó. Từ đây, tôi ngẫm ra, vì sao người Việt Nam dạy sử cho thanh niên thất bại, là bởi vì có nhiều khoảng tối không dám nói rõ ràng. Khi anh giấu một tý, một tý, thì thành ra sự thật lịch sử sẽ khó nói ra.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ngh.mai đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Cụ Hồ thừa biết TQ muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Trung Quốc muốn VN đưa hết quân vào miền nam đánh Mỹ Ngụy, để miền Bắc cho TQ lo. Mao còn có lần nói với Cụ, TQ "Trả" lưỡng Quảng cho Đại Việt nhưng Cụ không nhận. TQ muốn VN không thống nhất một mối và cũng không muốn miền Bắc mất vào tay Mỹ. Cho nên TQ phải "giúp" lấy "giúp" để. TQ thế nào Cụ biết cả. Than ôi Cụ đi sớm quá. Biết bao thế kỷ mới có được một người như Cụ ?
Chu kỳ sinh ra thánh nhân theo thống kê là trung bình khoảng 800 năm, bác Tâm ạ
Hu! Hu!...
Thế thì gay go quá rồi Đồ Nghệ ơi! 800 năm kém ngìn năm có đáng là bao!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:

Tác giả Trần Trương: “Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn

https://lh3.googleusercontent.com/-8-jy5w5q9D4/UC9PtCzn0GI/AAAAAAAAJhM/-uCe3UO0-8E/s420/van-ban.jpg

Chẳng Khảo Mà Xưng

Nghe đâu một bác họ Trần
Bảo ông Thuận chẳng đạo văn của mình.
Khen cho vô lý có tình
Đạo hay không đạo rành rành bản in
Soi vào giấy trắng, mực đen
Cần gì tranh tụng các bên trước tòa.
Đạo văn đâu giống đạo gà
Nạn nhân tha tội vẫn là đạo văn.
Mất gà, mất thịt, mất ăn
Mất văn ai biết mà lần có, không?
Rõ ràng chẳng khảo mà xưng
Làm sao xác định văn không mất gì?
Nội dung nếu giống tỳ tỳ
Không ghi xuất xứ tức thì đạo văn!


(18/8/2012)

Tham khảo thêm bài:

Dùng lý lẽ gì có thể bênh vực kẻ ăn cắp?

Của luật sư Vũ Hoài Nam đăng trên website của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thưa Đồ Nghệ và các bạn,

Ở Thi Viện ta không ai là không biết ranh ngôn là gì. Vì vậy, Tuấn Khỉ xin dùng khái niệm ranh ngôn của Thi Viện để bình vào các câu trong bài viết mà Đồ Nghệ muốn xới xáo lại để tìm hiểu về cái giải, xin lỗi, lang ben văn chương mà Việt Nam ta sắp được nhận.

Trước khi xem ranh ngôn, tôi khuyên các bạn nên vào links sau để xem các bài thơ, được gọi là "thiền, thánh, thần..." được "tiền nhân mượn bút" Hoàng Quang Thuận viết ra:

Thơ Hoàng Quang Thuận trên VNThuQuan

(Nếu bị tường lửa chặn, xin vào qua link sau)
Thơ Hoàng Quang Thuận trên VNThuQuan (qua PageWash)

Thơ thiền Hoàng Quang Thuận (Thái Bá Tân dịch sang tiếng Anh)

Tôi rất lấy làm mừng và tự hào vì dù nổi đình đám đã lâu, tái bản nhiều lần... nhưng cái tên Hoàng Quang Thuận chưa có trong danh sách tác giả của Thi Viện.

Tôi cũng rất thất vọng cho thi ca Việt Nam nói chung và cho một số nhà thơ Việt Nam nói riêng, có người từng là thần tượng của tôi, lại đi ủng hộ, ca ngợi Hoàng Quang Thuận. Nói như nhà thơ Trần Nhương:

"Không thể ngờ thơ thần, thơ Phật của anh Hoàng Quang Thuận đã làm cho bao vị tai to mặt lớn và một số thi nhân Hội Nhà văn Việt Nam mụ mị, tấu lên bài ca siêu việt như bị nhập đồng".


Chú ý: Những chữ màu đỏ trong trích dẫn dưới đây là do Tuấn Khỉ thêm vào.


Đồ Nghệ đã viết:

Xin phép các bác cho em "bới" lại chuyện cũ để thêm một số thông tin cho rộng đường "xem xét" vụ Nô ben thơ này:

“Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”:
Chạm đến thơ, vì lòng thành thực


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/6_thi2578-180.jpg



Hoàng Quang Thuận dường như không mấy quan tâm, câu nệ về niêm luật, cấu trúc của Đường luật, bởi lẽ ngay từ đầu ông không có ý định “làm thơ”, mà ông chỉ mượn ngôn ngữ thơ để ghi lại tâm tịnh, cảm xúc của mình ở chốn Thiền định này thôi.
Ranh ngôn!

PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn: Nhưng nếu không phải là thơ thiền thì là thơ gì?
Ranh ngôn!

Nhà thơ Hữu Thỉnh phấn khởi khi hội thảo này làm đa dạng hóa cuộc trao đổi về thơ đang sôi nổi thời gian qua. "Trong lúc đời sống đang có dấu hiệu tầm thường hóa, thì nhà thơ Hoàng Quang Thuận lại thiêng liêng hóa, thanh khiết hóa tâm hồn-một đóng góp làm cho vượng khí tinh thần dân tộc phát triển".
Ranh ngôn!

Đọc thơ về Yên Tử của Hoàng Quang Thuận, nhà thơ Dương Kỳ Anh trầm trồ: “Tôi khó mà phân biệt đâu là xưa, đâu là nay, đâu là cổ, đâu là tân, nó như là một sự ám ảnh của tâm linh”.
Ranh ngôn!

Người con của đất Quảng Ninh, nhà thơ Trần Nhuận Minh tấm tắc: “Đó là phúc địa của Yên Tử, phúc trạch của tỉnh Quảng Ninh từ ngàn đời.”
Ranh ngôn!

TS Lê Thị Bích Hồng chia sẻ: “thơ anh còn động thấu đến thế sự…”
Ranh ngôn!

Xin được kết bằng ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, nhà phê bình văn học, chủ trì cuộc hội thảo: "các vấn đề không phải đã khép lại, mà cần tiếp tục mở ra, giúp chúng ta làm quen và chủ động trước mọi hiện tượng văn học, trong đó có “Thi Vân Yên Tử”.
Riêng câu này quá tuyệt vời!

Thanh Hằng
Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi...hongsu/2012/6/177988.cand
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

HOÀNG QUANG THUẬN những ngày chưa được tiền nhân mượn bút

Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 11:04 - 21/08/2012

MINH DIỆN

Giới văn nghệ đang xôn xao về nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận xung quanh cuộc hội thảo "Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử", về tin tập thơ "Thi vân Yên Tử" của ông ta đi dự giải Noben văn chương. Đã có nhiều bài viết  về thói háo danh kệch cỡm của ông Thuận. Tôi chỉ xin kể thêm một mẩu chuyện không liên quan đến thơ nhập đồng của ông, nhưng sẽ giúp quý vị hiểu thêm về bản chất của Hoàng Quang Thuận.

Gần hai chục năm trước, Hoàng Quang Thuận từng là cố vấn đối ngoại của ông Tăng Minh Phụng (Bảy Phụng), giám đốc công ty Minh Phụng. Với khuôn mặt nhẵn bóng, áo quần bảnh bao, nói năng trịch thượng, Hoàng Quang Thuận bám Bảy Phụng như hình với bóng. Từ những cuộc gặp gỡ quan chức trong nước đến các chuyến công du nước ngoài của Bẩy Phụng đều có cố vấn Thuận đi kèm. Trong cái túi xách nhỏ của Thuận, luôn sẵn có mấy đồng tiền Gia Long Bảo Giám, trước khi Bẩy Phụng đi đâu, gặp ai và làm việc gì quan trọng, Thuận đều gieo quẻ để biết hên xui và cho lời khuyên. Hoàng Quang Thuận đã làm cho Bẩy Phụng có niềm tin tuyệt đối vào tâm linh. Thuận đã dùng các biện pháp tâm linh, thần thánh giúp Bẩy Phụng mở rộng những mối quan hệ. Ông Thuận được Bẩy Phụng cấp cho một xe ô tô có tài xế riêng để làm việc. Với cái gọi là "thuốc gia truyền" cùng những phong bao của Bẩy Phụng, ông Thuận đã lách vào mọi cửa.

Tôi còn nhớ, khi công ty Minh Phụng đang bi đát trước sức ép từ mọi phía thì Hoàng Quang Thuận đưa ông Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đến ký kết văn bản hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ với công ty Minh Phụng. Hoàng Quang Thuận tổ chức họp báo long trọng và để ông Viện sĩ xuất hiện trước các nhà báo.

Khi Tăng Minh Phụng bị bắt trong vụ án Minh Phụng - Epco, Hoàng Quang Thuận sủ quẻ liên tục và nói như đinh đóng cột trước mọi người rằng nhất định Bẩy Phụng sẽ thoát nạn. Thậm chí, khi Tăng Minh Phụng đã bị tuyên án tử hình rồi mà ông Thuận vẫn quả quyết sẽ có người cứu. Thuận nói người cứu Bẩy Phụng là một nhân vật quan trọng mà đối với Thuận thân thiết như trong gia đình. Nghe Thuận nói, đại tá Lưu Vinh, Phó tổng biên tập báo Công an lúc bấy giờ phải thốt lên "Cái thằng đại bịp". Luật sư Nguyễn Thị Loan, một trong ba luật sư bào chữa cho Tăng Minh Phụng đã cho tôi đọc lá thư cuối cùng của Tăng Minh Phụng viết từ phòng giam  người có án tử hình. Trong thư, Bẩy Phụng nói khá nhiều về Hoàng Quang Thuận và yêu cầu Thuận trả lại chiếc xe hơi...

Tăng Minh Phụng bị thi hành án, đã chết, nhiều cộng sự bị tù đầy và nhiều bạn bè bị liên lụy, riêng "cố vấn" Hoàng Quang Thuận vẫn nhởn nhơ. Hình như thần thánh và các đại nhân chỉ bao bọc cho riêng ông ta?

Tôi cứ tưởng Thuận sẽ giấu mình đi, nhưng không, ông ta vẫn nhởn nhơ trò cũ. Một buổi tối, Hoàng Quang Thuận gõ cửa nhà tôi và sau khi khoe mấy bài thơ tâm linh mới làm về Yên Tử, ông ta vận động tôi mua bảo hiểm lấy hoa hồng giúp con Bẩy Phụng. Tôi nói với Hoàng Quang Thuận: "Tuy Bẩy Phụng đã mất, nhưng cô Thương và gia đình vẫn không để cho các con Bẩy Phụng thiếu thốn. Một sự thật là, nhân dịp tết vừa qua, tôi và anh Huy Đức mang tiền lì xì cho bà mẹ Bẩy Phụng và các cháu nhưng không ai nhận mà mang số tiền đó làm từ thiện... Vì vậy, ông đừng lợi dụng người đã chết để kiếm tiền...".

Không ngờ, nghe tôi nói như vậy, Hoàng Quang Thuận lên giọng, mang tâm linh ra dọa tôi. Bực quá, tôi phải đứng lên chỉ tay vào cái mặt nhờn mỡ bóng của Thuận mà nói rằng: "Anh xéo ra khỏi nhà tôi ngay!".

Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ trong nhiều chuyện mà tôi  đã biết về vị GSTS - Nhà thơ nhập đồng Hoàng Quang Thuận.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] ... ›Trang sau »Trang cuối