Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 31/12/2010 03:35 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 31/12/2010 03:55 bởi
hongha83 Võ Khắc Triển (1883-1966) là vị tiến sĩ cuối cùng thời nhà Nguyễn. Ông người làng Mỹ Lộc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ này lên núi Đâu Mâu, xem người xưa lập chiến khu chống Pháp, đã nhìn thấy tình yêu nước, yêu dân tộc cao cả như núi, anh tự đặt cho mình tên “Thiếu Đâu” (Núi Đâu Mâu non trẻ). Rồi chàng trai trở về, mang trong lòng lời hứa lớn lao đó, anh quyết chí học tập, lập thân. Năm Kỷ Mùi 1919, khoa thi Đình năm Khải Định thứ tư, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (bia Tiến sĩ hiện còn tại Văn Miếu Huế). Con đường khoa hoạn mở lối, giúp ông thực hiện ý nguyện mình: hỗ trợ cho cộng đồng sống hòa thuận (trong cách xử án), cứu nguy cho các chiến sĩ cách mạng lỡ sa vào tay giặc (năm 1929 ông giải thoát cho Nguyễn Tất Thành ra khỏi nhà giam An Nhơn - Bình Định), cứu đói người nghèo (1945 ông cho mở kho thóc huyện Lệ Thủy phát chẩn). Ông đã kinh qua nhiều chức vụ, nhưng không được lòng cấp trên nên được cho nghỉ hưu năm ông 54 tuổi. Sau đó, vua Bảo Đại cho người mời ông vào chức Tổng Trấn Trung phần, ông kiên quyết từ chối. Sau chiến thắng Điện Biên, khi ông đã 75 tuổi, ông nhận lời mời của Chính phủ cách mạng, làm công tác nghiên cứu dịch thuật và hiệu đính các tác phẩm Hán Nôm tại Viện Văn học, rồi Viện Triết học tại Hà Nội. Ông mất đột ngột trong khi còn tại chức.
Võ Khắc Triển (1883-1966) là vị tiến sĩ cuối cùng thời nhà Nguyễn. Ông người làng Mỹ Lộc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ này lên núi Đâu Mâu, xem người xưa lập chiến khu chống Pháp, đã nhìn thấy tình yêu nước, yêu dân tộc cao cả như núi, anh tự đặt cho mình tên “Thiếu Đâu” (Núi Đâu Mâu non trẻ). Rồi chàng trai trở về, mang trong lòng lời hứa lớn lao đó, anh quyết chí học tập, lập thân. Năm Kỷ Mùi 1919, khoa thi Đình năm Khải Định thứ tư, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (bia Tiến sĩ hiện còn tại Văn Miếu Huế). Con đường khoa hoạn mở lối, giúp ông thực hiện ý nguyện mình: hỗ trợ cho cộng đồng sống hòa thuận (trong cách xử án), cứu nguy cho các chiến sĩ cách mạng lỡ sa vào tay giặc (năm 1929 ông giải thoát cho Nguyễn Tất Thành ra khỏi nhà giam An Nhơn - Bình…
Thơ dịch tác giả khác