涼州詞其一

葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催。
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回。

 

Lương Châu từ kỳ 1

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

 

Dịch nghĩa

Rượu bồ đào rót trong chén ngọc dạ quang,
Đang muốn uống lại có thêm tiếng đàn tỳ bà trên ngựa thôi thúc.
Dù hôm nay say khướt, ở sa trường anh chớ cười,
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.


Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Thương tiến tửu, Quân mã hoàng, Viễn như kỳ, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Rượu đào muốn chuốc chén quỳnh
Nỉ non mấy khúc ra tình gảy trêu
Quá say xin khách hãy chiều
Kìa kìa chinh chiến cũng nhiều người xưa


Bản dịch từ Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn 唐詩七絕演歌附雜文 (ký hiệu AB.333) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Rượu nho rót chén dạ quang đầy
Sắp uống đàn tỳ giục ngựa ngay
Bãi cát say nằm ai chớ láo
Sống về, trận mạc ngầy người may


Bản dịch từ Đường thi trích dịch 唐詩摘譯 (ký hiệu VNv.156) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Rượu quý nho nồng chén dạ quang
Toan say đàn giục giã lên đường
Đừng cười nếu thấy sa trướng gục
Chinh chiến mấy ai đợi khải hoàn.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Rượu nho nồng chén quang đã rót
Toan uống say, đàn giục lên đường
Đừng cười say gục sa trường
Xưa nay chinh chiến có phương nào về.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm An (PDBN)

Rượu đào sóng chén dạ quang
Nâng ly, tiếng nhạc thúc tràn thêm say
Lăn dài bãi cát, mặc ai!
Xưa nay chinh chiến, mấy tay trở về?


Theo mình nghĩ, đây là trong một buổi tiệc mừng đại công hoặc khải hoàn. Bởi được trang hoàng hoành tráng với rượu ngon, bát quý, nhạc lễ v.v... nên nhân vật cứ “xả láng sáng về sớm“, mai nghỉ! Chứ tuý luý thế kia thì chưa ra trận đã té ngựa bỏ mạng. Tiếng tỳ-bà không phải tiếng trống thúc trận. Đa phần độc giả và dịch giả vô tình hoặc cố ý hiểu sai 2 chữ Mã thượng (馬上) để tô giặm thêm sự khắc nghiệt trong chiến tranh, thêm nét bi hùng biên tái nhằm tôn vinh tác giả. Song tính chất của vật cảnh đã phản ảnh ngược lại. (Trong triều đại nhà Đường, tỳ-bà phát triển rực rỡ, trở thành nhạc cụ chính trong hoàng cung. Triều đình triệu những nhạc sĩ Ba Tư, Quy Từ và các thầy dạy đàn đến kinh đô Trường An để giảng dạy, biểu diễn và chế tạo tỳ bà. Thời kỳ đó, nhiều nghệ nhân làm đàn tỳ bà rất công phu với những nét hoa văn chạm khắc tuyệt hảo...)
Theo gió dâng lên mơ cố hương
Lòng trai gửi gắm vạn yêu thương ... (PDQ)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Voduonghonglam

Bồ đào chén ngọc rót đầy ly
Giục giã tỳ bà ngựa lướt phi...
Say chốn sa trường anh chớ cợt
Xưa nay chính chiến mấy ai về...

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Quang Ái

Bồ đào ngát chén lưu ly,
Toan nâng chén bổng tiếng tỳ giục vang.
Chớ cười! Say ngủ sa trường,
Xưa nay chinh chiến còn đường về đâu?

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tram Nguyen

Chén lưu ly chứa rượu bồ đào
Thúc ngựa tỳ bà lòng khát khao
Say chén sa trường quân mặc nhạo
Hồi hương chinh chiến mấy ai nào.


Hình ảnh ‘tỳ bà mã thượng’ xuất phát từ tích nàng Vương Chiêu Quân: nàng tuy tố chất tinh tuý ngọt ngào như rượu đào trong chén lưu ly, nhưng do tính tình khảng khái không chịu luỵ mà bị người ghen ghét nên ly rượu ngọc không được trọng dụng nơi hậu cung xứ sở quê mình mà phải mang hàm oan ‘mã thượng tỳ bà’ trên lưng ngựa tấu khúc biệt ly, đi hoà thân ở xứ người không ngày hồi hương. Tiếng tỳ bà trên lưng ngựa của tác giả cũng là tiếng thơ lòng tự thán khi ví hoàn cảnh bản thân tác giả cũng vì thị phi mà mang quân lệnh ra đi không ngày về, chỉ còn lòng khát khao say chén nơi sa trường mặc đời cười nhạo. Chữ quân 君 [quân mạc tiếu] tác giả dùng ở đây rất tinh tế: vừa để chỉ người mang quân lệnh, cũng là đồng cảm hoàn cảnh bản thân với nàng Vương Chiêu Quân 君.
Lý Bạch: ‘Chiêu Quân phất ngọc an, Thượng mã đề hồng giáp.’ [Vương Chiêu quân kỳ 2]
Lý Thương Ẩn: ‘Mã thượng tỳ bà hành vạn lý’ [Vương Chiêu Quân]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Thế Kỷ

Rượu đào muốn uống cho say
Tỳ bà đã giục ta hay lên đường
Xưa nay đi chốn sa trường
Mấy ai trở lại cố hương đâu mà

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Võ Phong Hiếu

Rượu ngon chén ngọc uống say mê,
Chưa đã, đàn kêu “Đánh trận đê!“.
Say gục chiến trường chê cũng kệ,
Hỏi ai ra trận biết ngày về?

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]