Đăng bởi Bồ Công Anh vào 13/04/2007 18:25, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 24/06/2009 09:23
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi TVy ngày 23/06/2009 06:33
Có 4 người thích
Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng long chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ “Nói với con” tiêu biểu cho phong cách sang tác ấy của ông. Bài thơ đi vào long người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.
Nói với con là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt long. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào long người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng.
Những câu thơ đầu tiên cất lên như một lời kể chuyện thủ thỉ với con:
Chân phải bước tới chaĐứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. CUộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông đã vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó.
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình thương lắm con ơiNhững con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. CUộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhoà của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm long
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Cao đo nỗi buồnHai câu thơ là sự đối lập giữa cuộc sống nhiều khó khan, trắc trở nhưng đầy long quyết tâm và sự tin tưởng vào bản thân. Không phải tự dung tác giả nhắn nhủ với con điều này, ông muốn đứa con mình sau này cần phải kế thừa và phát huy đức tính tốt đẹp này.
Xa nuôi chí lớn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnhMỗi người sinh ra và lớn lên đều phải gặp rất nhiều khó khan và thử thách, nhưng quan trọng chúng ta cần phải vượt qua nó như thế nào để chiến thắng chính bản thân mình. Du là “đá gập ghềnh, nghèo đói, lên thác xuống ghềnh” thì cũng không nên từ bỏ, không nên gục ngã. Vượt qua những điều đó chính là vượt qua được bản thân mình và trở thành một người có ích cho xã hội. Điệp từ ‘sông” được đặt đầu dòng ba câu thơ khẳng định chân lý sống không gục ngã mà người cha muốn nhắn nhủ đến con trai. Đó như là một lời khuyên, lời giáo huấn chân thành để con có thể tự mình bước tiếp những chặng đường tiếp theo.
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịtNhững con người dân tộc Tày tuy chân chất, mộc mạc, tuy nghèo đói nhưng ý chí trong họ luôn lớn mạnh, luôn hừng hực. Đó là nghị lực phi thường và đáng được trân trọng. Đây là điều mà người con nên trân trọng và tự hào để mai sau trở thành một người như vậy.
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con
Gửi bởi Ý Như ngày 05/03/2010 06:34
Có 2 người thích
1./ Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh trường của mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Thể hiện ý đồ đó bài thơ dược bố cục thành hai đoạn:
Đoạn 1: (từ đầu đến câu “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên, dài”): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc, nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sóng lao dộng tươi đẹp cùa quê hương.
Đoạn 2: (phần còn lại) Tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bi, với truyền thống cao đẹp của quê hương, ước mong con sẽ kế tục xứng đáng.
Đúng là bài thơ đã khởi đầu từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương từ những kỉ niệm nhỏ bé, gần gũi thiết tha lên thành lẽ sống cao đẹp. Bài thơ bộc lộ cảm xúc, chủ đề dẫn dắt ý tưởng một cách tự nhiên có tầm khái quát mà vẫn sâu xa thấm thía.
2./ Đoạn đầu bài thơ là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc che chở của quê hương đối với con.
Bốn câu thơ đầu là những hình ảnh hết sức cụ thể của một không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt:
Chân phải bước tới chaCon trẻ đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự mong chờ nâng đón của bậc sinh thành. Từng bước đi là từng tiếng nói tiếng cười được mẹ cha nâng niu, chăm chút, mừng vui đón nhận từng ngày.
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yểu lắm con ơi!Những hình ảnh tươi đẹp “Đan lờ cài nan hoa, Vách nhà ken câu hát” gợi lên cuộc sống lao động cần cù vui tươi của “người đồng mình”. Các động từ cài, ken, không chỉ miêu tả cụ thể mà còn cho thấy một cách sinh động tình cảm gắn bó, quấn quýt. Ngay cả rừng núi của quê hương tự bao đời rồi vẫn thơ mộng và trữ tình đã che chớ, dưỡng nuôi con người cả về tâm hồn, về lối sống “Rừng cho hoa. Con dường cho những tấm lòng” là như thế.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng…
Người đồng mình thương lẩm con ơi“Người đồng mình” - đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đạt biết bao nhiêu, những con ngứời ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịtTuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thông, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kẽ cao quê hương”, còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của “người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quê hương để tự tin vững bước trên đường đi tới.
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kè cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sa da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Gửi bởi yueunchi26 ngày 25/06/2014 10:17
Bài này phân tích tạm ổn, mình thích phân tích Sang thu hơn
Gửi bởi Minh Trúc ngày 16/11/2014 08:35
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:26
Tình cảm của cha dành cho con cũng ân cần, đầy yêu thương như tình mẹ, và người cha cũng luôn mong cho con vững bước trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho người con, một thứ tình cảm giản dị nhưng ấm áp.
Bằng những lời nói rất nhẹ nhàng, người cha nói với con về tình yêu thương bao la của cha mẹ. Con đã lớn lên trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng nịu chăm sóc của cha mẹ. Con có một gia đình thật êm ấm và hạnh phúc. Mỗi bước đi, mỗi tiếng nói, tiêng cười đều quấn quýt không rời:
Chân phải bước tới chaVà cứ thế, người con không chỉ lớn lên trong gia đình thân yêu, mà còn được nuôi dưỡng bởi quê hương thanh bình, yên ả. Cảnh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống lao động nhộn nhịp đã cho con sự sống, cho con một tâm hồn rộng mở:
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Người đồng mình yêu lắm con ơiSống giữa cộng đồng, con được đùm bọc, được chở che, được cha mẹ yêu thương nâng đỡ. Quê hương và gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng cho con.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Sống trên đá không chê đá ghập ghềnhHơn tất cả, người con phải biết tự hào với truyền thống rất đẹp của quê hương, phải thật sự tự tin để bước vào đời.
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/01/2015 23:26
Có 1 người thích
Con cựa mình êm ảTấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con trưởng thành, nên người vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối với con.
Thôi ngủ nữa đi con!
Cái trăng cao chưa tròn
Tay bố vòng hai thở
Cho con liền giấc ngon
(Hai bàn tay em – Huy Cận)
Chân phải bước tới chaChỉ bốn câu thôi mà không khí gia đình đầm ấm yêu thương được bộc lộ rõ nét. Cách thể hiện cảm nghĩ của bài thơ thật độc đáo. Đứa con chập chững tập đi, từng bước đều nghiêng ngả, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, dìu dắt. Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong cuộc sống gia đình, cả nhà luôn rộn rã tiếng nói cười, đâu chỉ là niềm vui riêng của người mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha. Thi sĩ Huy Cận cũng từng tâm sự về cái giây phút tuyệt vời ấy của mình:
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
Được tin con tập điĐứa con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng xinh đẹp của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày cha mẹ sung sướng mãn nguyện. Con là cuộc đời, là tất cả đối với mẹ cha. Bà mẹ Tà Ôi đã bộc lộ niềm hạnh phúc ấy khi có bên mình đứa con trong lao động tỉa bắp:
Cha mừng không ngủ được
Cha nằm đêm thầm thì
Từng tiễn chân con bước
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiCha mẹ yêu con, càng yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rốn của con, mảnh đất do tổ tiên, ông bà để lại. Niềm tự hào về dân tộc mình đã bật thành lời từ trái tim chân thành của người cha:
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
Người đồng mình yêu lắm con ơiCác động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng cao. Đời sống tinh thần nên thơ, nên nhạc khiến cho công việc đỡ nhọc nhằn và con người có thêm niềm vùi, niềm tin vào cuộc đời. Người cha muốn nói với con rằng chính mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận:
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoaChính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là kết quả ngọt ngào của duyên đôi lứa.
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Người đồng mình thương lắm con ơiĐó là cách sống hiên ngang, bất khuất vượt lên mọi khó khăn gian khổ để khẳng định khí phách và phẩm chất tốt đẹp của mình. Gian lao, thử thách, lên thác, xuống ghềnh chỉ là cơ hội cho người đồng mình thêm vững lòng, bền chí, tự tin vào mình hơn như cụ Phan Bội Châu, đã từng nhận định:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Ví phỏng đường đời bằng phẳng cảThế hệ cha, mẹ và anh đã từng sống như thế. Cha cũng muốn con phát huy phẩm chất tốt đẹp ấy để đáp trả ân tình với quê hương, với người đồng mình.
Anh hùng hào kiệt có hơn ai
Người đồng mình thô sơ da thịtNgười dân tộc sống giữa núi rừng, thiên nhiên, mây ngàn và đá núi. Vất vả biết bao nhiêu! Họ đã phải chắt chiu từng mầm sống nhỏ nhoi để xây dựng quê hương từ không thành có. Họ nghèo thật nhưng họ rất giàu có về sự kiên cường, sức sống bền bỉ, làm nên giá trị cao quý của truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương. Cũng chính họ đã tự đục chân dung mình vào đá núi vĩnh hằng. Tinh thần của họ đâu khác gì với tinh thần và lí tưởng sống của Nguyễn Công Trứ năm xưa:
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kè cao quê hương
Còn quê hương thì lầm phong tục
Đã mang tiếng ở trong trời đấtSống giữa một dân tộc như thế, một quê hương nhiều truyền thống hào hùng tốt đẹp như thế, các thế hệ kế thừa phải sống sao cho xứng đáng? Người cha ân cần khuyên nhủ con:
Phải có danh gì với núi sông
Con ơi tuy thô sơ da thịt lên đườngTuy chỉ là những lời ngắn gọn, cô đọng nhưng giọng điệu thật nhẹ nhàng thấm thía mà không kém phần cương quyết! Con hãy giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê. hương. Có như vậy mới xứng đáng với công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, của người đồng mình yêu thương bao bọc, xứng đáng với truyền thống mạnh mẽ, hào hùng, dũng cảm của quê hương.
Không bao giờ nhỏ bé được nghe con
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Con ơi giữ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy
(Ca dao)