Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Vũ Văn Lý 武文理 (1809-1879) tự Trung Thuận, hiệu Vĩnh Xuyên, người xã Vĩnh Trụ, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (nay thuộc Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Thân sinh ra ông là người nổi tiếng văn tài ở trấn Sơn Nam hạ, được triều đình phong tặng Phụng thành đại phu làm đến chức Hàn lâm viện thị giảng, mẹ họ Trần được tặng Tòng ngũ phẩm nghi nhân (bia khắc năm Tự Đức thứ 30 [1878] tại nhà thờ họ Vũ thị trấn Vĩnh Trụ). Vũ Văn Lý đỗ cử nhân năm Canh Tý (1840), đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), được triều đình bổ nhiệm làm biên tu Quốc sử quán, làm việc tại triều được 10 năm, đến năm Tự Đức thứ 5 (1881) vì lý do sức khoẻ xin lui về quê nhà dưỡng hưu. Tại quê nhà xã Vĩnh Trụ, ông mở trường dạy học, đến năm Tự Đức thứ 18 (1864) lại nhận chỉ trở lại triều đình phục chức Tu soạn Quốc sử quán và Quốc Tử Giám tế tửu. Cả hai lần làm quan tổng cộng là 17 năm.
Trong sử sách và dân gian ít người ghi, nhớ, song thời gian dưỡng hưu 13 năm của ông đã để lại dấu ấn mà người dân tôn vinh là thầy giáo tài danh, ông nghè yêu nước. Ông nghè Vũ Văn Lý đã để lại trong lòng nhân dân vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam nhiều dấu ấn khó quên. Ông là thầy dạy của nhiều danh nhân như Nguyễn Khuyến, Vũ Hữu Lợi…
Vũ Văn Lý 武文理 (1809-1879) tự Trung Thuận, hiệu Vĩnh Xuyên, người xã Vĩnh Trụ, tổng Công Xá, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (nay thuộc Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Thân sinh ra ông là người nổi tiếng văn tài ở trấn Sơn Nam hạ, được triều đình phong tặng Phụng thành đại phu làm đến chức Hàn lâm viện thị giảng, mẹ họ Trần được tặng Tòng ngũ phẩm nghi nhân (bia khắc năm Tự Đức thứ 30 [1878] tại nhà thờ họ Vũ thị trấn Vĩnh Trụ). Vũ Văn Lý đỗ cử nhân năm Canh Tý (1840), đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), được triều đình bổ nhiệm làm biên tu Quốc sử quán, làm việc tại triều được 10 năm, đến năm Tự Đức thứ 5 (1881) vì lý do sức khoẻ xin lui về quê nhà dưỡng hưu. Tại quê nhà xã Vĩnh Trụ, ông mở trường dạy học, đến năm Tự Đức thứ 18 (1864) lại…